[Funland] Toàn văn tuyên bố của Mỹ về Biển Đông

Toilaai08

Xe tăng
Biển số
OF-568673
Ngày cấp bằng
11/5/18
Số km
1,320
Động cơ
159,501 Mã lực
Tuổi
39
Kể từ đó (cũng 4 năm rồi), bộ ngoại giao hay báo chí Việt Nam méo bao giờ còn nhắc đến anh Nga Ngố khi nói về biển Đông nữa, số lượng fan hâm mộ vốn hùng hậu khi xưa cũng tụt đi trông thấy, có bài viết gì cũng chỉ là ăn mày dĩ vãng những kỷ niệm xưa mà thôi...
911F6EFE-37C4-4D7F-BA67-4D8720A4D030.jpeg
Nga đang trên đường trở thành 1 đất nước bí ẩn như Triều Tiên.
 

TranCB

Xe tăng
Biển số
OF-119314
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
1,504
Động cơ
405,811 Mã lực
Chữ "của Trung Quốc" là nguyên bản trong hoà ước, tôi không rảnh đi tìm lại nguyên bản vì thế nào ông cũng lươn lẹo bắt tôi chứng minh đó là nguyên bản.
Cho ông xem 1 trang hồi đấy tôi chụp trộm
Bản phô tô chưa qua công chứng nên không tính :D:D:D:D
 

anh.tuan

Xe tải
Biển số
OF-391043
Ngày cấp bằng
8/11/15
Số km
473
Động cơ
2,111 Mã lực
VN cứ là em hoa hậu đi 30k 1 đêm ngon hơn là theo TQ hay Mỹ. 2 Thằng này khốn nạn như nhau, bao lần nó mang mình ra ngã giá bán đi bán lại rồi!
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Không bao giờ có chuyện tên lửa đạn đạo bắn được tàu chiến vì tên lửa đạn đạo nó như 1 dạng đạn pháo, bắn cầu vồng rồi nhờ trọng lực rơi xuống. Đường đi của nó rất lâu và dài trong khi tàu chiến nó di chuyển liên tục nên tên lửa này chỉ để đánh các mục tiêu cố định. Muốn diệt tàu chiến phải dùng các loại tên lửa hành trình chống hạm vận tốc cực cao cùng với đầu đạn mạnh và đầu dò thông minh đủ để xuyên thủng thân tàu. Chỉ trừ tên lửa đạn đạo hạt nhân ra mới có thể bắn 1 phát chết cả hạm đội tàu được
Có khái niệm "Tên lửa đạn đạo chống hạm" đấy cụ ở, gọi là Anti-Ship Ballistic Missile. Nói đúng hơn thì nó là tên lửa lai đạn đạo - hành trình hoặc nửa đạn đạo với cột phóng đứng thấp, gia tốc lớn và phụ thêm bộ điều khiển hành trình nhằm mục đích diệt hạm.

Các mẫu đạn đạo chống hạm tiêu biểu là Iskander của Nga hoặc MGM-140B/E của Mỹ.
 

Toilaai08

Xe tăng
Biển số
OF-568673
Ngày cấp bằng
11/5/18
Số km
1,320
Động cơ
159,501 Mã lực
Tuổi
39

Đúng là không ngờ dc các cụ nhỉ, chỉ 1, 2 năm mà mọi chuyện thay đổi 180 độ, với nhiều nhà lãnh đạo cứng rắn như thế này, thì củ cà rốt của Khựa hết tác dụng, và Khựa cũng ko thể tác oai tác oái, chèn ép các nước như xưa dc nữa. :))
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Nga đang trên đường trở thành 1 đất nước bí ẩn như Triều Tiên.
Các vị bảo bí ẩn, có vị bất ngờ trước quan điểm của Nga. Tôi thì không. Nga, trước đây là Liên Xô, có quan điểm luôn nhất quán từ năm 1949 là các đảo ở biển Hoa Nam giao giả cho PRC. May mà nó không phải là thế lực duy nhất thắng trận WW2.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Nói như cụ là xuyên tạc.

