[Funland] Tôi đã từ bỏ nhạc Trịnh như thế nào.

Toang

Xe tải
Biển số
OF-708816
Ngày cấp bằng
28/11/19
Số km
289
Động cơ
91,920 Mã lực
Em công nhận, một số bài (nên áp dụng cho tất cả) khó nuốt mà mọi người cứ rên rỉ nức nở, thì làm phát video lại mê ngay. Nhất là mấy dòng nặng về hình ảnh như PF, hay dàn giao hưởng chơi. Thế nên "trăm nghe không bằng mắt thấy" mà. Chưa nghe thủng thì mở mắt sẽ rõ, ngon hơn nữa là sờ nếm tức là đi nghe trực tiếp....lên đỉnh luôn :)).
Em fun hehe.
Vâng cụ, hình ảnh thì cụ thể, có tính đại chúng hơn. Âm nhạc là thứ nghệ thuật hết sức trừu tượng, cho nên chín người mười ý cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu có thể đắm mình trong thế giới của âm thanh, phần nào cũng có thể nhận ra ngôn ngữ của nó, hay nói cách khác là nhận ra cách mà âm thanh tác động đến tinh thần, khơi gợi cảm giác và trí tưởng như thế nào, phỏng cụ :)
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
Cụ Văn ít đất dụng võ, o ép mấy chục năm, thời tiền chiến cụ chưa bằng Phạm Duy, thời tiền cách mạng cụ bùng nổ nhưng nhanh chóng bị o ép làm thui chột đi. Nếu nói về nhạc thì cụ Phạm Duy là nhất vì cụ ấy đa dạng hơn nhiều, nhạc của TCS bình thường nhưng lời ca cũng hay và dễ hiểu, nghe 1 lúc rồi cũng hiểu, dễ cho đại chúng đi từ khó hiểu sang chiêm nhiệm.... Em thì thấy bài hát TCS hay và dễ hiểu.
Quan điểm của em là bài hát TCS là món ăn ngọt, khá ngọt .... vậy thôi.
Xôi thịt chịch choạc bỏ mịa có gì mà nhất
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
Buồn là một cảm giác gây nghiện. Không ai thích buồn cả nhưng đã trót buồn mà ngồi nhâm nhi nó cùng với nhạc Trịnh thì cũng phê phết đấy ạ :).
Em thời trẻ cũng đã từng mê mẩn nhạc Trịnh. Rồi có một lần ở Huế tầm một tháng, đúng mùa mưa, lê la hết quán này sang quán khác, cà phê, rượu...một mình. Quán nào cũng nhạc Trịnh. Đi dọc đường phố nọ xóm kia cũng nhạc Trịnh. Thậm chí về nhà trọ bà chủ nhà cũng mở nhạc Trịnh...
”Thôi về đi...đường trần đâu có gì..." Hic... Mọi thứ đều dường như đi đến tận cùng... Thế rồi em chợt tỉnh ra: Đây là thứ nhạc cho đàn bà. Ủ ê, mê muội, dẫn người ta vào những cảm xúc tiêu cực và thoái hoá. Triết lý ba xu chỉ đem lại chút hứng khởi nhất thời, không có tí trí tuệ thật sự nào tòi ra ở đấy và chắc chắn chả liên quan gì đến con đường mà Đức Phật chỉ ra cho chúng sinh.
Trịnh Công Sơn là người có tài và cuộc đời ông có lẽ cũng ổn về mặt công danh, nhưng nhạc ông chỉ ở mức trung bình. Giá trị lớn nhất của nó là ru ngủ và vỗ về. Em thỉnh thoảng "bị" nghe thì thấy cũng ok, không thích không ghét, nhưng nói chung cảm giác mà nó đem lại chỉ là một nỗi buồn hoặc là mang mang hoặc là tê tái... Mà "Buồn" là một cảm giác gây nghiện =))
Thế là cụ chưa thẩm sâu vào nhạc Trịnh ở tầng thứ 3 mà mới đến tầng thứ 2, khi nào người ta đi vào hay chứng kiến tận cùng nỗi đâu nhân tình thế thái mới thẩm được cái này.
Cái “buồn” mà cụ nói là cái thú đau thương của người đời, rất tiêu cực và phổ biến
Cái “đau” của Trịnh là tột cùng rồi từ đó thoát ra được, giải thoát, “đời người như gió qua” , “để gió cuốn đi”
Cách nay đôi chục năm, tháng nào em cũng bay vào Huế 1 lần vài ngày vì công việc, mưa thối đất buồn thối rốn đến quán nào cũng nhạc Trịnh, thanh niên ngồi từ sáng đến tối nhâm nhi ly cà phê nghe nhạc Trịnh, có mỗi cái nhà máy bia hudabia uống mãi éo đi ái được,dân thất nghiệp nhiều, hồi đó nghe nhạc Trịnh cũng chưa thẩm nhiều, cảm giác Huế buồn và nghèo, đúng hơn là trì trệ, bị qua khứ níu kéo, nhạc Trịnh lại hợp với cái không khí tiêu cực này
 

