[TT Hữu ích] Tình hình tầu ngầm TS thế nào rồi các kụ nhỉ?

xdthienha

Xe container
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
6,266
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Lần nào đọc các thread về tàu ngầm em cũng thấy buồn, em không tài nào hiểu nổi 1 số bác sao cứ phải mỉa mai cái tàu của bác Hòa để làm gì
+ thứ 1 tàu này bác Hòa bỏ tiền túi ra làm không động chạm gì đến lợi ích thiệt hại gì của các cụ
+ thứ 2 bác làm mang tính chất đam mê, thành công thì là tốt, đang cố gắng cho nó hoạt động được đã ngon thì các cụ đã đòi hỏi nó phải mang ngư lôi với chả tên lửa bác ấy không làm với mục đích Trường Sa phải đạt được đẳng cấp Kilo, các cụ này nói thật trước đây thì dìm hàng nào có chìm, nổi được không nay ngừoi ta thành công được tí chìm nổi thì lại đòi hỏi có mang ngư lôi được không. Thể hiện rất rõ bản chất đố kị gato
+ đã có 1 số thành công nhất định
+ đã có 1 ngừoi Nhật sang giúp đỡ bác ấy, còn chúng ta thì sao? chỉ chăm chăm ném đá bác ấy
Ko ai mỉa mai bác ấy đâu cụ ạ.Đó là chuyện cá nhân mỗi người,họ thích làm gì là việc của họ.Nhưng 1 số người nhìn vào hay có cách nhìn : nhà nước phải đầu tư,quan tâm đúng mức hay nhà nước vùi dập nhân tài.Cái này là hiệu ứng đám đông mà Ko hiểu bản chất.
Cái này là thể hiện đam mê cá nhân chứ chẳng có gì là đóng góp cho nước nhà cả.Chẳng tội gì phải mất tiền nhà nước cho 1 đam mê cá nhân cả.Cụ tin ko,ném tiền cho tổng cục công nghiệp quốc phòng bảo họ đóng 1 cái y hệt như thế chạy cho mà xem.Em ko nói là bnhieu tiền nhé mà e nói đến khả năng làm được.Cơ mà đóng cái này để làm gì mới được chứ ạ.Chạy chơi,cho vui ???
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,887
Động cơ
756,631 Mã lực
tình hình là cái tàu của Bác Hòa đến đâu rồi nhỉ, em mà là cơ quan có thẩm quyền em cấp phép luôn (đương nhiên vì Bác ấy thích chơi thì thích chịu) cho nó ra ngô ra khoai chứ câu giờ thế này mất nhiều tài nguyên mạng quá.
 

xedapchay

Xe hơi
Biển số
OF-137187
Ngày cấp bằng
4/4/12
Số km
121
Động cơ
369,240 Mã lực
Hy vọng không có cơ hội để thử hàng các cụ ợ
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
tình hình là cái tàu của Bác Hòa đến đâu rồi nhỉ, em mà là cơ quan có thẩm quyền em cấp phép luôn (đương nhiên vì Bác ấy thích chơi thì thích chịu) cho nó ra ngô ra khoai chứ câu giờ thế này mất nhiều tài nguyên mạng quá.
Cấp phép không dễ đâu. Thử nghiệm này có nhiều rủi ro, lớn nhất là ngạt do thiếu ô xy, nhiễm độc khí thải động cơ (mặc dù về nguyên tắc khí thải được cô lập) và cháy nổ. Đáng lẽ phiên bản đầu tiên bác Hòa nên sử dụng động cơ điện thì an toàn hơn.
Ngay cả khi bác Hòa viết giấy cam đoan tự chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp, chắc cũng chẳng ai dám cấp phép đâu. Nếu thực sự muốn thử nghiệm, tốt nhất là cứ lẳng lặng mà làm, không xin phép ai, cũng đừng rùm beng gì cả.
 

