[Luật] Tổng hợp góp ý sửa đổi bổ sung Luật Giao thông đường bộ 2008

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo nhà cháu, "lỗi sai làn" là một lỗi mơ hồ nhất trong các lỗi về gtđb, đang bị xxx suy diễn lạm dụng, phạt sai, cần phải bãi bỏ.

Nhà cháu cố tìm, nhưng chưa thấy có nước nào quy định phạt lỗi sai làn cả.

Nếu muốn ngăn không cho xe 2 bánh đi vào nơi ô tô đang lưu thông thì cần đặt biển cấm xe 2 bánh, đồng thời có đặt giải phân cách để ngăn chia dòng xe 2b ra khỏi dòng xe ô tô.

Khi đó, xe 2 bánh vi phạm sẽ bị phạt lỗi "không tuân thủ biển cấm".
.
Tại sao lại mơ hồ ? khi cần tách biệt 2b và 4b cho an toàn thì việc phân làn là cần thiết. Nhưng phân làn lại chỉ bằng vạch vôi, nếu ko phạt thì mọi người cứ tự do qua lại thì tác dụng phân làn đâu còn ?
Còn phân cách bàng rào cứng thì phải tùy điều kiện. Như ở nội thành HN, việc phân làn 2b và 4b bằng rào cứng đã từng thất bại vì lý do mất an toàn. Nếu có ai làm cái thống kê thì sẽ thấy các rào cứng ngăn 2b và 4b trong mấy năm đã gây biết bao nhiêu tngt. Em đi con đường GP hằng ngày có thể khẳng định trung bình gần như 1 ngày 1 vụ do đâm rào ! Rào cứng chỉ phù hợp với các con đường thẳng, rất ít giao cắt, ví dụ cầu Thanh trì, đường Võ Ng Giáp, hoặc trong SG là các đường Trường trinh, xa lộ HN.. Còn trong phố chỉ cần vạch vôi là đủ.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Ý 1 của cụ đang ngược lại với một số cụ đề nghị xe to không được chạy nhanh và ko chạy vào làn sát dải phân cách.
Ý 2 của cụ thì trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý thì đều không có.
Ý 3 em nghĩ chỉ sử dụng đối với các tuyến có từ 3-4 làn đường cho mỗi chiều chứ không thì lãng phí hạ tầng quá
Ý 4 thì em chưa hiểu mục đích để làm gì ạ, cụ giải thích thêm giúp em nhé!
1. Đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay và rất nhiêu nước không có quy định tốc độ theo loại xe. Tôi thấy ở Trung Quốc có quy định tốc độ theo loại xe, ví dụ đường cho chạy tối đa 120km/h, nhưng tốc độ tối đa cho phép của xe tải chỉ là 100km/h, cho nên xe tải chỉ chạy ở làn sát bên phải. Tuy vậy, nó không có nghĩa là cấm xe tải chạy ra các làn bên trái, kể cả sát dải phân cách, nếu như làn bên trái bị xe chạy chậm hơn choán chỗ.
2. Về quy định tốc độ theo làn, hiện nay tôi mới thấy trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Bắc Ninh (nếu được coi là cao tốc).
3. Đúng thế, thường cao tốc cũng phải có 3-4 làn đường mà. Tuy vậy, quy định "chỉ dùng để vượt" cũng không cứng nhắc. Tôi thấy ở nhiều nước quy định làn sát trái chỉ để vượt, nhưng những xe chạy nhanh vẫn chạy ở làn này hàng chục km nếu như làn ở giữa kín xe (vẫn có thể coi là đang vượt).
4. Đây là nguyên tắc của luật. Một số nước có quy định cụ thể những trường hợp được đi sang bên trái như: Vượt xe đang đi chậm hơn ở bên phải; vượt xe đang đỗ; không thể đi ở phía bên phải vì lý do nào đó... Theo nguyên tắc này, xe cộ chỉ được đi sang bên trái khi không thể đi ở bên phải (ví dụ có xe đang chiếm làn bên phải). Trong trường hợp đường trống thì xe cộ phải đi ở sát bên phải phần đường của mình, không đi ở làn đường tùy ý
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,545
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Em tổng hợp và dự thảo các ý kiến góp ý ở Trang 1 cho các cụ tiện theo dõi và tiếp tục góp ý nhé! Cảm ơn các cụ!
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,545
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
1- Không phải vậy, kụ ơi. Cần thực hiện nghiêm túc hơn Khoản 3 Điều 13 "phương tiện đang di chuyển với tốc độ thấp hơn thì phải đi về bên phải", vì đây là nguyên tắc giao thông cơ bản trên toàn thế giới.
Luật Gtđb cần có quy định sao cho các loại văn bản khác không có nội dung trái với quy định của khoản 3 Điều 13 này.