Cả thế giới chưa có nước nào ủng hộ hay thừa nhận đường lưỡi bò cả.

Nga ủng hộ lập trường của TQ chỉ trong vụ toà quốc tế xử Phi kiện TQ; không phải ủng hộ lập trường của TQ về Biển Đông!

Lập trường của Nga về biển Đông: không can thiệp; và không ủng hộ bên thứ ba can thiệp

Lập trường của Nga về vụ kiện: không thừa nhận phán quyết của toà QT


Phát biểu trước báo giới tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5.9, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu rõ lập trường của Nga đối với vấn đề Biển Đông. Mặc dù Biển Đông là đề tài rất nóng suốt thời gian qua nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi nhà lãnh đạo Nga công khai đề cập về vấn đề này cũng như vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Sputnik News dẫn lời Tổng thống Putin nói: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tôi đã cùng phát triển mối quan hệ tin cậy và thân thiện. Nhưng tôi xin nhấn mạnh ông ấy chưa bao giờ đề nghị tôi đưa ra bình luận hay can thiệp gì vào vấn đề này (vấn đề Biển Đông). Chúng tôi dĩ nhiên có quan điểm riêng về vấn đề Biển Đông. Đầu tiên là Nga không can thiệp, và chúng tôi tin rằng bất cứ sự can thiệp nào của một cường quốc bên ngoài khu vực cũng chỉ làm phương hại đến việc giải quyết vấn đề này".
Tổng thống Nga nhấn mạnh: "Theo quan điểm của tôi, sự can thiệp của bên thứ ba là các cường quốc bên ngoài khu vực đều là thiếu tính xây dựng và gây hại".
Liên quan đến phán quyết của tòa trọng tài (thành lập theo Phụ lục 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Tổng thống Putin khẳng định Nga đứng về phía Trung Quốc.

Ông Putin nói: "Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa đưa ra. Đây không phải là lập trường chính trị mà hoàn toàn về mặt pháp lý".
Tổng thống Nga lý giải: "Điều này dựa trên thực tế rằng bất kỳ thủ tục tố tụng trọng tài nào cũng phải do các bên tranh chấp khởi xướng. Tòa trọng tài cần phải nghe những lập luận cũng như lập trường của các bên tranh chấp, nhưng Trung Quốc đã không trình bày những điều đó tại The Hague và không ai được nghe lập trường của Bắc Kinh ở đó cả. Vậy làm sao bạn có thể công nhận quyết định của tòa là công bằng?", và ông nhấn mạnh: "Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc".
Chỉ là né tránh thôi. Vì nước lớn mà trốn không tham gia vụ kiện để huỷ nó đi và có người lại ủng hộ thì thế giới cũng lộn xộn theo chả có quy củ và trật tự gì cả? Việc không có mặt tại toà ý bảo với các nước nhỏ là thích thì cứ kiện nhưng ông không tham gia thì làm gì được. Xử thì phải có cả hai bên? Do đó viện cớ này nọ thì cũng là ủng hộ việc làm theo sở thích của nước lớn nhé! Không tuân thủ quy ước .....Coi như là ủng hộ cách làm của Trung Quốc rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Điều II, Chương II của Hoà ước San Francisco quy định : “Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với Triều Tiên (khoản a), Đài Loan và Bành Hồ của Trung Quốc (khoản b), quần đảo Kouriles, một phần đảo Sakhalin và các đảo kế cận của Liên Xô (khoản c), các đảo ở Thái Bình Dương dưới quyền uỷ trị của Nhật Bản (khoản d), bất kỳ bộ phận nào của vùng Nam Cực xuất phát từ bất cứ hoạt động nào của Nhật Bản (khoản e), quần đảo Spratly và quần đảo Paracel (khoản F).”
(Treaty of Peace with Japan, San Francisco, California, 4-8 September 1951)


