[Funland] Tổ chức lại giao thông đô thị

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Việc HN có thể làm được ngay là rào vỉa hè một số tuyến đông đúc lại, chứ xe leo lên leo xuống, xe ô tô đỗ lụi ven đường nhiều khi cũng chiếm mất 20% lòng đường rồi. Tiếp theo là tổ chức lại về giờ giấc làm việc, các cơ quan công sở rút ngắn thời gian nghỉ trưa lại trong vòng 45 phút- lùi giờ làm việc hành chính đầu giờ sáng; ngược lại trường học đủn sớm lên để chiều về sớm để làm lệch giờ di chuyển. Làm 1 cái nghiên cứu khảo sát đàng hoàng để đánh giá, đưa ra giải pháp- em nghĩ giao thông HN có thể cải thiện được ít nhất 20% về hiệu suất!@
Khi em ở nước ngoài, cụ thể là Đức, họ chia giờ làm việc theo nhóm đối tượng:
- Công sở thì làm việc từ 8h sáng đến 12h trưa; chiều từ 13h đến 17h
- Các cửa hàng ăn, cafe thì mở sớm hơn, từ khoảng 6 - 7h
- Còn các cửa hàng bán hàng hóa, siêu thị thì mở muộn hơn: khoảng 9h - 10h (kết thúc cũng muộn hơn
- Chủ nhật thì các siêu thị, cửa hàng tạp hóa (dạng kiểu vậy) đóng cửa

Như vậy thì việc đi lại sẽ lệch nhau

Nhưng ở ta khó có thể như vậy; vì thường bố mẹ đưa trẻ con đi học; có chăng thì yêu cầu nhóm học sinh cấp 3 và sinh viên đại học (tự đi lại được) thì bắt đầu muộn hơn (từ 9h00) - cũng giảm tải được khối vì chúng ta thấy vào mùa hè - khi học sinh nghỉ học, nhất là sinh viên - thì đường phố thoáng hơn; và khó thay đổi h vì còn do mấy ông lờ đờ khó ngủ thường dậy sớm, thức khuya nên cũng hay bắt nhân viên đi sớm; thậm chí em nghe nói có ông cấp cao còn làm từ sáng sớm đến khuya (mặc dù với em như vậy là kém, vì chứng tỏ ko giải quyết được việc trong 8h hành chính)

Vỉa hè không nên rào vì nó đụng đến nồi cơm của bao nhiêu người, chỉ cần xử phạt mạnh việc đi xe lên vỉa hè thì cũng ổn; xe ô tô đỗ thì em nói rồi: các tuyến phố ko đủ chiều rộng (bé hơn 15m/chiều) thì phải cấm xe đỗ
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
IMG_20220716_040833.jpg

Ofer đi chân chữ bát dư này thì phân làn kiểu giề :))
Em cũng gặp nhiều trường hợp kiểu này, nhưng cũng vì làn của chúng ta quá rộng khiến xe đi/dừng kiểu gì cũng lệch nếu lái xe ko có ý thức (ảnh này em chộp khi thấy 2 ô tô dừng đèn đỏ song song 1 làn, nhưng thao tác chậm nên chú biển trắng kia tạt sang trái mất rồi)

Oto.jpg
 

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
1,998
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
45
Tới mức nên lưu hành "Giấy đi đường" vào nội đô Hà nội, nói đơn giản phân loại mục đích tham gia giao thông, tránh ra đường giờ cao điểm nếu không cần thiết. Một thí dụ nhé: Hà nội không khuyến khích chợ cóc, còn cấm là khác. Thử thống kê xem HN có bao nhiêu chợ cóc không được phép hoạt động( tới mức Phường và dân phòng đi đuổi chợ mỗi sáng), rồi nhân với số phương tiện đứng bán ở đoạn phố đó? Vậy là những ai định bán ở chợ cóc phải thay đổi giờ giấc kế hoạch vận chuyển hàng hóa của họ...khi mà NN vẫn chưa quyết liệt làm được.
Bây giờ phải phân loại đối tượng tham gia giao thông, phân loại ý thức tham gia giao thông, đợi vào tự giác còn lâu lâu vài chục năm nữa, nhất là trong hiện trạng mật độ CC dày đặc như hiện nay.
 