Ví dụ, các quy định, các loại biển báo nêu trong "phân làn theo phương tiện" tại QC41/2016 đang vi phạm nghiêm trọng khoản 3 Điều 13 này, vì nó quy định xe con đang chạy chậm phải chạy trên làn bên trái (làn sát giải phân cách), còn xe tải, dù đang phi nhanh hơn xe con kia, nhưng vẫn phải đi trên làn giữa.
Tức là xe tải dù đang chạy nhanh hơn xe con nhưng bị QC41/2016 bắt buộc phải đi ở bên phải của xe con chạy chậm kia.
Quy định "phân làn theo loại phương tiện" như thế này cần phải bị luật Gtđb bãi bỏ.

3- Nhà cháu cho rằng Khoản 1 Điều 9 của Luật Gtđb 2008 nhằm khẳng định nguyên tắc "đi bên phải, đi theo kiểu tay lái thuận" của gtđb trên toàn lãnh thổ VN. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 9 ra, trong Luật Gtđb không có chỗ nào quy định nguyên tắc này. (Xin xem thêm tại Thớt này)

Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn nghĩ rằng Khoản 1 Điều 9 đó chỉ quy định nội dung "xe chạy chậm hơn phải đi về bên phải", hoặc "xe phải đi về bên phải của mặt đường". Cách hiểu "đi bên phải" như này là sai với quy định về "chiều di chuyển" nêu tại điểm z) Điều 1 CƯV 1968 về Gtđb, gây rắc rối cho giao thông nói chung.

Vì vậy, nhà cháu kiến nghị trong Luật Gtđb sắp tới nên quy định rõ hơn về nguyên tắc "đi bên phải, đi kiểu tay lái thuận", có định nghĩa cụ thể, đúng theo định nghĩa của CƯV, chấm dứt việc suy diễn sai luật như hiện nay.
(Ví dụ, sau khi QC41/2016 nói rõ hơn về thế nào là "vượt phải", đã chấm dứt tình trạng suy diễn sai luật, không còn đánh đồng giữa 2 hành vi "vượt phải" và "xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau")

4- Bổ sung thêm các Điều mới trong Luật Gtđb về các nghĩa vụ quan trọng của người tham gia giao thông:
Trong Luật gtđb hiện hành có nêu nhiều quy định, nhiều điều cấm mà người tggt phải tuân thủ, nhưng các điều đó lại được ghi rải rác trong các điều khoản khác nhau, khiến cho người tggt khó có cái nhìn tổng quan, khó nhớ, dẫn đến việc suy diễn mỗi người theo một ý.

Vì vậy, nhà cháu nghĩ trong Luật nên bổ sung thêm một số điều mới, để hệ thống hoá các nghĩa vụ, điều cấm cụ thể, giúp người tggt dễ nắm bắt, dễ nhớ, dễ tuân thủ luật hơn.

Nên dựa trên cấu trúc của CƯV 1968 về Gtđb để bổ sung Luật Gtđb của mình cho đồng nhất và tương xứng.

