[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125



 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Vì sao Nga không thể đánh chặn đòn tấn công bằng UAV tầm xa của Ukraine?
Thu Thủy

Thu Thủy
23/12/2024 14:00

0:00/0:00
0:00

Ngày 21/12, Ukraine sử dụng các UAV tấn công các tòa chung cư ở Kazan, nằm sâu trong miền trung nước Nga. Tổng thống Putin hôm sau lập tức tuyên bố sẽ “giáng trả gấp bội khiến kẻ thù phải hối hận”.
Một tòa nhà cao tầng ở Kazan hư hại sau khi bị UAV của Ukraine đâm vào sáng 21/12. Ảnh: QQnews.Một tòa nhà cao tầng ở Kazan hư hại sau khi bị UAV của Ukraine đâm vào sáng 21/12. Ảnh: QQnews.Ukraine liên tiếp dùng UAV tấn công sâu vào lãnh thổ Nga
Ukraine hôm 22/12 đưa tin quân Nga liên tiếp tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào Ukraine, lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 52 trong số 103 máy bay không người lái (UAV) do Nga phóng sang.
Một ngày trước đó, quân đội Ukraine cũng huy động các UAV tầm xa tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào Kazan, thủ đô Cộng hòa Tatarstan của Nga, nằm cách biên giới Ukraine-Nga hơn 1.000 km.
ong-putin-3578.pngTổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ “giáng trả gấp bội khiến kẻ thù phải hối hận”.
Ảnh: QQnews.
Trước đó ngày 19/12, các UAV của Ukraine cũng đã tấn công nhà máy lọc dầu Novoshakhdinsky ở tỉnh Rostov của Nga, gây ra các vụ nổ và cháy dữ dội. Những tổn thất nặng nề liên tiếp khiến truyền thông Nga đặt câu hỏi: Tại sao quân đội Nga, vốn có lợi thế về công nghệ, lại không thể ngăn chặn được các UAV của Ukraine?
Các đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các UAV đâm thẳng vào các tầng phía trên của các tòa nhà cao tầng và phát nổ dữ dội, tái hiện hình ảnh đáng sợ của vụ “khủng bố 11/9” ở New York.
an-196-3709.jpgLoại UAV An-196 Ukraine sử dụng trong vụ tấn công vào Kazan hôm 21/12.
Ảnh: QQnews.
Phía Nga cho hay loại UAV được quân đội Ukraine sử dụng là An-196 "Liut" do công ty Antonov của Ukraine thiết kế và sản xuất. Đây cũng là các trang bị chủ lực mà Ukraine sử dụng trong các cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào các mục tiêu phía sau của Nga.

Ông Denis Fedutinov, chuyên gia trong lĩnh vực các hệ thống không người lái của Nga, cho biết, UAV "Liut" ban đầu là máy bay trinh sát cấp chiến thuật được thiết kế để tiến hành trinh sát các mục tiêu cách xa hàng trăm km.
Tờ Pravda của Nga đưa tin UAV An-196 có thể bay liên tục trên không tới 24 giờ và có thể thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian dài. Sau khi hoán đổi và nâng cấp, An-196 có tầm bay tối đa 1.500 km và có thể mang theo nhiều loại vũ khí như bom cỡ nhỏ, tên lửa hay đạn dẫn đường chính xác, cho phép chúng thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu cả đang di chuyển và cố định.
tu-141-8173.jpgMáy bay không người lái An-146 thời Liên Xô được Ukraine hoán cải thành UAV tự sát tấn công tầm xa. Ảnh: QQnews.
Theo ý tưởng tác chiến “tấn công các cơ sở công nghiệp và năng lượng của Nga để làm suy yếu tiềm năng chiến tranh”, nếu quân đội Ukraine muốn tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu quan trọng ở Nga, trước tiên họ cần phải sở hữu vũ khí có tầm bắn hàng trăm km.
Do tầm bắn hạn chế của tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp, ngay cả tên lửa chiến thuật của lục quân ATACMS do Mỹ cung cấp cũng có tầm bắn tối đa chỉ 300 km, gây khó khăn cho việc tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Do đó, nhiệm vụ này chủ yếu được thực hiện bằng các UAV tự chế tạo hoặc cải tiến của Ukraine.
Ví dụ, vào tháng 12/2022, quân đội Ukraine đã sử dụng UAV trinh sát Tu-141 "Swift" có từ thời Liên Xô được cải tiến nâng cấp để tiến hành các cuộc tấn công liều chết vào các sân bay phía sau của Nga. Tầm bắn tối đa của nó là khoảng 1.000 km. Bắt đầu từ tháng 5/2023, quân đội Ukraine đã nhiều lần sử dụng UAV tầm xa UJ-26 "Beaver" với bố trí khí động học cánh mũi để tấn công các mục tiêu ở bên trong Nga.
Vào tháng 4 năm nay, một UAV cảm tử được cải tiến từ máy bay siêu nhẹ A-22 "Foxbat" do Ukraine sản xuất đã tấn công một nhà sản xuất UAV ở đông nam nước Nga.
Tại sao Nga không chặn được UAV của Ukraine?
Nhưng vấn đề là những chiếc UAV này có kích thước khá lớn, có lộ trình cố định và bay với tốc độ khá chậm. Nhưng tại sao chúng vẫn thành công trong các cuộc tấn công tầm xa cách hàng nghìn km?

