[Funland] Tôi lập nghiệp thế nào

apiz

Xe tải
Biển số
OF-100781
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
383
Động cơ
401,047 Mã lực
Cụ nên tìm đọc cả phần "cuối cùng em cũng lấy được vợ" của cụ hook, trong đó có câu truyện tình đẹp như mơ, và cả 1 phần triết lý và câu chuyện kinh doanh đầy ly kỳ của cụ hook đấy ạ.
E vừa tìm, hoá ra là đã đọc ở đâu đó rồi cụ ak. Lần đầu đọc cứ ngỡ là truyện sáng tác :D
 

Newlines

Xe buýt
Biển số
OF-337569
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
759
Động cơ
284,400 Mã lực
Cụ ấy chia sẻ mà ko có ai tung hứng vì ko cùng level - vì các mẹ bỉm sữa ko phù hợp, nên dở chừng thì cụ ấy thôi.
Nếu cụ ấy vào đây thì tốt nhỉ!
WTT chỉ phù hợp để tìm hiểu nhu cầu sản phẩm gia dụng và tâm lý tiêu dùng, không phù hợp để chia sẻ việc kinh doanh.

(Chính là lý do chị phải sang bên này còn gì! :D)
 

ltl12101989

Xe đạp
Biển số
OF-427796
Ngày cấp bằng
6/6/16
Số km
13
Động cơ
216,030 Mã lực
Tuổi
35
30tr thì quá ít với những công việc bạn định làm rồi ạ
Báo cáo sếp, em dự tính như sau:
1. Mở quán bán nước + ăn sáng chỉ là phụ (làm hình thức để tránh mấy cái khoản thuế, các đoàn kiểm tra của Sở, Ban, Ngành, Thuế và Chi Cục QLTT, ...). Bên trong sẽ là kinh doanh gỗ (em mệnh Mộc) + Đồ điện tử gia dụng (bạn em nó có xưởng chuyên sx mấy đồ này)
2. Vốn hiện có của em thì hơi ít, nhưng có thể huy động được 1-2 kim (trong vòng 1 tuần trả trong 1 năm là trong tầm tay).
3. Điểm yếu của em là khoản quản trị nhân lực (cái này em không biết): Seller, acount, phụ trách bộ phận, ... (em dự kiến khoảng <10 người phải có tâm huyết)
 

lequochuy

Xe buýt
Biển số
OF-331935
Ngày cấp bằng
20/8/14
Số km
789
Động cơ
289,541 Mã lực
E vừa tìm, hoá ra là đã đọc ở đâu đó rồi cụ ak. Lần đầu đọc cứ ngỡ là truyện sáng tác :D
Em theo dõi từng chap chuyện của cụ ấy, nhiều người lúc đó cứ nghi là truyện sáng tác. Nhưng em tin là thật. Không phải từng trải thì không viết được thế đâu ạ. em nhớ cụ ấy còn 1 mối tình với 1 em ở sowbiz nhưng hqua đọc lại qua qua mà không thấy, chắc sót đâu đó.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,622
Động cơ
505,489 Mã lực
WTT chỉ phù hợp để tìm hiểu nhu cầu sản phẩm gia dụng và tâm lý tiêu dùng, không phù hợp để chia sẻ việc kinh doanh.

(Chính là lý do chị phải sang bên này còn gì! :D)
Ko, sang đây ko vì kinh doanh, hehe. Chỉ thấy vui vui chém gió và nói ... bậy thoải mái hơn bên kia, hixx.
Bên đó suốt ngày ngoại tình và yêu chồng quá - nên chồng hư cũng ko dám/nỡ bỏ, lại hay soi từng chữ - nên mệt quá!
Tiếc bác ấy ko viết tiếp, hix.
Hồi đầu đọc lướt qua - nên nhầm 2 bác này vào nhau, hihi. Đang mừng - hóa ra nhầm to. Sau đọc lại kỹ hơn mới phát hiện ra hihi
 

tuananh072012

Xe điện
Biển số
OF-331188
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
2,563
Động cơ
307,842 Mã lực
trong khi đợi cụ chủ thớt xuất hiện , cháu tương một đoạn từ trên WTT của thuyền trưởng Hook các cụ nhấm nháp tạm cho đỡ vã ;

II. NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI KINH DOANH HAY ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA MỘT NHÀ KINH DOANH THÀNH CÔNG VÀ MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU KINH TẾ GIỎI

Em gái tôi có một cậu bạn học rất giỏi, làm tiến sĩ kinh tế ở Úc, sau đó về Việt nam giảng dạy và nhanh chóng gây dựng được danh tiếng. Ngoài dạy ở trường, cậu ta hay được mời đào tạo cho các công ty lớn và trường dạy doanh nhân, riêng thu nhập từ việc đi dạy và viết bài đã đủ để mua nhà mua xe và có một khoảnh tích luỹ kha khá.

Năm 33 tuổi cậu ta lấy vợ (cũng muộn gần như tôi!). Gia đình nhà vợ tương đối khá giả, rất hãnh diện vì anh con rể tài giỏi và cổ vũ cậu bạn tôi ra ngoài tự kinh doanh, cái lý của ông bố vợ cậu ta lúc ấy là “nó dạy được giám đốc thì thừa sức làm giám đốc”. Cậu bạn em tôi xin nghỉ không lương ở trường, ra ngoài lập công ty và sau gần 3 năm thì đốt sạch số tiền tiết kiệm của mình thêm một khoản không nhỏ của nhà vợ, cuối cùng cậu ta quay lại trường và bây giờ thì đã yên tâm giảng dạy. Thật may là hai vợ chồng vẫn rất hạnh phúc.

Trường hợp cậu bạn em tôi ở trên là một trong số rất nhiều minh chứng cho sự thật là, kiến thức kinh tế dù sâu dày đến mấy cũng hoàn toàn không phải là đảm bảo cho kinh doanh thành công. Ở chiều ngược lại chúng ta cũng có thể thấy không ít người, mặc dù không được đào tạo bài bản về kinh tế nhưng lại là những nhà kinh doanh đại tài. Đặc biệt ở vùng Đại Trung Hoa (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài loan) và cả Hàn Quốc, phần lớn các nhà kinh doanh thế hệ trước đều không có điều kiện học hành tử tế, trong đó không ít người thậm chí không học hết phổ thông. Những hạn chế đó không ngăn cản họ trở thành các doanh nhân vĩ đại sau này với các công ty nổi tiếng như Huttchinson (Li Ka Shing), Foxconn (Terry Gou), kể cả Hyundai và Samsung cũng vậy.

