Làm cơ khí xuất khẩu đâu dễ
Nhìn vào doanh thu và lợi nhuận khả năng là thớt làm phụ trợ công nghiệp, xuất khẩu tại chỗ cho các khu chế xuất FDI.Làm cơ khí xuất khẩu đâu dễ
đời éo le , chạy xe ôm biết nhiều nghe nhiều - cụ viết văn đi khéo lại thành công đớiEm cùng tuổi Bính Thìn với chủ thớt mà suốt 5 năm đại học phần lớn thời gian dành cho việc đánh chắn và ngủ. Tiếng Anh thì một chữ bẻ đôi không biết vì từ lớp 6 lên đại học toàn học tiếng Nga. Và giờ thì em chạy xe ôm với hai bằng đại học
đoạn 2 nói về Phẩm chất người Dn đây ạ :bác post lên nữa đi...em chưa đọc bài của bác hôk bao giờ
cụ liều nhểhôm nay đánh dấu 1 ngày cũng tương đối quan trọng của em, vừa quyết định xin nghỉ việc (công việc thu nhập cũng tốt) để về quê khởi nghiệp, vấn đề là chưa biết khởi nghiệp j, hic
Tỷ suất LN/Doanh thu không phải là quá hiếm. Em có ông bạn làm thương hiệu (Đặt hàng bán dưới thương hiệu riêng) tỷ suất còn được 25%.Em thấy tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu như vậy không phải là không được. Nhiều cụ cứ cố tình không tin, bảo chỉ 5-8%. SX ra SP mà hàm lượng tỷ lệ nội địa cao, chất lượng SP tốt nhất là xuất khẩu được thì đấy là bình thường ạ, vì người ta xuất sản phẩm đc làm chứ ko phải gia công ạ. Em biết 1 cty TNHH, sản xuất động cơ, máy bơm mà tỷ lệ nội địa, tự sx đc phải chiếm 70%, doanh thu TB 400 củ to/năm, ko vay nợ NH, năm ngoái bỏ ra 1trieu usd để xây Hội trường chỉ để sinh hoạt cho cty. Hàng năm đóng góp trung bình 3-4 củ to an sinh, xã hội, đóng góp Hội DN . Em lót dép hóng, em cũng đang trăn trở về sản xuất ạ
vui mồm cháu tương tiếp phần tiếp theo của Hốc đại ca các cụ tiện theo dõi lại xin lỗi cụ chủ phát , chờ lâu anh em nó lóng sốt hết cả mề )
Tôi đã nêu ra ba phẩm chất của nhà kinh doanh mà tôi thấy rằng nên phân tích nhất: năng khiếu ngửi ra tiền, khả năng tư duy hệ tống và sự dám làm. Còn có một số phẩm chất khác đã được bàn nhiều tôi chỉ liệt kê sau đây, các bạn chắc sẽ tìm thấy phân tích ở rất nhiều nơi khác:
- Chăm chỉ, không ngại làm việc với các chi tiết
- Khả năng nhìn người và làm việc với người
- Khả năng làm việc với tiền và quản lý tài chính
- Khả năng cân bằng giữa kinh doanh và cuộc sống riêng
Bây giờ, tôi sẽ chuyển sang nói về kinh doanh cụ thể:
4. BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA KINH DOANH: Ý TƯỞNG
Không ít bạn cho rằng khởi đầu của một kinh doanh là vốn, càng nhiều vốn càng tốt. Hãy tin tôi rằng thực tế không phải là như vậy. Mặc dù vốn, hoặc khả năng chạy được vốn, là một phần không thể thiếu của kinh doanh nhưng sự thật là khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh, điều quan trọng nhất chính là bạn phải hình thành được một Ý TƯỞNG.
Hình thành ý tưởng kinh doanh thực chất là bạn hình dung chính xác mình sẽ làm cái gì, tức là xác định một cách đại thể sản phẩm của bạn. Nội dung “làm gì” là nội dung quan trọng nhất (mặc dù không phải là duy nhất) của ý tưởng kinh doanh. Xét theo cách nhìn hệ thống, nếu coi kinh doanh là một ván cờ thì sự xác định “làm gì” chính là nước đi đầu tiên, quy định sự phát triển và tính chất của ván cục sau này.