HUMMER H2 SUV

Xe container
Biển số
OF-20860
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
6,199
Động cơ
526,925 Mã lực
Nơi ở
OF-BVC - Buồn Vui Chia Sẻ
Cấp phép không dễ đâu. Thử nghiệm này có nhiều rủi ro, lớn nhất là ngạt do thiếu ô xy, nhiễm độc khí thải động cơ (mặc dù về nguyên tắc khí thải được cô lập) và cháy nổ. Đáng lẽ phiên bản đầu tiên bác Hòa nên sử dụng động cơ điện thì an toàn hơn.
Ngay cả khi bác Hòa viết giấy cam đoan tự chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp, chắc cũng chẳng ai dám cấp phép đâu. Nếu thực sự muốn thử nghiệm, tốt nhất là cứ lẳng lặng mà làm, không xin phép ai, cũng đừng rùm beng gì cả.
Em thấy cứ làm rùm beng lên thì sẽ được / bị ném đá nhiều sẽ hay hơn. Nhiều ý kiến trái chiều, ủng hộ, góp ý cũng như bổ xung ý tưởng sẽ giúp Bác ý hoàn thiện hơn công trình và sản phẩm của mình theo hướng tích cực. Hơn nữa, nó cũng tác động tới các kỹ sư, các nhà nghiên cứu khác có động lực để thiết kế, sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với thực tế Việt Nam mình hơn.
 

HUMMER H2 SUV

Xe container
Biển số
OF-20860
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
6,199
Động cơ
526,925 Mã lực
Nơi ở
OF-BVC - Buồn Vui Chia Sẻ
Hy vọng không có cơ hội để thử hàng các cụ ợ
Nếu ai cũng hy vọng kiểu như cụ thì VN mình cả nghìn năm nữa cũng chả có cái công trình gì có ý nghĩa, rồi mấy ông ọp phơ lại lên OF kêu ầm lên là: bao giờ mình mới ngẩng đầu lên được.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,887
Động cơ
756,631 Mã lực
Cấp phép không dễ đâu. Thử nghiệm này có nhiều rủi ro, lớn nhất là ngạt do thiếu ô xy, nhiễm độc khí thải động cơ (mặc dù về nguyên tắc khí thải được cô lập) và cháy nổ. Đáng lẽ phiên bản đầu tiên bác Hòa nên sử dụng động cơ điện thì an toàn hơn.
Ngay cả khi bác Hòa viết giấy cam đoan tự chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp, chắc cũng chẳng ai dám cấp phép đâu. Nếu thực sự muốn thử nghiệm, tốt nhất là cứ lẳng lặng mà làm, không xin phép ai, cũng đừng rùm beng gì cả.
Tàu NGẦM của bác Hòa NỔI ở cái vụ AIP mà cụ đòi bác ấy làm động cơ điện thì nói làm gì nữa.
 

HUMMER H2 SUV

Xe container
Biển số
OF-20860
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
6,199
Động cơ
526,925 Mã lực
Nơi ở
OF-BVC - Buồn Vui Chia Sẻ
thống số đó chỉ là lý thuyết, nếu thử nghiệm với độ sâu đó thì phải mang ra xa xa đấy ạ, mà xa quá thì sợ không được phép, nhỡ bác gì đấy bơi đi bển luôn thì toi!!
cập nhật: Hiện tàu vẫn đang nằm ụ ở Tp. Thái Bình, không phải ở Tiền Hải TB nhé, đã thử nghiệm bơi hồ sâu 3m (không lặn đc). Đang chờ thủ tục cấp phép bơi lội của Hải quân nhân dân. Mấy con kilo vừa về dìm hàng quá nến em ấy chưa được các anh thuộc ban cấp phép bơi lội ngó đến!
Mà bác gì đấy là em trai 1 bác to to đấy, nên mới đc đóng và thử nghiệm tưng bừng thế~!
Cái này em cũng có thông tin ạ. Anh trai Bác Hòa làm ở QH. Cũng khá to.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Em thấy cứ làm rùm beng lên thì sẽ được / bị ném đá nhiều sẽ hay hơn. Nhiều ý kiến trái chiều, ủng hộ, góp ý cũng như bổ xung ý tưởng sẽ giúp Bác ý hoàn thiện hơn công trình và sản phẩm của mình theo hướng tích cực. Hơn nữa, nó cũng tác động tới các kỹ sư, các nhà nghiên cứu khác có động lực để thiết kế, sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với thực tế Việt Nam mình hơn.
Ý tôi là khi đưa xuống biển thử nghiệm ấy. Cứ lẳng lặng mà làm sẽ chẳng có ai ngăn cản, thành công thì tất cả vỗ tay, nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng thì quan chức địa phương (nơi thử nghiệm) cũng phủi tay vì đó là thử nghiệm "chui". Quảng cáo rùm beng lên chắc chắn họ sẽ đòi giấy phép, phương án nọ, phương án kia được phê duyệt...Mà những cái đó thì khó lắm
 

