[Funland] Tôi đã từ bỏ nhạc Trịnh như thế nào.

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,653
Động cơ
626,076 Mã lực
Điển hình của cái giọng này là sự hấp riêm bài "Gửi người em gái" của Đoàn Chuẩn. Nếu nghe Lê Dung hoặc tài tử Ngọc Bảo hát, sẽ thấy rõ sự dịu dàng, lãng mạn nhưng cũng da diết và khắc khoải của một mối tình chớm nở mà chưa thành. Nghe Khánh Ly hát thì ôi thôi cứ như là địa ngục trần gian :D.
Mất đi cô em gái mưa thì chả địa ngục ư? :D
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,961
Động cơ
635,045 Mã lực
Em nghĩ không ai chứng minh cái cụ muốn cũng ko nói lên được điều gì cụ ợ.
Lời là cái rõ ràng nên dễ chứng minh, phân tích còn nhạc thì nó cũng tương tự như vẽ trừu tượng, người ta nói hay chắc gì cụ đã phục một khi cụ đã có định kiến là không hay phỏng ạ ?!
Theo em, một bản nhạc hay thì khi nghe tự bản thân mình thấy rúng động, còn ở mức cao hơn thì "rùng mình" như có luồng điện chạy qua người, kể cả khi đọc thơ hay đọc một áng văn hay vậy.
Em thì không có vốn chuyên môn về nhạc (chả được học hành mịa gì) nhưng lại nghe đủ thể loại, từ cải lương, tuồng, chèo, quan họ, xẩm... cho đến nhạc vàng, nhạc đỏ ... và may mắn là với thể loại nào cũng thấy hay và có những bài khiến bản thân em thấy xốn xang, ngậm ngùi hoặc thấy sướng. Thậm chí cả nhạc "cao cấp" nhu Symphony hay nhạc kịch, khi xem Amadous cũng mấy lần khiến em rơi nước mắt vì quá hay và hoành tráng.
Với nhạc Trịnh, những bài như Hạ trắng hay Diễm xưa ... nếu nghe Nguyễn Mạnh Tuấn thổi Saxophone ... em cũng thấy rất là phê đấy chứ ạ. Không biết các cụ còn mong muốn gì hơn nữa.
Em ko có ý tranh luận hơn thua với ai nhưng nếu ai có ý chê nhạc Trịnh thì bản thân em không đồng ý mặc dù vẫn biết cảm nhận mỗi người một khác.
Cụ nghe thấy hay là vì lời bài hát đã ghi dấu trong tâm thức cụ. Khi cụ nghe những giai điệu quen thuộc thì lời nó sẽ tự động bật lên một cách vô thức nên nó dẫn dắt cảm xúc của cụ.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Bác nói hoàn toàn chinh xác! =D>

Bản thân em đã nghe đi nghe lại hàng chuc thậm chí hàng trăm lần cả chủ ý lẫn vô ý, nhưng nếu nghe để thưởng thức hay cảm nhận thì chỉ nghe nửa bài là tắt ngay không muốn nghe nữa! [-X

FYI, Em đã nghe kỹ và không chỉ nghe mà còn đàn các nhạc phẩm của TCS nhiều lần và hết sức tập trung, để đi đến quyết định sau cùng là không nghe và không phí thời giờ cho loại nhạc mà với em, thì thật là ................... :))

Giả sử vì một lý do nào đó, trên thế giới hay nhân gian này, không còn nhạc để nghe thì lại là một nhẽ, còn so với các nhạc sĩ khác của VN, của nước ngoài và các thể loại nhạc khác, thì âm nhạc đã có cả một kho tàng đồ sộ cớ sao lại phí thời gian, và phí lời bàn cãi về một anh nhạc sĩ ....... :-?

