Tôi cũng thấy rằng, GS Thuyết trả lời rất đúng và trúng.
Ví dụ dưới đây: (Link:
https://vnexpress.net/tong-chu-bien-sach-canh-dieu-sach-da-duoc-day-thuc-nghiem-4174184.html)
Nguyễn văn khoa, 34 tuổi
Chương trình học cho trẻ lớp 1-2 chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, đọc, viết và các phép tính cơ bản! Cách đây gần 30 năm thế hệ của tôi đi học một buổi, một buổi đi chăn trâu nhưng vẫn học đầy đủ các kỹ năng trên. Vậy tại sao phải đổi mới chương trình?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo, chậm phát triển và trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, chất lượng cuộc sống còn thấp. Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới đã có nhiều thay đổi. Chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển, cạnh tranh, hội nhập trong tình hình mới. Các nước liên tục đổi mới giáo dục.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã quyết định tiến hành đổi mới giáo dục. Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết số 88 và 51, Thủ tướng cũng đã ban hành các Quyết định về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Ngành giáo dục đổi mới chương trình, sách giáo khoa là thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và các Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bác đã thấy rõ là, các cháu chăn trâu, từ việc chỉ cần "kỹ năng nghe, đọc, viết và các phép tính cơ bản", nay phải tiến lên "phát triển, cạnh tranh, hội nhập trong tình hình mới".
Được chưa ạ?