longkhau

Xe tải
Biển số
OF-43543
Ngày cấp bằng
17/8/09
Số km
277
Động cơ
462,214 Mã lực
Khi em ở nước ngoài, cụ thể là Đức, họ chia giờ làm việc theo nhóm đối tượng:
- Công sở thì làm việc từ 8h sáng đến 12h trưa; chiều từ 13h đến 17h
- Các cửa hàng ăn, cafe thì mở sớm hơn, từ khoảng 6 - 7h
- Còn các cửa hàng bán hàng hóa, siêu thị thì mở muộn hơn: khoảng 9h - 10h (kết thúc cũng muộn hơn
- Chủ nhật thì các siêu thị, cửa hàng tạp hóa (dạng kiểu vậy) đóng cửa

Như vậy thì việc đi lại sẽ lệch nhau

Nhưng ở ta khó có thể như vậy; vì thường bố mẹ đưa trẻ con đi học; có chăng thì yêu cầu nhóm học sinh cấp 3 và sinh viên đại học (tự đi lại được) thì bắt đầu muộn hơn (từ 9h00) - cũng giảm tải được khối vì chúng ta thấy vào mùa hè - khi học sinh nghỉ học, nhất là sinh viên - thì đường phố thoáng hơn; và khó thay đổi h vì còn do mấy ông lờ đờ khó ngủ thường dậy sớm, thức khuya nên cũng hay bắt nhân viên đi sớm; thậm chí em nghe nói có ông cấp cao còn làm từ sáng sớm đến khuya (mặc dù với em như vậy là kém, vì chứng tỏ ko giải quyết được việc trong 8h hành chính)

Vỉa hè không nên rào vì nó đụng đến nồi cơm của bao nhiêu người, chỉ cần xử phạt mạnh việc đi xe lên vỉa hè thì cũng ổn; xe ô tô đỗ thì em nói rồi: các tuyến phố ko đủ chiều rộng (bé hơn 15m/chiều) thì phải cấm xe đỗ
Kể cả tương lai vài nhiệm kỳ tới, chắc chắn còn nhiều cái nan giải lắm. Hy vọng và chờ đợi thôi.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Khi em ở nước ngoài, cụ thể là Đức, họ chia giờ làm việc theo nhóm đối tượng:
- Công sở thì làm việc từ 8h sáng đến 12h trưa; chiều từ 13h đến 17h
- Các cửa hàng ăn, cafe thì mở sớm hơn, từ khoảng 6 - 7h
- Còn các cửa hàng bán hàng hóa, siêu thị thì mở muộn hơn: khoảng 9h - 10h (kết thúc cũng muộn hơn
- Chủ nhật thì các siêu thị, cửa hàng tạp hóa (dạng kiểu vậy) đóng cửa