Rõ .............. :D
Cụ tham khảo thêm bài viết của anh Đặng Hữu Phúc về ca khúc quần chúng. Ca khúc thì nó có nhạc và lời, nếu nền nhạc hay và ca từ như thơ hay thì tuyệt hảo.
Trình thưởng thức âm nhạc của CỤ đã vượt qua mức dân dã rồi.
 

assanovic

Xe tải
Biển số
OF-577876
Ngày cấp bằng
6/7/18
Số km
243
Động cơ
142,341 Mã lực
Trịnh Công Sơn viết về Văn Cao:

Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư
- Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/VAN-CAO-510.html

Văn Cao viết về Trịnh Công Sơn:

Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền.
- Lời bạt cho tập nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên”, Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM, 1991

Có thể thấy rằng, giữa các nghệ sĩ lớn với nhau, họ đều hiểu và tôn trọng tài năng của nhau. Ai cũng có điểm mạnh, có chỗ đứng của riêng mình. Em chưa thấy có chỗ nào ông Trịnh Công Sơn tự nhận, hay ai đó nói nhạc của ông là cao sang, hàn lâm. Ông được biết đến là một người "hát thơ".

Vậy mà các OFer trên thông thiên văn dưới tường địa lý, lôi các cụ ấy ra đấu nhau, mà vác điểm mạnh của người này ra để bỉ bôi điểm yếu của người khác, liệu có phải việc hay?

Còn suy nghĩ của em về các ca khúc của Trịnh Công Sơn, giống như những gì người ta nói trong link bài viết này:
https://vov.vn/blog/tran-dang-khoa-thang-tu-roi-nho-trinh-cong-son-204933.vov

Tóm lại là chỉ nghe và thỉnh thoảng nghe một vài bài, không phải là cái nghe hàng ngày. Tuy nhiên không vì thế mà chê bai di sản ông để lại.

Ofer hiểu biết nào có thể kể tên một vài nhạc sĩ đại chúng đương đại, nhiều người nghe, mà không đơn điệu, thoát được hai vòng hòa âm phổ biến nhất là Canon và La thứ (có cụ Ofer hàn lâm hiểu biết nào đó gọi là tone Am trong comment nào đó em suýt sặc nhưng chả buồn tìm quote lại) không ạ.
 

oranje

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-137662
Ngày cấp bằng
8/4/12
Số km
340
Động cơ
372,578 Mã lực
Website
oranjehh.com
Tôi cho rằng trường ca Sông Lô của ông Văn Cao, và Người Hà Nội của ông Nguyễn Đình Thi có giai điệu và hợp âm rất phức tạp, phong phú hơn nhiều so với ông Trịnh.
Trường ca Sông Lô của Văn Cao thì quá đỉnh rồi ạ.

Em bổ sung thêm quả nữa là Hòn Vọng Phu của Lê Thương. Nhạc sĩ mà chất lượng phần nhạc hơn Trịnh Công Sơn có mà cả rổ.
 

oranje

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-137662
Ngày cấp bằng
8/4/12
Số km
340
Động cơ
372,578 Mã lực
Website
oranjehh.com
Ối giời, còn bài Du kích sông Thao của ông Đỗ Nhuận, tôi cứ nghe đoạn mở đầu "Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê, cuối sông nhiều bến ai về..." là đã thấy phê ngất. Mở đầu dìu dặt êm đềm như sông, đến chữ "cuối sông" tự nhiên cao vút ối giời léo mịa tiên xư quả là tài, giai điệu đến cỡ ấy thì thôi ngả mũ chào cụ Nhuận.
Thích nghe những giai điệu vui tươi rộn rã thoát khỏi mấy cái vòng hoà âm kia các cụ có thể nghe thêm Văn Phụng (không lại bảo em toàn recommend nhạc đỏ). Văn Phụng ca khúc cực kỳ yêu đời luôn, điển hình là Ô Mê Ly.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Ối giời, còn bài Du kích sông Thao của ông Đỗ Nhuận, tôi cứ nghe đoạn mở đầu "Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê, cuối sông nhiều bến ai về..." là đã thấy phê ngất. Mở đầu dìu dặt êm đềm như sông, đến chữ "cuối sông" tự nhiên cao vút ối giời léo mịa tiên xư quả là tài, giai điệu đến cỡ ấy thì thôi ngả mũ chào cụ Nhuận.
Phối hay lên tý kém gì November Rain bác nhể :)
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,907
Động cơ
326,683 Mã lực
Tôi cho rằng trường ca Sông Lô của ông Văn Cao, và Người Hà Nội của ông Nguyễn Đình Thi có giai điệu và hợp âm rất phức tạp, phong phú hơn nhiều so với ông Trịnh.
Em thấy bài Quảng Bình quê ta ơi của nhạc sỹ Hoàng Vân giai điệu cũng phong phú phức tạp hơn ạ.
 

