Các phương pháp tìm hướng thì đơn sơ nhất, xa xưa nhất là nhìn núi, nhìn mặt giời mặt giăng, nhìn sao, xem cây và đá (vì thảo mộc tự nhiên chịu ảnh hưởng của thời tiết và mặt giời, như là thân cây phía nhiều rêu sẽ là phía Bắc).
Hiện đại dần lên thì có những phát kiến về la bàn (chỉ nam) hay kính lục phân (dành cho hàng hải).
Các công cụ khoa học sơ khởi của phương Đông thì có Thổ Khuê (còn gọi là Biểu) chính là đo bóng gậy, gồm một thanh nằm ngang và một thanh dựng đứng vuông góc với thanh kia và cắm vào giữa thanh kia.
Sau cải tiến, lại có Thổ Quy, cũng 2 thanh vuông góc nhưng nối đầu với nhau, như 2 cạnh của tam giác vuông.
Tiếp nữa, phát hiện ra đặc tính của sao Bắc cực, thì người ta lại phát kiến ra Nhâm thức bàn.
Tiếp nữa, phát hiện ra đặc tính của đá nam châm (từ thạch), thì ra đủ loại la bàn định hướng cũng như phong thuỷ. Có một điều rất đáng lưu tâm, là thực hướng Bắc Nam của kim nam châm (la bàn) không bao giờ trùng với đường nối từ tâm la bàn đến sao Bắc cực (tức là đường Tí Ngọ). Đây là vấn đề khoa học, là cơ sở để phát triển khái niệm và áp dụng tính toán phong thuỷ, gọi là "Phùng châm". Cái này nhiều ông không hiểu, mang ý khoa học Tây lông căn cứ la bàn đơn thuần thôi thì sẽ lại chê bai rằng việc đo đạc của thuật phong thuỷ là không khoa học.