budu123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705565
Ngày cấp bằng
26/10/19
Số km
224
Động cơ
94,440 Mã lực
Vâng cụ, cũng tùy sở thích và cách nghe của mỗi người :) Với em thì em không thấy Pink ma quái, mà cực ấn tượng với cách mà họ sử lý âm thanh như đã nói ở trên. Có thể nhiều người thích và chú ý vào nội dung ca từ của một bản nhạc nhưng với em, âm nhạc trước hết phải là nghệ thuật âm thanh. Âm thanh là ngôn ngữ chính của người nhạc sĩ. Sử lý nó như thế nào nói lên đẳng cấp, trình độ, học vấn, tư tưởng, thẩm mỹ... của người nghệ sĩ. Nhạc giao hưởng thính phòng của các cụ ngày xưa là đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả, giao tiếp và sáng tạo thế giới. Ở góc nhìn này, Pink chính là hậu duệ của họ.
Rảnh rỗi em chém tí :)
Giọng hát con người ko phải âm thanh à?
Nhạc đàn (nhạc ko lời, chỉ sử dụng nhạc cụ), kể cả nhạc giao hưởng, classic đều hướng đến giọng hát con người. Những âm thanh/âm nhạc đầu tiên xuất hiện ở loài người chính là giọng con người, sau đó mới đến nhạc cụ.
Trong nhạc classic thế giới, Nhạc giao hưởng, nhạc đàn (không lời) vs nhạc có lời (opera, ca khúc nghệ thuật) là 2 thể loại riêng nhưng đều có liên quan đến nhau, không thể nói cái nào hơn cái nào.
Nội dung ca từ, sự liên kết hài hòa giữa nội dung ca từ vs phần nhạc lại là 1 khía cạnh khác nữa trong nhạc hát (có lời).
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Có người bẩu em là Chủ nghĩa hiện sinh ạ. "Sống trên đời phải có một tấm lòng và để gió cuốn đi", không có chờ chết mà là làm nhẹ đi mọi điều, không có Phật Giêsu ALaở đây đâu ạ.

Như bài: Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này....

Đời như cuộc dạo chơi, một khoảng khắc, tối tăm yếu đuối chỗ nào nhỉ?
Nếu bác thấy hay, thì đấy là việc của bác, bình luận về thực tế đó (bác thấy nhạc TCS hay) là vô nghĩa.

Ở đây, đa số vạch ra chê là vì nhạc TCS được một số người nâng lên quá mức, đến độ bảo người khác là không đủ trình độ nghe.

Nếu ai đó lại còn ngoa ngôn về tính thiền, tính phật giáo trong nhạc TCS nữa thì chính xác đó là lời lẽ của "phật tử" đi chùa cầu tài.
 