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,155
Động cơ
462,607 Mã lực
Tôi cho rằng trường ca Sông Lô của ông Văn Cao, và Người Hà Nội của ông Nguyễn Đình Thi có giai điệu và hợp âm rất phức tạp, phong phú hơn nhiều so với ông Trịnh.
"Yến tước an tri hồng hộc chỉ chí tai"
Loài chim én, chim sẻ sao biết được chí chim hồng, chim hộc
b-)b-)b-)b-)b-)b-)b-)
 

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,155
Động cơ
462,607 Mã lực
Ối giời, còn bài Du kích sông Thao của ông Đỗ Nhuận, tôi cứ nghe đoạn mở đầu "Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê, cuối sông nhiều bến ai về..." là đã thấy phê ngất. Mở đầu dìu dặt êm đềm như sông, đến chữ "cuối sông" tự nhiên cao vút ối giời léo mịa tiên xư quả là tài, giai điệu đến cỡ ấy thì thôi ngả mũ chào cụ Nhuận.
" Rề rề la la, la xí la phà rề la, rê mí rê..."
Ông Sơn liêu có bao giờ dám nghĩ tới những cái như thế này ???
:D:D:D:D:D:D:D
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,795
Động cơ
300,894 Mã lực
Trịnh Công Sơn viết về Văn Cao:

- Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/VAN-CAO-510.html

Văn Cao viết về Trịnh Công Sơn:

- Lời bạt cho tập nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên”, Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM, 1991

Có thể thấy rằng, giữa các nghệ sĩ lớn với nhau, họ đều hiểu và tôn trọng tài năng của nhau. Ai cũng có điểm mạnh, có chỗ đứng của riêng mình. Em chưa thấy có chỗ nào ông Trịnh Công Sơn tự nhận, hay ai đó nói nhạc của ông là cao sang, hàn lâm. Ông được biết đến là một người "hát thơ".

Vậy mà các OFer trên thông thiên văn dưới tường địa lý, lôi các cụ ấy ra đấu nhau, mà vác điểm mạnh của người này ra để bỉ bôi điểm yếu của người khác, liệu có phải việc hay?

Còn suy nghĩ của em về các ca khúc của Trịnh Công Sơn, giống như những gì người ta nói trong link bài viết này:
https://vov.vn/blog/tran-dang-khoa-thang-tu-roi-nho-trinh-cong-son-204933.vov

Tóm lại là chỉ nghe và thỉnh thoảng nghe một vài bài, không phải là cái nghe hàng ngày. Tuy nhiên không vì thế mà chê bai di sản ông để lại.

Ofer hiểu biết nào có thể kể tên một vài nhạc sĩ đại chúng đương đại, nhiều người nghe, mà không đơn điệu, thoát được hai vòng hòa âm phổ biến nhất là Canon và La thứ (có cụ Ofer hàn lâm hiểu biết nào đó gọi là tone Am trong comment nào đó em suýt sặc nhưng chả buồn tìm quote lại) không ạ.
Một điều cực kỳ đặc biệt trong nhạc trịnh công sơn đó là với nhiều khán giả họ hay dùng cụm từ: càng nghe càng thấm Và cái trạng thái "càng nghe càng thấm" đó nó hay ở chỗ, càng trưởng thành, càng lớn tuổi người ta càng khám phá ra những điều thú vị trong nhạc trịnh.