Liên quan ở chỗ do hoà ước này mục đích để chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương nhưng lại không có đại diện của Trung Quốc nên bắt buộc phải có hoà ước riêng rẽ giữa Trung và Nhật trên nguyên tắc nhất quán với nội dung của Tuyên bố Cai Rô năm 1943, Tuyên bố Potsdam năm 1945, Hiệp ước San Francisco năm 1951.
Hoà ước Trung Nhật ghi nhận lại điều 2 khoản 7 của Hiệp ước San Francisco, cụ thể là : “Thừa nhận rằng theo điều 2 của Hiệp ước hoà bình với Nhật Bản ký tại Thành phố San Francisco thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày 8 tháng 9 năm 1951, Nhật Bản đã từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa, đòi hỏi đối với Đài Loan, Mãn Châu của Trung Quốc cũng như quần đảo Spratly (Nam Sa) và quần đảo Paracel (Tây Sa).”
Vì vậy khi nói đến hoà ước Trung Nhật thì người ta luôn dẫn kèm hoà ước San Francisco.
Nhật là nước thua trận WW2, không có suất ngồi bình bầu chia đất đâu các ông giáo ah.

Liên Xô lúc đó là đồng chí anh em với PRC, nên muốn Nhật trả các đảo trên biển Nam Hoa cho PRC, nhưng điều này trái với ý chí của phe đồng minh, rằng phải trả cho Pháp. Nhật chiếm đảo của Pháp chứ không phải của Trung Quốc.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,269
Động cơ
796,447 Mã lực
Chỉ là né tránh thôi. Vì nước lớn mà trốn không tham gia vụ kiện để huỷ nó đi và có người lại ủng hộ thì thế giới cũng lộn xộn theo chả có quy củ và trật tự gì cả? Việc không có mặt tại toà ý bảo với các nước nhỏ là thích thì cứ kiện nhưng ông không tham gia thì làm gì được. Xử thì phải có cả hai bên? Do đó viện cớ này nọ thì cũng là ủng hộ việc làm theo sở thích của nước lớn nhé! Không tuân thủ quy ước .....Coi như là ủng hộ cách làm của Trung Quốc rồi.
Chẳng thằng nước lớn nào nó đồng ý ra toà cả.
Ra toà nó có đúng thì xác suất thắng nó cũng chỉ là 99%, không ra toà xác suất thắng của nó là 100%.
Nếu Nga, Mỹ, Trung Quốc mà chịu ra toà thì thua kiện suốt, đặc biệt là Mỹ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Ông nào biết sinh ngữ đọc cái research paper này cho vui:


Đáng chú ý quan điểm của phương Tây:

At the time France annexed and effectively and peacefully occupied the Spratlys in
1933, occupation (conquest) was still a valid method of acquiring territory under the prevailing
international law. Conquest did not become illegal until October 1945, after the entry into force
of the UN Charter. Nationalist China’s occupation of Itu Aba Island in 1946509 and 1956510 and
Communist China’s occupation of several features in the Spratly Islands in 1988511 and 1995,512
therefore, were accomplished in violation of the UN Charter and, like China’s occupation and
seizure of the Paracels, do not create a valid legal title to the Spratlys under international law.
- Lập luận của TQ rằng người TQ đã khám phá ra mấy quần đảo này không có giá trị. Người Chăm pa, đến từ miền Trung của Việt Nam ngày nay, mới là những người làm chủ mấy quần đảo này từ trước công nguyên. Đã tìm thấy những di chỉ văn hóa của họ trên một số đảo mà Philippines đang chiếm giữ.

- Phương thức "đánh chiếm" vẫn là phù hợp với "luật pháp quốc tế" vào thời điểm trước tháng 10/1945 (khi Hiến chương LHQ ra đời, sẽ nói sau).

- Năm 1933, Pháp chiếm đóng và đưa các đảo của Trường Sa vào bản đồ thuộc địa của mình mà không có tranh chấp vũ lực gì với TQ. Có chút tranh chấp với Anh, nhưng sau đó người Anh đã rút lui.