Ví dụ,
- Nên có một điều riêng về nghĩa vụ "nhường đường" (xin tham khảo Điều 18 của CƯV 1968 về Gtđb)
- Nên có 1 điều riêng về lưu thông trong khu vực đang ùn tắc, dòng xe phải lưu thông chậm (trước giao cắt, trước trạm thu phí, khi đi qua khu vực có xảy ra sự cố...)
- Nên bổ sung quy định về nhập làn luân phiên (kiểu dây khoá kéo phéc mơ tuya) khi 2 làn xe nhập vào một
- v.v...
.
Cụ xem lại đường link giúp em, em không xem được.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cấm ô tô là việc làm bất đắc dĩ, không thể thực hiện ở các con đường mà ko có phương án di chuyển thay thế.
Phân bằng vạch rời hoặc vạch liền là rất hiệu nghiệm, có thể trộn làn khi cần. Không nói đâu xa, cụ cứ vào tp HCM họ làm rất tốt việc này. Hở 2b hoặc 4b lấn làn là bị xxx túm ngay. Còn các con đường nhỏ thì họ cũng cho đi trộn như HN, vấn đề là dân trong đó quen rồi nên cũng ít khi lấn đi bên trái của ô tô.
Tóm lại là 2 loại hình 2b và 4b cần nên đi cách biệt khi trong phố, nhất là 4b là xe tải.
Còn đường cao tốc thì có thể cấm luôn 2b. Các đường quốc lộ thì hợp lý nhất là phân làn như đường 5 cũ (đoạn không thuộc HN). Vấn đề là xxx cần phải phạt lỗi sai làn thì mọi người mới tuân thủ.
Y tưởng của bác chỉ thực hiện được ở một nước có trình độ dân trí cao. Mà trình độ dân trí cao thì các loại phương tiện tự khắc phân loại theo tốc độ: Chạy chậm hơn đi ở bên phải, chạy nhanh hơn đi ở bên trái, và tất nhiên xe máy (không thể chạy nhanh bằng ô tô) sẽ đi ở bên phải.
Còn ở Việt Nam, khi mà đèn đỏ còn vượt thành đàn, hàng ngày có hàng triệu người vượt đèn đỏ, thì việc phân làn mù mờ chẳng bao giờ mang lại tác dụng, thậm chí có thể sẽ gây ra nhiều cái chết oan uổng.
Tôi ủng hộ tách ô tô và xe máy ra khỏi nhau, nhưng phải làm một cách minh bạch, rõ ràng, triệt để: Phân chia ô tô xe máy bằng dải phân cách cứng, đặt biển cấm (loại xe không được đi vào) ở đầu phần đường, có đèn tín hiệu riêng cho mỗi phần đường
 

Pham Hang27

Xe hơi
Biển số
OF-463455
Ngày cấp bằng
21/10/16
Số km
118
Động cơ
203,090 Mã lực
Tuổi
32
Một chấm để ghi lại bài của bác :D
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Kính thưa các cụ!
-----
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 của Bộ GTVT có nội dung sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Em được giao nhiệm vụ tổng hợp, tham gia góp ý và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Vì vậy em kính mong các cụ OF thông thái bỏ chút thời gian cùng tham gia, nghiên cứu, phát hiện những vấn đề chưa hợp lý để góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Giao thông đường bộ.
Em xin ghi nhận, đánh giá cao ý kiến góp ý của các cụ và sẽ tổng hợp, rà soát và chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét nghiên cứu, tiếp thu.
-----
Cảm ơn các cụ!
PS. Nếu có thể được xin phép Admin cho pin thớt này lên để các cụ dễ theo dõi và góp ý ạ!
-----
Một số gợi ý cho các cụ tham gia góp ý:
1. Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách xe;
2. Điều 13. Sử dụng làn đường trên đường cao tốc;
3. Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ;
4. Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc;
5. Điều 28. Tải trọng và khổ giới hạn đường bộ;
6. Điều 51. Bến bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng, trạm thu phí đường bộ;
7. Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của xxx đường bộ.
-----
Hạn em phải nộp bài là 30/4/2017 ạ! Kính các cụ!
-----
Em sẽ tổng hợp và cập nhật các ý kiến góp ý của các cụ và dự thảo bản góp ý ở đây để các cụ tiện theo dõi và tiếp tục chỉnh sửa nhé!
TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ (Tiếp tục cập nhật...)
1. Đề nghị điều chỉnh Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc thành Chương quy định riêng về đường cao tốc;

2. Bổ sung quy định xe tập lái do học viên điều khiển không được đi vào đường cao tốc;

3. Bổ sung quy định đối với các tuyến đường cao tốc có từ 03 làn xe (một chiều) trở lên xe chở hàng quá 7,5 tấn, xe chở khách từ 16 chỗ ngồi trở lên, xe kéo xe không được phép sử dụng làn đường sát dải phân cách;

4. Điều chỉnh quy định về dừng đỗ trên đường cao tốc: Nghiêm cấm dừng đỗ xe trên đường cao tốc và các đường nhánh ra vào đường cao tốc trừ trường hợp gặp sự cố thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy và dừng đỗ trên làn dừng xe khẩn cấp. Trường hợp không thể di chuyển xe ra khỏi phần đường xe chạy thì phải thông báo cho đơn vị quản lý đường cao tốc để hỗ trợ di chuyển xe ra khỏi làn xe chạy và có các biện pháp báo hiệu để người lái xe khác biết;

