Đọc tiêu đề em lại tưởng là nói gì về lính hải quân.
Long mạch kiểu như động mạch chủ hả cụThank cụ TONGIA, chủ đề này rất hay nhưng em không đủ trình, trước nay chỉ được hóng hớt qua lo among cụ TONGIA khai sáng.
Nghe nói Long mạch nước Nam có hai nhánh Thanh long và Bạch Hổ, nhánh Thanh Long bắt đầu từ Cao Bằng chạy qua Tản Viên, Đại La đến Yên Tử, Quảng Ninh rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
Nhánh Bạch Hổ chạy dọc dãy Trường Sơn đưa vượng khí đổ dọc theo bờ Biển Đông, trong đó có Đảo Yến – Vũng Chùa tọa trên một Long mạch rất vượng khí.
Tay Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ đầu tiên là tay Biền.
- Người Bắc Kinh.
- Đánh Nam Chiếu chiếm lại Giao Chỉ... cho nhà Đường.
- Trấn yểm khắp Giao Chỉ.
- Xây thành Đại La ( Đặc biệt với chòm bài " Thánh vật sông Tô Lịch " 2007 )
- Xây đền Bạch Mã năm 865? ( Có người bảo Lý Thái Tổ xây 1010 )
- Sau hơn 1000 năm vẫn hạ sát thượng tọa Thích Viên Thành.
http://soha.vn/kham-pha/ly-ky-chuyen-cao-bien-tran-yem-o-viet-nam-20150330143042228.htm
http://gsm.vn/threads/thanh-vat-o-song-to-lich-_-moi-duoc-kiem-chung-cua.59437/
Thanks cụ. Hay quá, để em đọc cho hết xem saoTay Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ đầu tiên là tay Biền.
- Người Bắc Kinh.
- Đánh Nam Chiếu chiếm lại Giao Chỉ... cho nhà Đường.
- Trấn yểm khắp Giao Chỉ.
- Xây thành Đại La ( Đặc biệt với chòm bài " Thánh vật sông Tô Lịch " 2007 )
- Xây đền Bạch Mã năm 865? ( Có người bảo Lý Thái Tổ xây 1010 )
- Sau hơn 1000 năm vẫn hạ sát thượng tọa Thích Viên Thành.
http://soha.vn/kham-pha/ly-ky-chuyen-cao-bien-tran-yem-o-viet-nam-20150330143042228.htm
http://gsm.vn/threads/thanh-vat-o-song-to-lich-_-moi-duoc-kiem-chung-cua.59437/
Đúng là ra Cafe, trôi kinh tìm mãi mới thấy.Chúng mình chắc không bao giờ thấy một cái máy lạnh Pana kể cả Pana Tàu đi gắn vào vách một cái lều trông cá.Thành thử khi thấy,nghĩ ngay là thằng chủ lêu bị điên. Có chúng mình điên thì có,sao lại nghĩ người ta lắp máy lạnh vào lêu để dùng nó như máy lạnh? Cái tư duy hẹp hòi nó cho ra những nhận định hẹp hòi. Ngậm hoa nhài vào mồm mà thở ra vẫn lộ là vừa ăn cá. Cái căn cốt này,nhất định là tại cái thế cục Tĩnh Hải Quân mờ ra,lão trauxanh nhể ?
Bác thớt mở cái Tĩnh Hải Quân trong nớ,người hĩu diêm thì mới biết mà vào,người vô diêm thì từ từ tình cờ sau.Bây giờ đã đến lúc đủ chuyện để chém gió thì các Trung ương quyết định ném ra đây cho đỡ ngứa mắt.Thế thôi!
à thấy tình cờ " cái duyên nó nhẩy vào em" thì em có cái nhận xét bất chợt đó thôi, vì ít nhất thì đây vẫn thuộc diễn đàn Otofun.net chứ không phải Của riêng.net hay Bến xe.net. Ngoài Bến xe thì mới có những ngôn ngữ chợ búa hoặc chứi thề này nọ xuất phát bởi nhiều thành phần xã hội phức tạpChắc cụ fun, chứ "Tĩnh Hải quân" khác hoàn toàn với "Tĩnh tâm", nên không thể đổi được ạ
Việt Nam địa mạch rất hùng cườngHì hì...
Việt Nam địa mạch tối hùng cường
Điệp điệp trùng trùng tủng, tú, trường
Sơn Bắc triều tha hiềm lưỡng giới
Thủy vô tòng ngoại đãng song phương
Bắc Nam biệt thế gia kỳ cục
Tả hữu phân minh cát nhị đường
Như cội nhất căn sinh lưỡng cán
Như dân nhất nước nhị Quân vương.
Thì em giải tạm nó thế này nhé:
Việt nam ta địa mạch tốt
Trùng điệp, cao, đẹp, dài
Núi thì từ phía Bắc lại, nhưng chia nước ta thành 2 phần Bắc Nam
Nước thì từ ngoài nhập vào, lại theo 2 ngả khác nhau, Bắc khác Nam khác
Vì thế, Bắc Nam là 2 thế khác biệt, hình thành nên 2 cục địa lý tuyệt diệu
Chia 2 phần rõ rệt, và đều có minh đường riêng rất tốt
Toàn thể nước ta thì như cùng một gốc, nhưng chia thành 2 cái thân cây
Câu cuối thì thôi không bàn.
Em chém gió cho vui, các cụ thông cảm. Còn để chờ chủ trương của cụ thớt chứ ạ...