- Tầu quốc dân và Tầu cộng sản dùng vũ lực chiếm một số đảo Nam Hoa vào các năm 1946, 1956, 1974, 1988, 1995 và điều này là trái với luật pháp quốc tế (Hiến chương Liên hiệp quốc 2734 (XXV) tháng 10 năm 1945: Không thể dùng vũ lực chiếm đất của quốc gia có chủ quyền khác sau đó tuyên bố đó thuộc chủ quyền của mình).

- Điều này gây bất lợi cho Việt Nam (hiện nay) vì VN (Bắc) không công nhận Nam Việt Nam, gọi chính thể đó là ngụy và vùng đất đó là thuộc địa của Mỹ, trong khi quốc tế lại công nhận đó là một quốc gia. Bắc VN gọi cuộc chiến tranh chống Mỹ là chiến tranh giải phóng dân tộc, trong khi đó các thế lực thù địch phương tây lại coi đó là đánh chiếm một quốc gia có chủ quyền khác.

/Đoạn trên chắc chắn gây tranh cãi. Tôi chỉ thuật lại quan điểm của phương tây chứ không nêu quan điểm của mình. Đừng nói tôi/.

- Nam Việt Nam đòi chủ quyền với các đảo ở biển Nam Hoa, còn Bắc Việt Nam thì không.
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,342
Động cơ
285,133 Mã lực
Chỉ là né tránh thôi. Vì nước lớn mà trốn không tham gia vụ kiện để huỷ nó đi và có người lại ủng hộ thì thế giới cũng lộn xộn theo chả có quy củ và trật tự gì cả? Việc không có mặt tại toà ý bảo với các nước nhỏ là thích thì cứ kiện nhưng ông không tham gia thì làm gì được. Xử thì phải có cả hai bên? Do đó viện cớ này nọ thì cũng là ủng hộ việc làm theo sở thích của nước lớn nhé! Không tuân thủ quy ước .....Coi như là ủng hộ cách làm của Trung Quốc rồi.
TQ không trốn mà họ từ chối tham gia, và theo đúng luật lệ quy định của cái tòa này thì TQ có quyền đó; các bên được quyền từ chối tham gia

Đã gọi là tòa trọng tài thì phải có ít nhất 2 bên tranh chấp đồng ý tham gia. Phải có ít nhất song phương khởi xướng

Lập trường của TQ đây:
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố ‘nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng’.
Trung Quốc, thông qua Bản Tuyên bố lập trường ban hành tháng 12 năm 2014 cũng như các các tuyên bố chính thức khác, cũng tuyên bố rõ ràng rằng theo quan điểm của nước này, Toà Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện.
Và vì thế TQ cũng không thừa nhận phán quyết của Tòa

Nga ủng hộ lập trường này của TQ, tức quan điểm của Nga rất rõ ràng; cũng cho là tiến trình trọng tài này cần có đủ cả 2 bên tham gia và Tòa PCA không có đủ thẩm quyền khởi xướng nếu 1 trong 2 bên từ chối tham dự. Nga lên tiếng vì Điều này cũng liên quan đến chính quyền lợi của Nga; vì Nga cũng có tranh chấp biển đảo với Nhật, tránh trường hợp Nhật khởi kiện đơn phương và tòa PCA sẽ tự cho là có đủ thẩm quyền để phán xử.

Như vậy việc Nga bày tỏ ủng hộ lập trường TQ trong vụ này chỉ liên quan đến lập trường của Nga đối với thẩm quyền và tính pháp lý đối với phán quyết của PCA. Thuần túy về mặt pháp lý, không liên quan đến chính trị, như chính Nga tuyên bố. Và không liên quan gì đến ủng hộ hay phản đối gì đối với các tranh chấp Biển Đông, mà Nga trước sau tuyên bố không can thiệp ; trung lập.