Nó phù hợp với nghiên cứu khoa học thần kinh, sự đan chéo thông tin tại giao lộ nghe, nhìn, cảm nhận, tưởng tượng làm cho con người càng trưởng thành, càng tiến bộ càng nhìn nhận một nội dung theo nhiều khía cạnh và chiều sâu khác nhau, nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng nếu nhạc Trịnh chỉ hời hợt chắc nó không đáp ứng được nhu cầu đó.

Em cho là người ta không nghe nhạc Trịnh cả ngày, vì nhu cầu thưởng thức âm nhạc nó cũng như các nghành nghệ thuật khác nó đòi hỏi cái mới mẻ liên tục. Nhưng nhiều người vẫn luôn dành một khoảng thời gian nhất định lắng nghe nhạc trịnh bởi nó là nhu cầu thiết yếu của một phần tính cách, nhân cách con người đòi hỏi.

Những người ghét nhạc Trịnh, về mặt tâm lý nó còn thú vị hơn nhiều. Họ luôn luôn phải trong trạng thái bằng mọi cách phủ nhận, chống lại bản năng nhu cầu tự nhiên đó của con người. Điều thú vị là họ không dứt bỏ được điều đó, vì con người sinh ra đã có bản năng đó. Họ giống như đứa trẻ mải chơi không chịu đi ngủ nhưng rồi sẽ có lúc phải ngủ :D

Các việc dèm pha, so sánh, hay bêu riếu, vẫn không làm được một việc lấy đi vai trò của nhạc Trịnh trong dòng chảy đời sống của con người VN.
 
Chỉnh sửa cuối:

depzaicanada

Xe buýt
Biển số
OF-338514
Ngày cấp bằng
14/10/14
Số km
517
Động cơ
279,750 Mã lực
Một điều cực kỳ đặc biệt trong nhạc trịnh công sơn đó là với nhiều khán giả họ hay dùng cụm từ: càng nghe càng thấm Và cái trạng thái "càng nghe càng thấm" đó nó hay ở chỗ, càng trưởng thành, càng lớn tuổi người ta càng khám phá ra những điều thú vị trong nhạc trịnh.

Nó phù hợp với nghiên cứu khoa học thần kinh, sự đan chéo thông tin tại giao lộ nghe, nhìn, cảm nhận, tưởng tượng làm cho con người càng trưởng thành, càng tiến bộ càng nhìn nhận một nội dung theo nhiều khía cạnh và chiều sâu khác nhau, nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng nếu nhạc Trịnh chỉ hời hợt chắc nó không đáp ứng được nhu cầu đó.

Em cho là người ta không nghe nhạc Trịnh cả ngày, vì nhu cầu thưởng thức âm nhạc nó cũng như các nghành nghệ thuật khác nó đòi hỏi cái mới mẻ liên tục. Nhưng nhiều người vẫn luôn dành một khoảng thời gian nhất định lắng nghe nhạc trịnh bởi nó là nhu cầu thiết yếu của một phần tính cách, nhân cách con người đòi hỏi.

