[Funland] "Tôi đi xe đạp đến các cơ quan Chính phủ, họ nhìn ánh mắt hơi lạ!”

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,531
Động cơ
514,534 Mã lực
Nó nhìn hơi lạ là đúng rồi. Cán bộ NN làm gì có tiền mà đi xe đạp cả nghìn đô như thế. Nhìn phát là biết là anh Khuất nữa. Chém gió thành thần.
 

be beo

Xe tăng
Biển số
OF-97174
Ngày cấp bằng
26/5/11
Số km
1,383
Động cơ
410,470 Mã lực
Rồ! Đi xe đạp ì ạch đến tối mới đến cơ quan, rồi ngồi nghỉ cho ráo mồ hôi, sau đó đạp xe về à? Đúng là thời đại công nghiệp...trên bàn giấy.
 

DUCHOPHE

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-50755
Ngày cấp bằng
12/11/09
Số km
3,231
Động cơ
479,659 Mã lực
Xe đạp ư ? Ok...Nhưng xe đạp mà di chuyển cự ly dài hơn 5km với khí hậu "tuyệt vời" khi mùa hè cộng với ô nhiễm bụi ở đường phố VN ...thì...thôi em nhường cccm...Chưa kể mùa đông khá rét ở HN mà đạp xe đạp thì cũng cóng phết đấy...:D
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,638
Động cơ
1,015,547 Mã lực
Em đạp hàng ngày có sao đâu cụ ! Đầu tiên họ nhìn mình với anh mắt hơi lạ , mình cứ kệ cmn , sau mãi rồi thành quen ... đạp đến đưa chià khóa cho bảo vệ tự dắt vào chỗ đỗ , chỉ có trời mưa thì hơi vất .
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
em đang đi bộ đi làm nên không có ý kiến gì :D
 

hoangquocbao

Xe điện
Biển số
OF-300819
Ngày cấp bằng
5/12/13
Số km
2,302
Động cơ
325,296 Mã lực
Nơi ở
Cơ sở 1: Láng Hạ - cơ sở 2: Long Biên
Website
giadungnhat365.com
E ngày nào cũng đi xe đạp ,giờ chả muốn ngồi lên xe máy ,đi xe máy cảm giác tắc đường muốn vứt mệ nó xe đi ,e sáng chở 2 f1 đi học bằng xe đạp ,tranh nhau ngồi trước ,đi thì ba bố con nghêu ngao dọc đường suốt :D
 

Bupket

Xe điện
Biển số
OF-423058
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
3,108
Động cơ
406,865 Mã lực
Em về nhà, thuê cái kho lớn . . Bắt đầu đặt hàng mua và đầu cơ, tích trữ xe đạp từ giờ thôi . .
Chờ các lạnh đạo cho ra chính sách hợp " lòng dân, ý đảng " là em hốt bạc . .
Đắp chăn chờ " thắng lợi " <:-P
 

S320

Xe container
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
6,037
Động cơ
510,506 Mã lực
Sáng nay em lạc vào đường TÔ HỮU mà thấy tình trạng xe cô chán quá thể?!!!!
 

namdhpham

Xe hơi
Biển số
OF-327369
Ngày cấp bằng
16/7/14
Số km
193
Động cơ
286,470 Mã lực
Em đi làm 14km, dọc đường nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến => Từng nghĩ việc đạp xe cho khỏe nhưng nghĩ đến cảnh tắc đường, khói bụi, ô nhiễm chưa kể thời tiết nữa là em dập tắt ngay rồi.
 

