Em đang tính mua cái xe đạp gấp. Chán đạp thì dắt bộ trên vỉa hè. Gấp gọn lại chưa biết xách lên xe buýt dc hay không nữa ?Em bán xe máy lâu rồi. Lâu nay toàn xe đạp thôi
Em đang tính mua cái xe đạp gấp. Chán đạp thì dắt bộ trên vỉa hè. Gấp gọn lại chưa biết xách lên xe buýt dc hay không nữa ?Em bán xe máy lâu rồi. Lâu nay toàn xe đạp thôi
Em có quan niệm hơi khác chút. Hình thức phạt là nhằm vào các hành vi vi phạm đã được khuyến cáo trước để ngăn chặn và hạn chế nên không thể coi là chi phí của sinh hoạt đời thường được.Nếu thấy ko đồng ý với mức phạt đó, Mỗi người 1 tiếng nói qua các kênh khác nhau đều có thể góp phần này đổi, điều chỉnh.
Mọi chi phí tính bằng tiền có thể phát sinh trong đời sống đều phải dựa vào thu nhập. em đều phải cân đối chi phí Học hành, sức khỏe, chữa bệnh dựa trên thu nhập của gia đình.
Không phạm lỗi ko lo mức phạt quá lớn em thấy kiểu như đừng ốm đau thì ko phai lo chi phí về khám chữa bệnh tăng cao.
i ốt ko thiếu mà do thiếu ý thức, coi thường pháp luật thôi, đa số các anh ship với ôm công nghệ là như vậy, và số ít ninja và đại ca ngông nữa.Mọi sự thiếu i ốt đều phải trả giá = tiền mặt.
Sáng có cụ yêu mỹ còn đưa thống kê vn năm rồi hơn trăm người chết vì liên quan đến vượt đèn đỏ. Em bảo là mỹ nó còn cả ngàn ngừoi chêtd với lỗi như vậy kia kìa thì chưa thấy ý kiến gì.Số liệu cũ thì em thấy ở VN cũng tương đương các nước trong khu vực thôi cụ.
Bác xem số liệu thống kê bên Thái Lan chưaRa đường thấy dân đi trật tự hơn, tuân thủ đèn giao thông hơn, thì đó là tín hiệu đáng mừng từ việc áp dụng các mức phạt này. Không thể kỳ vọng cùng một lúc giải quyết được tất cả mọi việc, hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông, từ đó giảm dần tai nạn giao thông. Không có nước nào như VN khi mà ngày nào cũng có khoảng 30 người chết vì TNGT. Không áp dụng các biện pháp răn đe mạnh thì không thể kỳ vọng nâng cao ý thức được!!!
Vậy sao đề cao kỷ cương phép nước được bác. Ô bà có cái đòn đau nhớ lâu. Vì 1 quốc gia văn minh phải thế thôi bácĐội này thì chả phải 5tr, phạt họ 500k-+1tr thì cũng há mồm ra rồi, vì đó là cả 1-2 ngày công của họ. Vấn đề là trước đây họ ko bị phạt thôi.
Nói chung các lỗi có thời gian tính toán, suy nghĩ, cân nhắc thì phạt cao là đúng.
Riêng lỗi với đèn, biển báo, vạch mà về kĩ thuật nó rõ ràng, chuẩn thì phạt nên theo lũy tiến. Nếu lần đầu thì có thể thấp, lần 234 cứ thế x234 lên sẽ hợp lý hơn.
Cứ phải thế mới ngoanMọi sự thiếu i ốt đều phải trả giá = tiền mặt.
Em không thích gấp. Nhưng cụ ở HN thì mang lên tàu hay lên xe buýt thì càng gọn càng tốtEm đang tính mua cái xe đạp gấp. Chán đạp thì dắt bộ trên vỉa hè. Gấp gọn lại chưa biết xách lên xe buýt dc hay không nữa ?
Môn Đạo đức ở trường là môn phụ cho có. Cuối năm còn bớt tiết để dạy văn, toán vào đó. Ừ thì cũng có cái "lợi" là khi bị bắt thì cãi như văn, không cãi được thì áp dụng môn toán mấy lít, 1 củ để đi mà không áp dụng bài dễ nhất là đạo đức thì chả cần văn với toán nữa.Không phải cụ ạ. Vấn đề là ở đạo đức nền của xã hội bên mình thấp quá. Việc đạo đức thấp nó liên quan từ dân đến tận quan. Ko thể đòi hỏi đạo đức của dân tốt khi đạo đức quan còn kém được. Và ngược lại, quan cũng từ dân mà được bầu chọn lên, và càng lên cao đạo đức càng có xu hướng thấp đi (do quyền lực tăng lên). Đầu nguồn là nước bẩn rồi thì ko có cách gì hạ nguồn sạch được.
Ở các xứ văn minh, việc vi phạm giao thông hay pháp luật là hành vi rất xấu, bị cả xã hội lên án, và bản thân người vi phạm cũng rất xấu hổ khi vi phạm. Cho nên dân có vi phạm thì chủ yếu là nhỡ nhàng thôi chứ ko phải cố tình, phạt tiền cũng chỉ là tượng trưng thôi, hoàn toàn ko ảnh hưởng gì đến thu nhập của dân. Còn ở bên mình, việc vi phạm là cơm bữa, cười hề hề, vi phạm xong qua mặt đc công an hay lôi được quan hệ ra khè công an và được thả họ còn tự hào.