Có chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến tình trạng thực tế hiện tại của quân đội Nga. Hiện tại, khả năng cảnh giới giám sát trên không tổng thể của quân đội Nga đã giảm đáng kể. Ví dụ, radar cảnh báo phòng không tầm xa di động số lượng hạn chế của quân đội Nga về cơ bản đã được triển khai đến tiền tuyến của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng quân đội Ukraine đã sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tiêu diệt một số.
Số lượng máy bay cảnh báo sớm trên không của Nga không đủ và vị trí triển khai của chúng thường nằm cách rất xa (Để tránh các cuộc tập kích của quân đội Ukraine), khiến mạng lưới phòng không của quân đội Nga trở nên có nhiều lỗ hổng. Mỹ và lực lượng NATO có thể dễ dàng phát hiện những sơ hở này bằng phương pháp trinh sát điện tử. và hướng dẫn UAV của Ukraine xâm nhập qua những lỗ hổng này.
radar-cua-nga-bi-pha-huy-1250.jpgMột đài radar của hệ thống phòng không của Nga bị Ukraine phá hủy.
Ảnh: QQnews.
Trong cuộc tấn công ở Kazan hôm 21/12, tờ Moskovskij Komsomolets (Sự thật Thanh niên Moscow) của Nga nói, kiểu bay ở độ cao thấp của UAV Ukraine giúp chúng vượt qua được sự đánh chặn của hệ thống phòng không Nga.
Đánh giá từ các video lan truyền trên mạng xã hội, những chiếc UAV này đã đâm vào các tòa nhà cao tầng hơn 20 tầng khi bay bằng ở độ cao khoảng 60-100 m, vì vậy các hệ thống phòng không tầm xa như S-400 dù có phát hiện được cũng sẽ không có thời gian phản ứng.
Mặc dù hệ thống phòng không tầm ngắn "Pantsir-S1" của quân đội Nga rất hiệu quả đối với loại UAV này, nhưng theo MK, “hầu hết các hệ thống phòng không của Nga hiện đang được triển khai trong khu vực Chiến dịch quân sự đặc biệt" và "nếu muốn phòng thủ toàn diện trước các cuộc tấn công của những UAV này sẽ phải triển khai một số lượng lớn hệ thống phòng không trên khắp cả nước".
Vì vậy, báo này cho rằng quân đội Nga cần phối hợp tất cả các hệ thống phòng không trong khu vực Chiến dịch quân sự đặc biệt và các hệ thống phòng không bao phủ các cơ sở quan trọng ở Nga, đó là điều rất khó thực hiện.