5. Bổ sung các quy tắc khi phương tiện phải dừng đỗ trên đường cao tốc vì sự cố:

- Phải có các biện pháp cảnh báo để người lái xe khác biết;

- Không được để người ở trong xe và tập trung trong phạm vi đường cao tốc;

- Lên xuống xe bằng cửa phía bên phải;

- Xe gặp sự cố phải được sửa chữa hoặc di chuyển ra khỏi đường cao tốc trong vòng 6 giờ;

6. Điều chỉnh Khoản 3 – Điều 13. Sử dụng làn đường: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải trừ đường cao tốc có từng làn riêng biệt;

7. Bổ sung quy định khi ra, vào đường cao tốc chỉ được phép chuyển từng làn một, khi xe chạy ổn định ở làn đường này mới được phép chuyển sang làn tiếp theo;
(Cập nhật ngày 24/3/2017)
Cụ làm Luật mà hỏi offer thì sau này offer không còn đất để tranh luận rồi:))

Xin có vài ý kiến để cụ tham khảo:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bổ sung: “Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” (đoạn này em trích từ Luật Biển để trường hợp chưa rõ thì có thể lấy CU Viên mà áp dụng).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Điều chỉnh, bổ sung Điều này rất quan trọng, góp phần giải quyết nhiều tranh cãi.

Các khái niệm cần điều chỉnh:

1. Đường bộ cần định nghĩa thế nào là đường bộ trước để tránh cách hiểu ngõ không phải đường bộ, sau đó mới nêu các thành phần như hiện tại. Ví dụ: Đường bộ là công trình phục vụ giao thông…. gồm đường, cầu đường bộ,hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

2. Điều chỉnh khái niệm “Đường cao tốc” để toàn bộ đường cao tốc HN-LC đúng là đường cao tốc. Hoặc điều chỉnh khái niệm “Dải phân cách” để vạch sơn cũng có thể là dải phân cách. Ví dụ: “Đường cao tốclà … có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt… Trong trường hợp đặc biệt vạch … có thể thay thế dải phân cách.

….

Các khái niệm cần bổ sung:

1. “Đi bên phải theo chiều đi của mình”. Để hiểu rõ là phải đi bên phải khi có thế. Khái niệm này được làm rõ và xử nghiêm đặc biệt trên cao tốc thì giao thông trật tự lên rất nhiều

2. “Lề đường, Hè phố” đặc biệt việc dùng hè phố để đỗ xe

3. “Vượt, vượt trái, vượt phải” ngoài làm rõ khái niệm còn phải làm sao phân biệt được trường hợp A vượt B hay B đi chậm hơn A. Ví dụ: khái niệm vượt chỉ trong phạm vi một làn đường và khi cần “mượn tạm” một phần đường, làn đường dành cho phương tiện khác để vượt xe khác hay để nhường cho xe khác vượt.

4. “Nhường đường” khái niệm làm sao để nhường đường cho người đi bộ đúng là nhường chứ không tránh và tại nơi giao nhau không có cảnh “tao không đi được thì mày cũng đừng đi” tức là biết là không thể qua được nơi giao nhau vẫn phi vào chắn đường xe hướng khác.

5. “Trong tải” và “Tải trọng”

6. “Khoảng cách an toàn” định nghĩa theo quy tắc 3s

7. “Chuyển hướng xe” để làm rõ các trường hợp đi thẳng phải xin nhan

…..


Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm

Bổ sung: Nghiêm cấm hành vi “50/50” trong xử lý vi phạm giao thông

Điều 9: Quy tắc chung

- Khoản 1: bỏ đoạn “và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ” vì quy định này đã có ở Điều 11. Hoặc đưa khoản 1 Điều 11 lên đây: “Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.”

- Khoản 2. điều chỉnh “phải thắt dây an toàn ở tất cả các vị trí”. Sắp tới bắt buộc thắt hết thế mà Luật hiện tại chỉ yêu cầu mỗi hàng trên.

Điều 10: Hệ thống báo hiệu đường bộ

Điều chỉnh: Tín hiệu vàng là phải… theo QC2016

Điều 13: Sử dụng làn đường

- Khoản 1 giữ nguyên.