Những người ghét nhạc Trịnh, về mặt tâm lý nó còn thú vị hơn nhiều. Họ luôn luôn phải trong trạng thái bằng mọi cách phủ nhận, chống lại bản năng nhu cầu tự nhiên đó của con người. Điều thú vị là họ không dứt bỏ được điều đó, vì con người sinh ra đã có bản năng đó. Họ giống như đứa trẻ mải chơi không chịu đi ngủ nhưng rồi sẽ có lúc phải ngủ :D

Các việc dèm pha, so sánh, hay bêu riếu, vẫn không làm được một việc lấy đi vai trò của nhạc Trịnh trong dòng chảy đời sống của con người VN.
Thì có những người khi buồn nhất họ bật nhạc vui để tự làm phấn khích bản thân
Có những người khi vui nhất người ta vẫn nghe nhạc buồn, vì niềm vui cũng chỉ để gió cuốn đi mà thôi :D
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,634
Động cơ
383,707 Mã lực
Tuổi
54
Trịnh Công Sơn viết về Văn Cao:

- Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/VAN-CAO-510.html

Văn Cao viết về Trịnh Công Sơn:

- Lời bạt cho tập nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên”, Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM, 1991

Có thể thấy rằng, giữa các nghệ sĩ lớn với nhau, họ đều hiểu và tôn trọng tài năng của nhau. Ai cũng có điểm mạnh, có chỗ đứng của riêng mình. Em chưa thấy có chỗ nào ông Trịnh Công Sơn tự nhận, hay ai đó nói nhạc của ông là cao sang, hàn lâm. Ông được biết đến là một người "hát thơ".

Vậy mà các OFer trên thông thiên văn dưới tường địa lý, lôi các cụ ấy ra đấu nhau, mà vác điểm mạnh của người này ra để bỉ bôi điểm yếu của người khác, liệu có phải việc hay?

Còn suy nghĩ của em về các ca khúc của Trịnh Công Sơn, giống như những gì người ta nói trong link bài viết này:
https://vov.vn/blog/tran-dang-khoa-thang-tu-roi-nho-trinh-cong-son-204933.vov

Tóm lại là chỉ nghe và thỉnh thoảng nghe một vài bài, không phải là cái nghe hàng ngày. Tuy nhiên không vì thế mà chê bai di sản ông để lại.

Ofer hiểu biết nào có thể kể tên một vài nhạc sĩ đại chúng đương đại, nhiều người nghe, mà không đơn điệu, thoát được hai vòng hòa âm phổ biến nhất là Canon và La thứ (có cụ Ofer hàn lâm hiểu biết nào đó gọi là tone Am trong comment nào đó em suýt sặc nhưng chả buồn tìm quote lại) không ạ.
Bài viết của TĐK hay quá cụ ạ, nhiều khi chỉ cần thế này thôi:
"Lâu rồi. Khi ấy, tôi còn ở Tây Nguyên, làm phiên dịch cho một công ty Cà phê của Đức đặt văn phòng ở Ban mê thuột. Tôi nghe nhạc anh Sơn và thấy mê. Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Anh có để ý không? Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi, cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị. Tôi yêu nhạc anh Sơn, rồi tìm đến thăm anh ấy. Thế rồi anh em biết nhau. Đơn giản thế thôi mà..."
Haha, em nhiều khi cũng muốn được như ông Géc trong bài viết:
"Rồi anh hát chèo, hát dân ca Quan họ và ca cải lương, ca bài chòi. Thật khó mà hình dung F. Gerke lại là một người Đức. Nếu cứ nhắm mắt nghe anh nói thì ta có thể lầm tưởng mình đang nhậu với một anh Hai, anh Ba nào đó của Sài Gòn..."
 

Truns176

Xe tải
Biển số
OF-567251
Ngày cấp bằng
4/5/18
Số km
491
Động cơ
6,090 Mã lực
Tuổi
25
Tôi không nói "hát không phải là âm thanh", mà nguyên văn như trích sau, bà chớ có trích sai lời tôi nhé:

