- Biển số
- OF-85656
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 16,676
- Động cơ
- 567,456 Mã lực
.......................
Thế nên, nó chả ưu việt đến mức các nước khác phải học theo
Nước Đức nổi tiếng với nền tố tụng xét hỏi(thẩm vấn)ít sai sót và nghiêm khắc, VN ta cũng áp dụng mô hình này, dĩ nhiên trình độ con người kém nên kết quả khác nhau
Tòa án Mỹ dựa trên nền tố tụng tranh tụng của nước Anh, đề cao quyền con người nhưng cũng để lọt tội phạm, để lọt tội trạng rất nhiều, kết án oan sai cũng chả hiếmVậy vụ State v. Clark 924 So. 2d 282 (La. Ct. App. 2006) có được không cụ? 2006 chắc là đủ gần rồi nhỉ. Bị kết án 2003, 2006 kháng cáo, nhưng không thay đổi.
Tóm tắt cho các cụ nào lười nghiên cứu: vụ này diễn ra vào năm 2001, khi một tên cướp đã sử dụng súng uy hiếp và cướp 4,200$ từ một cửa hàng Burger Kings. Lúc bấy giờ, nhân chứng bao gồm 6 nhân viên. Những nhân viên này đã đưa ra lời khai - và mặc dù những lời khai này có những điểm nhỏ không trùng khớp, họ có điểm chung về mặt tổng thể. Dựa trên những lời khai này, điều tra viên đã đưa một loạt bức ảnh cho nhân chứng nhận dạng, và dựa trên kết quả nhận dạng, họ đã bắt và đưa anh Royal Clark Jr. ra toà.
Tại toà, bên bị (Clark và luật sư) đã phản bác rằng lời khai của các nhân chứng có những điểm mâu thuẫn về định dạng, và thậm chí còn mâu thuẫn lẫn nhau giữa các thời điểm (khai với nhân viên điều tra và khai tại toà). Bên bị can yêu cầu kiểm tra DNA trên chiếc cốc của hung thủ để lại, nhưng điều tra viên cho ý kiến tại toà rằng dấu DNA đã bị ảnh hưởng trong quá trình điều tra và không còn sử dụng được. Chỉ có 1 nhân chứng nhận dạng Clark là thủ phạm tại toà. Tuy nhiên, do chị này gần hung thủ nhất, toà đã quyết định tin tưởng lời khai của chị - kết quả, năm 2003, Clark bị kết án 49.5 năm tù. Anh làm đơn kháng cáo và cho rằng toà xử sai, nhưng kết quả kháng cáo năm 2006 không thay đổi.
Rất may, gia đình anh cố gắng theo đuổi vụ này và đến năm 2019, theo kết quả điều tra lại dấu vân tay trên chiếc cốc của hung thủ, nhân viên điều tra đã phát hiện ra hung thủ... không phải là Clark, mà là một người khác (Jessie Perry) cũng đang ở tù 30 năm vì tội cướp doạt tài sản năm 2002.
Các cụ chắc để ý thấy những ví dụ em đưa ra (vụ này và vụ Jennifer trước) đều là án oan. Kiếm ví dụ án không oan cũng có, nhưng mục đích của em chọn án oan để chỉ ra hai điều: (1) vụ án không có bằng chứng nào chặt chẽ để kết tội ngoài lời khai của nhân chứng (tất nhiên, vì người bị kết tội có phạm tội đâu) và (2) án oan có khả năng xảy ra (nhưng không đồng nghĩa với vụ nào dựa theo lời khai mà không có bằng chứng cũng là án oan nhé). Nếu em chỉ đưa ra án đúng thì em sợ các cụ hiểu nhầm em đang hàm ý rằng chị Hiền phạm tội thật. Như em đã nói, em không phán rằng chị Hiền có bị oan hay không. Em chỉ muốn chỉ ra rằng việc toà kết án chỉ dựa theo lời khai là có cơ sở pháp lý - trên thế giới cũng vậy chứ chẳng phải chỉ ở VN. Nếu chị Hiền bị oan thật thì ý của em vẫn vậy, mời chị và gia đình xin làm đơn kháng cáo. Còn nếu không oan thì... thôi chịu vậy?
Thế nên, nó chả ưu việt đến mức các nước khác phải học theo
Nước Đức nổi tiếng với nền tố tụng xét hỏi(thẩm vấn)ít sai sót và nghiêm khắc, VN ta cũng áp dụng mô hình này, dĩ nhiên trình độ con người kém nên kết quả khác nhau