Những điều các cụ viết ở trên có thể khác nhau nhưng thực ra đều đúng cả, vì các cụ viết căn cứ vào cách nhìn và hoàn cảnh của mình, và cái đó thì không ai giống ai.
Có một điều mà tôi thấy đa số doanh nghiệp sản xuất dịch vụ VN rất yếu (nhưng có vẻ cụ quên nick và cụ coolpix đã làm được). Đó là tìm ra cho riêng mình một (hoặc một số) bí quyết để sản phẩm của mình có ưu thế trên thị trường. Đa số các doanh nghiệp VN hiện nay đều ko có bí quyết hoặc ko biết cách bảo vệ bí quyết để sau 1 tgian bị người khác lấy mất, thế là sinh ra 1 dây các doanh nghiệp làm những cái giống nhau rồi cạnh tranh kéo nhau xuống hố.
Với cụ yellowtea, có vẻ doanh nghiệp của vợ chồng cụ đang có khó khăn. Nói như cụ coolpix có vẻ phũ nhưng theo tôi là đúng: khi người khác làm được mà mình ko làm được thì vấn đề nằm ở mình chứ ko phải ở thị trường. Tôi ko rành về thức ăn gia súc nhưng có một cái có thể khuyên cụ: vợ chồng cụ đã biết đủ rộng và đủ sâu về lĩnh vực mình làm hay chưa? Các cụ có tỉnh táo đánh giá thật khách quan bản chất vấn đề của mình nằm ở đâu chưa?
Có một cách tôi thấy rất hiệu quả để làm sản xuất tốt, đó là "dùng cả thế giới phục vụ mình". Một trong những thành công lớn nhất của tôi là tôi từng làm việc được với một nhà máy thép ở Bulgaria làm ra được một loại thép thay thế 1 loại thép Thuỵ điển, giá chỉ bằng 2/3. Nhưng để làm được việc đó tôi đã phải tìm hiểu công nghệ luyện thép rất nhiều (trong khi mình chỉ là thằng gia công), lại lục lọi cả Nam mỹ Đông âu để tìm ra 1 thằng có máy móc phù hợp mà giá sản xuất rẻ. Tóm lại cái tôi làm hoàn toàn vượt ra khỏi trình độ một thằng gia công kim loại thông thường. Đó chính là bí quyết của tôi: Biết 100 nhưng chỉ dùng thường xuyên 60 để kiếm tiền, 40 còn lại để dự trữ cho các trường hợp khó khăn.
Nếu cụ biết 100 mà phải dùng cả 100 để làm việc thường xuyên, thậm chí dùng cả 100 vẫn không đủ thì đó là nguy cơ. Cụ phải tìm mọi cách để bổ sung kiến thức, hiểu biết... để nó vượt lên mức độ 100 hiện thời. Kinh doanh là kiến thức, càng cạnh tranh, càng khó khăn càng phải cần kiến thức.