Lời hát gồm có động từ hát và danh từ lời. Lời tức là ca từ. Ca từ là văn học, vì nó gồm có chữ và ý nghĩa, bà hiểu chưa? Tôi có điên đâu mà bảo ""hát không phải là âm thanh"? Sao bà có thói quen nhét chữ vào mồm người khác để ngụy biện lắm vậy?
Em cũng ạ cụ. Tranh luận với cái loại mõ.m nhôm thế này mà làm gì.
Đang nói về ca khúc, muốn nghe dc thì phải có người hát (hoặc + nhạc cụ), vậy giọng hát có phải âm thanh ko, có phải âm nhạc ko? Trả lời thẳng CÓ hay KHÔNG, khỏi quanh co!
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,926
Động cơ
320,214 Mã lực
Tuổi
58
Thớt này là một thớt em thấy khó hiểu, nên cứ đi ra đi vào như gà mắc tóc :)) . Vì nhiều còm fun quá, nhiều cụ rất hiểu biết và nhiều cụ đánh võng, nói ngược trêu tức nhau.

Đến giờ em bắt đầu hiểu một vài cụ chê nhạc TCS là tầm thường. Là phải nghe Giao hưởng và sang trọng như những bài: Người HN-NĐT, Trường ca Sông lô-VC, Du kích Sông Thao-ĐN....

Nếu ai nói: bài Sông Đanuyp xanh bài Sóng Danuyp của châu Âu (gần như đại diện, dễ nghe, hay và nổi tiếng nhất của giao hưởng cổ điển ch.Âu ) lại đi bắt chước nhạc của những bài trên kia, khi cùng chơi kiểu không lời trên giàn nhạc giao hưởng. Hoặc đã có thằng Tây lông mát rượi (hy vọng không phải ộphơ) khi nghe Quốc ca VN của NS VC, nó bi bô là nghe như QC Pháp nhợn - Thì các cụ ưa sang trọng quý phái ở đây thấy thế nào, không đánh võng 9chi9em ạ. Thuần về cái sự nghe ạ, và đúng ý một vài cụ là lời hát ít mang tính nhạc nhé.

Em thì thấy là ai mê, thích, hay nghe nhạc thì có thể nghe cả TCS và Giao hưởng và những bài trên (VC- NĐT- ĐN..với em là tuyệt vời). Họ hầu như không chê, có thể rất ít nghe một dạng nào đó thôi. Với em, đấy mới là người yêu cái đẹp, mộc mạc, thân thương. Văng vẳng điệu ru con, tiếng sáo diều, mặn mòi hò Huế, hoành tráng như Đanuyp xanh...Trường ca Sông Lô hùng tráng.:)) fun nha các cụ.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
9,865
Động cơ
436,674 Mã lực
Nơi ở
HN
Em thích Văn Cao nhất. Nhạc Trịnh thì tuỳ từng bài mới thấy hay.
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,644
Động cơ
257,914 Mã lực
Trịnh Công Sơn viết về Văn Cao:

- Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/VAN-CAO-510.html

Văn Cao viết về Trịnh Công Sơn:

- Lời bạt cho tập nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên”, Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM, 1991

Có thể thấy rằng, giữa các nghệ sĩ lớn với nhau, họ đều hiểu và tôn trọng tài năng của nhau. Ai cũng có điểm mạnh, có chỗ đứng của riêng mình. Em chưa thấy có chỗ nào ông Trịnh Công Sơn tự nhận, hay ai đó nói nhạc của ông là cao sang, hàn lâm. Ông được biết đến là một người "hát thơ".

Vậy mà các OFer trên thông thiên văn dưới tường địa lý, lôi các cụ ấy ra đấu nhau, mà vác điểm mạnh của người này ra để bỉ bôi điểm yếu của người khác, liệu có phải việc hay?

Còn suy nghĩ của em về các ca khúc của Trịnh Công Sơn, giống như những gì người ta nói trong link bài viết này:
https://vov.vn/blog/tran-dang-khoa-thang-tu-roi-nho-trinh-cong-son-204933.vov

Tóm lại là chỉ nghe và thỉnh thoảng nghe một vài bài, không phải là cái nghe hàng ngày. Tuy nhiên không vì thế mà chê bai di sản ông để lại.

