[Funland] Tôi lập nghiệp thế nào

Thanhempi

Xe tải
Biển số
OF-293814
Ngày cấp bằng
25/9/13
Số km
311
Động cơ
316,960 Mã lực
Làm cơ khí xuất khẩu đâu dễ
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,440
Động cơ
458,119 Mã lực
Làm cơ khí xuất khẩu đâu dễ
Nhìn vào doanh thu và lợi nhuận khả năng là thớt làm phụ trợ công nghiệp, xuất khẩu tại chỗ cho các khu chế xuất FDI.
Nghề nó chọn người, chứ người khó mà chọn được nghề. Có duyên và làm thành công 1 ngành hàng sản xuất ở Việt Nam lúc này cũng rất đáng quí.
Cụ thớt có vẻ sau 1 vài ngày hưng phấn muốn chia sẻ câu chuyện đời mình, nhưng hiện tại chắc cụ ý thấy nhiều cái nhạy cảm nên có vẻ muốn dừng câu chuyện lại. Thôi thì tuỳ duyên, chúc cụ í cviec thuận lợi trong bối cảnh này và có bước đột phá tiếp theo.
 

tuananh072012

Xe điện
Biển số
OF-331188
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
2,824
Động cơ
307,842 Mã lực
Em cùng tuổi Bính Thìn với chủ thớt mà suốt 5 năm đại học phần lớn thời gian dành cho việc đánh chắn và ngủ. Tiếng Anh thì một chữ bẻ đôi không biết vì từ lớp 6 lên đại học toàn học tiếng Nga. Và giờ thì em chạy xe ôm với hai bằng đại học :))
đời éo le , chạy xe ôm biết nhiều nghe nhiều - cụ viết văn đi khéo lại thành công đới
 

tuananh072012

Xe điện
Biển số
OF-331188
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
2,824
Động cơ
307,842 Mã lực
bác post lên nữa đi...em chưa đọc bài của bác hôk bao giờ
đoạn 2 nói về Phẩm chất người Dn đây ạ :
PHẨM CHẤT THỨ HAI: SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC CÓ HỆ THỐNG

Phần trước tôi đã liệt kê năng khiếu “ngửi ra tiền” như phẩm chất cơ bản nhất của nhà kinh doanh. Một điều tôi muốn nói thêm ở đây là năng khiếu ngửi ra tiền ở một người, nếu có, thì cũng không phải là vĩnh viễn và lúc nào cũng nhạy bén như nhau. Đúng là có một số nhà kinh doanh có năng lực liên tiếp đưa ra các quyết định đúng, nhưng không ít người khác (kể cả các nhà kinh doanh lớn), sau phút loé sáng ban đầu thì lại hầu như mất năng lực và mắc không ít sai lầm. Về thực tế này, có lẽ không ví dụ nào tiêu biểu hơn Nokia. Đầu những năm 1980 ban lãnh đạo công ty đã có một quyết định thiên tài khi chuyển từ sản xuất giấy sang điện thoại di động, nhưng 20 năm sau họ lại không đủ khả năng ngửi ra tiền với smartphone mặc dù chính là hãng đầu tiên sản xuất ra nó, và tập trung vào điện thoại cơ bản. Và số phận của Nokia bây giờ ra sao thì chắc tất cả chúng ta điều biết.

Năng khiếu “ngửi ra tiền” với tôi là chiếm vị trí thứ nhất, vị trí thứ hai theo quan điểm của tôi là khả năng SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG.

Ông cha chúng ta đã nhận ra điều này từ rất sớm và tổng kết nó trong một câu tục ngữ hết sức chính xác: “Một người lo bằng một kho người làm”. Với vị trí là người kinh doanh độc lập, bạn bắt buộc phải đóng tròn vai người lập kế hoạch, lo việc và điều hành công việc. Tất cả những chuyện đó bạn chỉ có thể làm được khi bạn có khả năng suy nghĩ là làm việc một cách có hệ thống.

Dù bạn kinh doanh một mình hay có tổ chức thì bạn sẽ thấy rằng công việc kinh doanh của bạn luôn luôn có tính hệ thống ở cả hai phương diện: a) Việc kinh doanh của bạn tự nó là một hệ thống và b) Việc kinh doanh của bạn là một phần của một hệ thống lớn hơn hoặc phục vụ cho một hoặc một số hệ thống khác.