Tất cả các bạn chắc đã không ít lần đọc được trên các diễn đàn khác nhau, trên vnexpress hay vietnamnet các câu hỏi đại loại như “Có 200 triệu, nên kinh doanh gì” hay “Có 100 triệu, nuôi bò sữa được không?” (trong khi một con bò sữa giá phải 40-50 triệu). Riêng tôi thì không biết đã bị những câu hỏi như vậy dội bom bao nhiêu lần. Thậm chí có hôm một ông bác họ còn đột ngột dẫn ông con út đến nhà (gọi là “ông” vì 22 tuổi mà khệnh khạng như kễnh, chém lên 5 tỉ chém xuống 10 tỉ như mua rau), ông bác bảo tôi thế này “Anh nó học xong muốn kinh doanh, bác gom góp được 550 triệu, bác giao cho anh phải giúp anh nó làm ra tiền” (!)
Tất cả những trường hợp trên đều có thể tóm tắt vào một câu: dành dụm được một ít tiền, rất muốn kinh doanh nhưng không có ý tưởng và hỏi bất cứ ai rằng mình nên làm gì, và hy vọng người nào đó cho mình một chỉ bảo dẫn đến thành công.
Có thể có khả năng đó không? Câu trả lời của tôi rất ngắn gọn, rõ ràng (và phũ phàng) là: KHÔNG THỂ! Bạn có thể đi làm dành được tiền, có thể vay mượn hay thừa kế của cha mẹ được một số hoặc thậm chí rất nhiều tiền, nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không có một ý tưởng do bạn tự nảy ra thì phần chắc là bạn không thể thành công!
Tại sao tôi lại khẳng định như vậy? Ở bài viết trước tôi đã nêu quan điểm rằng yếu tố quan trọng nhất để một người có thể trở thành một nhà kinh doanh là anh/cô ta phải có khả năng “ngửi ra tiền”. Khả năng “ngửi ra tiền” này, biểu hiện ra ngoài của nó chính là khả năng hình thành những ý tưởng kinh doanh tốt, và nếu bạn không thể nảy ra ý tưởng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không có khả năng “ngửi ra tiền”: năng khiều kinh doanh của bạn hoặc không có, hoặc chưa thức tỉnh!
Vậy là có lẽ trái với mong đợi của nhiều bạn đang đọc bài này, tôi sẽ không đưa ra một ý tưởng nào cho các bạn mà chỉ khẳng định rằng, nếu muốn khởi nghiệp, bạn phải tự nảy ra ý tưởng của riêng mình. Đó là nhiệm vụ nhất thiết bạn phải thực hiện trước khi đi giải quyết các nhiệm vụ khác. Nếu không thể nảy ra được một ý tưởng mà tự bạn thấy là tốt thì hãy yên tâm đi làm việc khác và đợi thời. Đừng copy ý tưởng của người khác, cũng đừng hy vọng ai đó sẽ nghĩ ra ý tưởng hộ mình.
Mặc dù không đưa ra một ý tưởng cụ thể, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách nêu lên một số phương pháp hoặc phương hướng mà các bạn có thể tham khảo. Bằng cách này, tôi đã giúp được một vài người bạn khởi nghiệp thành công.
5. MAY MẮN HAY CƠ HỘI
Rất nhiều bài viết về kinh doanh nêu lên “may mắn” như là một yếu tố quyết định của thành công trong kinh doanh. Hãy tham khảo bài viết mới đây trên vnexpress “Người giàu thành công nhờ đâu” thì thấy rằng ở phương Tây, những người thành công trong kinh doanh tự cho rằng các yếu tố thành công xếp theo thứ tự là 1. Chăm chỉ, 2. Giáo dục, 3. Chấp nhận rủi ro, 4. Tiết kiệm và 5. May mắn. Bài báo này làm cho tôi có nhiều băn khoăn, và tôi cho rằng có thể vì lịch sự mà họ đã trả lời như vậy bởi qua thực tế nhiều năm kinh doanh tôi có thể khẳng định rằng, danh sách trên nên có các yếu tố khác và với thứ tự khác.
