[Funland] Tổng hợp tất cả các vấn đề về sách giáo khoa, sách lớp 1

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Em dùng một ví dụ, có thể ko phù hợp lắm cho bác thấy.

Trong nhà máy của Nike, nơi mỗi tháng sản xuất vài triệu đôi giày, công nhân phát hiện một lỗi nhỏ trên mặt giày. Họ dễ dàng xử lý bằng cách vài thủ thuật đơn giản, và thế là đôi giày vẫn hoàn hảo.

Nhưng Nike ko nghĩ vậy. Họ tập hợp ban bệ đội ngũ, xới tung tất cả lên để tìm hiểu tại sao cái lỗi nhỏ đó xảy ra được, xuất phát từ đâu, ai chịu trách nhiệm, phải làm sao để một lỗi nhỏ ko trở thành nhiều lỗi nhỏ, rồi thành lỗi lớn và cuối cùng thành một bệnh dịch.

Quay trở lại còm của bác, bác đang nói về sự linh động khi xử lý vấn đề, các thầy cô có thể có thừa sự linh động đó. Nhưng đứng ở góc độ quản lý, đặc biệt là quản lý ở phạm vi rộng, những vấn đề của bộ sgk này rất nghiêm trọng và ko thể chấp nhận được.

Một lần nữa, trình quản lý của bộ dục lại được thể hiện đầy đủ qua vụ việc này. Bác nghĩ em có nên chấm điểm 1/10 hay ko ?
Em không nói về việc linh động khi xử lý vấn đề, mời cụ đọc lại kỹ:

Những người lớn đã quá lâu rồi không còn học lớp 1 nữa, nên không biết là từng câu chuyện đó được các thầy cô dạy đánh vần từng từ, cắt nghĩa từng chữ, dạy cách phân biệt đúng sai, cách làm theo cái đúng, tránh cái sai...

Ở tuổi này các con không chỉ học chữ mà bắt đầu học nhận thức, nên sách buộc phải đưa ra đủ các nội dung về thế nào là chăm, là lười, là hư, là ngoan, đúng, sai... để các thầy cô dùng làm chất liệu giảng dạy.
Thực sự làm việc gì cũng có "chuyên môn" cụ ạ. Đôi khi ta nhìn thấy vô lý, buồn cười, có thể vì ta chưa hiểu hết.
 

VNZZ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744086
Ngày cấp bằng
24/9/20
Số km
220
Động cơ
61,000 Mã lực
Tuổi
36
PH này là mẫu PH có thể chọn SGK.

Năm sau thôi thì cứ gộp bộ của GS Hồ Ngọc Đại và cả các bộ cũ vào danh sách các bộ được chọn. Đầu năm trường cho gửi đơn khảo sát cho các giáo viên chọn và PH chọn. Tính điểm theo số vote ra bộ nào điểm cao nhất thì dạy bộ đó. Hơi nhọc công cho trường (và chắc PH cũng phải đóng tiền thêm) nhưng mà làm thế thì chắc giảm được hội PH chỉ biết chửi chứ không đưa ra được cách gì hay ho.
Cụ có biết trường chọn sách vào tháng mấy và PH đăng ký học cho con vào tháng mấy không đã? Hay để PH học sinh lớp 5 chọn sách cho lớp 1?
 

Dachat

Xe đạp
Biển số
OF-583926
Ngày cấp bằng
8/8/18
Số km
26
Động cơ
137,141 Mã lực
Tuổi
52
Câu chuyện "Chó xù" dưới đây đọc qua, dường như muốn chuyển tải rằng: Chó xù đóng giả sư tử dọa lũ gà, đến khi gặp chính chủ thì lòi đuôi ra, mới biết sợ; do vậy, không nên giả vờ ta đây để dọa nạt người khác. Nhưng đọc kỹ mới thấy, lũ gà nhìn "gà hóa cuốc", nhìn nhầm chó xù thành sư tử và tự sợ hãi. Chó xù không cố ý đóng giả sư tử. Nếu chó xù biết nhận thức đây không phải lỗi của mình thì không có gì phải sợ sư tử và biện minh với sư tử như trong câu chuyện cả. Chuyện này giống như chuyện người bố bị đánh chết vì bị tưởng nhầm là người bắt cóc trẻ con như đã từng xảy ra trước kia.