Có thể nói với những người khởi nghiệp, việc bạn thành công lâu hay chóng, và mức độ thành công thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào việc hệ thống của bạn tốt/kém ra sao và bạn có thể hoà nhập hệ thống của bạn vào các hệ thống hoặc cơ cấu vốn có nhanh hay chậm, nông hay sâu.
Đa số chúng ta đều có khả năng suy nghĩ hệ thống ở một mức độ nào đó, và nếu biết kết hợp với một ý tưởng tốt thì hầu như đều có thể thành công ở mức độ khởi nghiệp. Nhưng để phát triển thì lại là một vấn đề khác. Quy mô kinh doanh càng lớn thì đòi hỏi về tính hệ thống càng lớn khiến cho không ít nhà sáng lập trở nên hụt hơi vì khả năng suy nghĩ hệ thống của họ không đủ. Tôi không muốn đi sâu hơn về ý này vì nó có vẻ hơi sớm đối với khởi nghiệp mà chỉ muốn các bạn biết rằng: điều sống còn của thành công trong kinh doanh là bạn phải có tư duy hệ thống và biết cách làm việc một cách có hệ thống. Trường hợp ngược lại, dù ý tưởng của bạn tốt mấy bạn cũng sẽ thất bại.

Khác với năng khiếu “ngửi ra tiền” tôi nói đến ở trên, khả năng suy nghĩ và làm việc có hệ thống có một phần là bẩm sinh, một phần là kiến thức và kỹ năng mà bạn có thể học hay luyện tập được. Thậm chí khi bạn có nhiều tiền, bạn có thể thuê người khác suy nghĩ và làm việc cho bạn. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, bạn nên tự mình thực hiện tất cả các công việc để chính mình có thể hiểu và thâm nhập sâu vào hệ thống kinh doanh của bạn. Khi bạn đã hiểu và làm chủ được hệ thống, bạn chỉ cần thuê người nắm giữ các đầu mối của hệ thống là có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, trong khi lợi nhuận thu về vẫn không giảm.

Như đã nói ở trên, khả năng suy nghĩ và làm việc có hệ thống là có thể học và luyện tập, và cách luyện tập có hiệu quả nhất theo tôi là HỌC ĐẠI HỌC TỬ TẾ. Ở khía cạnh này, quan điểm của tôi trùng với liệt kê của các người giàu ở Mỹ, đó là GIÁO DỤC. Một trường đại học tử tế sẽ cung cấp cho bạn phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Dù ít hay nhiều, điều đó cũng sẽ giúp bạn trong con đường sau này.

Rất nhiều bạn trẻ ngày nay phàn nàn kêu ca rằng học đại học xong đi làm, không dùng gì đến kiến thức nhà trường, thậm chí còn phải làm trái ngành. Lời khuyên của tôi cho các bạn là đừng đặt nặng quá vấn đề kiến thức mà hãy chú ý nhiều hơn đến phương pháp và tầm nhìn. Phương pháp tư duy đại học chính là phương pháp tư duy có hệ thống, nếu bạn có thể học và quen được với cách tư duy ấy thì mấy năm đại học của bạn đã hoàn toàn không uổng.


PHẨM CHẤT THỨ BA: DÁM LÀM, DÁM CHỊU VÀ DÁM THẤT BẠI

Khá nhiều sách báo cả ở Việt Nam và Phương Tây dùng từ “dám mạo hiểm” để diễn tả ý này. Tôi không đồng ý với cách diễn đạt đó vì từ “mạo hiểm” gợi lên ý nghĩa của sự đánh bạc và có tính chất nhất thời. Kinh doanh, không phải là đánh bạc, mà là một công việc nghiêm túc được vận trù và điều hành cẩn thận. Dù thắng hay thua thi thắng thua của kinh doanh cũng không hề là thắng thua của đánh bạc mà luôn luôn có những lý do hẳn hoi về ý tưởng, hệ thống hay thời thế. Nếu bạn nghĩ rằng kết quả kinh doanh phụ thuộc vào may hay không may thì tốt nhất bạn nên đi đầu cơ hay đánh quả.

