Đội bán tăm, kẹo cao su thì vô cùng nhiều. Hôm nào em đi ăn, các quán bình dân bún phở thôi, cũng có ít nhất 1 người vào chào bán. Hôm nào nhiều có thể gặp 3 người. Căn bản không khác gì ăn xin vì chèo kéo lâu, mặt hàng giá cao, ăn mất ngon.
Còn thống kê thế này thì cũng đúng thôi. Gia đình điển hình 2 vợ chồng làm công nhân chẳng hạn, tổng lương tháng 15-20tr, nếu chia cho cả 2 đứa con là 4 người thì cũng chỉ ra 4-5tr cho 1 người thôi. Hoặc người làm nông, con số thống kê là trung bình cả nước 1 người nông dân có 1,5 sào Bắc bộ. Mỗi sào mà trồng lúa thì ra được 900k cho một năm. Như vậy làm nông rất là ít tiền, người ta phải di cư đi làm việc khác mới có thêm tiền. Hoặc như vùng núi, em đã đến nhiều vùng nghèo, thấy những căn nhà làm bằng gỗ nát, đắp đủ thứ túi bạt ni lông để che gió, chả biết giá trị cả căn nhà có được đến 5tr hay không...
Còn về chênh lệch với GDP bq đầu người: GDP bq đầu người cao vì TÍNH CẢ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. VN rất đông người nước ngoài làm việc, thu nhập rất cao so với công dân VN. Doanh nghiệp nước ngoài có lợi nhuận được tính vào GDP, nhưng không được tính vào GNI, nên con số GNI sẽ thấp hơn nhiều so với con số GDP.
Do VN là quốc gia có rất đông FDI, mặc dù GDP phản ánh khá tốt quy mô tổng của nền KT, GDP bq đầu người không phản ánh tốt mức sống của người dân. GNI bq đầu người (thu nhập bq đầu người) phản ánh tốt hơn nhiều.