HUMMER H2 SUV

Xe container
Biển số
OF-20860
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
6,199
Động cơ
526,925 Mã lực
Nơi ở
OF-BVC - Buồn Vui Chia Sẻ
Ý tôi là khi đưa xuống biển thử nghiệm ấy. Cứ lẳng lặng mà làm sẽ chẳng có ai ngăn cản, thành công thì tất cả vỗ tay, nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng thì quan chức địa phương (nơi thử nghiệm) cũng phủi tay vì đó là thử nghiệm "chui". Quảng cáo rùm beng lên chắc chắn họ sẽ đòi giấy phép, phương án nọ, phương án kia được phê duyệt...Mà những cái đó thì khó lắm
Em đồng ý với Cụ là tiến hành thử nghiệm "chui" để tránh gặp những trở ngại như trên. Nhưng kế hoạch nào cũng cần có bước tiến chiến lược, vậy có lẽ Bác Hòa đã chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt với thêm nhiều thách thức từ phía dư luận, pháp luật ... để triển khai rầm rộ, quảng cáo rùm beng.
Em nghĩ, trong trường hợp này được nhiều hơn mất là:
- Nhiều người biết tới, sẽ đóng góp nhiều ý kiến bổ xung, hoàn thiện sản phẩm.
- Khi gặp trở ngại về hành chính như trên, thì làn sóng dư luận ủng hộ có thể khiến những ông to phải suy nghĩ lại về vấn đề cấp phép.
- Nhiều người có thể ủng hộ = cách hỗ trợ kỹ thuật, tài chính. Chắc Bác Hòa cũng sắp cạn tiền rồi.
- Ý nghĩa về mặt chính trị, như tuyên bố với anh bạn láng giềng là "xưa Việt Nam có Yết Kiêu thì nay Yết Kiêu sẽ được chở đến tiếp cận tầu địch = tầu ngầm mi ni" :D
- Dù thành công hay thất bại thì cũng có ý nghĩa khá lớn tới động lực sáng tạo của các Kỹ sư, nhà phát minh, nhà nghiên cứu nước mình. Họ sẽ có nhiều công trình hơn.
- Gì nữa nhể, em chưa nghĩ ra. HÌ hì.
Em chờ phản hồi của Cụ. :)
 

laixeboxit

Xe điện
Biển số
OF-157716
Ngày cấp bằng
21/9/12
Số km
3,549
Động cơ
2,364,946 Mã lực
Em đồng ý với Cụ là tiến hành thử nghiệm "chui" để tránh gặp những trở ngại như trên. Nhưng kế hoạch nào cũng cần có bước tiến chiến lược, vậy có lẽ Bác Hòa đã chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt với thêm nhiều thách thức từ phía dư luận, pháp luật ... để triển khai rầm rộ, quảng cáo rùm beng.
Em nghĩ, trong trường hợp này được nhiều hơn mất là:
- Nhiều người biết tới, sẽ đóng góp nhiều ý kiến bổ xung, hoàn thiện sản phẩm.
- Khi gặp trở ngại về hành chính như trên, thì làn sóng dư luận ủng hộ có thể khiến những ông to phải suy nghĩ lại về vấn đề cấp phép.
- Nhiều người có thể ủng hộ = cách hỗ trợ kỹ thuật, tài chính. Chắc Bác Hòa cũng sắp cạn tiền rồi.
- Ý nghĩa về mặt chính trị, như tuyên bố với anh bạn láng giềng là "xưa Việt Nam có Yết Kiêu thì nay Yết Kiêu sẽ được chở đến tiếp cận tầu địch = tầu ngầm mi ni" :D
- Dù thành công hay thất bại thì cũng có ý nghĩa khá lớn tới động lực sáng tạo của các Kỹ sư, nhà phát minh, nhà nghiên cứu nước mình. Họ sẽ có nhiều công trình hơn.
- Gì nữa nhể, em chưa nghĩ ra. HÌ hì.
Em chờ phản hồi của Cụ. :)
Người ta góp ý cho đây này

MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ TÀU NGẦM TRƯỜNG SA

Đỗ Kiên Cường
Tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đang gây một cơn bão truyền thông với hai luồng dư luận trái chiều. Đó là niềm tự hào dân tộc hay một mơ ước đại nhảy vọt mang tính tiểu nông? Riêng với người viết bài này, Trường Sa có thể không có cơ hội lặn sâu trong biển lớn, tiêu chuẩn bắt buộc của một chiếc tàu ngầm, cho dù là loại tàu ngầm siêu mini.
Các chỉ tiêu kỹ thuật của Trường Sa:
Theo tuyên bố của ông Hòa, tàu ngầm Trường Sa có các chỉ tiêu kỹ thuật được thiết kế như sau: Lượng choán nước 9,2 tấn khi nổi và 12 tấn khi lặn; hai động cơ diesel công suất 90 sức ngựa; tàu có thể lặn sâu tới 50 m; bán kính hoạt động 800 km; tốc độ tối đa khi lặn 40 km/h, thời gian lặn liên tục 15 giờ và có thể hoạt động độc lập trên biển 15 ngày.
Cần nhấn mạnh rằng, đó là những chỉ tiêu rất ấn tượng. Có lẽ không một loại tàu ngầm siêu mini nào trên thế giới có được những chỉ tiêu kỹ thuật như thế! Điều đáng nói là ông Hòa không được đào tạo về tàu ngầm, nên có lẽ các chỉ tiêu đó được đưa ra khá tùy tiện. Và quả thật mới đây ông Hòa đã hạ các chỉ tiêu khá nhiều, vì lý do an toàn!
Khi nào tàu ngầm Trường Sa được xem là thành công?
Chỉ ngay sau đợt thử nghiệm trong một bồn nước nhỏ, ông Hòa và những người ủng hộ đã tuyên bố tàu ngầm Trường Sa thành công. Tuy nhiên theo người viết bài này, đó là những tuyên bố khá nóng vội.
Xin khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, tàu ngầm Trường Sa chỉ được xem là thành công khi nó thực hiện được tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật nói trên, cho dù chỉ một lần (nếu thường xuyên và bền bỉ thì càng tốt). Thử nghiệm trong bồn nước nói trên mới chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường còn rất xa để dẫn tới thành công. Bên cạnh việc chúc mừng ông Hòa về thành công ban đầu, chúng ta cũng nên lưu ý ông rằng, việc kín nước trong bồn nước sâu vài mét khi tàu đứng yên hoàn toàn khác với việc kín nước ở độ sâu 50 m, với tốc độ 40 km/h.
Sự lưu ý như thế có thể rất cần thiết với vị doanh nhân này, vì ông tỏ ra khá chủ quan trong quan niệm và trong việc đánh giá. Cuối 2013, ông từng tuyên bố rằng, nếu có hệ thống AIP (hệ thống tuần hoàn không khí độc lập) thì tàu ngầm Trường Sa chắc chắn thành công 100%. Sự thành công của một chiếc tàu ngầm phụ thuộc vào rất nhiều hệ thống, chứ không chỉ vào AIP.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên xem xét các tuyên bố của ông Hòa về sự thành công của Trường Sa dưới con mắt phản biện. Chẳng hạn mới chỉ thử nghiệm trong một bồn nước nhỏ mà ông đã tuyên bố hệ thống radar hoạt động rất thuyết phục là một điều rất vô lý. Hệ thống radar chỉ được xem là hoàn hảo nếu nó phát hiện được mục tiêu nằm xa trong nước biển ở độ sâu 50 m (độ sâu thiết kế tối đa của con tàu). Trong bồn nước 200 m3 thì radar được thử nghiệm như thế nào để được xem là hoạt động rất thuyết phục?