Nếu nhớ lại quan điểm của tôi, kinh doanh là phục vụ các nhu cầu có thật và bền vững thì bạn sẽ thấy, kinh doanh không phải là mạo hiểm mà vấn đề là, bạn có dám làm hay không. Và theo kinh nghiệm của tôi thì sự “dám làm” của bạn không phải thể hiện ra ở lúc bắt đầu, khi bạn đang có đủ sức, đủ tiền và tràn ngập hy vọng, mà ở vài tháng sau đó, lúc chắc chắn bạn đang khó khăn thiếu thốn trăm bề. Rất nhiều người khởi nghiệp đã không vượt qua giai đoạn này (giai đoạn khó khăn sau khi bắt đầu) và không dám đi tiếp, họ than thở hối hận suốt ngày, cuối cùng kết thúc kinh doanh hoặc tìm cách bán lại cửa hàng cành nhanh càng tốt. Đó mới chính là lúc bản lĩnh dám làm và dám thất bại của nhà kinh doanh thể hiện rõ rệt và trung thực nhất.

Cho dù bạn có thất bại thật sự và phải kết thúc hay bán lại doanh nghiệp, bạn cũng không nên coi đó như một sự không may phải quên đi gấp mà hãy đủ bãn lĩnh suy nghĩ, phân tích và rút ra bài học cho lần khởi nghiệp sau. Quan điểm “dám làm, dám chịu và dám thất bại” của tôi là như vậy.
 

tuananh072012

Xe điện
Biển số
OF-331188
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
2,824
Động cơ
307,842 Mã lực
vui mồm cháu tương tiếp phần tiếp theo của Hốc đại ca các cụ tiện theo dõi :( lại xin lỗi cụ chủ phát , chờ lâu anh em nó lóng sốt hết cả mề )
Tôi đã nêu ra ba phẩm chất của nhà kinh doanh mà tôi thấy rằng nên phân tích nhất: năng khiếu ngửi ra tiền, khả năng tư duy hệ tống và sự dám làm. Còn có một số phẩm chất khác đã được bàn nhiều tôi chỉ liệt kê sau đây, các bạn chắc sẽ tìm thấy phân tích ở rất nhiều nơi khác:

- Chăm chỉ, không ngại làm việc với các chi tiết
- Khả năng nhìn người và làm việc với người
- Khả năng làm việc với tiền và quản lý tài chính
- Khả năng cân bằng giữa kinh doanh và cuộc sống riêng

Bây giờ, tôi sẽ chuyển sang nói về kinh doanh cụ thể:

4. BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA KINH DOANH: Ý TƯỞNG

Không ít bạn cho rằng khởi đầu của một kinh doanh là vốn, càng nhiều vốn càng tốt. Hãy tin tôi rằng thực tế không phải là như vậy. Mặc dù vốn, hoặc khả năng chạy được vốn, là một phần không thể thiếu của kinh doanh nhưng sự thật là khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh, điều quan trọng nhất chính là bạn phải hình thành được một Ý TƯỞNG.

Hình thành ý tưởng kinh doanh thực chất là bạn hình dung chính xác mình sẽ làm cái gì, tức là xác định một cách đại thể sản phẩm của bạn. Nội dung “làm gì” là nội dung quan trọng nhất (mặc dù không phải là duy nhất) của ý tưởng kinh doanh. Xét theo cách nhìn hệ thống, nếu coi kinh doanh là một ván cờ thì sự xác định “làm gì” chính là nước đi đầu tiên, quy định sự phát triển và tính chất của ván cục sau này.

Tất cả các bạn chắc đã không ít lần đọc được trên các diễn đàn khác nhau, trên vnexpress hay vietnamnet các câu hỏi đại loại như “Có 200 triệu, nên kinh doanh gì” hay “Có 100 triệu, nuôi bò sữa được không?” (trong khi một con bò sữa giá phải 40-50 triệu). Riêng tôi thì không biết đã bị những câu hỏi như vậy dội bom bao nhiêu lần. Thậm chí có hôm một ông bác họ còn đột ngột dẫn ông con út đến nhà (gọi là “ông” vì 22 tuổi mà khệnh khạng như kễnh, chém lên 5 tỉ chém xuống 10 tỉ như mua rau), ông bác bảo tôi thế này “Anh nó học xong muốn kinh doanh, bác gom góp được 550 triệu, bác giao cho anh phải giúp anh nó làm ra tiền” (!)

Tất cả những trường hợp trên đều có thể tóm tắt vào một câu: dành dụm được một ít tiền, rất muốn kinh doanh nhưng không có ý tưởng và hỏi bất cứ ai rằng mình nên làm gì, và hy vọng người nào đó cho mình một chỉ bảo dẫn đến thành công.