Nhưng như kiểu nhiều người nói, trẻ con nó sẽ không nghĩ như thế, mà cũng chỉ là để chúng tập viết, đâu cầu phải có nội dung chặt chẽ theo suy nghĩ của người lớn.
z2125695256740_dbdddb377bc7390ec249248a1a208b2a.jpg
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,380
Động cơ
113,344 Mã lực
60% thị phần thật ạ cụ? Em còn không biết bộ sách của GS Đại được sử dụng đại trà mà nghĩ chỉ được dùng cho trường Thực nghiệm còn các trường còn lại thì theo bộ 6 (bộ 2002).

Hình như quy trình chọn cũng khá vô chừng chứ không có chuẩn mực, nơi thì địa phương chọn còn nơi thì trường tự lập hội đồng chọn. Nhưng chưa đọc ở đâu cho phép PH tham gia chọn cả nên chắc vì thế không công bố bản online cho PH :D Còn em vẫn nghĩ các trường/địa phương chọn theo uy tín là chính vì vụ đổi sách này họ đổi theo cách cuốn chiếu nên việc cần đồng bộ với lớp 2, 3, 4, 5 thật ra là không cần thiết lắm vì năm sau mấy bộ còn lại cũng sẽ có sách cho 2, 3, 4, 5.
Em nhớ là thế, có thể sai nhưng thị phần không nhỏ đâu. Không thì ai đánh làm gì mất lòng nhau. Bộ đấy tuổi đời lâu mà, áp dụng thử nghiệm nhiều nơi không chỉ cái trường ấy đâu. Lúc đó đứa nhỏ sắp vào lớp 1, nên theo dõi kỹ vụ đánh đấm đấy. Cuối cùng em nản quá đi mua sách cũ bộ 7 về dạy trước nó 1 ít.
 

lathuroi

Xe tải
Biển số
OF-396543
Ngày cấp bằng
13/12/15
Số km
387
Động cơ
237,059 Mã lực
Quy trình quản lý chất lượng không tốt. Không rõ vai trò của bộ giáo dục đào tạo ở đâu.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,160
Động cơ
339,095 Mã lực
Bỏ qua những bới lông tìm vết vì trẻ con tập đọc chứ không suy nghĩ thâm hiểm như người lớn hội bới.
Em chỉ hỏi các cụ đang kêu gào thảm thiết vì phải "kèm" con học cả buổi tối, có mong muốn học sách của ông Hồ Ngọc Đại, ở đó giáo viên bảo phụ huynh ở nhà đừng dạy con tập đọc không. Đầu ra cuối lớp 1 là như nhau, đều biết đọc và cộng trừ tới 10.
 

hanpham158

Xe buýt
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
824
Động cơ
264,169 Mã lực
Cụ có biết trường chọn sách vào tháng mấy và PH đăng ký học cho con vào tháng mấy không đã? Hay để PH học sinh lớp 5 chọn sách cho lớp 1?
Hehe em biết đây không phải là ý kiến hay thưa cụ. Em đưa ra vì có khá nhiều cụ trên này bất bình vì học sinh và bố mẹ học sinh cũng là người dùng nhưng không được chọn sách :D
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt: Về chất lượng, sách Tiếng Việt 1 (Cánh Diều) không đạt
MAI LOAN - 05:05 14/10/2020

(khoahocdoisong.vn) - Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, về chất lượng, sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều không đạt. Nếu tiếp tục giảng dạy sẽ có hại cho học sinh.

Không phải là “sạn”, mà là sai cơ bản
Sách Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều vẫn đang tạo ra hai luồng ý kiến tranh luận tranh cãi gay gắt. Là một giảng viên, nhà nghiên cứu có nhiều công trình về tiếng Việt, đồng thời cũng từng tham gia soạn sách giáo khoa, ông đánh giá như thế nào về sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều?