Tàu ngầm Trường Sa được dùng để làm gì?
Câu hỏi này được đặt ra vì có lẽ Trường Sa được thiết kế theo một quy trình ngược. Người viết bài này từng nghiên cứu thiết kế chế tạo nhiều loại thiết bị dùng trong điều trị y khoa, tuy kém xa tàu ngầm về độ phức tạp, nhưng cũng tạm biết quy trình thiết kế chế tạo một sản phẩm khoa học - công nghệ. Nôm na thì đó là quá trình đo chân để đóng giầy; tức xuất phát từ câu hỏi sản phẩm đó được dùng để làm gì để đi tới việc thiết kế và chế tạo phù hợp. Tàu ngầm Trường Sa được thiết kế chế tạo theo quy trình ngược là đóng giầy trước rồi đi tìm bàn chân phù hợp với loại giầy đã đóng. Do đó mới có chuyện bây giờ ông Hòa phải tính bỏ bớt một số tính năng, do không còn chỗ đặt thiết bị trong khoang tàu quá chật hẹp; cũng như hạ các chỉ tiêu kỹ thuật!
Quan niệm của ông Hòa về các tính năng thiết yếu (động cơ, hệ AIP, hệ thống điện, máy bơm…) và các tính năng mở rộng (kính tiềm vọng, radar, hệ thống định vị GPS…) cũng cho thấy cách hiểu về tàu ngầm của nhà chế tạo Trường Sa chưa chính xác. Trong bồn nước thì không cần các hệ thống nghe nhìn; nhưng sâu dưới mặt nước trong lòng đại dương xa bờ biển hàng trăm cây số thì kính tiềm vọng và radar là các thiết bị bắt buộc phải có với một chiếc tàu ngầm. Một khiếm khuyết nghiêm trọng khác của Trường Sa là thiếu hệ thống thoát hiểm. Điều gì sẽ xảy ra với ông Hòa khi động cơ hoặc hệ thống AIP trục trặc trong lúc Trường Sa đang ở sâu dưới mặt nước giữa trùng khơi?
Vậy Trường Sa có thể dùng để làm gì? Nói chung các tàu ngầm mini được dùng cho cả các mục tiêu quân sự và dân sự. Muốn dùng cho mục tiêu quân sự, tàu ngầm mini phải có lượng choán nước lớn hơn Trường Sa hàng chục lần để có không gian cho các hệ thống vũ khí. Chẳng hạn loại tàu ngầm Yugo do Triều Tiên chế tạo từ mẫu của Nam Tư (chúng ta từng có 2 chiếc) có lượng choán nước 90 tấn khi nổi và 110 tấn khi lặn (nhưng tốc độ chỉ là 14 km/h so với 40 km/h của Trường Sa!). Do đó có lẽ Trường Sa không thể dùng trong quân sự. Vậy nó có thể dùng cho các mục tiêu dân sự như thăm dò đáy biển hoặc phục vụ du lịch biển được không? Nếu dựa trên thiết kế, vỏ tàu và các hệ thống quan sát thì câu trả lời có lẽ cũng là không.
Quả thực người viết bài này chưa nhìn thấy mục tiêu thực sự của tàu ngầm siêu mini Trường Sa, ngoài sự quảng cáo cho ông Hòa và xí nghiệp cơ khí của ông. Còn việc chế giễu các tiến sỹ trên một tờ báo chỉ là “tác dụng phụ” của mục tiêu thực sự kia mà thôi.
Tàu ngầm Trường Sa và mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và chế tạo:
Sau khi ông Hòa tự tuyên bố tàu ngầm Trường Sa thành công mà không có sự kiểm chứng của giới chuyên gia độc lập, đã xuất hiện một làn sóng ca ngợi ông, thậm chí xem ông là niềm tự hào dân tộc. Điều đó khá dễ hiểu trên phương diện thông tin đại chúng. Nếu Trường Sa thực sự thành công (một sự kiện nếu xảy ra thì cũng ở một tương lai chưa xác định), ông Hòa xứng đáng được cả thế giới ca ngợi. Tuy nhiên điều người viết bài này hoàn toàn không hiểu là sự chê trách các tiến sỹ, khi nhiều ý kiến cho rằng các tiến sỹ không chế tạo được tàu ngầm như ông Hòa. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với quá trình sản xuất chưa được hiểu một cách chính xác.
Từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, khoa học và công nghệ luôn gắn bó mật thiết với nhau, trong đó khoa học thường đi trước một bước. Trên cơ sở các nguyên lý khoa học, các kỹ thuật và công nghệ mới sẽ được phát minh; đến lượt mình, các công nghệ mới đó lại tạo điều kiện để giới khoa học khám phá các nguyên lý hoặc kiến thức khoa học mới. Gắn bó mật thiết, cộng sinh với nhau, cùng thúc đẩy nhau tiến lên phía trước, nhưng khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực khác nhau. Và dựa trên hai nền tảng thiết yếu đó (khoa học và công nghệ), mới xuất hiện các nhà chế tạo hoặc dây chuyền sản xuất để tạo ra các sản phẩm, từ phức tạp như tàu ngầm tới đơn giản như một thiết bị điện trị liệu, để phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của con người.
Theo cách hiểu như vậy thì tiến sỹ là nhà khoa học, còn ông Hòa là nhà chế tạo. Không thể yêu cầu nhà khoa học hoặc giới công nghệ, cho dù giỏi như Einstein hoặc Edison, chế tạo tàu ngầm; cũng như không thể yêu cầu một người chế tạo hoặc sản xuất như ông Hòa truy tìm các kiến thức mới!
Nên chế tạo tàu ngầm như thế nào?
Tàu ngầm là một sản phẩm đòi hỏi nhiều công nghệ rất cao. Điều đó lý giải tại sao rất ít các quốc gia công nghiệp hóa chế tạo được tàu ngầm thực sự, là những chiếc tàu được chế tạo với mục tiêu chuyên biệt, hoạt động ổn định và bền bỉ với chi phí duy trì hợp lý, có tỷ suất lợi ích/giá thành cao. Một quốc gia nông nghiệp với thu nhập đầu người khoảng 2000 USD như chúng ta không thể thực hiện được điều đó.
Một cá nhân hoặc một tập thể nhỏ hoàn toàn có quyền và có thể chế tạo các nguyên mẫu (proto) trực thăng hoặc tàu ngầm như một thú vui lành mạnh; thậm chí với mục đích tự quảng cáo. Nhưng với một quốc gia, việc chế tạo máy bay hoặc tàu ngầm thực sự chỉ có thể đi theo hai con đường mà toàn nhân loại đã đi. Đầu tiên là phát triển khoa học và công nghệ, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đến mức làm chủ được các công nghệ nền tảng và công nghệ cao; trên cơ sở đó sẽ cân nhắc việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm độc đáo với chất lượng đỉnh cao thế giới. Thứ hai là tiến hành hợp tác, mua dây chuyền hoặc chuyển giao công nghệ để từng bước làm chủ các công nghệ cần thiết. Người viết bài này tin rằng, chỉ bằng những cách như vậy chúng ta mới có cơ hội sánh vai với các cường quốc công nghệ trên thế giới.
Vậy mà ỉm đi có them xem đâu.
 