- Khoản 2 điều chỉnh quy định sử dụng làn đường chỉ cho xe thô sơ. Lưu ý sử dụng lề đường (phần ngoài đường xe chạy) nếu đẹp và đủ rộng rộng. Ví dụ: “Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng hoặc phần lề đường nếu đẹp và đủ rộng rộng”

Khoản 3. Quy định sử dụng phần đường, làn đường cho xe cơ giới trong trường hợp không có báo hiệu phân làn theo quy định tốc độ tối đa của từng loại phương tiện.

Khoản 3 cũ không cần vì nếu thực hiện đúng quy tắc “đi bên phải theo chiều đi của mình” thì sẽ không có tình huống xe đi chậm đi bên trái.

Quy định riêng trên cao tốc nên đưa vào Điều 26

Lưu ý khác nhau của “Trên đường một chiều” và “Trên một chiều đường”

- Bổ sung khoản quy định việc “mượn” làn đường dành riêng cho phương tiên khác để chuyển hướng, khởi hành, vượt, nhường đường cho xe vượt (phải trở về làn của mình ngay sau khi xe vượt)

Điều 14. Vượt xe

Điểu chỉnh lại cho phù hợp với khái niệm

Nên có quy đinh vượt của 4b và 2b riêng

Còn nữa (nếu có):))
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,545
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Cụ làm Luật mà hỏi offer thì sau này offer không còn đất để tranh luận rồi:))

Xin có vài ý kiến để cụ tham khảo:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bổ sung: “Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” (đoạn này em trích từ Luật Biển để trường hợp chưa rõ thì có thể lấy CU Viên mà áp dụng).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Điều chỉnh, bổ sung Điều này rất quan trọng, góp phần giải quyết nhiều tranh cãi.

Các khái niệm cần điều chỉnh:

1. Đường bộ cần định nghĩa thế nào là đường bộ trước để tránh cách hiểu ngõ không phải đường bộ, sau đó mới nêu các thành phần như hiện tại. Ví dụ: Đường bộ là công trình phục vụ giao thông…. gồm đường, cầu đường bộ,hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

2. Điều chỉnh khái niệm “Đường cao tốc” để toàn bộ đường cao tốc HN-LC đúng là đường cao tốc. Hoặc điều chỉnh khái niệm “Dải phân cách” để vạch sơn cũng có thể là dải phân cách. Ví dụ: “Đường cao tốclà … có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt… Trong trường hợp đặc biệt vạch … có thể thay thế dải phân cách.

….

Các khái niệm cần bổ sung:

1. “Đi bên phải theo chiều đi của mình”. Để hiểu rõ là phải đi bên phải khi có thế. Khái niệm này được làm rõ và xử nghiêm đặc biệt trên cao tốc thì giao thông trật tự lên rất nhiều

2. “Lề đường, Hè phố” đặc biệt việc dùng hè phố để đỗ xe

3. “Vượt, vượt trái, vượt phải” ngoài làm rõ khái niệm còn phải làm sao phân biệt được trường hợp A vượt B hay B đi chậm hơn A. Ví dụ: khái niệm vượt chỉ trong phạm vi một làn đường và khi cần “mượn tạm” một phần đường, làn đường dành cho phương tiện khác để vượt xe khác hay để nhường cho xe khác vượt.

4. “Nhường đường” khái niệm làm sao để nhường đường cho người đi bộ đúng là nhường chứ không tránh và tại nơi giao nhau không có cảnh “tao không đi được thì mày cũng đừng đi” tức là biết là không thể qua được nơi giao nhau vẫn phi vào chắn đường xe hướng khác.

5. “Trong tải” và “Tải trọng”

6. “Khoảng cách an toàn” định nghĩa theo quy tắc 3s

7. “Chuyển hướng xe” để làm rõ các trường hợp đi thẳng phải xin nhan

…..


Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm

Bổ sung: Nghiêm cấm hành vi “50/50” trong xử lý vi phạm giao thông

Điều 9: Quy tắc chung

- Khoản 1: bỏ đoạn “và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ” vì quy định này đã có ở Điều 11. Hoặc đưa khoản 1 Điều 11 lên đây: “Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.”

- Khoản 2. điều chỉnh “phải thắt dây an toàn ở tất cả các vị trí”. Sắp tới bắt buộc thắt hết thế mà Luật hiện tại chỉ yêu cầu mỗi hàng trên.

Điều 10: Hệ thống báo hiệu đường bộ

Điều chỉnh: Tín hiệu vàng là phải… theo QC2016

Điều 13: Sử dụng làn đường

- Khoản 1 giữ nguyên.