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tôi đã đọc rất nhiều ý kiến về sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều. Tôi cho rằng, dư luận phản ứng về bộ sách này là hoàn toàn có cơ sở. Tôi đọc thì thấy, bộ sách này có rất nhiều điểm không được.

Trước hết, cần hiểu rằng, chức năng của một cuốn sách dạy Tiếng Việt không phải chỉ là dạy chữ, ghép vần mà phải dạy tiếng Việt có tính bài bản ngay từ đầu.
Đặc biệt, dạy tiếng Việt cho trẻ em cần phải hướng tới mục đích tối thượng là dạy như thế nào đó để các em biết sử dụng tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt. Nếu dạy mà để cho học sinh sợ tiếng Việt thì đó là thất bại của người dạy và của sách giáo khoa. Hơn nữa, không chỉ học sinh, mà phụ huynh và giáo viên cũng sợ thì rõ ràng sách soạn ra có nhiều vấn đề cần phải xem xét.
Thứ nhất, liệu sách soạn ra có khó quá không? Có phù hợp với trình độ của giáo viện cũng như năng lực tiếp nhận của học sinh không? Thứ hai, các chủ đề được đưa vào giảng dạy có thích hợp và gắn với cuộc sống thực tiễn không? Một vấn đề đáng quan tâm nữa là phương pháp và cơ sở khoa học để xây dựng bài học… dùng cung cấp kiến thức tiếng Việt cho học sinh.
Nếu nhìn một cách tổng quan như vậy, có thể thấy, một điểm nổi bật ở bộ sách này là, nó còn xa mới đáp ứng được các tiêu chuẩn cần có của bộ sách công cụ mà ta gọi là sách giáo khoa.

Liên quan tới những điều ông vừa nói, cụ thể, ông có nhận xét gì về những bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều?
Theo tôi thấy thì có nhiều bài tập đọc rất thiếu tính văn học. Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ giàu hình ảnh, mượt mà, nhưng người biên soạn không biết có phải yếu về tư duy văn học không mà đọc các bài tập đọc của họ biên soạn đôi khi thấy ngô nghê, thậm chí ngớ ngẩn. Nếu chỉ đánh giá về “chất văn” trong một bài dạy Tiếng Việt thì bộ sách còn thua xa cách dạy Tiếng Việt cho học sinh ngày xưa.
Về phương pháp, chỉ cần đọc một số bài cũng thấy có nhiều sự gán ghép rất tùy tiện. Người biên soạn muốn dạy các âm hoặc vần nào thì cố “gò” các âm và các vần ấy vào các đoạn văn tự nghĩ ra, bất chấp tính logic hay đúng, sai.
Cách làm việc kiểu này dẫn đến một hệ lụy: Nhiều bài đọc hay đoạn văn rất tối nghĩa, lủng củng. Đây là điều gây ra những phương hại cho học sinh. Học Tiếng Việt qua các văn bản lủng củng, rối rắm chưa kể còn nhiều chỗ sai thì người học làm sao yêu thích Tiếng Việt?

Ông có thể đưa một số ví dụ về việc gò ép, bất chấp đúng, sai đó?
Ví dụ, ở bài về “Cò và quạ”. Khi đọc cụm từ “Thì ra quạ sắp chộp gà nhép” thì thấy người viết không hiểu nghĩa của từ “chộp". Con quạ là loài chim. Khi nó muốn bắt gà thì phải sà xuống quắp, chứ không thể “chộp” được. Cần phải biết, với các động từ, mỗi loại lại đòi hỏi chủ thể hành động khác nhau. Ví dụ, “sủa” là động từ dùng cho loài chó. Nói “người sủa” là dùng tu từ rồi. Mỗi một động từ dùng phải có chủ thể phù hợp chứ không dùng lung tung như thế được.