Như vậy thì việc đi lại sẽ lệch nhau
Việc sắp xếp giờ làm, giờ mở cửa hàng....của tụi Đức chẳng liên quan gì đến giao thông đâu cụ. Nó thuộc về vấn đề chi phí nhân sự làm sao cho hợp lí, dẫn tới giảm chi phí trong doanh nghiệp.
Chẳng có cửa hàng ăn nào mở sớm từ 6-7 giờ sáng cả, ngoại trừ mấy cái kios bán bánh mì cho người ta mang đi. Vì giờ này người lao động, học sinh ai cũng vội, làm gì có thời gian ngồi ngâm nghê như quán ăn sáng ở Việt Nam.
Cửa hàng ăn hay quán Cà Phê thường họ bắt đầu mở từ 10 giờ sáng, giờ này mới có khách đi ngồi uống cà phê hay ăn trưa.
Cửa hàng bán lẻ trong phố hay trung tâm thương mại thì cũng 10 giờ mới mở, vì tầm này mới bắt đầu có khách đi mua đồ.
Siêu thị thì tụi nó toàn mở từ 7 giờ sáng, chứ làm gì mà mở muộn từ 9 giờ, vì siêu thị nó liên quan đến đồ thực phẩm, nên mở sớm.
Nước Đức tính lương theo giờ làm, nên chi phí nhân sự ở đây là tiền lương trả cho người lao động. Mở cửa hàng càng dài tiền lương phải trả càng nhiều lên, vì ngoài tiền lương, doanh nghiệp phải đóng thêm cả tiền bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người lao động, cho dù người lao động có làm bất cứ nghề gì như rửa bát nhà hàng, hay dọn dẹp siêu thị...thì chủ cũng phải có nghĩa vụ nôp bảo hiểm cùng họ. Nên kéo dài thời gian mở cửa là vỡ mồm, chứ liên quan gì đến giao thông đâu.
Nếu đi làm chủ nhật hay ngày lễ thì doanh nghiệp phải trả thêm lương phụ trội nhiều hơn 50% hay 100%. Nên họ chọn giải pháp đóng cửa là hợp lí hơn. Thỉnh thoảng nếu muốn quảng cáo cho cửa hàng thì cũng có thể mở cửa ngày chủ nhật, nhưng chỉ vài chủ nhật/năm và phải xin giấy phép.
Liên quan đến giao thông thì chỉ có giaỉ pháp là không phải cả liên bang cùng nghỉ hè một thời điểm, mà họ chia kì nghỉ hè lệch nhau giữa các tiểu bang, có tiểu bang nghỉ sớm, có tiểu bang nghỉ muộn hơn, để tránh quá tải hệ thống đường cao tốc, thế thôi.
Đảm trách việc giảm tải giao thông, chính là hệ thông giao thông công cộng. Nước Đức có hệ thống giao thông công cộng vươn đến từng làng, xã. Dù làng, xã đó nằm bất cứ đâu trong liên bang.
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,584
Động cơ
151,182 Mã lực
Em cũng gặp nhiều trường hợp kiểu này, nhưng cũng vì làn của chúng ta quá rộng khiến xe đi/dừng kiểu gì cũng lệch nếu lái xe ko có ý thức (ảnh này em chộp khi thấy 2 ô tô dừng đèn đỏ song song 1 làn, nhưng thao tác chậm nên chú biển trắng kia tạt sang trái mất rồi)