Có thể có khả năng đó không? Câu trả lời của tôi rất ngắn gọn, rõ ràng (và phũ phàng) là: KHÔNG THỂ! Bạn có thể đi làm dành được tiền, có thể vay mượn hay thừa kế của cha mẹ được một số hoặc thậm chí rất nhiều tiền, nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không có một ý tưởng do bạn tự nảy ra thì phần chắc là bạn không thể thành công!

Tại sao tôi lại khẳng định như vậy? Ở bài viết trước tôi đã nêu quan điểm rằng yếu tố quan trọng nhất để một người có thể trở thành một nhà kinh doanh là anh/cô ta phải có khả năng “ngửi ra tiền”. Khả năng “ngửi ra tiền” này, biểu hiện ra ngoài của nó chính là khả năng hình thành những ý tưởng kinh doanh tốt, và nếu bạn không thể nảy ra ý tưởng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không có khả năng “ngửi ra tiền”: năng khiều kinh doanh của bạn hoặc không có, hoặc chưa thức tỉnh!

Vậy là có lẽ trái với mong đợi của nhiều bạn đang đọc bài này, tôi sẽ không đưa ra một ý tưởng nào cho các bạn mà chỉ khẳng định rằng, nếu muốn khởi nghiệp, bạn phải tự nảy ra ý tưởng của riêng mình. Đó là nhiệm vụ nhất thiết bạn phải thực hiện trước khi đi giải quyết các nhiệm vụ khác. Nếu không thể nảy ra được một ý tưởng mà tự bạn thấy là tốt thì hãy yên tâm đi làm việc khác và đợi thời. Đừng copy ý tưởng của người khác, cũng đừng hy vọng ai đó sẽ nghĩ ra ý tưởng hộ mình.

Mặc dù không đưa ra một ý tưởng cụ thể, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách nêu lên một số phương pháp hoặc phương hướng mà các bạn có thể tham khảo. Bằng cách này, tôi đã giúp được một vài người bạn khởi nghiệp thành công.

5. MAY MẮN HAY CƠ HỘI

Rất nhiều bài viết về kinh doanh nêu lên “may mắn” như là một yếu tố quyết định của thành công trong kinh doanh. Hãy tham khảo bài viết mới đây trên vnexpress “Người giàu thành công nhờ đâu” thì thấy rằng ở phương Tây, những người thành công trong kinh doanh tự cho rằng các yếu tố thành công xếp theo thứ tự là 1. Chăm chỉ, 2. Giáo dục, 3. Chấp nhận rủi ro, 4. Tiết kiệm và 5. May mắn. Bài báo này làm cho tôi có nhiều băn khoăn, và tôi cho rằng có thể vì lịch sự mà họ đã trả lời như vậy bởi qua thực tế nhiều năm kinh doanh tôi có thể khẳng định rằng, danh sách trên nên có các yếu tố khác và với thứ tự khác.

Hãy xem xét yếu tố may mắn, người phương Tây xếp nó ở vị trí thứ năm, còn ở Việt nam thì tôi chắc phần lớn các bạn sẽ coi nó là thứ nhất. Rất nhiều các bạn chưa thành công than thở rằng mình không có gia đình giàu có, không ở Hà nội hay Sài gòn, không lớn lên đúng thời sốt đất hay chứng khoán “nếu không thì bây giờ ta đã chẳng kém ai”, và đổ cho đó là sự thiếu may mắn. Nhưng có thật là như vậy không?

“May mắn” là từ để chỉ những cơ hội hữu hạn, dễ ăn, và tự nó có thể rơi vào người này và không rơi vào người kia. Tôi thì khẳng định 100% rằng sự thành công trong kinh doanh khởi nghiệp có rất ít yếu tố may mắn. Cơ hội luôn có nhiều và đối xử với chúng ta như nhau. Việc có thể nhìn ra và tận dụng cơ hội không phải là may mắn mà là năng khiếu và phẩm chất của bạn. Nếu bạn không nhìn ra cơ hội thì không có nghĩa là bạn không may mà đơn giản là bạn không có năng khiếu kinh doanh hoặc năng khiếu của bạn chưa đủ chín, vậy thôi.