Khác nhau cơ bản ở 1 điểm duy nhất là đạo đức, nên dù có tăng mức phạt đến đâu cũng sẽ bế tắc. Tăng tiền phạt thì dân sẽ đói khổ hơn, sẽ nẩy sinh nhiều mâu thuẫn hơn, xxx cũng nhiều điều kiện để nhũng nhiễu hơn.
À thì đấy, vẫn là Khả năng bị vồ thôi mà bác.Hôm nọ đi grab bike, e có hỏi lái xe là lỗi vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, ko đội mũ (những lỗi hay mắc nhất) giờ khung giá là 500 đến 1tr là trôi. Chúng nó chừa luôn rồi giờ ko dám nữa đâu nhất là những chỗ có công an. Còn chỗ nào ko có công an hoặc nguy cơ bị bắt thấp chúng nó vẫn vượt bình thường. Đen thì dính thôi.
Nếu đc như cụ thì em càng ủng hộ làm nghiêm hơn nữa, làm mạnh hơn nữa. Các tp lớn chật chội giao thông hỗn loạn quá rồi. Ai không chấp hành được cái đúng thì thôi mình rút về chỗ an toàn cũng hợp lý.Em bỏ nghề, giờ chuyển về quê tự sản tự tiêu, may là quê còn đất chứ không cũng chả biết đi đâu về đâu
Em có lái xe nội đô đâu, em chạy du lịch thôi, bẫy đầy đường nên dạo này e bị căng thẳng ko làm ăn được gìNếu đc như cụ thì em càng ủng hộ làm nghiêm hơn nữa, làm mạnh hơn nữa. Các tp lớn chật chội giao thông hỗn loạn quá rồi. Ai không chấp hành được cái đúng thì thôi mình rút về chỗ an toàn cũng hợp lý.
Báo Giao Thông có bài "Nhiều tài xế xe ôm bủn rủn khi nhận phạt 5 triệu vì đi lên vỉa hè", công nhận giờ mà cứ chạy KPI mà dính bất kể lỗi nào thì đúng là có đi làm mấy ngày cũng chưa chắc bù lại được tiền chứ chưa nói điểm phạt, tuy vậy ý thức giao thông sẽ được tăng lên, chứ trước đi ngã tư sợ nhất mấy ông shipper vượt cố ạ.
Nhiều tài xế xe ôm bị CSGT Hà Nội ghi hình vi phạm, sau đó tiến hành dừng xe và xử phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe vì đi xe máy trên vỉa hè.
Chiều 7/1, Tổ công tác Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội lập chốt xử lý vi phạm tại nút giao Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.
Tổ công tác đã cử 1 cán bộ sử dụng camera để ghi hình người điều khiển phương tiện đi lên vỉa hè rồi báo cho tổ công tác cắm chốt dừng xe, kiểm tra.
Chỉ trong vài chục phút, tổ công tác đã phát hiện và xử lý 5 trường hợp điều khiển xe máy đi lên vỉa hè.
Đáng chú ý, các trường hợp vi phạm chủ yếu là tài xế hành nghề xe ôm (giao hàng, chở khách).
Các lý do được những tài xế này đưa ra là "do đường đông, không để khách chờ lâu nên đã đi lên vỉa hè để cho nhanh".
Tài xế V.Q.Đ biên minh, do đường đông phương tiện và khách giục có việc gấp nên bản thân đã đi lên vỉa hè cho nhanh. Anh Đ cũng cho biết, khi nghe thấy CSGT thông báo mức phạt, anh thấy bủn rủn chân tay và cam kết không dám tái phạm thêm lần nào nữa.
"Với mức phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe thì bằng nửa tháng lương của tôi, bản thân thấy mình hơi chủ quan khi nghe khách giục mà đánh đổi bằng mức phạt nặng", anh Đ chia sẻ.
Khoảng 17h25, cảnh sát dừng xe ôm công nghệ của anh V.Q.H (38 tuổi, ở quận Cầu Giấy), đang chở theo khách đi hướng Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy, do đi lên vỉa hè.
Anh H thừa nhận vi phạm và được hướng dẫn vào chốt lập biên bản. Khi được thông báo hành vi này sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng thay vì 800 nghìn - 1 triệu đồng như trước, nam tài xế xót xa nói: "Cuốc xe ôm có 25.000 đồng mà phạt tới 5 triệu đồng thì hết hơn nửa tháng lương. Đây là bài học lớn để không bao giờ tôi vi phạm nữa".
Thiếu tá Nguyễn Văn Bình, Phó đội trưởng Đội CSGT số 6 cho biết vào giờ cao điểm, nhiều người có thói quen đi lên vỉa hè cho nhanh nhưng không ý thức được đây là hành vi gây nguy hiểm cho người đi bộ và làm hỗn loạn giao thông.
"Tại Nghị định 168, mức phạt đối với hành vi này tăng cao nhằm răn đe người vi phạm, buộc họ phải chấp hành, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông", thiếu tá Nguyễn Văn Bình nói.
View attachment 8922438![]()
Nhiều tài xế xe ôm bủn rủn khi nhận phạt 5 triệu vì đi lên vỉa hè
Nhiều tài xế xe ôm bị CSGT Hà Nội ghi hình vi phạm, sau đó tiến hành dừng xe và xử phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe vì đi xe máy trên vỉa hè.atgt.baogiaothong.vn
Thế cụ thích văn minh thì cũng sang chỗ nào văn minh sống thôi.Nếu đc như cụ thì em càng ủng hộ làm nghiêm hơn nữa, làm mạnh hơn nữa. Các tp lớn chật chội giao thông hỗn loạn quá rồi. Ai không chấp hành được cái đúng thì thôi mình rút về chỗ an toàn cũng hợp lý.