Nếu lấy cả các nhà kinh doanh trí thức (như phần lớn các công ty phương Tây ngày nay) ra xem xét thì cũng luôn luôn có một câu hỏi: cho dù các doanh nhân đó là cử nhân, thạc sĩ hay thậm chí tiến sĩ thì cũng có vô số cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ khác cũng giỏi như họ và cũng ôm mộng giàu sang không kém họ, tại sao chỉ có một số ít người thành công? Rõ ràng, ngoài kiến thức ra còn có một điều gì đó rất quan trọng với sự thành công của các doanh nhân mà nếu thiếu nó, kiến thức nhiều đến mấy cũng không đủ.

Tôi chắc rằng đã có không ít các cuốn sách, bài báo nói về vấn đề này. Người ra đã liệt kê rất nhiều yếu tố như sự chăm chỉ, dám làm hay vận may vv… Tuy nhiên theo quan sát của tôi, yếu tố quan trọng nhất làm nên một nhà kinh doanh thành công lại nằm ở một đặc tính khác (mà tôi rất ngạc nhiên không hiểu sao không thấy ai nói tới), đó chính là KHẢ NĂNG NHÌN THẤY TIỀN TỪ TRƯỚC KHI NÓ ĐƯỢC LÀM RA, khác với đại đa số người trong xã hội, kể cả các nhà nghiên cứu kinh tế là họ chỉ nhìn thấy tiền SAU KHI NÓ ĐÃ ĐƯỢC LÀM RA RỒI.

Để cho rõ hơn, hãy lấy ví dụ một bài thơ: Nhà thơ trong một phút xuất thần viết ra một bài thơ hay, nhà phê bình văn học sau đó có thể phân tích bài thơ ở đủ mọi khía cạnh, đến mức bảo nhà thơ tự phân tích cũng không thể được như vậy, nhưng nếu bảo nhà phê bình văn học đi sáng tác thơ thì chắc chắn ông ta không sáng tác được.

Quay lại chủ đề chính, tôi muốn nói rằng nhà kinh doanh cũng đóng vai trò sáng tạo: anh ta phải có khả năng nhìn ra tiền ở nơi mà người khác chưa nhìn ra rồi biến khả năng đó thành hiện thực. Khả năng đó, theo tôi, là khả năng quan trọng nhất quyết định một người có thể trở thành nhà kinh doanh hay không, còn quan trọng hơn cả sự chăm chỉ hay may mắn. Bởi nếu không có khả năng “nhìn ra tiền” thì chăm chỉ đến mấy cũng chỉ là sự chăm chỉ mù quáng, và cũng không thể nhìn ra cơ hội khi có hội đến trong tay.

Mặc dù hơi thô nhưng tôi thấy có một cách hình dung tốt nhất để diễn đạt đặc tính quan trọng này, đó là nhà kinh doanh phải có cái mũi thính đủ để NGỬI RA TIỀN một khi có tiền ở đâu đó trong tầm tay. Năng khiếu này là bẩm sinh, hầu như không thể học hỏi, đào tạo hay tập luyện được. Tính chất “bẩm sinh” của năng khiếu “ngửi ra tiền” giải thích tại sao có những người chỉ tốt nghiệp cấp 2 mà kinh doanh rất giỏi, kể cả trong những lĩnh vực hoàn toàn vượt quá sự đào tạo của họ (tất nhiên họ phải dùng các nhân viên phù hợp). Trong khi không ít thạc sĩ hay tiến sĩ, mặc dù vận dụng đủ mọi mô hình, điều tra và phương pháp, cuối cùng cũng chỉ là ném tiền qua cửa sổ.

Đây là thông điệp, mặc dù có hơi buồn, mà tôi muốn gửi cho các bạn: Vì khả năng ngửi ra tiền là một năng khiếu bẩm sinh nên không phải ai cũng có thể trở thành nhà kinh doanh, hoặc cũng có thể nói phần lớn chúng ta đều không kinh doanh được vì bẩm sinh không có năng khiếu này. Tất nhiên, việc không có khả năng “ngửi ra tiền” không hề là rào cản để các bạn không tham gia vào đời sống kinh tế, mà bạn nên nhận định chính xác về năng khiếu của mình để có lựa chọn thích hợp vì trong các tổ chức kinh tế, không hiếm các vị trí (kể cả các vị trí cao) không cần bạn phải có năng khiếu nhìn ra tiền.

Lại một vấn đề đặt ra ở đây là: làm sao để một người biết mình có năng khiếu kinh doanh hay không? Không hề có một thiết bị hay một phương pháp trắc nghiệm nào có thể chỉ ra được điều đó. Trong đa số trường hợp, một người chỉ nhận ra mình không có năng khiếu kinh doanh sau khi đã đốt rất nhiều tiền của bản thân và gia đình, và tiêu tốn không ít năm tuổi trẻ. Trong các bài viết sau, tôi hy vọng chỉ ra được một nguyên tắc đại loại để bạn có thể tự nhận xét bản thân trước khi quyết định đầu tư vào một công việc nào đó. Việc biết mình không có năng khiếu và không sa đà vào kinh doanh cũng quan trọng không kém việc biết nên kinh doanh như thế nào (với những người có năng khiếu kinh doanh).

Nếu bạn ra bất cứ một hiệu sách nào, bạn cũng có thể thấy vô số sách dạy kinh doanh và dạy làm giàu. Tôi đã xem qua một số trong đó và ấn tượng thực sự không được tốt lắm. Có mấy kiểu như sau: khá nhiều sách nói về làm giàu như một việc tương đối dễ dàng, ai cũng làm được. Một số sách khác thì thuật lại con đường làm giàu của các nhà kinh doanh nổi tiếng thậm chí rất chi tiết, nhưng rốt cuộc lại không hề rút ra những chỉ dẫn hoặc nguyên tắc nào cho độc giả. Một số sách dịch khác cũng có nói đến các nguyên tắc nhưng nói chung lại không phù hợp với Việt nam, cuối cùng cũng chỉ là “đọc để biết vậy” (chẳng hạn như cuốn Tôn Tử binh pháp trong kinh doanh, nghe thì hay nhưng thực sự không vận dụng được).

Trở lại với chủ đề bài viết, đâu là những phẩm chất làm nên một nhà kinh doanh thành công? Như đã nói ở trên, tôi cho rằng năng khiếu “nhìn ra tiền” hay “ngửi ra tiền” là yếu tố quan trọng nhất quyết định một người CÓ THỂ trở thành nhà kinh doanh hay không. Tất nhiên đó mới là điều kiện cần, bởi nếu muốn biến cơ hội thành hiện thực, nhà kinh doanh cần có thêm một số những phẩm chất khác.