Bài tập đọc Cò và quạ.
Hoặc ở bài tập đọc Thỏ thua rùa, có câu: “Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ”. Ở đây, từ “nhá” dùng không phù hợp, vì “nhá” là động từ thường để chỉ nhai những vật cứng, khó nuốt (ví dụ như chó nhá xương…). Còn con thỏ là loài động vật thường chỉ ăn cỏ, ăn lá… những thứ mềm. Trong văn cảnh của bài cũng là “cỏ, dưa” những thứ mềm, sao lại dùng “nhá”?

Bài tập đọc Thỏ thua rùa.
Hay bài “Ve và gà” là một sự gán ghép, phóng tác tùy tiện không theo quy tắc nào cả: “Cả mùa hè, ve chỉ ham múa ca”. Con ve nó kêu, nói nó “ca” thì được, chứ không nên nói “múa”. Mà trong nguyên tác, là kiến chứ không phải gà. Kiến mới tha mồi về tổ, tích lũy thức ăn, gà thì không. Dạy thế này là không đúng kiến thức thực tế, khoa học.

Đặc biệt, trong nhiều bài đọc, các nhà biên soạn đã lạm dụng từ “có”, dùng rất nhiều và cũng rất sai. Ví dụ: Bài Bé Lê: “Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sâm cầm”, “ti vi có cá mập”. Ti vi làm sao có sâm cầm, có cá mập được?
Rõ ràng, đó không phải chi là những hạt sạn, mà là cái sai cơ bản, những cái sai không thể cho phép khi dùng nó làm tài liệu dạy cho học sinh.
Về việc có nên dùng từ địa phương (phương ngữ) trong sách tiếng Việt lớp 1, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt cho rằng, có khá nhiều từ địa phương đến nay trở thành khá phổ biến (như: ba, má…), nếu đưa vào sách, trẻ em không hiểu thì các bậc phụ huynh vẫn có thể giải nghĩa cho con. Việc đưa từ địa phương vào sách đúng lúc, đúng chỗ có khi còn gây hứng thú, giúp các em những hiểu biết phong phú về tiếng Việt và các sản vật địa phương (măng cụt, sầu riêng…). Nhưng lạm dụng mà dùng không đúng lúc, đúng chỗ thì phản tác dụng.

Không thể nói dạy Tiếng Việt chỉ để dạy âm, ghép vần

Một trong những lý do mà nhà biên soạn đưa ra là do các âm, vần chưa học thì chưa thể đưa vào, đành tìm các âm, vần đã học để thay thế. Và cũng có ý kiến cho rằng, trong giai đoạn đầu lớp 1 thì ưu tiên dạy âm và vần, dạy chữ trước. Sau này biết đọc rồi thì chú trọng nghĩa sau?
Theo tôi, nói như thế là rất sai về phương pháp luận. Dạy tiếng Việt phải chú ý tới mục tiêu, hiệu quả đạt được. Mục tiêu sách lớp 1 phải hướng tới cho các em biết đọc và biết viết. Vậy phải hiểu được nghĩa của từ, lượng từ cung cấp có thể ít hay nhiều, nhưng phải có nghĩa.
Bởi thế, ông cha mình thường nói “chữ nghĩa” là vì chữ phải gắn với nghĩa. Dạy các em điều không có trong thực tế thì dạy vô ích, lãng phí. Còn dạy ghép vần mà ghép lung tung về nghĩa như đã phân tích thì gây hại về mặt tư duy cho học trò.
Nếu cố tình bao biện rằng, nói chỉ cần học âm, ghép vần thì học luôn cách ghép vần của sách cũ, không cần học sách mới làm gì. Vừa tốn tiền, vừa rắc rối và không hiệu quả.

Cũng có ý kiến cho rằng, dạy những câu văn thơ mượt mà như sách cũ thì sẽ khiến trẻ học vẹt, không nhớ được các âm, vần như học các đoạn văn trúc trắc trong sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều?
Nói như vậy là sự quá nhầm lẫn, thiếu cơ sở khoa học. Khi dạy những câu trúc trắc, ngô nghê, ngay từ đầu trẻ đã thấy chán Tiếng Việt và thấy Tiếng Việt chẳng hấp dẫn gì cả. Dạy Tiếng Việt thành công là phải tạo ra được sự ham thích, mà sự ham thích phải bắt đầu từ cái đẹp, cái hay.
Còn các câu văn, lời thơ mượt mà khiến người ta nhớ mãi, sao lại nói là học vẹt? Quan niệm như thế nguy quá!