Ofer hiểu biết nào có thể kể tên một vài nhạc sĩ đại chúng đương đại, nhiều người nghe, mà không đơn điệu, thoát được hai vòng hòa âm phổ biến nhất là Canon và La thứ (có cụ Ofer hàn lâm hiểu biết nào đó gọi là tone Am trong comment nào đó em suýt sặc nhưng chả buồn tìm quote lại) không ạ.
Có một nghệ thuật gọi là khen ng để đc nhận khen lại đấy ạ, cần phải cảnh giác!
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
7,003
Động cơ
451,336 Mã lực
Em thích Văn Cao nhất. Nhạc Trịnh thì tuỳ từng bài mới thấy hay.
Em thấy nhiều cụ cãi nhau về nhạc mà cứ phô cái thô thiển thô tục và hiểu biết hạn hẹp của mình ra làm mất vui.
Với gia sản là 600 bài hát với khoảng gần trăm bài phổ biến mọi ngóc ngách.
Em cho rằng đó là thiên tài.
Còn về miệng lưỡi thiên hạ? Thối như sầu riêng nhưng giá cả thì tính ra vẫn đắt nhất nhì trong dòng trái cây, mà nó còn chưa phải là nhập khẩu đấy :D
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,795
Động cơ
300,894 Mã lực
Thì có những người khi buồn nhất họ bật nhạc vui để tự làm phấn khích bản thân
Có những người khi vui nhất người ta vẫn nghe nhạc buồn, vì niềm vui cũng chỉ để gió cuốn đi mà thôi :D
Vâng, khi ta mệt mỏi với sự tráo trở của lòng người, khi ta cần một lý do để chấp nhận sự khác biệt gần như đối lập, khi cần cởi mở suy nghĩ và tư duy thì nghe nhạc Trịnh cũng giống như liều thuốc làm cho tâm hồn lấy lại thăng bằng.
Thớt này là một thớt em thấy khó hiểu, nên cứ đi ra đi vào như gà mắc tóc :)) . Vì nhiều còm fun quá, nhiều cụ rất hiểu biết và nhiều cụ đánh võng, nói ngược trêu tức nhau.

Đến giờ em bắt đầu hiểu một vài cụ chê nhạc TCS là tầm thường. Là phải nghe Giao hưởng và sang trọng như những bài: Người HN-NĐT, Trường ca Sông lô-VC, Du kích Sông Thao-ĐN....

Nếu ai nói: bài Sông Đanuyp xanh bài Sóng Danuyp của châu Âu (gần như đại diện, dễ nghe, hay và nổi tiếng nhất của giao hưởng cổ điển ch.Âu ) lại đi bắt chước nhạc của những bài trên kia, khi cùng chơi kiểu không lời trên giàn nhạc giao hưởng. Hoặc đã có thằng Tây lông mát rượi (hy vọng không phải ộphơ) khi nghe Quốc ca VN của NS VC, nó bi bô là nghe như QC Pháp nhợn - Thì các cụ ưa sang trọng quý phái ở đây thấy thế nào, không đánh võng 9chi9em ạ. Thuần về cái sự nghe ạ, và đúng ý một vài cụ là lời hát ít mang tính nhạc nhé.

Em thì thấy là ai mê, thích, hay nghe nhạc thì có thể nghe cả TCS và Giao hưởng và những bài trên (VC- NĐT- ĐN..với em là tuyệt vời). Họ hầu như không chê, có thể rất ít nghe một dạng nào đó thôi. Với em, đấy mới là người yêu cái đẹp, mộc mạc, thân thương. Văng vẳng điệu ru con, tiếng sáo diều, mặn mòi hò Huế, hoành tráng như Đanuyp xanh...Trường ca Sông Lô hùng tráng.:)) fun nha các cụ.
giao lưu văn hóa chắc họ cử người có năng khiếu bẩm sinh về thơ ca nhạc họa ra tiếp đón, em đoán vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top