Trang điện tử vnexpress cách đây mấy hôm có đăng một bài dịch “Người giàu thành công nhờ đâu” trong đó có nêu những yếu tố mà những người kinh doanh giàu có ở Mỹ cho là quyết định để họ thành công, theo thứ tự là: 1. Chăm chỉ (quyết định nhất); 2. Giáo dục; 3. Chấp nhận rủi ro; 4. Tiết kiệm; 5. May mắn. Chiếu theo liệt kê này thì hình như chúng ta ai cũng có thể kinh doanh thành công được vì yếu tố bất định nhất là may mắn lại xếp ở tận thứ năm, nghĩa là không có vai trò quá lớn.

Rất tiếc là dù ở Mỹ hay Việt nam thì đều không phải như vậy. Mặc dù hầu hết chúng ta đều chăm chỉ, có giáo dục. sẵn sàng chấp nhận rủi ro và hết sức tiết kiệm thì số người kinh doanh thành công vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội. Vì vậy tôi có thể nói chắc với các bạn rằng liệt kê ở trên không sai hoàn toàn nhưng cũng hoàn toàn không đúng. Theo tôi thì vì lý do ngoại giao nên những người giàu ở Mỹ mới đưa ra một liệt kê như vậy, chứ theo tôi thì ngài Warren Buffet chẳng hạn chỉ cần nói một cách đơn giản “Tôi giàu, vì tôi giỏi hơn các vị!” Ở đây tôi sẽ đưa ra một liệt kê khác, dựa trên kinh nghiệm của chính tôi. Các bạn có thể tin rằng liệt kê của tôi là đúng vì tôi không cần ngoại giao, cũng không có ý định động viên ai, bởi quan điểm của tôi rất rõ ràng: Chỉ một số trong chúng ta có năng khiếu kinh doanh.

(còn tiếp)
 

vuonganh

Xe buýt
Biển số
OF-25585
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
679
Động cơ
502,720 Mã lực
Đồng câu hỏi như của cụ Vu Hai Đang, cụ rachfan cho em hỏi thêm là, trong giai đoạn đầu, cụ lo được mặt bằng nhà xưởng như thế nào? Hiện tại, để khởi nghiệp, đi thuê xưởng gia công, cũng phải 10-20 triệu/ tháng. Điều này cộng với đầu tư máy móc thì quả là cần 1 lượng vốn lớn. Cụ đã giải quyết vấn đề đấy như nào ạ?
Bí quyết thành công thì khó chia sẻ đc lắm. Em nghĩ cụ rach không đi theo con đường này của cụ. Cụ ấy dựng cờ khi đã bảo đảm đầu ra
 

SoAnt

Xe hơi
Biển số
OF-412135
Ngày cấp bằng
22/3/16
Số km
180
Động cơ
225,162 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà nội
Website
www.hanoimopet.com
Em ngưỡng mộ cụ thật! Nhà em có cuộc sống khá thanh bình nhưng ví chả bap giờ có tiền!
 

rongnho

Xe tăng
Biển số
OF-15784
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
1,332
Động cơ
532,187 Mã lực
Về cơ bản cách thức làm giàu có trong quyển sách đắc nhân tâm + thực hành mấy chữ Nhân Lễ Nghĩa Chí Tín + đọc một số sách về tình báo + kiến thức xã hội + kiến thức kinh tế + kiến thức chuyên môn + một số cá tính cần có.
Em chém.
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Về cơ bản cách thức làm giàu có trong quyển sách đắc nhân tâm + thực hành mấy chữ Nhân Lễ Nghĩa Chí Tín + đọc một số sách về tình báo + kiến thức xã hội + kiến thức kinh tế + kiến thức chuyên môn + một số cá tính cần có.
Em chém.
Em thấy quyển sách này vô cùng giả dối cụ ạ ;)) . Cứ đúng tâm mình mà làm , sao phải theo thằng nào . Đọc cái này lại suy ra cái đểu cáng của lưu bị :)) .
Mà cụ chủ táo bón thật đấy , khéo bệnh nặng lại khổ .
 

xuanlucvks

Xe tải
Biển số
OF-210234
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
431
Động cơ
319,720 Mã lực
Em đã từng đọc bài của bác hook từ thời sinh viên. Bài đó đã thay đổi hoàn toàn tư duy của em lúc đó, làm thay đổi cả hướng đi của em từ đó đến giờ. Đã 5 năm từ khi đọc bài đó em vẫn đang âm thầm thực hiện kế hoạch lớn lao mà em đang ấp ủ sau khi thay đổi tư duy. Cũng thỉnh thoảng ghé qua mà k thấy cụ hook chia se tiếp. Giờ may mắn lại được bài chia sẻ của cụ. Thật sự sau khi đọc bài của cụ em lại càng thêm quyết tâm, thêm động lực để dấn thân vào kế hoạch đó. Vì hoàn cảnh của cụ rất rất giống em.
Bố mẹ em đều là những người học xuất xắc thời trẻ, bố em là 1 trong những người đạt học sinh giỏi tỉnh thời ấy, duy nhất ông làm được bài toán khó nhất trong đề thi với cách giải thông minh thời bấy giờ. Ông vẫn kể lại như là chiến tích huy hoàng với em. Nhưng sau đó cả 2 ông bà cũng chỉ là giáo viên cấp 2 ở xã, bao năm nghèo khó phấn đấu giờ cũng làm được chức hiệu trưởng có tiếng mà chả có miếng. Từ nhỏ em được ông bà định hướng tương tự như vậy, học giỏi, đỗ đại học, đi làm thuê, phấn đấu lên chức. Em sẽ nghĩ mình như thế và sẽ làm như thế nếu không có những bài viết như của cụ hook. Em sinh viên nghèo ra trường vẫn đi làm thuê giống cụ, nhưng em lại kinh doanh ngoài, em kinh doanh đủ ngành, (gian hàng trên of chỉ là phụ mới mở cho vợ làm thôi). Sau 5 năm cũng đã lên phó phòng, cũng có nhà, có xe, cuộc sống có thể nói là đủ sống an nhàn. Nhưng em chưa bao giờ nguôi thực hiện kế hoạch lớn lao khi xưa. Em vẫn đàng cày tiền làm vốn, vẫn không ngừng học tập nâng cao chuyên môn (vừa tốt nghiệp thạc sĩ và vẫn đang tự học tiếng anh), em vẫn dậy lúc 6h sáng về nhà lúc 21h đêm và đi ngủ lúc 1h sáng, từ thứ 2 đến chủ nhật, ngày nào cũng vậy. Em mới 28 tuổi, còn rất trẻ, em thực sự rất muốn được học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp của cụ. Rất mong cụ có thể chia sẻ hết và không drop. Hi vọng 1 ngày nào đó có thể được như cụ và cụ hook, lại kể lại kinh nghiệm của 1 người đi trước có quá khứ giống các cụ. Kính cụ
Cụ bằng tuổi em. Em giờ thì chỉ có vợ, 1 F1 chuẩn bị ra lò, chưa có gì cả.
Và đọc chia sẻ của cụ em mới thấy em lười, sáng 7h dậy, đếm 11-12h ngủ, chiều 5-6h về. Không học hành thêm, không nghiên cứu thêm cái gì.
Và đặc biệt chưa biết bắt đầu từ đâu để khởi đầu :(
 