Oto.jpg
Em thấy làn xe ở một số nước Châu Âu chỉ vừa đủ với xe cont hay xe khách loại 52 chỗ kể cả trên cao tốc hay nội đô
IMG_20220625_090850.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em thấy làn xe ở một số nước Châu Âu chỉ vừa đủ với xe cont hay xe khách loại 52 chỗ kể cả trên cao tốc hay nội đô
IMG_20220625_090850.jpg
Và tài xế chỉ được phép chạy trong làn đó. Đi dạng háng giữa hai làn là điều cấm kị. Quan trọng nữa là, khi xảy ra va chạm, thằng dạng háng giữa hai làn phải chịu toàn bộ chi phí thiệt hại.
Còn nữa khi xảy ra tắc đường, cảnh sát nó có mặt mà chộp được thằng nào đang nằm phơi háng giữa hai đường, thì ăn phạt vỡ mồm.
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,584
Động cơ
151,182 Mã lực
Và tài xế chỉ được phép chạy trong làn đó. Đi dạng háng giữa hai làn là điều cấm kị. Quan trọng nữa là, khi xảy ra va chạm, thằng dạng háng giữa hai làn phải chịu toàn bộ chi phí thiệt hại.
Còn nữa khi xảy ra tắc đường, cảnh sát nó có mặt mà chộp được thằng nào đang nằm phơi háng giữa hai đường, thì ăn phạt vỡ mồm.
Vâng cụ, với tình trạng chuyển làn như đánh võng bên mình thì gần như không có.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Việc sắp xếp giờ làm, giờ mở cửa hàng....của tụi Đức chẳng liên quan gì đến giao thông đâu cụ. Nó thuộc về vấn đề chi phí nhân sự làm sao cho hợp lí, dẫn tới giảm chi phí trong doanh nghiệp.
Chẳng có cửa hàng ăn nào mở sớm từ 6-7 giờ sáng cả, ngoại trừ mấy cái kios bán bánh mì cho người ta mang đi. Vì giờ này người lao động, học sinh ai cũng vội, làm gì có thời gian ngồi ngâm nghê như quán ăn sáng ở Việt Nam.
Cửa hàng ăn hay quán Cà Phê thường họ bắt đầu mở từ 10 giờ sáng, giờ này mới có khách đi ngồi uống cà phê hay ăn trưa.
Cửa hàng bán lẻ trong phố hay trung tâm thương mại thì cũng 10 giờ mới mở, vì tầm này mới bắt đầu có khách đi mua đồ.
Siêu thị thì tụi nó toàn mở từ 7 giờ sáng, chứ làm gì mà mở muộn từ 9 giờ, vì siêu thị nó liên quan đến đồ thực phẩm, nên mở sớm.
Nước Đức tính lương theo giờ làm, nên chi phí nhân sự ở đây là tiền lương trả cho người lao động. Mở cửa hàng càng dài tiền lương phải trả càng nhiều lên, vì ngoài tiền lương, doanh nghiệp phải đóng thêm cả tiền bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người lao động, cho dù người lao động có làm bất cứ nghề gì như rửa bát nhà hàng, hay dọn dẹp siêu thị...thì chủ cũng phải có nghĩa vụ nôp bảo hiểm cùng họ. Nên kéo dài thời gian mở cửa là vỡ mồm, chứ liên quan gì đến giao thông đâu.
Nếu đi làm chủ nhật hay ngày lễ thì doanh nghiệp phải trả thêm lương phụ trội nhiều hơn 50% hay 100%. Nên họ chọn giải pháp đóng cửa là hợp lí hơn. Thỉnh thoảng nếu muốn quảng cáo cho cửa hàng thì cũng có thể mở cửa ngày chủ nhật, nhưng chỉ vài chủ nhật/năm và phải xin giấy phép.
Liên quan đến giao thông thì chỉ có giaỉ pháp là không phải cả liên bang cùng nghỉ hè một thời điểm, mà họ chia kì nghỉ hè lệch nhau giữa các tiểu bang, có tiểu bang nghỉ sớm, có tiểu bang nghỉ muộn hơn, để tránh quá tải hệ thống đường cao tốc, thế thôi.
Đảm trách việc giảm tải giao thông, chính là hệ thông giao thông công cộng. Nước Đức có hệ thống giao thông công cộng vươn đến từng làng, xã. Dù làng, xã đó nằm bất cứ đâu trong liên bang.
Em ko phải là người nghiên cứu về giao thông ở Đức nên ko thể chuyên sâu để trao đổi với cụ được. Em nêu thời gian làm việc chia theo nhóm ở Đức là để nói về ví dụ phân chia h làm của họ. Còn em tin, họ, Đức, có tính toán đến các yếu tố giao thông cùng những vấn đề khác khi phân chia h làm, chứ ko chỉ mỗi chi phí như cụ nói

Còn cụ nói về chỉ có 1 giải pháp của Đức là chia nhau nghỉ hè theo ca mới góp phần giảm tải giao thông, thì theo em còn nhiều thứ khác nữa. Tỉ như em biết việc chia zone ở Berlin cho những xe đủ điều kiện mới được vào, ko chỉ giảm thải mà còn giảm mật độ lưu thông trong nội đô

Tuy nhiên, em ko bàn chuyện giao thông ở Đức ở đây, mà chỉ muốn nói về những cái hay ở nước ngoài mà VN có thể áp dụng thực tế và thuận lợi, ít chi phí và ko ảnh hưởng nhiều. Vì dù sao em cũng ko ở nước ngoài mười mấy năm nay rồi, nên ko phải cái gì cũng cập nhật
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Vâng cụ, với tình trạng chuyển làn như đánh võng bên mình thì gần như không có.
Cụ quan sát trong Tp. HCM thôi cũng thấy, hầu hết lái xe ô tô khi chuyển làn đều xi nhan, chứ ko cần ra nn đâu
 