Cụ hình tượng quá, sao lại nhắc đến bến xe.net với của riêng.net là sao e ko hiểu,à thấy tình cờ " cái duyên nó nhẩy vào em" thì em có cái nhận xét bất chợt đó thôi, vì ít nhất thì đây vẫn thuộc diễn đàn Otofun.net chứ không phải Của riêng.net hay Bến xe.net. Ngoài Bến xe thì mới có những ngôn ngữ chợ búa hoặc chứi thề này nọ xuất phát bởi nhiều thành phần xã hội phức tạp
- 65 thành thì có thể hiểu đó là 65 cụm dân cư/ thôn ấp có hào lũy, lũy tre hoặc lũy đất, quy mô nhỏ từ vài trăm đến vài ngàn cư dân từ chối quy phục, cống nạp nhà Hán và cử sứ giả đến ủng hộ Trưng Trắc. Bọn này gió thổi chiều nào theo chiều ấy. Khi Phục Ba tướng quân khởi binh, ông ta đem theo có tám ngàn quân chính quy, còn một vạn hai nghìn binh còn lại toàn là đám thủ lĩnh lâu nhâu này đi ăn theo lập công. Thậm chí, quân ông ta lấy ở Kinh Châu không hẳn là quân Hán toàn diện mà còn nhiều tộc khác nữa.Em oánh dấu hóng phát!
Mới đọc đến trang 3 nhưng em vưỡn théc méc từ xưa về vụ Hai Bà Trưng oánh nhau với quân Hán có 1 chi tiết được chép trong sách Tàu, em mượn thằng ku Gúc ở dưới. Câu hỏi của em là:
1. Nếu khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra ở cái xứ Tĩnh Hải Quân này thì lấy đâu ra lắm thành trì thế (chữ bôi đỏ)! Ngày nay cương vực mở ra gấp mấy mà cũng chỉ có 63 tỉnh, TP!
2. Nếu gồm cả Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố thì oánh đấm kiểu j nhỉ? Đi bộ mất vài tháng thì trong vòng độ 3 năm chắc oánh được 4-5 trận là hết nhỉ!
Quyển 86 "Nam Man Tây Nam Di liệt truyện" chép:
至十六年,交阯女子徵侧及其妹徵贰反,攻郡。徵侧者,麊泠县雒将之女也。嫁为硃珪人诗索妻,甚雄勇。交阯太守苏定以法绳之,侧忿,故反。于是九真、日南、合浦蛮里皆应之,凡略六十五城,自立为王。交阯刺史及诸太守仅得自守。光武乃诏长沙、合浦、交阯具车船,修道桥,通障谿,储粮谷。十八年,遣伏波将军马援、楼船将军段志,发长沙、桂阳、零陵、苍梧兵万余人讨之。明年夏四月,援破交阯,斩徵侧、徵贰等,余皆降散。
Đến năm thứ 16 (Năm Kiến Vũ, tức năm 40 sau Công nguyên), có người đàn bà ở Giao Chỉ là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản, tấn công quận thành. Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Thị vốn được gả cho Thi Sách, người Châu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật hà khắc, Trắc căm phẫn, tạo phản. Thị được các thổ ti Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố hưởng ứng, đoạt được 65 thành trì, tự lập làm Vương. Thứ sử Giao Chỉ cùng với các thái thú quận bên chỉ biết cố thủ. Hán Quang Vũ vì vậy xuống chiếu cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Chỉ chuẩn bị xe thuyền, tu sửa cầu đường, đèo dốc, tích trữ quân lương. Năm thứ 18 (tức năm 42 sau Công nguyên), sai Phục Ba tướng quân Mã Viện và Lâu Thuyền tướng quân Đoàn Chí, phát binh các lộ Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô hơn vạn người đi thảo phạt. Đến mùa hè năm sau (năm 43), tháng 4 (âm lịch), Viện phá Giao Chỉ, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, còn lại đền hàng hoặc tan rã cả.
Ở quyển 24 "Mã Viện liệt truyện" cũng có chép:
又交阯女子徵側及女弟徵貳反,攻沒其郡,九真、日南、合浦蠻夷皆應之,寇略嶺外六十餘城,側自立為王。於是璽書拜援伏波將軍,以扶樂侯劉隆為副,督樓船將軍段誌等南擊交阯。軍至合浦而誌病卒,詔援並將其兵。遂緣海而進,隨山刊道千餘裏。十八年春,軍至浪泊上,與賊戰,破之,斬首數千級,降者萬餘人。援追徵側等至禁谿,數敗之,賊遂散走。明年正月,斬徵側、徵貳,傳首洛陽。
Có người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản, tấn công quận thành, được các thổ ti Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố hưởng ứng, lần lượt thu phục được hơn 60 thành trì, Trắc tự lập làm Vương. Khi đó, vua (Hán Quang Vũ đế) ban ấn sách bái Viện làm Phục Ba tướng quân, cho Phú Nhạc hầu Lưu Long làm phó, sai Lâu Thuyền tướng quân Đoàn Chí cùng Nam chinh đánh Giao Chỉ. Quân đến Hợp Phố thì Chí bị bệnh chết, chiếu sai Viện kiêm lĩnh. Quân tiến dọc theo duyên hải, theo núi mở đường hơn nghìn dặm. Mùa xuân năm thứ 18, quân đến Lãng Bạc, giao chiến với giặc, phá được, chém hơn nghìn thủ cấp, hàng phục hơn vạn người. Viện truy kích Trưng Trắc đến đến tậm Cẩm Khê, đánh bại hoàn toàn, giặc tan chạy cả. Tháng Giêng sang năm, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa đầu về Lạc Dương.