- Khoản 2 điều chỉnh quy định sử dụng làn đường chỉ cho xe thô sơ. Lưu ý sử dụng lề đường (phần ngoài đường xe chạy) nếu đẹp và đủ rộng rộng. Ví dụ: “Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng hoặc phần lề đường nếu đẹp và đủ rộng rộng”

Khoản 3. Quy định sử dụng phần đường, làn đường cho xe cơ giới trong trường hợp không có báo hiệu phân làn theo quy định tốc độ tối đa của từng loại phương tiện.

Khoản 3 cũ không cần vì nếu thực hiện đúng quy tắc “đi bên phải theo chiều đi của mình” thì sẽ không có tình huống xe đi chậm đi bên trái.

Quy định riêng trên cao tốc nên đưa vào Điều 26

Lưu ý khác nhau của “Trên đường một chiều” và “Trên một chiều đường”

- Bổ sung khoản quy định việc “mượn” làn đường dành riêng cho phương tiên khác để chuyển hướng, khởi hành, vượt, nhường đường cho xe vượt (phải trở về làn của mình ngay sau khi xe vượt)

Điều 14. Vượt xe

Điểu chỉnh lại cho phù hợp với khái niệm

Nên có quy đinh vượt của 4b và 2b riêng

Còn nữa (nếu có):))
Cảm ơn cụ, góp ý của cụ rất rõ ràng ạ! Em ứ phải dân luật cụ ạ! Chẳng qua em muốn tranh thủ gửi kiến nghị của anh em mình lên thôi.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Y tưởng của bác chỉ thực hiện được ở một nước có trình độ dân trí cao. Mà trình độ dân trí cao thì các loại phương tiện tự khắc phân loại theo tốc độ: Chạy chậm hơn đi ở bên phải, chạy nhanh hơn đi ở bên trái, và tất nhiên xe máy (không thể chạy nhanh bằng ô tô) sẽ đi ở bên phải.
Còn ở Việt Nam, khi mà đèn đỏ còn vượt thành đàn, hàng ngày có hàng triệu người vượt đèn đỏ, thì việc phân làn mù mờ chẳng bao giờ mang lại tác dụng, thậm chí có thể sẽ gây ra nhiều cái chết oan uổng.
Tôi ủng hộ tách ô tô và xe máy ra khỏi nhau, nhưng phải làm một cách minh bạch, rõ ràng, triệt để: Phân chia ô tô xe máy bằng dải phân cách cứng, đặt biển cấm (loại xe không được đi vào) ở đầu phần đường, có đèn tín hiệu riêng cho mỗi phần đường
Đâu cần ra khỏi nước Việt Nam đâu hở cụ ? SG làm miền Tây làm, Phú Yên, Đà nẵng làm cả. Không lẽ theo cụ là họ tiên tiến hơn miền Bắc ? Mà kể cả tiên tiên hơn thì cũng nên học nếu điều đó đúng.
Còn nhanh chậm thì thưa với cụ, giao thông trong phố thì ô tô cũng ko hơn gì xe máy và xe tải thì càng chậm hơn nữa.

Ví dụ trong SG và một số tỉnh, một số tuyến phố có 3 làn và 1 chiều (ví dụ ở SG là đường Trần phú, Võ thị Sáu, Trương định..) họ hay dùng biển như thế này. Chú ý rằng xe tải lại đi làn sát trái. Mục đích là để giảm sự 'gần gũi' quá đáng giữa xe tải và 2b. Chắc chắn phải có nhiều tai nạn rồi người ta mới rút ra kinh nghiệm này. Cách đây khoảng 3, 4 năm thì xe tải đi làn giữa.

 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Đâu cần ra khỏi nước Việt Nam đâu hở cụ ? SG làm miền Tây làm, Phú Yên, Đà nẵng làm cả. Không lẽ theo cụ là họ tiên tiến hơn miền Bắc ? Mà kể cả tiên tiên hơn thì cũng nên học nếu điều đó đúng.
Còn nhanh chậm thì thưa với cụ, giao thông trong phố thì ô tô cũng ko hơn gì xe máy và xe tải thì càng chậm hơn nữa.

