- Biển số
- OF-321342
- Ngày cấp bằng
- 28/5/14
- Số km
- 17,905
- Động cơ
- 427,832 Mã lực
Anh không biết...Tìm dc chỗ mới hả anh ?
Vào đây mới cũ như nhau, nhưng hình như toàn mới cả...
Anh không biết...Tìm dc chỗ mới hả anh ?
Việc cụ Bá Kim bị kéo đổ nhà thfi cso thơ của cụ đốc học thời đấy (Khiếu Năng Tĩnh hay Nguyễn Năng Tĩnh gì đó) ghi lại, ắt không sai.Trong Lều Chõng,cụ Đầu xứ chỉ viết là nhà ông bá hộ "K.",còn cô con gái mới là cô Kim.
Ngay cả chuyện ông bá hộ Kim xây tháp dùa để táng cha mẹ ông ấy vào cũng chỉ là giai thoại thôi,chắc để đè lên cái đoạn viết của ông Tây về ông Hoa kiều bán bánh ngọt.Mà ông Hoa Kiều nó chả khôn lõ ra,nó không thừa hơi mà đi xây cái của nợ ở cái chỗ chả lợi lộc gì.Đừng có bảo nó là gián điệp phong thủy.
Theo em,cái tháp dùa ấy khi người Tây lông đem Bà Đầm xòe đến đặt vào thì có sửa sang cho nó kết cấu,kẻo mà lại có vụ sập tượng thì to chuyện.Bởi thế nó có hình dạng dáng dấp như trong các ảnh ọt về sau này.
Còn ra thoạt kỳ thủy chắc là khi giới sĩ phu khoai hà..à quên...Bắc Hà dựng tượng vua Thái Tổ nhà Lê thì nhân tiện làm cái miếu nhỏ đặt tên là Quy Sơn liên quan đến giống Giải trong huyền tích Hồ Giả Phóng.Thế mới là củng cố giai thoại,nâng cao lòng tự hào tông dật những khi bị ngoại bang đe dọa.
Thời Nguyễn việc xây dựng và đất cát do Khâm Thiên Giám quản lý rất chặt,vớ vẩn là quan liêu sở tại bị cách cổ lập tức,làm gì có chuyện tự dưng đào đắp xây miếu kiểu từ thiện,lại còn đem xương cốt táng vào mà để dân tự xử.Nói thế thì diềm hường bộ máy cai trị phong kiến nhà Nguyễn quá!
...
Nói thêm là cụ CHu Thiên cũng nhất trí như cụ Doãn Kế Thiện thôi. Nếu không có bằng chứng cụ thể nào bác bỏ thì lời cụ Thiện, cụ Giám chắc không nói oan cho người tốt.
.......
Em vừa về, vất vả lắm mới thoát khỏi ải tửu sắc...,Vậy tại sao chúng ta không nhìn nhận lai lịch, mục đích của Tháp Rùa như đúng nghĩa ban đầu của cụ Kim là: " ....xây một ngọn tháp lên Trên Gò Rùa để làm hậu chẩm cho ngôi chùa” ??!
Cớ sao cứ phải gán ghép một mục đích tiêu cực chỉ vì lý do chủ nhân xây dựng nên nó là một tư sản có mối làm ăn với Pháp??! mà mối làm ăn đó không ảnh hưởng gì tới quốc gia dân tộc trong khi chính triều đình đương thời còn bó tay? Phải chăng cái thói đố kỵ, ghen ăn tức ở, hẹp hòi của dân An Nam vẫn phát tác dưới vỏ bọc mỹ miều "Sĩ phu"?
Em không dám kết luận vì âu cũng là giả thuyết em đưa ra Thôi, em ngủ không Gâu oánh
Chuyện cụ Kim tóm lại chỉ có thể nói một câu:" trăm năm bia đá thfi mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", mỗi tội cái bia miệng ấy đúng đến đâu tất nhiên là không thể kiểm chứng sau mấy trăm năm.Cái gò Dùa tháp Dùa được tô vào một lô một lốc những giai thoại để thành ra một biểu tượng cho Hà Nội.Cụ Hoàng Minh Giám hay cụ Doãn Kế Thiện đều sau cả trăm năm so với thời điểm được cho là cái tháp Dùa ra đời.Em thì không được đọc cụ Nguyễn Năng Tĩnh viết "thơ" kể về việc cụ Bá Kim,nhưng em cho là thơ Đường của một cụ Đốc học thâm nho,không phải là thơ "thời sự" có cập nhật cụ thể những chi tiết này.Mí lại đường đường là một cụ Đốc học thì không cho cái sự giật nhà người khác làm cái gì vẻ vang lắm.Vả lại,tưởng tượng của bần nông thì đến núi giật còn sập,chứ nhà xây ở phố của người giàu,đốt thì được chứ giật thì khó tưởng tượng phết.
Còn cái tích bảo đấy nó là cái vọng đình thủy đình gì gì nghe không phục,vì chỗ đền Ngọc Sơn có một cái rồi,xây đúng lối vọng đình nếu cụ Bachsima để ý,có cả cầu Dê húc bắc qua tiện việc thư nhàn hóng mát.Chứ cái doi đất tháp Dùa,chỉ có việc tế tự ngày dầm mồng một hay xuân thu nhị kỳ chèo thuyền ra cử hành là hợp thôi.