budu123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705565
Ngày cấp bằng
26/10/19
Số km
224
Động cơ
94,440 Mã lực
Nếu bác thấy hay, thì đấy là việc của bác, bình luận về thực tế đó (bác thấy nhạc TCS hay) là vô nghĩa.
Ở đây, đa số vạch ra chê là vì nhạc TCS được một số người nâng lên quá mức, đến độ bảo người khác là không đủ trình độ nghe.
Nếu ai đó lại còn ngoa ngôn về tính thiền, tính phật giáo trong nhạc TCS nữa thì chính xác đó là lời lẽ của "phật tử" đi chùa cầu tài.
Người Nga có châm ngôn "Đừng tranh luận về gout". Món ăn cũng thế, nhiều người Việt "thần thánh hóa" món mắm tôm (hoặc món nào đó) , vậy những người ko thích món đó có cần lu loa lên chửi món mắm tôm "bốc mùi" để "tự bảo vệ mình" ko? ;))
Nhạc TCS ko phải giáo lý, ko có giới luật, bản thân TCS cũng tự nhận he "chỉ là 1 người hát rong bên đường". Còn người nghe thần thánh hay ko là chuyện của cá nhân mỗi người, không có văn bản chính thức nào xác định "ai ko thích nhạc Trịnh là dốt nát, thiếu trình độ" cả, nhạc nào hay thì tự nó sẽ có chỗ đứng lâu dài trong lòng 1 số đông người nghe nhiều thế hệ, bất kể cá nhân hay thế lực nào đó hô hào khen/ chê, kể cả cấm nghe!
 

Toang

Xe tải
Biển số
OF-708816
Ngày cấp bằng
28/11/19
Số km
289
Động cơ
91,920 Mã lực
Chẳng có tầng nào cả,

Giọng hát con người ko phải âm thanh à?
Nhạc đàn (nhạc ko lời, chỉ sử dụng nhạc cụ), kể cả nhạc giao hưởng, classic đều hướng đến giọng hát con người. Những âm thanh/âm nhạc đầu tiên xuất hiện ở loài người chính là giọng con người, sau đó mới đến nhạc cụ.
Trong nhạc classic thế giới, Nhạc giao hưởng, nhạc đàn (không lời) vs nhạc có lời (opera, ca khúc nghệ thuật) là 2 thể loại riêng nhưng đều có liên quan đến nhau, không thể nói cái nào hơn cái nào.
Nội dung ca từ, sự liên kết hài hòa giữa nội dung ca từ vs phần nhạc lại là 1 khía cạnh khác nữa trong nhạc hát (có lời).
Vâng cụ, giọng hát cũng là âm thanh. Nhưng khi nghe lời hát thì thông thường người ta sẽ cuốn vào nội dung ngôn ngữ, chứ không phải cái âm thanh của ngôn ngữ đc truyền tải qua tiếng hát. Và vì thế thông thường người ta sẽ hiểu "ý nghĩa" của bài hát thông qua nội dung của ca từ.
Nhưng "thông điệp" của bài hát có thể đc nhận diện theo cách khác, chính là cấu trúc, sự tổ chức của âm thanh trong đó có cả tiếng hát. Em đánh giá cao nhạc sĩ nào làm đc điều này. Còn tất nhiên nội dung ca từ thống nhất đc với cấu trúc của âm thanh nữa thì càng tuyệt.
 

Toang

Xe tải
Biển số
OF-708816
Ngày cấp bằng
28/11/19
Số km
289
Động cơ
91,920 Mã lực
Thế là cụ chưa thẩm sâu vào nhạc Trịnh ở tầng thứ 3 mà mới đến tầng thứ 2, khi nào người ta đi vào hay chứng kiến tận cùng nỗi đâu nhân tình thế thái mới thẩm được cái này.
Cái “buồn” mà cụ nói là cái thú đau thương của người đời, rất tiêu cực và phổ biến
Cái “đau” của Trịnh là tột cùng rồi từ đó thoát ra được, giải thoát, “đời người như gió qua” , “để gió cuốn đi”
Cách nay đôi chục năm, tháng nào em cũng bay vào Huế 1 lần vài ngày vì công việc, mưa thối đất buồn thối rốn đến quán nào cũng nhạc Trịnh, thanh niên ngồi từ sáng đến tối nhâm nhi ly cà phê nghe nhạc Trịnh, có mỗi cái nhà máy bia hudabia uống mãi éo đi ái được,dân thất nghiệp nhiều, hồi đó nghe nhạc Trịnh cũng chưa thẩm nhiều, cảm giác Huế buồn và nghèo, đúng hơn là trì trệ, bị qua khứ níu kéo, nhạc Trịnh lại hợp với cái không khí tiêu cực này
Vâng cụ, chắc em chưa trải đời cho đủ :)
Thời gian em ở Huế thời điểm đấy là một tháng, mưa ít thôi, chỉ khoảng 29 ngày =))
 