Ví dụ trong SG và một số tỉnh, một số tuyến phố có 3 làn và 1 chiều (ví dụ ở SG là đường Trần phú, Võ thị Sáu, Trương định..) họ hay dùng biển như thế này. Chú ý rằng xe tải lại đi làn sát trái. Mục đích là để giảm sự 'gần gũi' quá đáng giữa xe tải và 2b. Chắc chắn phải có nhiều tai nạn rồi người ta mới rút ra kinh nghiệm này. Cách đây khoảng 3, 4 năm thì xe tải đi làn giữa.

Sài Gòn, Đà Nẵng hay địa phương nào cũng thế. Nếu đúng luật và làm cho giao thông an toàn hơn thì đó là ưu điểm, văn minh; còn trái luật, mù mờ, lợi dụng dân trí thấp để bắt dân phải đi theo ý đồ của cơ quan quản lý đường địa phương thì là sự lạc hậu, tùy tiện, coi thường dân.
Bác nên phân biệt, ở Sài Gòn có rất nhiều nơi họ phân chia ô tô/xe máy đúng luật, bài bản (bằng dải phân cách cứng, có biển cấm), nhưng cũng có nhiều nơi phân chia một cách mù mờ, tùy tiện. Nói chung, tất cả các tỉnh bác kể, việc phân làn của họ phần lớn là sự tùy tiện, chắp vá, manh mún, không triệt để và thiếu văn minh
Còn cái biển phía trên mà bác ca ngợi, đưa lên đây, thì theo tôi lại là một sự tùy tiện, thiếu văn minh, thiếu khoa học, gây thêm nguy hiểm cho giao thông: Xe tải chạy chậm vẫn cố thủ ở làn sát trái, dẫn đến xe chạy chậm hơn đi phía bên trái là trái với luật; các loại ô tô đi chậm không được phép đi về phía bên phải cũng là trái luật; xe máy rẽ trái tạt qua đầu 2 dòng ô tô chạy nhanh (trong cự ly ngắn) là tăng thêm mức độ nguy hiểm vốn có; xe tải rẽ phải cũng phải tạt qua đầu 2 dòng ô tô, xe máy cũng thế, rất nguy hiểm.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,988
Động cơ
857,375 Mã lực
Có một khía cạnh này chắc bác Khuu rất thành thạo, em xin gợi ý trực tiếp ở đây: Bắt buộc mặc áo phản quang khi có tình huống phải xuống xe trên đường cao tốc.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,330 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,330 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đâu cần ra khỏi nước Việt Nam đâu hở cụ ? SG làm miền Tây làm, Phú Yên, Đà nẵng làm cả. Không lẽ theo cụ là họ tiên tiến hơn miền Bắc ? Mà kể cả tiên tiên hơn thì cũng nên học nếu điều đó đúng.
Còn nhanh chậm thì thưa với cụ, giao thông trong phố thì ô tô cũng ko hơn gì xe máy và xe tải thì càng chậm hơn nữa.

Ví dụ trong SG và một số tỉnh, một số tuyến phố có 3 làn và 1 chiều (ví dụ ở SG là đường Trần phú, Võ thị Sáu, Trương định..) họ hay dùng biển như thế này. Chú ý rằng xe tải lại đi làn sát trái. Mục đích là để giảm sự 'gần gũi' quá đáng giữa xe tải và 2b. Chắc chắn phải có nhiều tai nạn rồi người ta mới rút ra kinh nghiệm này. Cách đây khoảng 3, 4 năm thì xe tải đi làn giữa.

xxx hay dừng xe phạt khi thấy xe máy đi sang làn ô tô ngoài cùng bên trái, khi ô tô đi vào làn xe máy trong cùng bên phải, khi xe tải đi vào làn giữa. Nhưng họ phạt như vậy là sai luật.

Việc họ hiểu về biển R.415 như vậy, việc họ phạt như vậy mâu thuẫn với các quy định của vạch kẻ 2.3 và của các biển "làn đường dành riêng cho một loại xe", "làn đường ưu tiên cho một loại xe" nêu trong QC41/2016.

Theo QC41/2016, vạch 2.3 có chức năng giới hạn "làn đường dành riêng" hoặc "làn đường ưu tiên cho một loại xe".
Khi trên làn đường có gắn các biển R.412, R.415:
nếu vạch 2.3 kẻ giữa các làn là vạch nét liền thì làn đường đó được quy định là "làn đường dành riêng";
nếu vạch 2.3 là nét đứt thì đó chỉ là "làn đường ưu tiên cho từng loại xe". Khi vạch 2.3 là nét đứt, luật cho phép "các xe khác có thể sử dụng làn đường ưu tiên này, nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe".