Giáo viên quan trọng, nhưng đầu tiên phải có ngữ liệu tốt
Trong sách này, việc đưa vào một số những truyện ngụ ngôn, những câu chuyện có chứa đựng cái xấu, ác, mưu mô... cũng gây tranh cãi. Quan điểm của ông thế nào về việc này?
Trẻ em mới cắp sách đi học cũng có thể dạy cái xấu, nhưng phải có sự cân đối, tính toán, đưa bao nhiêu, đưa như thế nào là có lợi. Đặc biệt, khi nói tới cái xấu, cái ác, thì nội dung và phương pháp phải hướng trẻ tới cái thiện, biết phân biệt giữa thiện và ác. Phản ánh cái ác nhưng là để phê phán, để hướng thiện, giáo dục về cái thiện, đó là chính là nghệ thuật của việc dạy người.
Chứ không phải như khi đọc bài “Ước mơ của tảng đá”, người đọc không biết mục đích của nội dung bài học là gì, ủng hộ nhân vật nào? Bác gió được gọi là "bác" - có thể hiểu là nhân vật lớn tuổi hơn tảng đá (xưng con), và qua cách khuyên tảng đá thể hiện sự từng trải, hiểu biết. Nhưng hành động của bác gió lại rất ác độc, đó là đẩy tảng đá xuống biển "mất tích". Vậy nếu hiểu theo nghĩa bác gió làm vậy chỉ vì tảng đá đã năn nỉ bác gió, để trẻ học theo, sau này cứ nghe năn nỉ đều chiều theo, bất chấp đúng sai, thay vì cư xử có trách nhiệm thì nguy hiểm quá.

Bài tập đọc Ước mơ của tảng đá (sách tiếng Việt 1, Cánh Diều tập 2, kể về một tảng đá với ước mơ được giống như cánh buồm. Khi năn nỉ bác gió được cho xuống biển, bác gió mới đầu can ngăn, nhưng sau đó đã "kênh tảng đá lên, hích một nhát, tảng đá lăn lông lốc. Chỉ nghe một tiếng "ùm", nó đã lăn xuống biển và mất tích".

Có ý kiến cho rằng, quan trọng là giáo viên hướng tới học sinh tới nội dung gì. Nếu giáo viên hướng cho học sinh cái đẹp, thì kể cả nội dung ngữ liệu có chứa đựng cái xấu, cái ác cũng không đáng lo, thưa ông?
Đúng là giáo viên rất quan trọng, nhưng đầu tiên phải là sách giáo khoa. Sách giáo khoa là công cụ chung cho mọi giáo viên. Ở đó, có ngữ liệu. Khi có ngữ liệu tốt, giáo viên dễ xử lý, bài giảng hấp dẫn. Còn khi ngữ liệu không tốt thì chính người giáo viên sẽ gặp khó khăn, đôi khi phải lúng túng, gượng ép. Và khi giáo viên cảm thấy bị gượng ép, tức là thất bại.

Từ những phân tích như vậy, theo ông, có thể tiếp tục giảng dạy sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều?
Theo tôi, về mặt chất lượng, cuốn sách không đạt. Bộ sách này có một số vấn đề cần phải xem xét lại. Thứ nhất về ngữ liệu sử dụng để biên soạn sách; Thứ 2 là về tri thức về ngôn ngữ học, thể hiện qua việc cung cấp cho các em vốn từ, nghĩa của từ sai rất nhiều; Thứ 3 là rèn luyện tư duy logic cho học sinh, khi những bài học cung cấp có vấn đề về tư duy logic thì sẽ làm cho tư duy logic của trẻ em kém, lệch lạc.
Cá nhân tôi cho rằng, bộ sách này không nên dạy vì dạy không có lợi.