Không phải bỗng dưng mà Nga lên tiếng công khai về việc này
 
Chỉnh sửa cuối:

Sailor

Xe tăng
Biển số
OF-198790
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
1,193
Động cơ
343,061 Mã lực
Cái luận điệu về hội nghị San Francisco cụ cứ nhắc đi nhắc lại mãi, nhưng hoàn toàn là cụ xuyên tạc.
1. Bất kể đường lưỡi bò của Đài Loan hay của trung quốc vẽ ra thì nó đều là phi pháp, không có bất cứ một cơ sở pháp lý nào. Cụ đã thấy ở đâu mà đường biên giới họ vẽ đứt đoạn vô lối như thế không? nếu tàu mao lương thiện thì đừng bao giờ nhắc đến cái đường 9 đoạn đó. Vùng biển đấy không phải của bọn khựa.

Luận điệu này của cụ láo toét hoàn toàn. Việt Nam được mời đến hội nghị (trong khi bọn tàu khựa không được mời) thì bất kể ý kiến nào cũng được ghi vào văn bản, nên không thể có chuyện mời Việt Nam đến hội nghị rồi coi yêu cầu của Việt Nam là vô hiệu. Nếu coi yêu cầu đó là vô hiệu thì họ đã nói rõ là như thế. Họ không phản đối, không coi đó là vô hiệu thì mặc nhiên coi đó là sự thừa nhận chủ quyền của Việt Nam ở đó.


Chỗ này cụ cũng xuyên tạc nốt. Vì Trường Sa thì có thể có nhiều bên ở biển Đông (không liên quan đến bọn khựa) đòi chủ quyền vì xác định ranh giới của nó còn mù mờ.
Nhưng với Hoàng Sa thì không có khoảng trống pháp lý nào hết, bởi vì nó hoàn toàn là của Việt Nam và chỉ có bọn khựa đài loan và khựa đại lục đòi tranh giành với Việt Nam. Ngoài Việt Nam, khựa đài loan và khựa đại lục, không có nước nào khác liên quan đến Hoàng Sa.


HIệp định San Francisco cũng khẳng định "Nhật cũng tuyên bố từ bỏ chủ quyền với Đài Loan" nhưng cũng không quy định Đài Loan thuộc về ai.
Còm chất em quote lại tăng tương tác.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Vì Quốc Gia Việt Nam (État du Viêt-Nam) thuộc khối liêp hiệp Pháp nên được mời thôi. Pháp thuộc khối đồng minh (Alliance) thắng trận WW2. Chính phủ cụ Hồ không công nhận quốc qia này. Nay tranh chấp biển đảo các ông giáo lại lôi ra.

Luận điệu này của cụ láo toét hoàn toàn. Việt Nam được mời đến hội nghị (trong khi bọn tàu khựa không được mời) thì bất kể ý kiến nào cũng được ghi vào văn bản, nên không thể có chuyện mời Việt Nam đến hội nghị rồi coi yêu cầu của Việt Nam là vô hiệu. Nếu coi yêu cầu đó là vô hiệu thì họ đã nói rõ là như thế. Họ không phản đối, không coi đó là vô hiệu thì mặc nhiên coi đó là sự thừa nhận chủ quyền của Việt Nam ở đó.
 

Chym xinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702629
Ngày cấp bằng
2/10/19
Số km
1,295
Động cơ
135,272 Mã lực
Tuổi
42
Công nhận, cứ điều tàu chiến nhưng chả đánh thì nói làm đếch gì.
Cụ thử xâu chuỗi 1 chút về xung đột Mẽo-tàu: ban đầu là cuộc chiến thuế quan cường độ tăng dần, tiếp theo là tranh chấp công nghệ, tiếp là phủ định hoàn toàn cái gọi là lợi ích cốt lõi của tàu trên Biển Đông (cùng với sự có mẹt của 2 nhóm tác chiến tàu sân bay), và hiện tại là manh nha cuộc chiến ý thức hệ (khi dự tháo cấm oảng viên tàu)...
Mọi thứ đương leo thang.
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,342
Động cơ
285,133 Mã lực
Quy định của Hội nghị San Francisco là Hiệp ước San Fracisco ký ngày 8/8/1951. Đó là quy định cuối cùng, có tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả 49 bên ký kết trong đó có Quốc gia Việt nam.