hnilqhuy

Xe tăng
Biển số
OF-384544
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,923
Động cơ
257,166 Mã lực
Thằng lười lên chê thằng hủi. Nhà cách vp có 1km thì đi mẹ bộ đi, nhảy lên cái xe đạp làm gì. Mục đích đi xe đạp làm gì? Môi trường hay cho đỡ tắc? Đỡ tắc thì không ăn thua, vì chiếm dụng lòng đường tương đương xe máy và tốc độ lưu thông chậm hơn.
Em cũng thích đi xe đạp nhưng nhà cách chỗ làm hơn 10km, mùa hè đạp đến vp thì chắc phải thay 3 cái áo.
vỉa hè lổn nhổn, oto đậu kín nhiều đoạn, đi bộ xuống lòng đường để tèo
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
3,760
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Cái lão KVH đưa ra ý kiến thối quá. Ai là người nhìn, ai là người đánh giá, có chăng mấy ông bảo vệ và lái xe ở dưới? Trong cái đầu nó đã bị mặc định nên chỉ cần thằng khác nhìn đã tự suy diễn.
Thích thì đi, phù hợp thì đi... nẫu quá
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,701
Động cơ
912,130 Mã lực
Tuổi
48
Bố khỉ, đi xe đạp được mấy ngày mà đã hoắng hết cả nhên :D
 

lacvung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-398905
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,445
Động cơ
242,340 Mã lực
Tuổi
35
Đường sá bụi bặm nhiều quá chứ không thì em cũng đi xe đạp cho khoẻ
 

greentechbox

Xe điện
Biển số
OF-355775
Ngày cấp bằng
28/2/15
Số km
2,522
Động cơ
284,392 Mã lực
Website
greentechbox.com
Hiện tại cá nhân e mới dùng xe đạp để luyện tập thể thao ngoài giờ. Nhưng nếu có đường riêng như đã từng có cho làn xe đạp thì ko ngại gì dùng đi làm vì quãng đường có hơn 1km từ nhà tới vp.

Ko biết có nhiều cụ sẵn sàng quay lại thô sơ ko ?

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/toi-di-xe-dap-den-cac-co-quan-chinh-phu-ho-nhin-anh-mat-hoi-la-20160928155514405.htm

Đó là những khẳng định của ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khi chính bản thân đã trải nghiệm đi làm bằng xe đạp khi đến các cơ quan Nhà nước.

Xe đạp không thể cạnh tranh được xe máy


Tại Hội thảo khuyến khích mô hình xe đạp công cộng tại Hà Nội vào sáng 28/9, ông Hùng cho biết, tai nạn giao thông đường bộ và môi trường có vấn nạn tính chất toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có 1,25 triệu người tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ, có 3,3 triệu người tử vong vì bụi phát thải không khí trong đó giao thông chiếm xấp xỉ 20%.

Ông Khuất Việt Hùng Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tại Hội thảo sáng 28/9. Ảnh: baogiaothong.

Để giải bài toán về hạn chế giao thông cá nhân gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, bên cạnh việc phát triển loại hình vận tải công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, ông Hùng cho rằng, phương tiện xe đạp chính là giải pháp kết nối hữu hiệu giữa các điểm trung chuyển, các bến xe, nhà ga trong thành phố.


“Do vậy, trong quá trình quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông công cộng, các thành phố nên tính toán, đưa phương tiện xe đạp công cộng trở thành giải pháp kết nối giao thông, giảm phương tiện cơ giới cá nhân,” ông Hùng nhìn nhận.

Lực lượng công an đã được thí điểm tuần tra bằng xe đạp.

Khẳng định Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á là thiên đường xe đạp trước thập niên những năm 90 và sau đó chuyển sang xã hội xe máy, vị Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ ra thách thức lớn nhất để phục hưng xe đạp ở Việt Nam và các đô thị đó chính là xe máy.


“Xe máy tiện dụng, tính tiếp cận rất cao bởi xe đạp đi ở đâu thì xe máy có mặt ở đó, thậm chí còn đi nhanh và xa hơn. Ở Việt Nam đi 200m, người dân cũng leo lên xe máy, nhận thức của người dân không thích đi xe đạp vì phương tiện này tiêu biểu cho cái cũ, lạc hậu và nghèo nên người Việt nghĩ rằng phải thoát khỏi xe đạp tiến lên xe máy và cả ôtô. Tuy nhiên, ở Đan Mạch hay Hà Lan lại đang muốn thoát khỏi ôtô và quay trở về xe đạp. Phải chăng đây là vòng xoáy của phát triển giao thông. Chúng ta phải nhận thức lại, đi bằng gì tiết kiệm nhất và thỏa mãn chuyến đi,” ông Hùng phân tích thêm.


Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đưa ra luận điểm, theo tính toán khoảng 40-45% số chuyến đi tại các đô thị hoàn toàn có thể đi xe đạp ở cự lý 4km. Ngay chính bản thân ông có lúc trải nghiệm đi bằng xe đạp nhưng đến các cơ quan Chính phủ họ nhìn với ánh mắt “hơi lạ”.


Thậm chí, có người nói, tại Hà Nội xe đạp đang là “mốt” trong giới có thu nhập cao cho những chuyến đi giải trí, phượt nhưng quan trọng xe đạp cũng đang trở thành phương tiện đi lại trong công việc bình thường của người dân.


Tại hội thảo, các chuyên gia nhìn nhận, đối với những thành phố đang xây dựng các giải pháp khuyến khích phát triển hệ thống xe đạp công cộng, khuyến khích các mục tiêu sử dụng đa dạng, việc tích hợp toàn diện hệ thống với vận tải công cộng sức chứa lớn là một hướng đi hợp lý.


Ông Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông thừa nhận, xe đạp đi chung dòng xe máy ở nước ta tai nạn giao thông rất dễ xảy ra bởi đường dành cho xe đạp quá hẹp, đi chung dòng xe máy.


“Xe đạp phù hợp với cự ly 5km trở lại, nó tạo ra hiệu quả nếu được kết nối tốt với phương tiện công công (như Nhật Bản, Hà Lan... đã làm). Tuy nhiên, sự thua kém về tốc độ, tính tiện ích và văn minh cùng với quy hoạch giao thông đơn sơ thì xe đạp vẫn có thể chỉ là loại phương tiện ‘thiên cổ’, chưa thể thay thế và cạnh tranh xe máy... Xe đạp chỉ là phương tiện phụ trợ, kết nối giao thông công cộng trong tương lai,” ông Thủy đưa ra câu hỏi và nhìn nhận thực tế.


Đề nghị cho xe đạp vào phố đi bộ


Đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên giao giao thông cho rằng, việc sử dụng xe đạp làm phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam mới mang tính chất cộng đồng mà chỉ là của một nhóm nhỏ dân cư tại các đô thị do các quy định pháp luật và các chế tài chưa đủ mạnh để khuyến khích và bảo hộ cho người dân sử dụng xe đạp; chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp nên việc tham gia giao thông bằng xe đạp chưa thực sự an toàn; chưa có sự kết nối xe đạp với việc sử dụng các phương tiện cộng cộng khác.


Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội cho biết, mục tiêu và khẩu hiệu “Xe buýt nhanh hơn xe đạp rẻ hơn xe máy” đã không còn nữa. Thực tế, không có phương tiện nào tham gia giao thông nguy hiểm như xe đạp ở Hà Nội. Do đó nên đặt xe đạp ở vị trí nào, khung thời gian đi lại ra sao?


“Đường sắt đô thị không kết nối được với loại hình khác thì chỉ như là ‘ngôi sao cô đơn’, đường sắt đô thị, xe buýt không cạnh tranh với xe đạp, xe ôm, taxi mà coi là “anh em” trong một nhà vì tính kết nối giữa các loại hình vận tải công cộng, đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách,” ông Trường nói.


Khi đề án hạn chế xe máy vào nội đô đưa ra, các chuyên gia và người dân đều đặt câu hỏi nếu hạn chế xe máy đi bằng gì? Nhưng chưa ai nói đi xe đạp, hoặc xe đạp là một lựa chọn. Để đề án có chỗ đứng cho xe đạp công cộng, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Sở báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong không gian phố đi bộ nên cho phép xe đạp đi vào, xem xét những đoạn tuyến phố mật độ giao thông cao nhưng tốc độ không quá 30km/giờ thì xe đạp và các xe khác tham gia lưu thông bình thường mà không cần phải phân làn giao thông.