Giả sử có thể sửa, để dạy tiếp được không, thưa ông?
Như tôi đã nói, đây không phải là sạn mà là sai nhiều quá. Sai cơ bản, tựa như nồi cơm còn sống, cố ăn sẽ hại tới sức khỏe. Nếu muốn dùng để dạy, phải biên soạn lại, chứ không thể sửa theo kiểu chắp vá được.
Trân trọng cảm ơn ông!
 
Chỉnh sửa cuối:

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,581
Động cơ
245,929 Mã lực
Tuổi
50
Em không nói về việc linh động khi xử lý vấn đề, mời cụ đọc lại kỹ:



Thực sự làm việc gì cũng có "chuyên môn" cụ ạ. Đôi khi ta nhìn thấy vô lý, buồn cười, có thể vì ta chưa hiểu hết.
Ở xứ nào thì em ko biết, chứ xứ ta thì cái chuyện lấy cái mác chuyên môn ra làm những việc phi logic thì đầy. Giống y như chuyện "bộ quần áo của hoàng đế" vậy, chỉ những kẻ ngu dốt mới thấy là hoàng đế ở truồng !
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Hôm nay tôi mới đọc sách TV1 cngd của ông Hồ Ngọc Đại. Thật tiếc khi con tôi không được học.
Đọc có thể thấy nhẹ nhàng hơn, khoa học hơn. Em bé trả lời bà luôn có từ " ạ" phía sau.
Có Tâm hơn! Đúng là tác phẩm của người thực sự giành tâm sức để tạo ra.
Khi chưa có chữ viết thì người ra vẫn dùng tiếng nói để giao tiếp từ hàng vạn năm rồi. Cho nên âm phải học trước. Trước kia khi mạng xh đăng các clip về vuông , tròn, tam giác thì tôi cũng không để ý. Thấy hơi buồn cười. Tuy nhiên khi đọc sách thấy ông có nghiên cứu sâu.
Việc ông dùng các hình vuông, tròn và tam giác cũng là rất chuẩn. Hình vuông hình tròn chính là quy củ. Trời tròn đất vuông.
Còn ông nói mấy người khác không cùng trình độ tư duy với ông, tôi thấy ông nói đúng.

Chỉ riêng 2 đoạn văn này thôi đã thấy khác nhau rất nhiều.
"Nhà họ có na, có khế..."
"Nhà có na, nho, khế."
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Thằng bé nhà tôi đọc được chữ " cua", " " ngựa" . Nhưng không đánh vần được. Tôi dạy đánh vần : u - a - ua. Cờ - ua - cua. Còn cháu đọc thì chỉ đọc là :" ua, cờ- ua- cua". Bỏ qua phần ghép vần " u-a-ua". Không rõ là do cô dạy như vậy hay con tôi không nhớ. Nhưng thấy cháu có vẻ không biết cách đánh vần đó.
Sách của ông Đại ghi rõ cách đánh đánh vần, ghép vần. Sách của ông Thuyết thì dạy lướt, để việc ấy cho giáo viên. Dạy thế nào thì tùy.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Ôi thôi. Không biết ai mới là sáng tạo, ai mới là tối tạo đây. Ai ăn cắp của ai đây? Sao lại edit một cách vụng về thô thiển đến thế.

 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,337
Động cơ
125,417 Mã lực
Em không nói về việc linh động khi xử lý vấn đề, mời cụ đọc lại kỹ:



Thực sự làm việc gì cũng có "chuyên môn" cụ ạ. Đôi khi ta nhìn thấy vô lý, buồn cười, có thể vì ta chưa hiểu hết.
Chúc mừng cụ đã trở thành phụ huynh xuất sắc. Còn rất nhiều người đang chỉ ra những hạt sạn của sách, những người đó chắc cũng “chưa hiểu hết” được như cụ.
Em mà là đội soạn sách thì em cho cụ đi làm truyền thông PR cho sách luôn. Chớ mấy bữa rày cụ giáo sư chủ biên đăng đàn trả lời rồi mà dân chưa thỏa, trách móc cụ với đội viết sách quá trời.
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,166
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
thế phải mong là từ lớp 2 trở đi sách đừng in bậy như vậy nữa, vì sang lớp 2 là con tui đã có cái thú vui đọc bằng hết truyện trong sách ngay từ đầu năm rồi. Đọc xong nó bảo nó thích năm năm báo oán đời đời đánh ghen chắc tui ngất.
Em đọc Sử ký Tư Mã Thiên từ hồi lớp 3, thích nhất là Thích Khách Liệt Truyện, toàn mười năm báo thù chưa muộn nên giờ sổ thù vặt của em dầy cộp cụ ạ =))
 