Trước đó Quốc gia Việt nam có nêu khẳng định chủ quyền đối với Hoàng sa, Trường sa và không có ai phản hồi. Điều đó cũng không phải là cơ sở để VN khẳng định "Hội nghị SF đã đồng ý với VN". Bởi vì hội nghị này nó có Nghị quyết, tức là văn bản chính thức cuối cùng, cho nên tất cả các ý kiến/yêu cầu/yêu sách không được đưa vào Nghị quyết, nếu có, đều phải có các văn bản bổ sung.

Ví dụ như Đài loan. Đúng là đoạn Nghị quyết SF về Đài loan cũng giống như HS và TS, nhưng nó đã được bổ sung ngay năm sau bằng Hiệp ước Đài loan ngày 28/4/1952.

Dù sao thì có một điều chắc chắn rằng Trung quốc không phải là một bên tham gia Hội nghị SF, không được nhắc đến trong Nghị quyết và cũng không có Hiệp ước nào bổ sung, thì cũng coi như không có quyền yêu sách về Hoàng sa và Trường sa.
Quốc gia Việt Nam (chữ Nôm: 國家越南 tiếng Pháp: État du Viêt Nam) là một chính phủ thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 đến 1955. Thủ đô đặt tại Sài Gòn, Quốc trưởng Bảo Đại
 

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Không kiện nó thì liệu hằng năm có ít tiền khắc phục hậu quả không? Đừng nói mỹ tự nguyện nhé...mà bây giờ hình như nó cũng chả cho nữa thì phải, hứng lên nó cho, không bó cũng méo cho.
Nhìn ở góc độ khác thì kể cả biết ko thắng kiện thì mình vẫn phải kiện, dù không thắng nó thì ít nhiều nó vẫn phải giật mình và tôn trọng mình, đừng hy vọng lòng tốt và sự thương hại của Mỹ, rồi còn thể diện quốc gia nữa chứ....Chuyện ngoại giao và chính trường quốc tế em ko đủ trình để chém nhiều.
Lại ảo tưởng quyền lực thế thì tiếp tục béo đội Lật sư thôi. Còn đây là báo Đởn nói, mới 2019 thôi.
 

CuChuoi12g

Xe điện
Biển số
OF-42078
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
2,010
Động cơ
486,103 Mã lực
Thấy ít người đề cập đến nên copy về để bàn luận xem các bên sẽ ứng xử thế nào.

Michael R. Pompeo, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
(Bản dịch: Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội)
Hoa Kỳ bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hôm nay chúng tôi tăng cường chính sách của Hoa Kỳ tại một vùng có tranh chấp, có ý nghĩa sống còn tại khu vực đó – Biển Đông. Chúng tôi tuyên bố: Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp.
Tại Biển Đông, chúng tôi mong muốn gìn giữ hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo cách nhất quán với luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở, và chống lại bất cứ nỗ lực nào nhằm sử dụng cưỡng ép hoặc vũ lực để giải quyết tranh chấp. Đây là những lợi ích sâu sắc và trường tồn mà chúng tôi chia sẻ với nhiều đồng minh và đối tác của mình, những người từ lâu ủng hộ một trật tự thế giới dựa trên luật lệ.