giacatnhulai

Đi bộ
Biển số
OF-427666
Ngày cấp bằng
6/6/16
Số km
3
Động cơ
216,030 Mã lực
Tuổi
30
trong khi đợi cụ chủ thớt xuất hiện , cháu tương một đoạn từ trên WTT của thuyền trưởng Hook các cụ nhấm nháp tạm cho đỡ vã ;

II. NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI KINH DOANH HAY ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA MỘT NHÀ KINH DOANH THÀNH CÔNG VÀ MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU KINH TẾ GIỎI

Em gái tôi có một cậu bạn học rất giỏi, làm tiến sĩ kinh tế ở Úc, sau đó về Việt nam giảng dạy và nhanh chóng gây dựng được danh tiếng. Ngoài dạy ở trường, cậu ta hay được mời đào tạo cho các công ty lớn và trường dạy doanh nhân, riêng thu nhập từ việc đi dạy và viết bài đã đủ để mua nhà mua xe và có một khoảnh tích luỹ kha khá.

Năm 33 tuổi cậu ta lấy vợ (cũng muộn gần như tôi!). Gia đình nhà vợ tương đối khá giả, rất hãnh diện vì anh con rể tài giỏi và cổ vũ cậu bạn tôi ra ngoài tự kinh doanh, cái lý của ông bố vợ cậu ta lúc ấy là “nó dạy được giám đốc thì thừa sức làm giám đốc”. Cậu bạn em tôi xin nghỉ không lương ở trường, ra ngoài lập công ty và sau gần 3 năm thì đốt sạch số tiền tiết kiệm của mình thêm một khoản không nhỏ của nhà vợ, cuối cùng cậu ta quay lại trường và bây giờ thì đã yên tâm giảng dạy. Thật may là hai vợ chồng vẫn rất hạnh phúc.

Trường hợp cậu bạn em tôi ở trên là một trong số rất nhiều minh chứng cho sự thật là, kiến thức kinh tế dù sâu dày đến mấy cũng hoàn toàn không phải là đảm bảo cho kinh doanh thành công. Ở chiều ngược lại chúng ta cũng có thể thấy không ít người, mặc dù không được đào tạo bài bản về kinh tế nhưng lại là những nhà kinh doanh đại tài. Đặc biệt ở vùng Đại Trung Hoa (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài loan) và cả Hàn Quốc, phần lớn các nhà kinh doanh thế hệ trước đều không có điều kiện học hành tử tế, trong đó không ít người thậm chí không học hết phổ thông. Những hạn chế đó không ngăn cản họ trở thành các doanh nhân vĩ đại sau này với các công ty nổi tiếng như Huttchinson (Li Ka Shing), Foxconn (Terry Gou), kể cả Hyundai và Samsung cũng vậy.

Nếu lấy cả các nhà kinh doanh trí thức (như phần lớn các công ty phương Tây ngày nay) ra xem xét thì cũng luôn luôn có một câu hỏi: cho dù các doanh nhân đó là cử nhân, thạc sĩ hay thậm chí tiến sĩ thì cũng có vô số cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ khác cũng giỏi như họ và cũng ôm mộng giàu sang không kém họ, tại sao chỉ có một số ít người thành công? Rõ ràng, ngoài kiến thức ra còn có một điều gì đó rất quan trọng với sự thành công của các doanh nhân mà nếu thiếu nó, kiến thức nhiều đến mấy cũng không đủ.

Tôi chắc rằng đã có không ít các cuốn sách, bài báo nói về vấn đề này. Người ra đã liệt kê rất nhiều yếu tố như sự chăm chỉ, dám làm hay vận may vv… Tuy nhiên theo quan sát của tôi, yếu tố quan trọng nhất làm nên một nhà kinh doanh thành công lại nằm ở một đặc tính khác (mà tôi rất ngạc nhiên không hiểu sao không thấy ai nói tới), đó chính là KHẢ NĂNG NHÌN THẤY TIỀN TỪ TRƯỚC KHI NÓ ĐƯỢC LÀM RA, khác với đại đa số người trong xã hội, kể cả các nhà nghiên cứu kinh tế là họ chỉ nhìn thấy tiền SAU KHI NÓ ĐÃ ĐƯỢC LÀM RA RỒI.

Để cho rõ hơn, hãy lấy ví dụ một bài thơ: Nhà thơ trong một phút xuất thần viết ra một bài thơ hay, nhà phê bình văn học sau đó có thể phân tích bài thơ ở đủ mọi khía cạnh, đến mức bảo nhà thơ tự phân tích cũng không thể được như vậy, nhưng nếu bảo nhà phê bình văn học đi sáng tác thơ thì chắc chắn ông ta không sáng tác được.

Quay lại chủ đề chính, tôi muốn nói rằng nhà kinh doanh cũng đóng vai trò sáng tạo: anh ta phải có khả năng nhìn ra tiền ở nơi mà người khác chưa nhìn ra rồi biến khả năng đó thành hiện thực. Khả năng đó, theo tôi, là khả năng quan trọng nhất quyết định một người có thể trở thành nhà kinh doanh hay không, còn quan trọng hơn cả sự chăm chỉ hay may mắn. Bởi nếu không có khả năng “nhìn ra tiền” thì chăm chỉ đến mấy cũng chỉ là sự chăm chỉ mù quáng, và cũng không thể nhìn ra cơ hội khi có hội đến trong tay.