Với quy định nói trên, nêu trên "biển gộp" trong hình có vẽ vạch kẻ nét đứt giữa các làn xe, dưới đường kẻ vạch 2.3 là nét đứt, hoặc khi không có kẻ vạch 2.3 nét liền, thì các làn xe đó chỉ là "làn đường ưu tiên cho một loại xe vẽ trên biển", luật cho phép các các xe khác có thể sử dụng các làn đường ưu tiên này".


----------------

Trích luật về vạch 2.3:

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,330 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cách giải thích của xxx về biển gộp R.415 này chứa đầy mâu thuẫn.
Mâu thuẫn với chính các quy định trong QC41/2016 về làn đường dành riêng/làn đường ưu tiên và về vạch 2.3 "vạch giới hạn làn đường dành riêng / làn đường ưu tiên".

 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,330 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Và các hình thức biến tướng của biển gộp hình, hiện đang tồn tại trên các tuyến đường từ Long An đi Cần thơ, vừa đánh đố, vừa bắt chẹt người dân.

Nội dung biển sai luật. Cách đặt biển cũng sai luật nốt (đặt cách nhau 5-7 km, không được đặt nhắc lại sau từng giao cắt)






.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
xxx hay dừng xe phạt khi thấy xe máy đi sang làn ô tô ngoài cùng bên trái, khi ô tô đi vào làn xe máy trong cùng bên phải, khi xe tải đi vào làn giữa. Nhưng họ phạt như vậy là sai luật.

Việc họ hiểu về biển R.415 như vậy, việc họ phạt như vậy mâu thuẫn với các quy định của vạch kẻ 2.3 và của các biển "làn đường dành riêng cho một loại xe", "làn đường ưu tiên cho một loại xe" nêu trong QC41/2016.

Theo QC41/2016, vạch 2.3 có chức năng giới hạn "làn đường dành riêng" hoặc "làn đường ưu tiên cho một loại xe".
Khi trên làn đường có gắn các biển R.412, R.415:
nếu vạch 2.3 kẻ giữa các làn là vạch nét liền thì làn đường đó được quy định là "làn đường dành riêng";
nếu vạch 2.3 là nét đứt thì đó chỉ là "làn đường ưu tiên cho từng loại xe". Khi vạch 2.3 là nét đứt, luật cho phép "các xe khác có thể sử dụng làn đường ưu tiên này, nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe".

Với quy định nói trên, nêu trên "biển gộp" trong hình có vẽ vạch kẻ nét đứt giữa các làn xe, dưới đường kẻ vạch 2.3 là nét đứt, hoặc khi không có kẻ vạch 2.3 nét liền, thì các làn xe đó chỉ là "làn đường ưu tiên cho một loại xe vẽ trên biển", luật cho phép các các xe khác có thể sử dụng các làn đường ưu tiên này".


----------------

Trích luật về vạch 2.3:

Nếu đã có biển phân làn rồi thì họ có quyền phạt. Nếu ko phạt thì chẳng hóa giao thông SG giống giao thông HN: 2b, 4b lẫn lộn. Tất nhiên mới láng tay lái qua thì chưa, chỉ phạt các xe cứ ung dung đi cả trăm mét trên làn ko phải của mình.
Nói thật với các cụ, ai từng lái 4b cả trong SG và HN mới thấy ở HN khá nguy hiểm: canh 2b ko chỉ bên phải mà còn canh bên trái nữa ! Chính bản thân em có lần vào trong đó, lái xe cỡ 1 tuần, ra HN, có việc lái xe. Mới được tầm vài km đã 2 phát tí húc 2b tạt đầu (từ bên trái), lúc đó mới tự nhủ: ta đang ở HN
Còn các cụ thích đúng luật gốc thì hãy nghĩ ra giải pháp nào an toàn mà không quá tốn kém ?.
Còn em mà có nhiều tiền, cứ xây hết tầu điện ngầm giống mấy nc phát triển, có thể cấm luôn 2b thì moi thứ ổn !
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
em lót dép hóng các cụ tranh luank
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,545
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Có một khía cạnh này chắc bác Khuu rất thành thạo, em xin gợi ý trực tiếp ở đây: Bắt buộc mặc áo phản quang khi có tình huống phải xuống xe trên đường cao tốc.
Em nghĩ cái này quy định ở VB dưới luật cụ ạ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top