Những lợi ích chung này đã gặp phải sự đe dọa chưa từng thấy từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Bắc Kinh sử dụng sự hăm dọa nhằm làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, bắt nạt họ trong vấn đề tài nguyên ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng “chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Phương pháp tiếp cận này của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ trong nhiều năm. Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc khi đó là ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố với những người đồng cấp ASEAN rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ và đó là sự thật.” Thế kỷ 21 không có chỗ cho thế giới quan đầy dã tâm của Trung Quốc.
Trung Quốc không có căn cứ pháp lý nào để đơn phương áp đặt ý chí của họ lên khu vực. Bắc Kinh đã không đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng nào cho yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông kể từ họ khi chính thức công bố vào năm 2009. Trong một phán quyết được đồng thuận ngày 12 Tháng Bảy 2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 – mà Trung Quốc là một thành viên – đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc vì không có căn cứ dựa trên luật pháp quốc tế. Tòa Trọng tài đứng về phía Philippines, bên đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài, trong hầu hết các yêu sách của nước này.
Như Hoa Kỳ từng tuyên bố, và theo Công ước, phán quyết của Tòa Trọng tài là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý với cả hai bên. Hôm nay chúng tôi đưa ra lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông với phán quyết của Tòa Trọng tài. Cụ thể:
  • Trung Quốc không thể khẳng định một cách hợp pháp một yêu sách hàng hải – bao gồm bất cứ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào từ Bãi Scarborough và Quần đảo Trường Sa – khi so với Philippines trong các khu vực mà Tòa Trọng tài đã phán quyết là nằm trong EEZ hoặc thềm lục địa của Philippines. Hành động quấy rối của Bắc Kinh đối với các hoạt động đánh bắt cá và phát triển năng lượng ngoài khơi của Philippines trong các khu vực đó, cũng như bất cứ hành động đơn phương nào của Trung Quốc nhằm khai thác các nguồn tài nguyên này, là bất hợp pháp. Theo phán quyết có tính ràng buộc về pháp lý của Tòa Trọng tài, Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với Đá Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây, cả hai nằm hoàn toàn trong quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines, và Bắc Kinh cũng không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải nào được tạo ra từ những cấu trúc này.
  • Do Bắc Kinh không thể đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp, rõ ràng tại Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc đưa ra yêu sách tại Quần đảo Trường Sa (mà không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác đối với các đảo đó). Vì thế, Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách hàng hải nào của Trung Quốc đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí của các quốc gia khác trong những vùng biển này – hay đơn phương thực hiện các hành động đó – đều là bất hợp pháp.
    • Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với (hay bắt nguồn từ) Bãi ngầm James, một cấu trúc chìm hoàn toàn cách Malaysia chỉ 50 hải lý và cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1,000 hải lý. Bãi ngầm James thường được nhắc đến trong hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc là “lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”. Luật pháp quốc tế rất rõ ràng: một cấu trúc dưới nước như Bãi ngầm James không thể được bất cứ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền và không thể tạo ra các vùng hàng hải. Bãi ngầm James (nằm cách mặt nước khoảng 20 mét) không phải và chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, và Bắc Kinh không thể khẳng định bất cứ quyền hàng hải hợp pháp nào từ đó.
  • Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình. Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác của chúng tôi tại Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, thống nhất với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi ủng hộ cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất cứ đòi hỏi nào nhằm áp đặt “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hoặc ở khu vực rộng lớn hơn.
toàn nói phét để làm trò thôi,bọn chúng toàn đi đêm với nhau hết,thân cân đồng minh chiến lược như thằng phi còn bị mất cãi cạn trong khi thằng mỹ éo làm gì,con VN mình mà ko biết tự bảo vệ mình chông chờ vào mỹ thì chắc mất hết lãnh thổ,là một người dân bình thương của Việt Nam em rất khâm khục cách ứng sử của lãnh đạo mình trước các thế lực thù địch.
 

pikapika

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-712897
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
268
Động cơ
87,290 Mã lực
Tuổi
44
Ngôn từ quá khích
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Thấy trong bản dịch "tuyên bố" mà ông thớt đưa lên có đoạn này.
Thế nên hiểu rằng Mỹ ủng hộ ai đây ?

Theo phán quyết có tính ràng buộc về pháp lý của Tòa Trọng tài, Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với Đá Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây, cả hai nằm hoàn toàn trong quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines, và Bắc Kinh cũng không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải nào được tạo ra từ những cấu trúc này.