budu123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705565
Ngày cấp bằng
26/10/19
Số km
224
Động cơ
94,440 Mã lực
Công bằng mà nói TCS chưa chắc đã tài năng bằng Phạm Duy , Lê Uyên Phương , Vũ Thành An , Ngô Thụy Miên ..hay các nhạc sĩ nhạc vàng như Anh Bằng , Minh Kỳ , Châu Kỳ , Lam Phương ,Trầm Tử Thiêng , TTT .....Nếu không muốn nói là còn kém hơn nhưng nhạc của ông được truyền thông VN nâng lên quá mức , điều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng ông là số 1 . Nếu bạn đã từng sống ở miền nam VN trước 1975 thì bạn sẽ hiểu TCS thật sự không ở " tầm cỡ " như thế . Một phần là do giọng hát đặc biệt của Khánh Ly , 1 phần là do truyền thông sau này của Da.ng nâng bi quá mức .
Còn chuyện vì sao họ nâng TCS mà không nâng những người kia thì chắc nhiều người cũng hiểu lý do rồi.:):):)
Trong âm nhạc thì khó lòng xếp "tài năng" số 1, 2, 3 dc. Với người này là số 1, với người khác là số 0 cũng chẳng sao, chuyện bình thường.
Người nghe Nam hay Bắc mọi thời cũng chẳng ngu dốt đến độ nghe bằng miệng người khác.
Nếu đưa lý do "truyền thông của Đ nâng bi quá mức" cũng thật buồn cười, nhiều bài của TCS có thời thì cấm tiệt ko dc nghe, sau này cũng chỉ bỏ cấm 1 số bài. Riêng khoản được nâng bi thì xách dép cho nhạc đỏ của Đ. Với thời gian, mọi thứ đều sẽ tự khắc sắp đặt đâu về đó hết!
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,444
Động cơ
321,123 Mã lực
Tuổi
58
Nếu bác thấy hay, thì đấy là việc của bác, bình luận về thực tế đó (bác thấy nhạc TCS hay) là vô nghĩa.

Ở đây, đa số vạch ra chê là vì nhạc TCS được một số người nâng lên quá mức, đến độ bảo người khác là không đủ trình độ nghe.

Nếu ai đó lại còn ngoa ngôn về tính thiền, tính phật giáo trong nhạc TCS nữa thì chính xác đó là lời lẽ của "phật tử" đi chùa cầu tài.
Vâng, đúng ạ.
 

.Chuối.

Xe tăng
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
1,710
Động cơ
205,467 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Hay cụ nghe thử bài này High hopes
High hopes là 1 trường hợp đặc biệt của D. Gilmour, nói không ngoa chứ nó là minh chứng xác thực cho khả năng chơi nhạc thiên tài của tay này, cụ có thể rơi vào nhiều trạng thái suy tưởng với các bản phối khác nhau, nhất là mấy bản live với đoạn outro bằng nylon guitar. Cái hoang tưởng, điên rồ của P.F thời Roger Waters là cái hoang tưởng của lớp trí thức chán ghét thực tại, nhưng lại không có khả năng thay đổi thực tại ấy, nghe rất tăm tối và gai góc. Nhưng đến thời Gilmour thì nó lại là sự bay bổng trong tư duy, có chút xa rời thực tại nhưng khá là nhẹ nhàng mơ mộng, một sự psychedelic tích cực hơn.
Em nghiện nhất khúc outro solo bản phối high hopes live in Gdansk:P.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Thích hay ko thích Trịnh thì cũng phải công nhận Trịnh là một trong những tài năng âm nhạc truyền cảm hứng hiếm có.Nghe vừa tai hay không còn tùy vào cách phối nữa

Ví dụ Bản này, Hà Trân rất sáng tạo, phải không cụ @Thắng Sơn Tây

 