VNZZ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744086
Ngày cấp bằng
24/9/20
Số km
220
Động cơ
61,000 Mã lực
Tuổi
36
Thằng bé nhà tôi đọc được chữ " cua", " " ngựa" . Nhưng không đánh vần được. Tôi dạy đánh vần : u - a - ua. Cờ - ua - cua. Còn cháu đọc thì chỉ đọc là :" ua, cờ- ua- cua". Bỏ qua phần ghép vần " u-a-ua". Không rõ là do cô dạy như vậy hay con tôi không nhớ. Nhưng thấy cháu có vẻ không biết cách đánh vần đó.
Sách của ông Đại ghi rõ cách đánh đánh vần, ghép vần. Sách của ông Thuyết thì dạy lướt, để việc ấy cho giáo viên. Dạy thế nào thì tùy.
Bây giờ dạy đánh vần rút gọn rồi cụ ạ. Cháu nhà cụ đánh vần đúng như được dạy.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Em đọc Sử ký Tư Mã Thiên từ hồi lớp 3, thích nhất là Thích Khách Liệt Truyện, toàn mười năm báo thù chưa muộn nên giờ sổ thù vặt của em dầy cộp cụ ạ =))
báo thù khác báo oán nha bác. Tới giờ tui cũng chưa chắc báo oán chính xác nó là làm cái gì đây, chẳng lẽ phải về học lại lớp 1? Mà báo thù, báo oán nó không tốt cho tâm hồn, nhưng thôi cũng không làm mình hèn mọn đi, chỉ là 1 cách đi khác, chứ còn dạy cả đánh ghen thì thôi 2 chục năm sau Hà Nội vẫn còn cảnh đánh ghen như mới rồi à? Nói vui vậy thôi chứ mình cũng không nghĩ học có 1 buổi mà lớn lên nó thành ra thế cả. Tuy nhiên là những cái độc hại bớt thì tốt hơn là thêm. Chưa kể với tư duy soạn sách kiểu này ai biết lớp 2 - lớp 5 các ông ấy lại dạy cho thêm vài bài đánh ghen thì sao?
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,337
Động cơ
125,417 Mã lực
Thằng bé nhà tôi đọc được chữ " cua", " " ngựa" . Nhưng không đánh vần được. Tôi dạy đánh vần : u - a - ua. Cờ - ua - cua. Còn cháu đọc thì chỉ đọc là :" ua, cờ- ua- cua". Bỏ qua phần ghép vần " u-a-ua". Không rõ là do cô dạy như vậy hay con tôi không nhớ. Nhưng thấy cháu có vẻ không biết cách đánh vần đó.
Sách của ông Đại ghi rõ cách đánh đánh vần, ghép vần. Sách của ông Thuyết thì dạy lướt, để việc ấy cho giáo viên. Dạy thế nào thì tùy.
Thằng bé nhà cụ đọc đúng rồi. Cách nay 9 năm khi con nhà em học lớp 1 đã đọc thế.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Em đồng ý với cụ. Nhưng sao ko dùng các câu chuyện đơn giản, các câu thơ đồng dao có vần điệu, thậm chi đoạn văn cũng được để dễ hiểu hơn. Thế ngoài giờ dạy ở lớp, chỉ cô giáo mới giải thích được. Về đến nhà bố mẹ ông bà, cầm sách mà con cháu hỏi liệu giải thích thế nào ? Hay PH cũng phải biết được cách cô dạy ? Ở VN dù có hô hào nhưng em chưa thấy các cháu giảm tải được mấy. Cặp sách vẫn to, đi học về vẫn phải học, làm bài thêm ... Thà rằng nó đi học về cất sách đi chỉ chơi ko rồi hôm sau đến lớp thì OK. Nhưng giở sách ra thì cần có người lớn hỗ trợ. Mà hỗ trợ khi học mà đọc thứ này dù cho con cháu ko hỏi thì bản thân em cũng thấy nó sái so với các câu thơ, bài văn mà cho đến bây giờ gần 60 năm em vẫn nhớ. Thế nà thế lào ?
Những câu chuyện đơn giản, những bài thơ, bài đồng dao được đưa vào sách tiếng Việt tập 2 cụ nhé. Đưa thơ và đồng dao vào không dễ vì phải giữ nguyên tác mà các chữ, vần có khi bài đấy lại chưa học đến. Bắt đầu từ nửa sau học kỳ 2 khi các con đã học hết các chữ và vần rồi sẽ có nhiều bài thơ hơn, cả những bài như 'Ông giẳng ông giăng..." http://sachcanhdieu.com/product/tieng-viet-1-tap-hai/#page/112