Hãy để thời giờ tham khảo các ý tưởng lập nghiệp của các nhà kinh doanh thành công, các bạn sẽ thấy phần lớn các ý tưởng đó đều không có gì cao xa. Đặc biệt trong xã hội mới bắt đầu tư bản hoá như Việt nam lại có nhiều người thành công bằng các ý tưởng đơn giản, khiến cái cảm giác về sự may mắn càng lớn và dễ khiến người ta tưởng nhầm. Thực ra ở đây không có gì là may mắn cả. Bạn không nhìn ra cơ hội trong khi người ta nhìn ra, hoặc bạn cũng thấy cơ hội nhưng lại không đủ khả năng biến cơ hội thành thành công, đó là vì người ta đã làm giỏi hơn bạn chứ không phải may mắn hơn bạn.

Nếu bạn thực sự là người có năng khiếu và ý chí kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ thành công ở mức độ nào đó. May mắn nếu có, chỉ là yếu tố giúp bạn thành công nhanh hơn và lớn hơn chứ không thế quyết định thành công hay thất bại của bạn. Đó là điều tôi muốn nói trong phần này.
Theo quan điểm của tôi thì việc hình thành ý tưởng kinh doanh phải là trách nhiệm của chính người khởi nghiệp, tôi biết rằng quan điểm đó sẽ làm nhiều bạn không hài lòng bởi các bạn sẽ nghĩ “Nói thế chẳng khác gì không nói”. Nhưng các bạn hãy tin tôi, kinh doanh không khác gì một đứa trẻ mà các bạn phải chăm chút, dạy dỗ và nuôi lớn, để đến khi trưởng thành đứa trẻ ấy báo đáp lại các bạn bằng lợi nhuận. Theo quan điểm đó thì ý tưởng kinh doanh chính là cái bào thai, và nếu như các bạn vay mượn hoặc copy ý tưởng, đó chẳng khác gì lấy con của người khác về nuôi. Bạn sẽ hầu như không thể có được tâm huyết, sự gắn bó và hy sinh như khi bạn nuôi con của chính mình, mà một khi như thế thì dù đứa con đó có tốt đến mấy thì cũng hầu như không thể lớn lên khoẻ mạnh giỏi giang để có thể báo đáp cho bạn.

Có điều, việc hình thành được một ý tưởng kinh doanh tốt là một việc rất khó. Mặc dù không nêu những ý tưởng cụ thể nhưng bằng thực tế bản thân và các quan sát trong giới kinh doanh, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách đưa ra một số phương pháp mà các bạn có thể vận dụng để hình thành ý tưởng kinh doanh cho chính mình. Các phương pháp đó, tôi sẽ trình bày và phân tích ở bài viết sau.
 

pesung

Xe hơi
Biển số
OF-372415
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
139
Động cơ
250,436 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
hôm nay đánh dấu 1 ngày cũng tương đối quan trọng của em, vừa quyết định xin nghỉ việc (công việc thu nhập cũng tốt) để về quê khởi nghiệp, vấn đề là chưa biết khởi nghiệp j, hic :(
cụ liều nhể :))
 

Trang Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
4,584
Động cơ
405,028 Mã lực
Càng đọc càng thấy mình chưa có khả năng giàu. :((
 

hahoi518

Xe buýt
Biển số
OF-416244
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
662
Động cơ
229,826 Mã lực
Tuổi
39
oánh dấu phát, hâm mộ cụ chủ vãi. Hi vọng 5 năm nữa được 1/2 như cụ.
 

ranieu3007

Xe tải
Biển số
OF-115922
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
290
Động cơ
389,007 Mã lực
Em lướt 1 mạch 20 trang. Em hóng ạ
 

Công nông htx

Xe buýt
Biển số
OF-172888
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
503
Động cơ
346,551 Mã lực
Hay quá, mong sớm đc nghe tiếp chuyện của cụ!
 

Aoevietnam

Xe tải
Biển số
OF-397258
Ngày cấp bằng
17/12/15
Số km
423
Động cơ
237,340 Mã lực
Nơi ở
Kyoto Japan
Hóng tiếp để lấy kinh nghiệm :)
 

hdaitech

Xe buýt
Biển số
OF-385765
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
558
Động cơ
246,536 Mã lực
Tuổi
42
Có khi cụ chủ đang bận thu tiền hàng
 