Muốn làm được việc này, ông Hùng cho rằng cần có các giải pháp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố, trong đó cần được quy hoạch vị trí điểm tập kết hợp lý cho phương tiện xe đạp tại các khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người sử dụng và sự bổ trợ, kết nối trong mạng lưới vận tải công cộng.


Song song đó, chính quyền phải phát triển hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho người đi xe đạp bao gồm hệ thống làn đường cho xe đạp, điểm dừng, trông giữ, bảo quản. Những giải pháp này không yêu cầu vốn đầu tư lớn, tuy nhiên chỉ thực hiện được khi có những đầu vào không gian và quỹ đất đô thị phù hợp.


Kết thúc hội thảo, các ý kiến đều nhấn mạnh, người dân sẽ đi xe đạp khi có không gian an toàn (làn xe đạp liên thông...), hoặc đi bộ khi có vỉa hè sạch sẽ thông thoáng và đặc biệt là phải liên thông, liên tục... Trách nhiệm của nhà quản lý là cần cung cấp các điều kiện cần và định hướng cho việc đáp ứng các nhu cầu này...
Cơ quan em có mấy bác Lãnh đạo thi thoảng đi xe đạp đi làm, em chẳng những chỉ nhìn bằng 1 mắt mà còn phải mở to 2 mắt khâm phục và tôn trọng cơ. Xe chỉ là phương tiện, không là cơ sở để đánh giá mọi thứ về người đang sử dụng xe.
 

MinhKhoi2007

Xe tăng
Biển số
OF-75957
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
1,317
Động cơ
1,031,136 Mã lực
Sáng ai có mấy ai rảnh rỗi đâu mà đủng đỉnh đạp xe, không đưa con đi học thì cũng đường xa, trong giờ lại chạy công việc... Chỉ có cái lợi là đi nhậu về không lo bị thổi =D>
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
:D[QUOTE="hnilqhuy, post: 31241953, member: 384544"]Hiện tại cá nhân e mới dùng xe đạp để luyện tập thể thao ngoài giờ. Nhưng nếu có đường riêng như đã từng có cho làn xe đạp thì ko ngại gì dùng đi làm vì quãng đường có hơn 1km từ nhà tới vp.

Ko biết có nhiều cụ sẵn sàng quay lại thô sơ ko ?

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/toi-di-xe-dap-den-cac-co-quan-chinh-phu-ho-nhin-anh-mat-hoi-la-20160928155514405.htm

Đó là những khẳng định của ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khi chính bản thân đã trải nghiệm đi làm bằng xe đạp khi đến các cơ quan Nhà nước.

Xe đạp không thể cạnh tranh được xe máy


Tại Hội thảo khuyến khích mô hình xe đạp công cộng tại Hà Nội vào sáng 28/9, ông Hùng cho biết, tai nạn giao thông đường bộ và môi trường có vấn nạn tính chất toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có 1,25 triệu người tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ, có 3,3 triệu người tử vong vì bụi phát thải không khí trong đó giao thông chiếm xấp xỉ 20%.

Ông Khuất Việt Hùng Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tại Hội thảo sáng 28/9. Ảnh: baogiaothong.

Để giải bài toán về hạn chế giao thông cá nhân gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, bên cạnh việc phát triển loại hình vận tải công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, ông Hùng cho rằng, phương tiện xe đạp chính là giải pháp kết nối hữu hiệu giữa các điểm trung chuyển, các bến xe, nhà ga trong thành phố.


“Do vậy, trong quá trình quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông công cộng, các thành phố nên tính toán, đưa phương tiện xe đạp công cộng trở thành giải pháp kết nối giao thông, giảm phương tiện cơ giới cá nhân,” ông Hùng nhìn nhận.

Lực lượng công an đã được thí điểm tuần tra bằng xe đạp.

Khẳng định Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á là thiên đường xe đạp trước thập niên những năm 90 và sau đó chuyển sang xã hội xe máy, vị Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ ra thách thức lớn nhất để phục hưng xe đạp ở Việt Nam và các đô thị đó chính là xe máy.