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
1,998
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
45
Cái hay của NN là vỉa hè không lấn chiếm và có không gian cho người đi bộ. Bao giờ VN áp theo được thì công nhận NN hay, còn hiện tại việc lấn chiếm vỉa hè vẫn tồn tại ở VN thì đó là bản sắc riêng của giao thông đô thị VN.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Em thấy làn xe ở một số nước Châu Âu chỉ vừa đủ với xe cont hay xe khách loại 52 chỗ kể cả trên cao tốc hay nội đô
IMG_20220625_090850.jpg
Em có nêu ở mấy trang trước, ít nhất là ở Pháp và Đức là những nước quy định chiều rộng của làn xe, nhất là nội đô, có thể chỉ cần 3m hoặc thậm chí nhỏ hơn: 2,75m mà vẫn đảm bảo an toàn. Và quan trọng hơn, họ kẻ làn cho xe đi ngay cả khi rẽ tại nút giao, cho nên xe đi tương đối thẳng hàng và tuần tự nhi tiến, chứ ko bị lộn xộn. Và điều đó góp phần rất quan trọng để giảm tải giao thông
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,584
Động cơ
151,182 Mã lực
Cụ quan sát trong Tp. HCM thôi cũng thấy, hầu hết lái xe ô tô khi chuyển làn đều xi nhan, chứ ko cần ra nn đâu
Ý em là chuyển làn liên tục chứ không phải là không bật xi nhan cụ ag. Tất nhiên là cũng do tình trạng nhiều cụ ofer trên này đã nói là bám làn ngoài cùng bên trái mà lại chạy tốc độ thấp :D. Gớm chạy cao tốc mà đánh võng chóng mặt, ngoài bắc thì Pháp Vân,trong nam thì Long Thành với Trung Lương
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Ý em là chuyển làn liên tục chứ không phải là không bật xi nhan cụ ag. Tất nhiên là cũng do tình trạng nhiều cụ ofer trên này đã nói là bám làn ngoài cùng bên trái mà lại chạy tốc độ thấp :D. Gớm chạy cao tốc mà đánh võng chóng mặt, ngoài bắc thì Pháp Vân,trong nam thì Long Thành với Trung Lương
Việc cụ nêu có tính chất so sánh nên em lại lấy ví dụ ở nn để cụ hình dung thêm:
- cao tốc thường có 3 làn, trong đó làn ngoài cùng bên trái là để vượt, tức là anh chạy tốc độ cao hơn thì chuyển sang làm trái để vượt, xong lại phải chuyển về làn giữa cho an toàn

- khi học lái xe, ngoài lý thuyết và sa hình như ở VN, nhiều nước còn phải thi lái trên cao tốc và lái tối, đặt thì mới cấp bằng

Việc này đã tạo thói quen cho lái xe an toàn trên cao tốc. Còn ở ta, có ko ít người bám làn trái dù đi tốc độ dưới mức tối đa, khiển ngay cả em, vẫn phải vượt làn giữa rồi lại chuyển sang làm trái để vượt tiếp, miễn là đảm bảo an toàn

Một điều nữa, nhiều khi chúng ta phân làn ngược: lần trái thì cho tất cả các xe, còn làn phải lại chỉ dành cho xe con
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,584
Động cơ
151,182 Mã lực
Việc cụ nêu có tính chất so sánh nên em lại lấy ví dụ ở nn để cụ hình dung thêm:
- cao tốc thường có 3 làn, trong đó làn ngoài cùng bên trái là để vượt, tức là anh chạy tốc độ cao hơn thì chuyển sang làm trái để vượt, xong lại phải chuyển về làn giữa cho an toàn

- khi học lái xe, ngoài lý thuyết và sa hình như ở VN, nhiều nước còn phải thi lái trên cao tốc và lái tối, đặt thì mới cấp bằng

Việc này đã tạo thói quen cho lái xe an toàn trên cao tốc. Còn ở ta, có ko ít người bám làn trái dù đi tốc độ dưới mức tối đa, khiển ngay cả em, vẫn phải vượt làn giữa rồi lại chuyển sang làm trái để vượt tiếp, miễn là đảm bảo an toàn