thecuongxd3

Xe tải
Biển số
OF-11419
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
377
Động cơ
533,665 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu như vậy không phải là không được. Nhiều cụ cứ cố tình không tin, bảo chỉ 5-8%. SX ra SP mà hàm lượng tỷ lệ nội địa cao, chất lượng SP tốt nhất là xuất khẩu được thì đấy là bình thường ạ, vì người ta xuất sản phẩm đc làm chứ ko phải gia công ạ. Em biết 1 cty TNHH, sản xuất động cơ, máy bơm mà tỷ lệ nội địa, tự sx đc phải chiếm 70%, doanh thu TB 400 củ to/năm, ko vay nợ NH, năm ngoái bỏ ra 1trieu usd để xây Hội trường chỉ để sinh hoạt cho cty. Hàng năm đóng góp trung bình 3-4 củ to an sinh, xã hội, đóng góp Hội DN . Em lót dép hóng, em cũng đang trăn trở về sản xuất ạ :D
 

H2MQ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-427315
Ngày cấp bằng
4/6/16
Số km
1,419
Động cơ
230,327 Mã lực
Tuổi
47
Em thấy tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu như vậy không phải là không được. Nhiều cụ cứ cố tình không tin, bảo chỉ 5-8%. SX ra SP mà hàm lượng tỷ lệ nội địa cao, chất lượng SP tốt nhất là xuất khẩu được thì đấy là bình thường ạ, vì người ta xuất sản phẩm đc làm chứ ko phải gia công ạ. Em biết 1 cty TNHH, sản xuất động cơ, máy bơm mà tỷ lệ nội địa, tự sx đc phải chiếm 70%, doanh thu TB 400 củ to/năm, ko vay nợ NH, năm ngoái bỏ ra 1trieu usd để xây Hội trường chỉ để sinh hoạt cho cty. Hàng năm đóng góp trung bình 3-4 củ to an sinh, xã hội, đóng góp Hội DN . Em lót dép hóng, em cũng đang trăn trở về sản xuất ạ :D
Tỷ suất LN/Doanh thu không phải là quá hiếm. Em có ông bạn làm thương hiệu (Đặt hàng bán dưới thương hiệu riêng) tỷ suất còn được 25%.
Theo em thì SX hay thương mại ko quan trọng. Quang trọng doanh nghiệp có được những sản phẩm chất lượng với giá cạnh tranh. XD được thương hiệu càng tốt. Với môi trường KD hiện nay ko thuận lợi cho SX bằng làm thương hiệu.
Một yếu tố mấu chốt quyết định thành công lâu bền là chủ DN phải hiểu biết sâu và làm chủ được chất lượng sản phẩm.
 

TuanDK

Xe tải
Biển số
OF-5894
Ngày cấp bằng
18/6/07
Số km
201
Động cơ
545,528 Mã lực
Công nhận học hỏi để :D:D:D xem có chiêu gì hay không
 

giacatnhulai

Đi bộ
Biển số
OF-427666
Ngày cấp bằng
6/6/16
Số km
3
Động cơ
216,030 Mã lực
Tuổi
30
vui mồm cháu tương tiếp phần tiếp theo của Hốc đại ca các cụ tiện theo dõi :( lại xin lỗi cụ chủ phát , chờ lâu anh em nó lóng sốt hết cả mề )
Tôi đã nêu ra ba phẩm chất của nhà kinh doanh mà tôi thấy rằng nên phân tích nhất: năng khiếu ngửi ra tiền, khả năng tư duy hệ tống và sự dám làm. Còn có một số phẩm chất khác đã được bàn nhiều tôi chỉ liệt kê sau đây, các bạn chắc sẽ tìm thấy phân tích ở rất nhiều nơi khác:

- Chăm chỉ, không ngại làm việc với các chi tiết
- Khả năng nhìn người và làm việc với người
- Khả năng làm việc với tiền và quản lý tài chính
- Khả năng cân bằng giữa kinh doanh và cuộc sống riêng

Bây giờ, tôi sẽ chuyển sang nói về kinh doanh cụ thể:

4. BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA KINH DOANH: Ý TƯỞNG

Không ít bạn cho rằng khởi đầu của một kinh doanh là vốn, càng nhiều vốn càng tốt. Hãy tin tôi rằng thực tế không phải là như vậy. Mặc dù vốn, hoặc khả năng chạy được vốn, là một phần không thể thiếu của kinh doanh nhưng sự thật là khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh, điều quan trọng nhất chính là bạn phải hình thành được một Ý TƯỞNG.