lamphong88

Xe tải
Biển số
OF-301125
Ngày cấp bằng
9/12/13
Số km
302
Động cơ
309,293 Mã lực
cho em hóng thôi ạ
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Em đồng ý với Cụ là tiến hành thử nghiệm "chui" để tránh gặp những trở ngại như trên. Nhưng kế hoạch nào cũng cần có bước tiến chiến lược, vậy có lẽ Bác Hòa đã chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt với thêm nhiều thách thức từ phía dư luận, pháp luật ... để triển khai rầm rộ, quảng cáo rùm beng.
Em nghĩ, trong trường hợp này được nhiều hơn mất là:
- Nhiều người biết tới, sẽ đóng góp nhiều ý kiến bổ xung, hoàn thiện sản phẩm.
- Khi gặp trở ngại về hành chính như trên, thì làn sóng dư luận ủng hộ có thể khiến những ông to phải suy nghĩ lại về vấn đề cấp phép.
- Nhiều người có thể ủng hộ = cách hỗ trợ kỹ thuật, tài chính. Chắc Bác Hòa cũng sắp cạn tiền rồi.
- Ý nghĩa về mặt chính trị, như tuyên bố với anh bạn láng giềng là "xưa Việt Nam có Yết Kiêu thì nay Yết Kiêu sẽ được chở đến tiếp cận tầu địch = tầu ngầm mi ni" :D
- Dù thành công hay thất bại thì cũng có ý nghĩa khá lớn tới động lực sáng tạo của các Kỹ sư, nhà phát minh, nhà nghiên cứu nước mình. Họ sẽ có nhiều công trình hơn.
- Gì nữa nhể, em chưa nghĩ ra. HÌ hì.
Em chờ phản hồi của Cụ. :)
Tôi chẳng kỳ vọng gì vào cái "tầu ngầm" này đâu. Ngay cả khi nó thành công khi thử nghiệm lần đầu ở biển, lặn được sâu vài mét và đi lại tung tăng, nó vẫn chỉ là một chiếc máy thô sơ, như một chiếc công nông so với xe tăng vậy. Tôi đã hỏi nhiều lần: Bước tiếp theo là gì? Nếu muốn nó trở thành một chiếc tầu ngầm thực thụ, phải cần đến nguồn lực Quốc gia, cần đến hàng nghìn tỷ, thậm chí hàng chục nghìn tỷ, cần rất nhiều chuyên gia giỏi, cần phải có thiết bị của nước ngoài, chuyên gia của nước ngoài, phải mua bí quyết công nghệ của nước ngoài...Ngay cả khi có đầy đủ nguồn lực như trên, cũng cần đến hàng chục năm để chế tạo - thử nghiệm - cải tiến, để đạt được tính năng bằng khoảng 1/2 tầu ngầm kilo bây giờ.
Nếu đi theo hướng chế tạo một chiếc máy lặn phục vụ du lịch, nghiên cứu biển hoặc phục vụ mục đích kinh tế thì OK, tính khả thi cao hơn nhiều
 

Ngo Gia

Xe tăng
Biển số
OF-1231
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
1,379
Động cơ
589,219 Mã lực
Nơi ở
Chân trời góc bể...
Website
www.butmay.com
Chỉnh sửa cuối:

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Tôi chẳng kỳ vọng gì vào cái "tầu ngầm" này đâu. Ngay cả khi nó thành công khi thử nghiệm lần đầu ở biển, lặn được sâu vài mét và đi lại tung tăng, nó vẫn chỉ là một chiếc máy thô sơ, như một chiếc công nông so với xe tăng vậy. Tôi đã hỏi nhiều lần: Bước tiếp theo là gì? Nếu muốn nó trở thành một chiếc tầu ngầm thực thụ, phải cần đến nguồn lực Quốc gia, cần đến hàng nghìn tỷ, thậm chí hàng chục nghìn tỷ, cần rất nhiều chuyên gia giỏi, cần phải có thiết bị của nước ngoài, chuyên gia của nước ngoài, phải mua bí quyết công nghệ của nước ngoài...Ngay cả khi có đầy đủ nguồn lực như trên, cũng cần đến hàng chục năm để chế tạo - thử nghiệm - cải tiến, để đạt được tính năng bằng khoảng 1/2 tầu ngầm kilo bây giờ.
Nếu đi theo hướng chế tạo một chiếc máy lặn phục vụ du lịch, nghiên cứu biển hoặc phục vụ mục đích kinh tế thì OK, tính khả thi cao hơn nhiều
Cái khó nhất mà bác Hòa làm được là đánh vào cái ngại khó của rất nhiều người. Khó + đầu tư nhiều tiền = Thôi đừng làm. Đó là công thức của 1 QG suốt đời làm công không ngóc đầu lên được. "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp bể, có chí ắt làm nên" . Bốn vần thơ trên của Bác Hồ rất chí lý. Tri thức là 1 kho báu mà tạo hóa ban cho mỗi người. Cái quan trọng là mỗi người có biết khai quật, khai thác nó không hay thôi. Đôi khi nhiều người lầm tưởng tri thức phải là giáo sư, tiến sĩ mà đánh giá thấp khả năng sáng tạo của bản thân mình. Một ví dụ điển hình thôi nhé, ở VN ta có bác "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy, bác có phải là tiến sĩ, kỹ sư không? Vậy mà bằng tri thức của mình, sự học tập từ cuộc sống và sáng tạo của bản thân ông đã làm được 1 việc mà đối với nhiều người cho rằng :không khả thi, không thể. Đó là di chuyển các công trình, nhà cửa đến vị trí mới ! Việc làm của bác Hòa thực sự cần thiết, là sự đánh thức tri thức Việt ra khỏi sự trì trệ, ngại ngùng. Thật cảm động câu nói của bác với 1 em học sinh :“Những tàu tiếp theo là của các cháu làm nhé, bác già lắm rồi!”. Những sự giúp đỡ, cảnh báo của giới chuyên môn đối với TNTS là rất đáng trân trọng nhưng nên đứng ở hướng "bàn vô" chứ đừng "bàn ra". Còn chuyện đầu tư, nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng ... đó là của các nhà chuyên môn của NN.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cái khó nhất mà bác Hòa làm được là đánh vào cái ngại khó của rất nhiều người. Khó + đầu tư nhiều tiền = Thôi đừng làm. Đó là công thức của 1 QG suốt đời làm công không ngóc đầu lên được. "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp bể, có chí ắt làm nên" . Bốn vần thơ trên của Bác Hồ rất chí lý. Tri thức là 1 kho báu mà tạo hóa ban cho mỗi người. Cái quan trọng là mỗi người có biết khai quật, khai thác nó không hay thôi. Đôi khi nhiều người lầm tưởng tri thức phải là giáo sư, tiến sĩ mà đánh giá thấp khả năng sáng tạo của bản thân mình. Một ví dụ điển hình thôi nhé, ở VN ta có bác "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy, bác có phải là tiến sĩ, kỹ sư không? Vậy mà bằng tri thức của mình, sự học tập từ cuộc sống và sáng tạo của bản thân ông đã làm được 1 việc mà đối với nhiều người cho rằng :không khả thi, không thể. Đó là di chuyển các công trình, nhà cửa đến vị trí mới ! Việc làm của bác Hòa thực sự cần thiết, là sự đánh thức tri thức Việt ra khỏi sự trì trệ, ngại ngùng. Thật cảm động câu nói của bác với 1 em học sinh :“Những tàu tiếp theo là của các cháu làm nhé, bác già lắm rồi!”. Những sự giúp đỡ, cảnh báo của giới chuyên môn đối với TNTS là rất đáng trân trọng nhưng nên đứng ở hướng "bàn vô" chứ đừng "bàn ra". Còn chuyện đầu tư, nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng ... đó là của các nhà chuyên môn của NN.
Đống ý với bác rằng không phải cứ tiến sỹ mới giỏi, đó là quan niệm của xã hội trọng bằng cấp. Tôi không đồng ý với bác rằng bác Hòa bỏ ra một núi tiền để đánh thức tri thức Việt khỏi sự trì trệ. Sự trì trệ của tri thức Việt không phải do bản thân họ, mà do cơ chế, do vậy, chỉ có cơ chế mới có thể đánh thức được họ. Những việc làm cá nhân tự phát như của bác Hòa nếu được nhân rộng sẽ tạo ra lãng phí lớn cho xã hội, tạo ra những sản phẩm không đến đầu đến đữa, không sử dụng được vào việc gì. Với nguồn lực và khả năng của một xưởng cơ khí địa phương, bác Hòa có thể nghiên cứu, chế tạo những máy móc thiết thực cho sản xuất như máy gặt, máy cầy, máy cấy...thật tốt, với giá rẻ để đánh bật hàng Trung Quốc, hơn là chế tạo cái "tầu ngầm" mà chẳng sử dụng được vào việc gì. Bàn ra hay bàn vô cũng phải thiết thực, chứ không nên theo phong trào.
Về khẩu hiệu của Bác Hồ, nó chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn. Triết học duy vật đã bác bỏ điều này, ý thức (quyết chí) không thể quyết định được vật chất (đào núi và lấp biển)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top