Mặc dù hơi thô nhưng tôi thấy có một cách hình dung tốt nhất để diễn đạt đặc tính quan trọng này, đó là nhà kinh doanh phải có cái mũi thính đủ để NGỬI RA TIỀN một khi có tiền ở đâu đó trong tầm tay. Năng khiếu này là bẩm sinh, hầu như không thể học hỏi, đào tạo hay tập luyện được. Tính chất “bẩm sinh” của năng khiếu “ngửi ra tiền” giải thích tại sao có những người chỉ tốt nghiệp cấp 2 mà kinh doanh rất giỏi, kể cả trong những lĩnh vực hoàn toàn vượt quá sự đào tạo của họ (tất nhiên họ phải dùng các nhân viên phù hợp). Trong khi không ít thạc sĩ hay tiến sĩ, mặc dù vận dụng đủ mọi mô hình, điều tra và phương pháp, cuối cùng cũng chỉ là ném tiền qua cửa sổ.

Đây là thông điệp, mặc dù có hơi buồn, mà tôi muốn gửi cho các bạn: Vì khả năng ngửi ra tiền là một năng khiếu bẩm sinh nên không phải ai cũng có thể trở thành nhà kinh doanh, hoặc cũng có thể nói phần lớn chúng ta đều không kinh doanh được vì bẩm sinh không có năng khiếu này. Tất nhiên, việc không có khả năng “ngửi ra tiền” không hề là rào cản để các bạn không tham gia vào đời sống kinh tế, mà bạn nên nhận định chính xác về năng khiếu của mình để có lựa chọn thích hợp vì trong các tổ chức kinh tế, không hiếm các vị trí (kể cả các vị trí cao) không cần bạn phải có năng khiếu nhìn ra tiền.

Lại một vấn đề đặt ra ở đây là: làm sao để một người biết mình có năng khiếu kinh doanh hay không? Không hề có một thiết bị hay một phương pháp trắc nghiệm nào có thể chỉ ra được điều đó. Trong đa số trường hợp, một người chỉ nhận ra mình không có năng khiếu kinh doanh sau khi đã đốt rất nhiều tiền của bản thân và gia đình, và tiêu tốn không ít năm tuổi trẻ. Trong các bài viết sau, tôi hy vọng chỉ ra được một nguyên tắc đại loại để bạn có thể tự nhận xét bản thân trước khi quyết định đầu tư vào một công việc nào đó. Việc biết mình không có năng khiếu và không sa đà vào kinh doanh cũng quan trọng không kém việc biết nên kinh doanh như thế nào (với những người có năng khiếu kinh doanh).

Nếu bạn ra bất cứ một hiệu sách nào, bạn cũng có thể thấy vô số sách dạy kinh doanh và dạy làm giàu. Tôi đã xem qua một số trong đó và ấn tượng thực sự không được tốt lắm. Có mấy kiểu như sau: khá nhiều sách nói về làm giàu như một việc tương đối dễ dàng, ai cũng làm được. Một số sách khác thì thuật lại con đường làm giàu của các nhà kinh doanh nổi tiếng thậm chí rất chi tiết, nhưng rốt cuộc lại không hề rút ra những chỉ dẫn hoặc nguyên tắc nào cho độc giả. Một số sách dịch khác cũng có nói đến các nguyên tắc nhưng nói chung lại không phù hợp với Việt nam, cuối cùng cũng chỉ là “đọc để biết vậy” (chẳng hạn như cuốn Tôn Tử binh pháp trong kinh doanh, nghe thì hay nhưng thực sự không vận dụng được).

Trở lại với chủ đề bài viết, đâu là những phẩm chất làm nên một nhà kinh doanh thành công? Như đã nói ở trên, tôi cho rằng năng khiếu “nhìn ra tiền” hay “ngửi ra tiền” là yếu tố quan trọng nhất quyết định một người CÓ THỂ trở thành nhà kinh doanh hay không. Tất nhiên đó mới là điều kiện cần, bởi nếu muốn biến cơ hội thành hiện thực, nhà kinh doanh cần có thêm một số những phẩm chất khác.

Trang điện tử vnexpress cách đây mấy hôm có đăng một bài dịch “Người giàu thành công nhờ đâu” trong đó có nêu những yếu tố mà những người kinh doanh giàu có ở Mỹ cho là quyết định để họ thành công, theo thứ tự là: 1. Chăm chỉ (quyết định nhất); 2. Giáo dục; 3. Chấp nhận rủi ro; 4. Tiết kiệm; 5. May mắn. Chiếu theo liệt kê này thì hình như chúng ta ai cũng có thể kinh doanh thành công được vì yếu tố bất định nhất là may mắn lại xếp ở tận thứ năm, nghĩa là không có vai trò quá lớn.

Rất tiếc là dù ở Mỹ hay Việt nam thì đều không phải như vậy. Mặc dù hầu hết chúng ta đều chăm chỉ, có giáo dục. sẵn sàng chấp nhận rủi ro và hết sức tiết kiệm thì số người kinh doanh thành công vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội. Vì vậy tôi có thể nói chắc với các bạn rằng liệt kê ở trên không sai hoàn toàn nhưng cũng hoàn toàn không đúng. Theo tôi thì vì lý do ngoại giao nên những người giàu ở Mỹ mới đưa ra một liệt kê như vậy, chứ theo tôi thì ngài Warren Buffet chẳng hạn chỉ cần nói một cách đơn giản “Tôi giàu, vì tôi giỏi hơn các vị!” Ở đây tôi sẽ đưa ra một liệt kê khác, dựa trên kinh nghiệm của chính tôi. Các bạn có thể tin rằng liệt kê của tôi là đúng vì tôi không cần ngoại giao, cũng không có ý định động viên ai, bởi quan điểm của tôi rất rõ ràng: Chỉ một số trong chúng ta có năng khiếu kinh doanh.

(còn tiếp)
bác post lên nữa đi...em chưa đọc bài của bác hôk bao giờ
 

LehmanBrothers

Xe điện
Biển số
OF-319362
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
2,227
Động cơ
314,366 Mã lực
Nơi ở
Phố Hàm Nghi - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Hy vọng thớt cụ chủ khác với thớt cụ gì đó bên lamchame : khi kể lập nghiệp thì hào hứng, gay cấn bao nhiêu nhưng đến đoạn lấy vợ tán gái thì nhùng nhằng thật, rối như tơ :D .