Hình thành ý tưởng kinh doanh thực chất là bạn hình dung chính xác mình sẽ làm cái gì, tức là xác định một cách đại thể sản phẩm của bạn. Nội dung “làm gì” là nội dung quan trọng nhất (mặc dù không phải là duy nhất) của ý tưởng kinh doanh. Xét theo cách nhìn hệ thống, nếu coi kinh doanh là một ván cờ thì sự xác định “làm gì” chính là nước đi đầu tiên, quy định sự phát triển và tính chất của ván cục sau này.

Tất cả các bạn chắc đã không ít lần đọc được trên các diễn đàn khác nhau, trên vnexpress hay vietnamnet các câu hỏi đại loại như “Có 200 triệu, nên kinh doanh gì” hay “Có 100 triệu, nuôi bò sữa được không?” (trong khi một con bò sữa giá phải 40-50 triệu). Riêng tôi thì không biết đã bị những câu hỏi như vậy dội bom bao nhiêu lần. Thậm chí có hôm một ông bác họ còn đột ngột dẫn ông con út đến nhà (gọi là “ông” vì 22 tuổi mà khệnh khạng như kễnh, chém lên 5 tỉ chém xuống 10 tỉ như mua rau), ông bác bảo tôi thế này “Anh nó học xong muốn kinh doanh, bác gom góp được 550 triệu, bác giao cho anh phải giúp anh nó làm ra tiền” (!)

Tất cả những trường hợp trên đều có thể tóm tắt vào một câu: dành dụm được một ít tiền, rất muốn kinh doanh nhưng không có ý tưởng và hỏi bất cứ ai rằng mình nên làm gì, và hy vọng người nào đó cho mình một chỉ bảo dẫn đến thành công.

Có thể có khả năng đó không? Câu trả lời của tôi rất ngắn gọn, rõ ràng (và phũ phàng) là: KHÔNG THỂ! Bạn có thể đi làm dành được tiền, có thể vay mượn hay thừa kế của cha mẹ được một số hoặc thậm chí rất nhiều tiền, nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không có một ý tưởng do bạn tự nảy ra thì phần chắc là bạn không thể thành công!

Tại sao tôi lại khẳng định như vậy? Ở bài viết trước tôi đã nêu quan điểm rằng yếu tố quan trọng nhất để một người có thể trở thành một nhà kinh doanh là anh/cô ta phải có khả năng “ngửi ra tiền”. Khả năng “ngửi ra tiền” này, biểu hiện ra ngoài của nó chính là khả năng hình thành những ý tưởng kinh doanh tốt, và nếu bạn không thể nảy ra ý tưởng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không có khả năng “ngửi ra tiền”: năng khiều kinh doanh của bạn hoặc không có, hoặc chưa thức tỉnh!

Vậy là có lẽ trái với mong đợi của nhiều bạn đang đọc bài này, tôi sẽ không đưa ra một ý tưởng nào cho các bạn mà chỉ khẳng định rằng, nếu muốn khởi nghiệp, bạn phải tự nảy ra ý tưởng của riêng mình. Đó là nhiệm vụ nhất thiết bạn phải thực hiện trước khi đi giải quyết các nhiệm vụ khác. Nếu không thể nảy ra được một ý tưởng mà tự bạn thấy là tốt thì hãy yên tâm đi làm việc khác và đợi thời. Đừng copy ý tưởng của người khác, cũng đừng hy vọng ai đó sẽ nghĩ ra ý tưởng hộ mình.

Mặc dù không đưa ra một ý tưởng cụ thể, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách nêu lên một số phương pháp hoặc phương hướng mà các bạn có thể tham khảo. Bằng cách này, tôi đã giúp được một vài người bạn khởi nghiệp thành công.

5. MAY MẮN HAY CƠ HỘI

Rất nhiều bài viết về kinh doanh nêu lên “may mắn” như là một yếu tố quyết định của thành công trong kinh doanh. Hãy tham khảo bài viết mới đây trên vnexpress “Người giàu thành công nhờ đâu” thì thấy rằng ở phương Tây, những người thành công trong kinh doanh tự cho rằng các yếu tố thành công xếp theo thứ tự là 1. Chăm chỉ, 2. Giáo dục, 3. Chấp nhận rủi ro, 4. Tiết kiệm và 5. May mắn. Bài báo này làm cho tôi có nhiều băn khoăn, và tôi cho rằng có thể vì lịch sự mà họ đã trả lời như vậy bởi qua thực tế nhiều năm kinh doanh tôi có thể khẳng định rằng, danh sách trên nên có các yếu tố khác và với thứ tự khác.