Lưu ý cụ là dạy các bài kiểu này cũng không dễ, vì giải thích "Ông giẳng ông giăng" là cái gì cũng khó đấy, còn khó hơn là phân biệt cho trẻ con ngựa lười và con ngựa chăm :)) Sao Trăng lại là Giăng, thế còn Giẳng là cái gì? Sao lại gọi là Ông, có phải người đâu? :))

Chẳng qua là mình học rồi mình thấy nó quen thuộc, nó dễ thôi.

Chuyện giảm tải thì em không bàn vì không có ý kiến.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Chúc mừng cụ đã trở thành phụ huynh xuất sắc. Còn rất nhiều người đang chỉ ra những hạt sạn của sách, những người đó chắc cũng “chưa hiểu hết” được như cụ.
Em mà là đội soạn sách thì em cho cụ đi làm truyền thông PR cho sách luôn. Chớ mấy bữa rày cụ giáo sư chủ biên đăng đàn trả lời rồi mà dân chưa thỏa, trách móc cụ với đội viết sách quá trời.
Có một số người chỉ đúng, có nhiều người chỉ sai cụ ạ. Tất nhiên em chắc rằng có ít người hiểu như em, thứ nhất là em có con học lớp 1 nên quan tâm thực sự, thứ hai là em đọc kỹ sách, thứ ba là trao đổi với cô giáo, tìm hiểu các lý do chuyên môn ở mức cơ bản... để cố gắng nhìn vấn đề khách quan nhất có thể.

Em khác những người chửi cho sướng mồm, chửi để giải tỏa, chửi vì phe phái đánh nhau, chửi vì tư thù cá nhân, chửi vì mất quyền lợi... nhiều nhiều lắm. Cái đội "dân chưa thỏa" mà cụ nhắc đến ấy, e rằng khá nhiều người lên tiếng vì những lý do này. Hầu hết những "bài chửi" đưa ra đều theo kiểu chụp mũ, nâng cao quan điểm, tấn công cá nhân, suy diễn bậy.. và nhiều những ý kiến xuất phát cả từ sự hạn chế về hiểu biết, chuyên môn của người đọc sách nữa.

Cũng như đợt trước đám đông động rồ lên chửi cái vuông tròn tam giác của cụ Đại ấy. Chửi vì có hiểu nó là cái quái gì đâu. Dân đấy.
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Có người đã đọc đủ cả 5 bộ TV1 , thấy bảo bộ nào cũng lỗi cũng sạn như Cánh Diều các cụ ạ.

Nếu duyệt 5 bộ này, tại sao lại loại bỏ sách của GS Hồ Ngọc Đại?

Năm sau liệu sách của GS Hồ Ngọc Đại liệu có được chọn không các cụ? Hay sẽ bị loại vĩnh viễn? Quá tiếc cho 1 bộ sách đã có 40 năm thử nghiệm!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top