Lão kêu em vào cái mảng đì đùng khói lửa này á? Gì chứ liên quan đến súng ống khói lửa là em tránh xa, nên em hơi sợ khi vào Thủy Lục Không này đới nhá!
Còn "Tĩnh Hải Quân" không phải là chức vụ, mà nó là tên của đơn vị hành chính Tàu nó đặt cho ta khi ta bị đô hộ. Cái tên này chỉ thị rằng nước ta thời đó tương đương như 1 Châu, Quận của Tàu, và kéo dài đâu khoảng trăm năm thôi, đến thời Đinh Bộ Lĩnh là hết.
Em chỉ dám có vài lời, còn thì cụ chủ sẽ đưa chính kiến tiếp.
Cao Biền một thời đứng đầu bộ máy cai trị đô hộ nước ta, có thêm tài âm dương địa lý. Trong thời gian đương chức ở ta, đi tìm hiểu địa thế khắp nơi và có báo cáo "Tấu thư cảo địa" bằng thơ cho vua Tàu. Về khía cạnh phong thủy ông ta có khả năng đặc dị, dân gian đồn đại nhiều, nhưng thêu dệt hoang đường cũng nhiều và đại đa số là không thể kiểm chứng nên khó bàn lắm.
Còn riêng nhánh Bạch Hổ cụ nói là tính cho đồng bằng châu thổ Bắc bộ thôi, và nó lan tỏa đến khu vực miền Trung nước ta hiện nay trở lại, chứ không vào đến Nam đâu ạ. Đặc tính của Bạch Hổ là phù cho võ nghiệp là chính (tất nhiên có văn nhân, nhưng ít hơn), và sát khí lớn, nên dễ phát vào thời loạn.
Còn phía Nam của nước ta hiện nay thì lại ăn mạch khác, em xin góp bài thơ này (hình như em có pót 1 lần ở đâu đó rồi) để rõ hơn:
Việt Nam địa mạch tối hùng cường
Điệp điệp trùng trùng tủng, tú, trường
Sơn Bắc triều tha hiềm lưỡng giới
Thủy vô tòng ngoại đãng song phương
Bắc Nam biệt thế gia kỳ cục
Tả hữu phân minh cát nhị đường
Như cội nhất căn sinh lưỡng cán
Như dân nhất nước nhị Quân vương.
Như vậy có thể thấy phía Nam ăn mạch khác (biệt thế với Bắc), Tây cao Đông thấp, nước chảy từ Tây vào chứ không từ Bắc- Tây Bắc như miền Bắc, và có Minh đường, Long Hổ riêng.
Cho em mon men chém tí ti thế ạ.