Hãy xem xét yếu tố may mắn, người phương Tây xếp nó ở vị trí thứ năm, còn ở Việt nam thì tôi chắc phần lớn các bạn sẽ coi nó là thứ nhất. Rất nhiều các bạn chưa thành công than thở rằng mình không có gia đình giàu có, không ở Hà nội hay Sài gòn, không lớn lên đúng thời sốt đất hay chứng khoán “nếu không thì bây giờ ta đã chẳng kém ai”, và đổ cho đó là sự thiếu may mắn. Nhưng có thật là như vậy không?
“May mắn” là từ để chỉ những cơ hội hữu hạn, dễ ăn, và tự nó có thể rơi vào người này và không rơi vào người kia. Tôi thì khẳng định 100% rằng sự thành công trong kinh doanh khởi nghiệp có rất ít yếu tố may mắn. Cơ hội luôn có nhiều và đối xử với chúng ta như nhau. Việc có thể nhìn ra và tận dụng cơ hội không phải là may mắn mà là năng khiếu và phẩm chất của bạn. Nếu bạn không nhìn ra cơ hội thì không có nghĩa là bạn không may mà đơn giản là bạn không có năng khiếu kinh doanh hoặc năng khiếu của bạn chưa đủ chín, vậy thôi.
Hãy để thời giờ tham khảo các ý tưởng lập nghiệp của các nhà kinh doanh thành công, các bạn sẽ thấy phần lớn các ý tưởng đó đều không có gì cao xa. Đặc biệt trong xã hội mới bắt đầu ****** hoá như Việt nam lại có nhiều người thành công bằng các ý tưởng đơn giản, khiến cái cảm giác về sự may mắn càng lớn và dễ khiến người ta tưởng nhầm. Thực ra ở đây không có gì là may mắn cả. Bạn không nhìn ra cơ hội trong khi người ta nhìn ra, hoặc bạn cũng thấy cơ hội nhưng lại không đủ khả năng biến cơ hội thành thành công, đó là vì người ta đã làm giỏi hơn bạn chứ không phải may mắn hơn bạn.
Nếu bạn thực sự là người có năng khiếu và ý chí kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ thành công ở mức độ nào đó. May mắn nếu có, chỉ là yếu tố giúp bạn thành công nhanh hơn và lớn hơn chứ không thế quyết định thành công hay thất bại của bạn. Đó là điều tôi muốn nói trong phần này.
Theo quan điểm của tôi thì việc hình thành ý tưởng kinh doanh phải là trách nhiệm của chính người khởi nghiệp, tôi biết rằng quan điểm đó sẽ làm nhiều bạn không hài lòng bởi các bạn sẽ nghĩ “Nói thế chẳng khác gì không nói”. Nhưng các bạn hãy tin tôi, kinh doanh không khác gì một đứa trẻ mà các bạn phải chăm chút, dạy dỗ và nuôi lớn, để đến khi trưởng thành đứa trẻ ấy báo đáp lại các bạn bằng lợi nhuận. Theo quan điểm đó thì ý tưởng kinh doanh chính là cái bào thai, và nếu như các bạn vay mượn hoặc copy ý tưởng, đó chẳng khác gì lấy con của người khác về nuôi. Bạn sẽ hầu như không thể có được tâm huyết, sự gắn bó và hy sinh như khi bạn nuôi con của chính mình, mà một khi như thế thì dù đứa con đó có tốt đến mấy thì cũng hầu như không thể lớn lên khoẻ mạnh giỏi giang để có thể báo đáp cho bạn.
Có điều, việc hình thành được một ý tưởng kinh doanh tốt là một việc rất khó. Mặc dù không nêu những ý tưởng cụ thể nhưng bằng thực tế bản thân và các quan sát trong giới kinh doanh, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách đưa ra một số phương pháp mà các bạn có thể vận dụng để hình thành ý tưởng kinh doanh cho chính mình. Các phương pháp đó, tôi sẽ trình bày và phân tích ở bài viết sau.
em vẫn đang hóng đây,,hiii.,.bác cứ post nhe..cám ơn báccụ chủ thớt chia sẻ cho ae chút kinh nghiệm làm ăn với ạ. Em cũng đang tập tành kinh doanh mà công việc gặp nhiều khó khăn quá... mong cụ chủ thớt chỉ cho vài đường ạ