Chẳng qua em để ý,Tháp Rùa ở vị trí của nó,nằm trên trục đông tây thì chỉ có hoặc tượng vua Lê Thái Tổ,hoặc Chùa Báo Ân cũ nay là nhà Bưu Điện là có liên quan.Nếu nhìn từ tượng vua Lê sang phía đông thì tháp đóng vai trò như cái án,còn từ bên chùa sang,chắc không thuyết phục bằng vì phía đó có cả quần thể khác mà tháp Hòa Phong bây giờ vẫn còn.
Lão trauxanh hôm nào lên đo đạc lại xem.Giúp em một thể,đằng nào cũng canh ty mà
Cháu nghĩ cái này là do người Phú Lang Sa sau khi chiếm HN nhận thấy khu vực này địa hình cao ráo nên quy hoạch thành khu trung tâm.Ô kê lô!Tháp dùa cứ hẵng để yên đó!Em mí các lão nhặt nhạnh rồi lại chém tiếp.
Lão trauxanh xem hộ,từ thời Tĩnh Hải Quân đến thế kỷ 19,địa lý ta có thay đổi gì mà từ một cái hồ ở ngoại thành,hồ Gươm thành ra dốn dùa Hà Nội.Yếu tố phong thủy nào dẫn tới điều này?
Cái này, liệu đã có từ Tĩnh Hải chưa?Ô kê lô!Tháp dùa cứ hẵng để yên đó!Em mí các lão nhặt nhạnh rồi lại chém tiếp.
Lão trauxanh xem hộ,từ thời Tĩnh Hải Quân đến thế kỷ 19,địa lý ta có thay đổi gì mà từ một cái hồ ở ngoại thành,hồ Gươm thành ra dốn dùa Hà Nội.Yếu tố phong thủy nào dẫn tới điều này?
Tán nhảm theo cụTán nhảm tý nào: Ao dùa tại sao thiêng có nhẽ vì có cái mu phồng phồng thật, nó thuận cái nhẽ trong âm có dương lại làm cho cảnh hồ đỡ tẻ, trogn cái xứ Pắc kầy thích xơi mộc tồn có mấy ao có cái mu đúng chỗ, phỏng ạ.
Chưa kể nhìn rộng ra cái ao to hơn là cái ao nước mặn Bắc Bộ cũng có đảo Hải Nam làm án, từ đó đến đời chúng ta vẫn thấy các siu bão toàn bị lái hướng ầm ầm đổ vào Hồng Koong với Quảng Châu, có phỏng ạ. Phong thủy là đấy chứ đâu. Mấy chục năm nay có mỗi quả bão số 9 năm nào lao về Ninh Bình rồi bẻ lái lao lên Bắc, quay ngoặt vào hà Lội né tiền án Hải Nam làm ngập lút mũi, rau muống lên 20 ngành một mớ,thuyền tôn lềnh phềnh đưa người trên Hàng Bột, rất hãi.
Lại quay về cái ao dùa, cụ Giám có tán trong quyển bóng nước Hồ Gươm rằng cái mu ấy là chống bắc phong xuy-chống cái bại hoại do gió bắc đem lại, nhà nào núp mu rùa tránh gió độc từ bắc ắt phải tốt.
Những môn tính toán ấy bây giờ đã được các cụ phong thủy điều tiết vi khí hậu tông sư gia truyền Daikin hay Pana giải quyết tuốt bằng cách bít tất và bơm hơi lạnh, bắc phong xuy hay Nam phong thịnh cũng như nhau tuốt.
Chưa nói bây giờ nhà cửa cao thấp lô nhô, bê tông kín đất, nhiệt độ nền, phân bổ đới nóng lạnh khác hẳn cái thời váy sồi khăn xếp đi guốc mộc ra rửa rau ao dùa. Bây giờ cái gió từ bể phốt nhà bên có khi còn hại hơn.
Trong ấy cũng nói chính huyệt với bàng huyệt, chính là đảo Ngọc, Bàng là hòn dùaTán nhảm theo cụ
Ao Dùa đâu chỉ có cái mu ấy, vì còn có cái nữa giá trị hơn nhiều, là cái đảo Ngọc Sơn. Vào đó phải qua cái cầu Thê Húc (nghĩa là: Đón nắng mai).
Trong miền Pắc cầy còn đền Trần Hưng Đạo ở Chí Linh (khi ông còn sống thì đó là dinh thự của ông), ở Kinh kỳ còn ngôi Trấn quốc...
Còn các cụ xưa bàn về "bắc phong xuy", em chưa đọc cái tác phẩm cụ nói, nhưng theo em là nó mang tính ý tứ, ẩn dụ...chứ cái gò đó thì "chống gió" kiểu gì?
Vâng...Trong ấy cũng nói chính huyệt với bàng huyệt, chính là đảo Ngọc, Bàng là hòn dùa
Có mấy chục năm mà hồ Tây sắp thành trung tâm òy! Các cụ có điều kiện kiếm vài con 33 to to tí thả ra đấy đi là vừa!Ô kê lô!Tháp dùa cứ hẵng để yên đó!Em mí các lão nhặt nhạnh rồi lại chém tiếp.
Lão trauxanh xem hộ,từ thời Tĩnh Hải Quân đến thế kỷ 19,địa lý ta có thay đổi gì mà từ một cái hồ ở ngoại thành,hồ Gươm thành ra dốn dùa Hà Nội.Yếu tố phong thủy nào dẫn tới điều này?