“Xe máy tiện dụng, tính tiếp cận rất cao bởi xe đạp đi ở đâu thì xe máy có mặt ở đó, thậm chí còn đi nhanh và xa hơn. Ở Việt Nam đi 200m, người dân cũng leo lên xe máy, nhận thức của người dân không thích đi xe đạp vì phương tiện này tiêu biểu cho cái cũ, lạc hậu và nghèo nên người Việt nghĩ rằng phải thoát khỏi xe đạp tiến lên xe máy và cả ôtô. Tuy nhiên, ở Đan Mạch hay Hà Lan lại đang muốn thoát khỏi ôtô và quay trở về xe đạp. Phải chăng đây là vòng xoáy của phát triển giao thông. Chúng ta phải nhận thức lại, đi bằng gì tiết kiệm nhất và thỏa mãn chuyến đi,” ông Hùng phân tích thêm.


Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đưa ra luận điểm, theo tính toán khoảng 40-45% số chuyến đi tại các đô thị hoàn toàn có thể đi xe đạp ở cự lý 4km. Ngay chính bản thân ông có lúc trải nghiệm đi bằng xe đạp nhưng đến các cơ quan Chính phủ họ nhìn với ánh mắt “hơi lạ”.


Thậm chí, có người nói, tại Hà Nội xe đạp đang là “mốt” trong giới có thu nhập cao cho những chuyến đi giải trí, phượt nhưng quan trọng xe đạp cũng đang trở thành phương tiện đi lại trong công việc bình thường của người dân.


Tại hội thảo, các chuyên gia nhìn nhận, đối với những thành phố đang xây dựng các giải pháp khuyến khích phát triển hệ thống xe đạp công cộng, khuyến khích các mục tiêu sử dụng đa dạng, việc tích hợp toàn diện hệ thống với vận tải công cộng sức chứa lớn là một hướng đi hợp lý.


Ông Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông thừa nhận, xe đạp đi chung dòng xe máy ở nước ta tai nạn giao thông rất dễ xảy ra bởi đường dành cho xe đạp quá hẹp, đi chung dòng xe máy.


“Xe đạp phù hợp với cự ly 5km trở lại, nó tạo ra hiệu quả nếu được kết nối tốt với phương tiện công công (như Nhật Bản, Hà Lan... đã làm). Tuy nhiên, sự thua kém về tốc độ, tính tiện ích và văn minh cùng với quy hoạch giao thông đơn sơ thì xe đạp vẫn có thể chỉ là loại phương tiện ‘thiên cổ’, chưa thể thay thế và cạnh tranh xe máy... Xe đạp chỉ là phương tiện phụ trợ, kết nối giao thông công cộng trong tương lai,” ông Thủy đưa ra câu hỏi và nhìn nhận thực tế.


Đề nghị cho xe đạp vào phố đi bộ


Đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên giao giao thông cho rằng, việc sử dụng xe đạp làm phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam mới mang tính chất cộng đồng mà chỉ là của một nhóm nhỏ dân cư tại các đô thị do các quy định pháp luật và các chế tài chưa đủ mạnh để khuyến khích và bảo hộ cho người dân sử dụng xe đạp; chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp nên việc tham gia giao thông bằng xe đạp chưa thực sự an toàn; chưa có sự kết nối xe đạp với việc sử dụng các phương tiện cộng cộng khác.


Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội cho biết, mục tiêu và khẩu hiệu “Xe buýt nhanh hơn xe đạp rẻ hơn xe máy” đã không còn nữa. Thực tế, không có phương tiện nào tham gia giao thông nguy hiểm như xe đạp ở Hà Nội. Do đó nên đặt xe đạp ở vị trí nào, khung thời gian đi lại ra sao?


“Đường sắt đô thị không kết nối được với loại hình khác thì chỉ như là ‘ngôi sao cô đơn’, đường sắt đô thị, xe buýt không cạnh tranh với xe đạp, xe ôm, taxi mà coi là “anh em” trong một nhà vì tính kết nối giữa các loại hình vận tải công cộng, đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách,” ông Trường nói.