Toang

Xe tải
Biển số
OF-708816
Ngày cấp bằng
28/11/19
Số km
289
Động cơ
91,920 Mã lực
High hopes là 1 trường hợp đặc biệt của D. Gilmour, nói không ngoa chứ nó là minh chứng xác thực cho khả năng chơi nhạc thiên tài của tay này, cụ có thể rơi vào nhiều trạng thái suy tưởng với các bản phối khác nhau, nhất là mấy bản live với đoạn outro bằng nylon guitar. Cái hoang tưởng, điên rồ của P.F thời Roger Waters là cái hoang tưởng của lớp trí thức chán ghét thực tại, nhưng lại không có khả năng thay đổi thực tại ấy, nghe rất tăm tối và gai góc. Nhưng đến thời Gilmour thì nó lại là sự bay bổng trong tư duy, có chút xa rời thực tại nhưng khá là nhẹ nhàng mơ mộng, một sự psychedelic tích cực hơn.
Em nghiện nhất khúc outro solo bản phối high hopes live in Gdansk:P.
=D>=D>=D> Chã mà cho phép, em mời cụ mười chén cho cụ say khướt luôn :D Lâu rồi em không nghe nhạc, kể cả Pink, hôm nay nghe bản này sởn da gà luôn :D Âm nhạc thực là đẹp!
 

.Chuối.

Xe tăng
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
1,710
Động cơ
205,467 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Thích hay ko thích Trịnh thì cũng phải công nhận Trịnh là một trong những tài năng âm nhạc truyền cảm hứng hiếm có.Nghe vừa tai hay không còn tùy vào cách phối nữa

Ví dụ Bản này, Hà Trân rất sáng tạo, phải không cụ @Thắng Sơn Tây

Nhạc Trịnh thì em không bàn:D.
Tuy nhiên trước có chơi với mấy tay nghiện Trịnh, nói chung là nom tay nào cũng có nét nhếch nhác bửn bửn giống nhau, thế mới lạ:P.
 

budu123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705565
Ngày cấp bằng
26/10/19
Số km
224
Động cơ
94,440 Mã lực
Vâng cụ, giọng hát cũng là âm thanh. Nhưng khi nghe lời hát thì thông thường người ta sẽ cuốn vào nội dung ngôn ngữ, chứ không phải cái âm thanh của ngôn ngữ đc truyền tải qua tiếng hát. Và vì thế thông thường người ta sẽ hiểu "ý nghĩa" của bài hát thông qua nội dung của ca từ.
Nhưng "thông điệp" của bài hát có thể đc nhận diện theo cách khác, chính là cấu trúc, sự tổ chức của âm thanh trong đó có cả tiếng hát. Em đánh giá cao nhạc sĩ nào làm đc điều này. Còn tất nhiên nội dung ca từ thống nhất đc với cấu trúc của âm thanh nữa thì càng tuyệt.
Âm nhạc có lời hoặc ko có lời đều chung nhau 1 điểm là có truyền dc nội dung, cảm xúc, đạt cộng hưởng vs người nghe hay ko. Nên ko có chuyện "đánh giá" thể loại ( ko lời/ có lời) nào "hay" hơn, "thông thái" hơn thể loại nào cả!
Âm nhạc khác vs toán học, ko phải 1+1 ắt thành 2 (chuẩn chỉ) được. Ca từ hay, khớp với cấu trúc âm thanh, nhịp điệu v,v,,, "đúng chuẩn" nhưng cũng chưa chắc đã "hay" hoặc có chỗ đứng trong khán giả (có thể vì thiếu yếu tố cảm xúc, thiếu "hồn", ko tạo được cộng hưởng vs người nghe). Trong ca khúc thì nhạc vs lời là 1 tổng thể thống nhất. Tách lời vs ca từ ra để phân tích riêng rẽ (cv của các nhà lý luận), đôi khi là cv vô nghĩa!
Đấy là chưa kể vai trò trung gian (giữa ca khúc vs người nghe) của người hát nữa. Nhạc TCS từ thời mới ra tới sau này mà ko có giọng hát KL thì cũng chưa biết thế nào đâu!
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,161
Động cơ
368,180 Mã lực
Em thấy cụ dường như có thâm niên nghe dốc, ấy thế mà cụ lại nhắc tới độ nặng nhẹ của PF thì em tự nhủ sai sai...
Thật ra Pink không phải rock cụ ah.
Pink không hề nặng :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top