Em thì ủng hộ cho tinh thần chia sẻ để cổ vũ các thế hệ doanh nhân chúng ta, giống như người Anh từng nói : chúng ta sẽ mạnh hơn khi chúng ta tới nơi . Không làm đến cùng sẽ không bao giờ có bản lĩnh và thành quả. Nhiều người cứ mở miệng ra kêu khổ hay đổ lỗi cho hoàn cảnh mà ko tìm cách cải tạo nó, cứ muốn VN giàu như Nhật như Mỹ để nhà thân thì chả bao giờ họ được đứng trong cái đám đông của dân tộc đó cả.
 

LehmanBrothers

Xe điện
Biển số
OF-319362
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
2,227
Động cơ
314,366 Mã lực
Nơi ở
Phố Hàm Nghi - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Một vài cụ bảo rằng không thằng nào kiếm được tiền mà lại chịu lộ ra nó kiếm tiền như thế nào, đúng là như vậy. Có thể tôi đã khinh suất và bốc đồng khi định kể lại chuyện lập nghiệp của mình, nhưng sự thực là khi nhìn xung quanh và đọc trên mạng, tôi cảm thấy rất bứt rứt vì hình như người Việt nam đang đi sai đường. Ai có tí tiền cũng nhao đi buôn, hầu như bỏ qua sản xuất, trong khi sản xuất mới là gốc của mọi của cải. Cho nên với một chút thiện ý và tâm huyết còn sót lại, tôi cũng liều mở thớt này dù biết có thế mình sẽ bị lộ vài bí mật làm ăn.
...etc .
Em cho rằng ai cũng buôn là do kte đang mở nên buôn thương mại "nho nhỏ" thôi, còn về sx thì làm đc ko dễ do ta thiếu nền tảng kiểu tri thức cơ bản, nên ko mạnh về kĩ thuật, sáng tạo kiểu đức, hà lan, mỹ... dù đóng góp của họ về làm dịch vụ khá cao chứ ko hẳn sx.
 

turnviet

Xe lăn
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
10,375
Động cơ
475,774 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Cụ kể kinh nghiệm chống lại bọn cướp ngày như nào đi. Nhất là đoạn mới lập nghiệp. Em biết nhiều cụ khởi nghiệp thành công mà đành đầu hàng bọn chúng, vì chúng quá đông và nguy hiểm :D
Cụ rảnh chia sẻ em đoạn này ! Kiểu nuôi lớn rồi thịt sợ lắm !
 

Baby Ngọc Anh

Xe tăng
Biển số
OF-299525
Ngày cấp bằng
24/11/13
Số km
1,702
Động cơ
325,699 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Đoán như thế là cụ nhận xét không tinh rồi. Tôi đã đọc topic của đại ka Húc, có mấy thứ các cụ có thể thấy ngay là tôi khác bác Húc:

- Bác Húc hơn tuổi tôi, bác ấy lấy vợ năm 2010 lúc 40 tuổi, tôi thì năm nay mới 40
- Bác Húc được đi học nước ngoài, tôi thì học trong nước (thậm chí còn chưa hết đại học)
- Bác Húc làm hoá chất, tôi làm cơ khí
- Bác Húc có vẻ là người chỉn chu và đa cảm, tôi thì bựa hơn bác ấy nhiều

Tóm lại tôi không phải là bác Húc, hình như chỉ có đúng một cái tôi giống bác ấy là đều khởi đầu bằng bán hàng, nhưng tôi phải đi làm thuê chứ ko làm chủ được như đại ka.

Trở lại chuyện chính. Nói rằng bố mẹ tôi không để lại gì cho tôi thì cũng không phải, ít nhất tôi cũng thừa kế được 2 gen tốt của các cụ. Đó là óc toán của mẹ và khiếu ngoại ngữ của bố. Nghĩ lại thì đó là hai cái chính giúp tôi thành công như bây giờ.

Nhưng có một cái tôi làm được hơn các cụ, mà hai cái này cũng là bẩm sinh, không biết tôi có kế thừa của ông bà cụ kỵ nào không. Tôi bàn kỹ hơn vì thấy nó rất quan trọng với nghề kinh doanh:

Một là KHẢ NĂNG LÀM TOÁN CHỦ ĐỘNG, nghĩa là tự đặt ra bài toán và tự giải được bài toán cho mình. Khác với người làm toán bị động, nghĩa là chỉ có thể giải các bài toán do người khác đặt ra. Bố mẹ tôi cả đời không bao giờ tự đặt ra bài toán nào mà chỉ bị động theo sự sắp xếp của nhà nước. Người chỉ biết giải toán bị động thì có giỏi đến mấy, cả đời cũng chỉ đi làm thuê.

Khả năng làm toán chủ động, tôi thấy là năng lực lớn nhất đòi hỏi ở một nhà kinh doanh. Vì kinh doanh là đi vào những con đường chưa ai đi. Nếu anh không tự nhìn ra vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề thì ai sẽ làm hộ anh được? Có một câu tôi muốn khuyên các cụ là khi bắt đầu kinh doanh, đừng bao giờ hỏi ai là tôi sẽ làm gì, tôi làm cái này có được không. Bài toán đo chính các cụ phải tự giải.

Thứ hai là Ý CHÍ ĐI ĐẾN TẬN CÙNG VẤN ĐỀ. Tôi không chấp nhận những hiểu biết nửa vời mà từ bé đã luôn luôn muốn đi xa hơn những kiến thức trong sách báo. Vào đại học sau bài giảng tôi hỏi rất nhiều, đến mức bị thầy ghét. Cuối cùng tôi chán đại học vì thấy nó nhồi nhét và hèn nhát quá, và tự tìm đọc và học bên ngoài. Nhưng nhờ tâm thế suy nghĩ độc lập như thế mà tôi nhận ra nhiều điều trước thời đại, cũng là một yếu tố giúp tôi thành công.

Trở lại năm đầu đại học. Tôi đã nói là tôi vùi đầu vào học tiếng Anh. Suy nghĩ của tôi lúc ấy rất đơn giản, mở cửa làm ăn với phương Tây thì không biết tiếng Anh không được, mà phải biết thành thạo chứ không phải cái thứ tiếng Anh giả cầy ở các trung tâm ngoại ngữ. Tôi vẫn học tiếng Anh ở trung tâm nhưng ngoài ra còn tự học thêm, mấy quyển tiếng Anh thư tín thương mại tôi gần như thuộc lòng, hàng tuần còn ra Bờ hồ nghiến răng mua tạp chí The Economist về học tiếng Anh chính gốc, rồi tự học phát âm theo băng đến khản cả cổ. Đến giữa năm thứ hai tôi đã đọc viết và giao tiếp tiếng Anh thoải mái, không ngờ chỉ một ít sau là tôi đã dùng được nó để kiếm cơm.