Còn theo theo thông tin của ta

TS Trần Công Trục cho biết: “Trước khi phân tích sự kiện Trung Quốc đang gây ra trên bãi Cỏ Mây, chúng ta nên biết bãi Cỏ Mây nằm ở đâu? Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của bãi Cỏ Mây ra sao?...”
Ông giải thích: “Bãi Cỏ Mây ở tọa độ: 90 44,5 phút Vĩ Bắc và 1150 52,0 phút Kinh Đông, gần với Đá Vành Khăn (thuộc Quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tay Philippines năm 1995) và nằm về phía đông đảo Sinh Tồn Đông (Việt Nam đang thực thi chủ quyền). Bãi Cỏ Mây còn gần và nằm trong khu vực các đảo và đá khác như Suối Ngọc, Suối Ngà, Trăng Khuyết... thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam”.
TS Trần Công Trục nhấn mạnh: “Như vậy, khác với bãi cạn Scarborough, bãi cạn Scarborough nằm trên thềm lục địa của Philippines,
bãi Cỏ Mây là một bãi cạn nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa xét trên phương diện vị trí địa lý, cấu tạo địa chất, địa mạo và cả quá trình thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với với toàn bộ quần đảo Trường Sa…”

Ngày xưa đánh Mỹ Việt Nam có hẳn ban chuyên đi vận động các nước ủng hộ mồm cho Việt Nam. Mỹ gần đây ủng hộ tàu, giúp huấn luyện... giờ ủng hộ mồm là quá tốt. Hay ý bác là phải đánh Tàu đến người Mỹ cuối cùng mới vừa ý?
Cụ phải hiểu lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông là như nào?
Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện này không phải là ủng hộ đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Hiện chưa có nước lớn nào ủng hộ đường lưỡi bò của Trung Quốc cũng như chẳng nước nào ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam cả vì nói thẳng ra chẳng có chứng cứ nào được gọi là "không thể chối cãi" cả, họ đều coi không phải việc của họ.
Trong vụ kiện về biển Đông của Philippines, lập trường của Trung Quốc là Tòa án không có thẩm quyền và tranh chấp cần được giải quyết trên tinh thần thương lượng song phương, các nước không liên quan không được xía vào.
Nga ủng hộ lập trường này không phải vì Trung Quốc mà vì chính họ. Nga cũng có những vùng biển đảo tranh chấp và họ cũng không muốn nước không liên quan xía vào, họ cũng không thích mấy cái toà án Quốc tế.
Việt Nam có một nc lớn ủng hộ quan điểm của Việt Nam là ngon rồi. Việt Nam chúng ta bạn bè tốt khắp nơi trên thế giới!
Nước nào ủng hộ quan điểm của VN thế?
Quan điểm của VN: Cả hai quần đảo là của bố mày!
Cụ chỉ xem thằng nào ủng hộ? Dm bọn nó sợ mất quyền đi qua đây, chứ nó ủng hộ ta éo đâu mà hí hửng.
Cụ không theo dõi và đọc kỹ tuyên bố của các bên rồi.
Tàu:
1.khẳng định chủ quyền các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và nhiều đảo khác,
2. khẳng định phạm vi lãnh hải12 hải lý,
3. và thềm lục địa 200 hải lý quanh các đảo này.
Mẽo:
Bác bỏ mọi yêu sách đối với phạm vi Ngoài 12 hải lý xung quanh các đảo trên.
Vậy theo cụ quan điểm của Mẽo có công nhận đảo trên của Tàu không.
Mẽo ko thể hiện quan điểm về chủ quyền đảo của TQ. Không thể hiện quan điểm thì không thể nói là ủng hộ hay phản đối.
Em chịu cụ. Không có bất cứ dòng nào ghi là nó ủng hộ hay nó phản đối mà cụ dịch ra được là ủng hộ. Không thể hiện quan điểm chứ không phải là không phản đối. Có chữ nào của thằng Mẽo ghi rằng nó không phản đối yêu sách của TQ không cụ?
Xuyên tạc từ ngữ như cụ lần đầu em gặp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top