Khi đề án hạn chế xe máy vào nội đô đưa ra, các chuyên gia và người dân đều đặt câu hỏi nếu hạn chế xe máy đi bằng gì? Nhưng chưa ai nói đi xe đạp, hoặc xe đạp là một lựa chọn. Để đề án có chỗ đứng cho xe đạp công cộng, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Sở báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong không gian phố đi bộ nên cho phép xe đạp đi vào, xem xét những đoạn tuyến phố mật độ giao thông cao nhưng tốc độ không quá 30km/giờ thì xe đạp và các xe khác tham gia lưu thông bình thường mà không cần phải phân làn giao thông.


Muốn làm được việc này, ông Hùng cho rằng cần có các giải pháp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố, trong đó cần được quy hoạch vị trí điểm tập kết hợp lý cho phương tiện xe đạp tại các khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người sử dụng và sự bổ trợ, kết nối trong mạng lưới vận tải công cộng.


Song song đó, chính quyền phải phát triển hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho người đi xe đạp bao gồm hệ thống làn đường cho xe đạp, điểm dừng, trông giữ, bảo quản. Những giải pháp này không yêu cầu vốn đầu tư lớn, tuy nhiên chỉ thực hiện được khi có những đầu vào không gian và quỹ đất đô thị phù hợp.


Kết thúc hội thảo, các ý kiến đều nhấn mạnh, người dân sẽ đi xe đạp khi có không gian an toàn (làn xe đạp liên thông...), hoặc đi bộ khi có vỉa hè sạch sẽ thông thoáng và đặc biệt là phải liên thông, liên tục... Trách nhiệm của nhà quản lý là cần cung cấp các điều kiện cần và định hướng cho việc đáp ứng các nhu cầu này...[/QUOTE]
Có hơn 1km thì việc éo gì phải đi xe đạp. Đi bộ :D
 

hnilqhuy

Xe tăng
Biển số
OF-384544
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,923
Động cơ
257,166 Mã lực
đi bộ trong giờ có việc ra ngoài thì đi bằng gì ?

Có hơn 1km thì việc éo gì phải đi xe đạp. Đi bộ :D[/QUOTE]
 
Biển số
OF-453565
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
1,973
Động cơ
220,960 Mã lực
Tuổi
114
Em đi đến các xã làm việc, đi xe máy đến không ai để ý, hễ hôm nào em đi 4 bánh đến thì cả xã biết.
Em vào miền tây làm việc họ chả để ý mình đi gì vì em toàn đi xe ôm, có xã ô tô không đến được (trong cà mau). nhưng họ rất quan tâm đến công việc mình làm
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
4,456
Động cơ
588,204 Mã lực
Cơ quan em có mấy bác Lãnh đạo thi thoảng đi xe đạp đi làm, em chẳng những chỉ nhìn bằng 1 mắt mà còn phải mở to 2 mắt khâm phục và tôn trọng cơ. Xe chỉ là phương tiện, không là cơ sở để đánh giá mọi thứ về người đang sử dụng xe.
Sếp em
Cơ quan em có mấy bác Lãnh đạo thi thoảng đi xe đạp đi làm, em chẳng những chỉ nhìn bằng 1 mắt mà còn phải mở to 2 mắt khâm phục và tôn trọng cơ. Xe chỉ là phương tiện, không là cơ sở để đánh giá mọi thứ về người đang sử dụng xe.
Sếp em cũng hay đạp xe đi làm, cơ mà con xe của sếp giá bằng 2 con SH cộng lại. Không biết đánh giá kiểu gì đây :D
 

bomecutun

Xe tải
Biển số
OF-435147
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
417
Động cơ
216,354 Mã lực
Tuổi
34
Ôi nhà mà gần công ty thì e cung thik đi bộ hoặc đạp xe cho khỏe người. Chứ giờ cư vác xe máy ì ạch ra đường rồi tắc, chờ này nọ chân tay dư thừa cơ thể trì trệ phán chán cccm ạ :S
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top