Về chương trình học kinh tế lúc bấy giờ thì như tôi đã nói, lộn xộn và hèn nhát. Với khả năng suy nghĩ độc lập của mình, tôi nhận ra ngay những tự mâu thuẫn trong các “kiến thức” được giảng dạy. Đến lúc lên hỏi thì các thầy hoặc né tránh, hoặc át đi kiểu cả vú lấp miệng em. Tôi lại tự học bằng cách lên cày thư viện, đọc cả ****** của Mác và Giáo trình kinh tế của Samuelson.
Cụ chủ nghiên cứu kỹ quá ah!
 

tuananh072012

Xe điện
Biển số
OF-331188
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
2,563
Động cơ
307,842 Mã lực
cụ chủ có tư tưởng rất khủng , ngoài ra cụ còn nhuần nhuyễn chiêu bật tường , là cháu dự thế
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Khoảng nửa học kỳ 2 năm thứ nhất thì tôi bắt đầu thấy mình trẻ trâu. Đâm đầu đi hỏi những thứ mà các thầy cũng cóc biết hoặc đíu dám trả lời. Nói về kinh tế chính trị Mác Lê thì tréo ngoe với kinh tế kiểu mới, còn kinh tế tư bản thì nói trắng ra là tôi còn biết nhiều hơn, vì tôi đọc được tiếng Anh. Tóm lại là từ đó tôi ko hỏi nữa mà bắt đầu tự suy nghĩ xem chính xác là mình nên học cái gì.

Hè năm thứ nhất tôi ko về nhà mà đạp xe loanh quanh đi xin việc. Giống như rất nhiều sinh viên, tôi cố tìm những bar pub có khách nước ngoài để may ra có cơ hội giao tiếp. Lúc đó tôi mới biết được một tai hại là mình gầy và trông xuềnh xoàng quá, và cái giọng tôi nói trắng ra là đặc nhà quê. Có mấy nơi từ chối khéo bằng cách bảo liên hệ sau nhưng tôi biết ngay là họ không định nhận, chỉ có một bà chị ở cái bar ở phố Hàng Lược (tôi quên tên rồi) thì nói thẳng chị không nhận em vì ngoại hình và giọng của em không đạt. Lúc ấy tôi mới giật mình nhận ra mình vẫn còn quá nhiều thứ phải bổ sung nếu muốn tồn tại trong cuộc cạnh tranh.

Cuối cùng tôi không đi làm ở đâu cả mà tiếp tục tự đọc, tự học tiếng Anh, nhưng chủ yếu là ăn và tập. Sân tập chạy và phòng thể hình thì không thiếu, 1 tháng có 60 ngàn (tất nhiên là phòng tập lúc ấy kém xa so với phòng gym bây giờ). Kết quả sau 7 tháng tôi lên 12 cân, cơ tay cơ bụng đủ cả. Nhưng cái làm tôi bứt rứt nhất là vẫn chưa tự tay làm ra được đồng nào, tiền ăn tiền tập toàn xin bố mẹ.

Đó chính là lý do hồi giữa năm thứ hai tôi lấn cấn mãi không dám bỏ học đi làm. Ý nghĩ bỏ học đi làm tôi đã có từ lâu khi thấy chương trình quá vô bổ. Hai cái tạm gọi là hữu ích là lý thuyết giá trị và lý thuyết cung cầu thì chỉ cần 1 tháng là đủ. Còn bao nhiêu kiến thúc cần thiết như cấu trúc và hoạt động một công ty, cấu trúc và vận hành của nền kinh tế, tình trạng cung cầu ở Việt nam và thế giới vv… thì không ai dạy, tôi hỏi mượn sách năm trên đọc cũng không có. Mấy cuốn giáo trình năm trên tôi cày 2 tháng là xong, từ lúc đó tôi bắt đầu chính thức chán đại học.

Vào học đại học mới thấy sinh viên VN nói chung quá lười. Chỉ đến kỳ thi mới vắt chân lên ôn, còn lại toàn lươn khươn rượu chè tá lả. Tôi thực chất chỉ là thằng bé nhà quê ra, chưa hiểu gì về đời nhưng ngay lúc đấy đã có một điều chắc rằng người ta không thể thành công nếu cứ sống dặt dẹo như vậy. Dần dần tôi bị coi là thằng hâm và bị bỏ qua trong hầu hết các dịp, thế cũng cái cái hay là không bị quấy rầy, cứ thế sống theo kiểu của mình.

Nhưng có một cái mà chúng nó không thể bỏ qua, đó là tiếng Anh của tôi khá quá. Hai thằng cùng phòng nhờ tôi dạy thêm tiếng Anh, và tôi cũng chỉ chơi với mấy thằng đó. Không ngờ bước đầu tiên tự lập của tôi lại từ đấy mà ra.

Cuối năm 96 một trong hai thằng bạn tôi dạy tiếng Anh rủ tôi lên Hàng Buồm chơi nhà bà trẻ của nó. Hàng Buồm chắc nhiều cụ biết, là phố bán bánh kẹo rượu sữa của Hà nội. Bà trẻ thằng bạn tôi có một cửa hàng vào loại khá, tính bà rất xởi lởi, thấy hai thằng lên nhét ngay cho hai lon cô ca và một gói kẹo ngoại giải ngố.

Hôm ấy là chiều thứ bảy khá đông khách, tôi ngồi xem cảnh mua bán một lát thì nhận ra một thiếu sót của cửa hàng, thậm chí của cả phố, đó là bán hàng thực phẩm nhập khẩu nhưng sản phẩm không có hướng dẫn tiếng Việt, cũng không có ai đọc được tiếng Anh để nói cho khách. Bánh kẹo thì không có chuyện gì, nhưng sữa bột thì chắc là không đơn giản. Vừa nghĩ xong thì đúng là có một cụ chừng hơn 50 đến hỏi về sữa cho trẻ em khó tiêu. Sữa thì có hàng nhưng dùng thế nào, phải chú ý cái gì thì cóc ai biết.