Hãy xem xét yếu tố may mắn, người phương Tây xếp nó ở vị trí thứ năm, còn ở Việt nam thì tôi chắc phần lớn các bạn sẽ coi nó là thứ nhất. Rất nhiều các bạn chưa thành công than thở rằng mình không có gia đình giàu có, không ở Hà nội hay Sài gòn, không lớn lên đúng thời sốt đất hay chứng khoán “nếu không thì bây giờ ta đã chẳng kém ai”, và đổ cho đó là sự thiếu may mắn. Nhưng có thật là như vậy không?

“May mắn” là từ để chỉ những cơ hội hữu hạn, dễ ăn, và tự nó có thể rơi vào người này và không rơi vào người kia. Tôi thì khẳng định 100% rằng sự thành công trong kinh doanh khởi nghiệp có rất ít yếu tố may mắn. Cơ hội luôn có nhiều và đối xử với chúng ta như nhau. Việc có thể nhìn ra và tận dụng cơ hội không phải là may mắn mà là năng khiếu và phẩm chất của bạn. Nếu bạn không nhìn ra cơ hội thì không có nghĩa là bạn không may mà đơn giản là bạn không có năng khiếu kinh doanh hoặc năng khiếu của bạn chưa đủ chín, vậy thôi.

Hãy để thời giờ tham khảo các ý tưởng lập nghiệp của các nhà kinh doanh thành công, các bạn sẽ thấy phần lớn các ý tưởng đó đều không có gì cao xa. Đặc biệt trong xã hội mới bắt đầu ****** hoá như Việt nam lại có nhiều người thành công bằng các ý tưởng đơn giản, khiến cái cảm giác về sự may mắn càng lớn và dễ khiến người ta tưởng nhầm. Thực ra ở đây không có gì là may mắn cả. Bạn không nhìn ra cơ hội trong khi người ta nhìn ra, hoặc bạn cũng thấy cơ hội nhưng lại không đủ khả năng biến cơ hội thành thành công, đó là vì người ta đã làm giỏi hơn bạn chứ không phải may mắn hơn bạn.

Nếu bạn thực sự là người có năng khiếu và ý chí kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ thành công ở mức độ nào đó. May mắn nếu có, chỉ là yếu tố giúp bạn thành công nhanh hơn và lớn hơn chứ không thế quyết định thành công hay thất bại của bạn. Đó là điều tôi muốn nói trong phần này.
Theo quan điểm của tôi thì việc hình thành ý tưởng kinh doanh phải là trách nhiệm của chính người khởi nghiệp, tôi biết rằng quan điểm đó sẽ làm nhiều bạn không hài lòng bởi các bạn sẽ nghĩ “Nói thế chẳng khác gì không nói”. Nhưng các bạn hãy tin tôi, kinh doanh không khác gì một đứa trẻ mà các bạn phải chăm chút, dạy dỗ và nuôi lớn, để đến khi trưởng thành đứa trẻ ấy báo đáp lại các bạn bằng lợi nhuận. Theo quan điểm đó thì ý tưởng kinh doanh chính là cái bào thai, và nếu như các bạn vay mượn hoặc copy ý tưởng, đó chẳng khác gì lấy con của người khác về nuôi. Bạn sẽ hầu như không thể có được tâm huyết, sự gắn bó và hy sinh như khi bạn nuôi con của chính mình, mà một khi như thế thì dù đứa con đó có tốt đến mấy thì cũng hầu như không thể lớn lên khoẻ mạnh giỏi giang để có thể báo đáp cho bạn.

Có điều, việc hình thành được một ý tưởng kinh doanh tốt là một việc rất khó. Mặc dù không nêu những ý tưởng cụ thể nhưng bằng thực tế bản thân và các quan sát trong giới kinh doanh, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách đưa ra một số phương pháp mà các bạn có thể vận dụng để hình thành ý tưởng kinh doanh cho chính mình. Các phương pháp đó, tôi sẽ trình bày và phân tích ở bài viết sau.
cụ chủ thớt chia sẻ cho ae chút kinh nghiệm làm ăn với ạ. Em cũng đang tập tành kinh doanh mà công việc gặp nhiều khó khăn quá... mong cụ chủ thớt chỉ cho vài đường ạ
em vẫn đang hóng đây,,hiii.,.bác cứ post nhe..cám ơn bác
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top