Một điều nữa, nhiều khi chúng ta phân làn ngược: lần trái thì cho tất cả các xe, còn làn phải lại chỉ dành cho xe con
Vâng cụ, cho nên để cải thiện tình hình giao thông hiện nay thì cần cả từ hai phía : cơ quan chức năng và ý thức của người tham gia giao thông. Em nói như sách một tẹo :D
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Vâng cụ, cho nên để cải thiện tình hình giao thông hiện nay thì cần cả từ hai phía : cơ quan chức năng và ý thức của người tham gia giao thông. Em nói như sách một tẹo :D
Thực ra em vẫn nghĩ: ý thức ko tự mà có, giáo dục cũng là 1 cách đưa kiến thức, văn hóa, tức tưởng theo kiểu cưỡng ép. Vậy nên, bản chất con người chỉ nghe theo, làm theo khi có gì đó cưỡng ép, bằng tình cảm hay vật chất

Ngay hôm nay, tầm 18h, trên đường về, phố Nguyễn Chí Thanh, đoạn đối diện vtv, em đã chứng kiến nhiều kẻ đi ngược chiều khi hướng cầu vượt Kim Mã - La Thanh bị ùn, tắc. Họ đi ngược hẳn sang chiều La Thành - Liễu Giai dù ở giữa là giải phân cách cứng có hàng cây, người vi phạm có cả ta và lẫn tây. Điều đó chứng tỏ, ý thức sẽ bị vứt vào sọt rác khi họ có cơ hội làm sak, dù họ đã được giáo dục hay ko. Và chỉ khi tổ chức giao thông đô thị theo kiểu cưỡng ép (và hợp lý), thì trẻ con cũng sẽ tuân thủ
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Hình ảnh chiều tối nay em cắt từ cam hành trình để minh chứng cho ý thức sọt rác (đi ngược chiều trên đường Nguyễn Chí Thanh đoạn đối diện đài truyền hình VN). Cả đoàn xe luôn:

20220815_232152.jpg


20220815_232132.jpg


20220815_232112.jpg


Và cả hành động tục tĩu của cặp tóc vàng mũi lỗ khi không đi ngược tiếp được

20220815_232037.jpg


20220815_232415.jpg
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Còn cụ nói về chỉ có 1 giải pháp của Đức là chia nhau nghỉ hè theo ca mới góp phần giảm tải giao thông, thì theo em còn nhiều thứ khác nữa. Tỉ như em biết việc chia zone ở Berlin cho những xe đủ điều kiện mới được vào, ko chỉ giảm thải mà còn giảm mật độ lưu thông trong nội đô.
Cụ đọc không tới đầu, tới cuối. Em chốt dòng dưới cùng là: Các phương tiện giao thông công cộng góp phần lớn trong việc giảm tải giao thông. Còn khai thác, vận hành, qui hoạch, quản lí...hệ thống này như nào nó lại là một chủ đề lớn.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Trong một thớt về xe máy, em có đề cập đến việc phân làn ở đường Nguyễn Trãi sẽ khó thành công, bởi vì:
- tư tưởng của HN là làm thí điểm để đánh giá, nhưng kiểu thí điểm này mang tính chất tạm bợ (về thời gian họ xác định để kéo dài có 1 tháng nên việc nghiên cứu, chuẩn bị chắc chắn sẽ không được đầy đủ);
- HN để quá nhiều giao cắt, hàng rào phân làn quá ngắn trên 1 đoạn đường ngắn (2,1km) nên kiểu gì cũng có xung đột; nhất là các xe từ đường nhỏ rẽ ra thì kiểu gì cũng chậm và khiến luồng giao thông đông bị nghẽn
- Phân làn không hợp lý khi không tính toán lưu lượng xe: ô tô và xe máy; kiểu để làn cho nó có chứ ko tính diện tích lưu thông; cụ thể là gọi là 2 làn xe máy nhưng quá rộng khiến các xe máy vẫn lạng lách chứ ko đi thẳng hàng; độ rộng của 1 chiều đến 19-20m mà chia có 5 làn là ít so với ý định phân làn

Nếu làm thí điểm mà không làm triệt để thì sẽ không bao h thành công được
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top