Lúc ấy tôi mới thử ra đọc nhãn tiếng Anh xong dịch cho bác già nghe, sau đó dùng ít kiến thức lỗ mỗ về dinh dưỡng trẻ em “bàn bạc” với bác ta một lúc, cuối cùng bán được cho đại ka 2 hộp. Thế là bà trẻ lôi một đống nhãn hàng ra bắt tôi dịch, thậm chí cả mỹ phẩm gửi từ Đức về cũng bắt đọc làm thằng bé ngớ hết người. Kết quả là chiều muộn hai thằng mới về sau khi đánh một bữa no và đem theo một đống kẹo bánh.
 

lequochuy

Xe buýt
Biển số
OF-331935
Ngày cấp bằng
20/8/14
Số km
789
Động cơ
289,541 Mã lực
Khoảng nửa học kỳ 2 năm thứ nhất thì tôi bắt đầu thấy mình trẻ trâu. Đâm đầu đi hỏi những thứ mà các thầy cũng cóc biết hoặc đíu dám trả lời. Nói về kinh tế chính trị Mác Lê thì tréo ngoe với kinh tế kiểu mới, còn kinh tế ****** thì nói trắng ra là tôi còn biết nhiều hơn, vì tôi đọc được tiếng Anh. Tóm lại là từ đó tôi ko hỏi nữa mà bắt đầu tự suy nghĩ xem chính xác là mình nên học cái gì.

Hè năm thứ nhất tôi ko về nhà mà đạp xe loanh quanh đi xin việc. Giống như rất nhiều sinh viên, tôi cố tìm những bar pub có khách nước ngoài để may ra có cơ hội giao tiếp. Lúc đó tôi mới biết được một tai hại là mình gầy và trông xuềnh xoàng quá, và cái giọng tôi nói trắng ra là đặc nhà quê. Có mấy nơi từ chối khéo bằng cách bảo liên hệ sau nhưng tôi biết ngay là họ không định nhận, chỉ có một bà chị ở cái bar ở phố Hàng Lược (tôi quên tên rồi) thì nói thẳng chị không nhận em vì ngoại hình và giọng của em không đạt. Lúc ấy tôi mới giật mình nhận ra mình vẫn còn quá nhiều thứ phải bổ sung nếu muốn tồn tại trong cuộc cạnh tranh.

Cuối cùng tôi không đi làm ở đâu cả mà tiếp tục tự đọc, tự học tiếng Anh, nhưng chủ yếu là ăn và tập. Sân tập chạy và phòng thể hình thì không thiếu, 1 tháng có 60 ngàn (tất nhiên là phòng tập lúc ấy kém xa so với phòng gym bây giờ). Kết quả sau 7 tháng tôi lên 12 cân, cơ tay cơ bụng đủ cả. Nhưng cái làm tôi bứt rứt nhất là vẫn chưa tự tay làm ra được đồng nào, tiền ăn tiền tập toàn xin bố mẹ.

Đó chính là lý do hồi giữa năm thứ hai tôi lấn cấn mãi không dám bỏ học đi làm. Ý nghĩ bỏ học đi làm tôi đã có từ lâu khi thấy chương trình quá vô bổ. Hai cái tạm gọi là hữu ích là lý thuyết giá trị và lý thuyết cung cầu thì chỉ cần 1 tháng là đủ. Còn bao nhiêu kiến thúc cần thiết như cấu trúc và hoạt động một công ty, cấu trúc và vận hành của nền kinh tế, tình trạng cung cầu ở Việt nam và thế giới vv… thì không ai dạy, tôi hỏi mượn sách năm trên đọc cũng không có. Mấy cuốn giáo trình năm trên tôi cày 2 tháng là xong, từ lúc đó tôi bắt đầu chính thức chán đại học.

Vào học đại học mới thấy sinh viên VN nói chung quá lười. Chỉ đến kỳ thi mới vắt chân lên ôn, còn lại toàn lươn khươn rượu chè tá lả. Tôi thực chất chỉ là thằng bé nhà quê ra, chưa hiểu gì về đời nhưng ngay lúc đấy đã có một điều chắc rằng người ta không thể thành công nếu cứ sống dặt dẹo như vậy. Dần dần tôi bị coi là thằng hâm và bị bỏ qua trong hầu hết các dịp, thế cũng cái cái hay là không bị quấy rầy, cứ thế sống theo kiểu của mình.

Nhưng có một cái mà chúng nó không thể bỏ qua, đó là tiếng Anh của tôi khá quá. Hai thằng cùng phòng nhờ tôi dạy thêm tiếng Anh, và tôi cũng chỉ chơi với mấy thằng đó. Không ngờ bước đầu tiên tự lập của tôi lại từ đấy mà ra.

Cuối năm 96 một trong hai thằng bạn tôi dạy tiếng Anh rủ tôi lên Hàng Buồm chơi nhà bà trẻ của nó. Hàng Buồm chắc nhiều cụ biết, là phố bán bánh kẹo rượu sữa của Hà nội. Bà trẻ thằng bạn tôi có một cửa hàng vào loại khá, tính bà rất xởi lởi, thấy hai thằng lên nhét ngay cho hai lon cô ca và một gói kẹo ngoại giải ngố.

Hôm ấy là chiều thứ bảy khá đông khách, tôi ngồi xem cảnh mua bán một lát thì nhận ra một thiếu sót của cửa hàng, thậm chí của cả phố, đó là bán hàng thực phẩm nhập khẩu nhưng sản phẩm không có hướng dẫn tiếng Việt, cũng không có ai đọc được tiếng Anh để nói cho khách. Bánh kẹo thì không có chuyện gì, nhưng sữa bột thì chắc là không đơn giản. Vừa nghĩ xong thì đúng là có một cụ chừng hơn 50 đến hỏi về sữa cho trẻ em khó tiêu. Sữa thì có hàng nhưng dùng thế nào, phải chú ý cái gì thì cóc ai biết.

Lúc ấy tôi mới thử ra đọc nhãn tiếng Anh xong dịch cho bác già nghe, sau đó dùng ít kiến thức lỗ mỗ về dinh dưỡng trẻ em “bàn bạc” với bác ta một lúc, cuối cùng bán được cho đại ka 2 hộp. Thế là bà trẻ lôi một đống nhãn hàng ra bắt tôi dịch, thậm chí cả mỹ phẩm gửi từ Đức về cũng bắt đọc làm thằng bé ngớ hết người. Kết quả là chiều muộn hai thằng mới về sau khi đánh một bữa no và đem theo một đống kẹo bánh.
Cảm ơn cụ. Em hóng tiếp ạ.
 

runan89

Xe hơi
Biển số
OF-423937
Ngày cấp bằng
21/5/16
Số km
110
Động cơ
218,600 Mã lực
Tuổi
35
không uổng công hóng mãi. cảm ơn cụ chủ tóp
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top