Tờ Vzglyad (Quan điểm) của Nga ngày 21/12 đưa tin, chuyên gia quân sự Nga Mikhail Onuflenko cho rằng: “Khi tình hình ở tiền tuyến càng tồi tệ thì Ukraine sẽ càng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Nga không thể xây dựng một hệ thống phòng không có thể đảm bảo loại bỏ mọi mối đe dọa, nhưng không một quốc gia nào trên thế giới có thể làm được điều này”.
Ông nói: “Gươm và khiên tồn tại mãi mãi. Chúng ta đang cải tiến hệ thống phòng không, kẻ thù cũng đang hoàn thiện hệ thống vu hồi. Chiều dài chiến tuyến hiện tại là hơn 2.500 km. Vì vậy, kẻ thù có thể xâm nhập vào lãnh thổ của chúng ta để tấn công".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,044
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?
Báo Công Thương
21/12/20248 liên quanGốc
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn xuất hiện và gây sự chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.




0:00/ 4:16

Nữ miền Nam
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), một trong những điểm nhấn quan trọng là sự xuất hiện của tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn, do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) nghiên cứu và phát triển. Đây là sản phẩm vũ khí hiện đại của Việt Nam, mang lại sự tự hào về khả năng tự chủ trong công nghiệp quốc phòng và có thể nâng cao đáng kể sức mạnh phòng thủ bờ biển của đất nước.
Khả năng độc đáo và công nghệ hiện đại
Theo thông tin tại khu vực trưng bày, tổ hợp tên lửa Trường Sơn VCS-01, được trưng bày tại khu vực ngoài trời của triển lãm, là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa trên biển. Thành phần chính của hệ thống này bao gồm xe nạp tên lửa VTRV-01, xe chỉ huy điều khiển VCPV-01, xe bệ phóng VLV-01, cùng với hệ thống radar cảnh giới và chỉ thị mục tiêu VRS-MCX, và đạn tên lửa diệt hạm Sông Hồng VSM-01A. Tên lửa Sông Hồng VSM-01A là thành phần chiến đấu chủ yếu của tổ hợp này, có nhiệm vụ tiêu diệt các tàu chiến mặt nước với tầm bắn lên đến 80km, gấp đôi tầm bắn của những tên lửa tương tự trước đây.
Tên lửa VSM-01A hoạt động ở tốc độ cận âm, được trang bị hệ thống dẫn đường cập nhật nhằm nâng cao độ chính xác trong việc tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống radar của tổ hợp Trường Sơn có tầm quét khoảng 200km, đủ khả năng phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên biển, đáp ứng nhu cầu chiến đấu hiệu quả trong mọi điều kiện. Đặc biệt, bệ phóng nghiêng của tổ hợp này được thiết kế theo mô-đun, cho phép tái nạp tên lửa dễ dàng sau mỗi đợt tấn công, giúp tăng cường khả năng tấn công liên tục.
Được phát triển như một sự kế thừa của hệ thống tên lửa 4K51 Rubezh thời Liên Xô, VCS-01 có khả năng phóng tới tám tên lửa, với mỗi phương tiện mang bốn tên lửa. Điều này không chỉ làm tăng sức mạnh hỏa lực so với các hệ thống cũ, mà còn cải thiện tính linh hoạt và khả năng cơ động của các phương tiện trong đội hình tác chiến. Xe VLV-01 có thể đi vào hoạt động trong vòng chưa đầy 10 phút, đồng thời được trang bị công nghệ bơm lốp tự động giúp duy trì khả năng di chuyển ngay cả khi một số lốp bị hỏng.
Theo thông tin từ Army Recognition, tổ hợp tên lửa Trường Sơn VCS-01 không chỉ mang lại sức mạnh phòng thủ bờ biển mạnh mẽ cho Việt Nam mà còn thể hiện rõ chiến lược phát triển quốc phòng tự lực của đất nước trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp. Việc phát triển vũ khí trong nước giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, đồng thời điều chỉnh công nghệ quân sự để phù hợp với điều kiện và nhu cầu cụ thể của đất nước. Điều này cũng thể hiện sự nỗ lực trong việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng bền vững thông qua hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước và các viện nghiên cứu trong nước.
Niềm tự hào của ngành quốc phòng Việt Nam
Cũng theo Army Recognition, quá trình phát triển và thử nghiệm tên lửa Sông Hồng VSM-01A đã diễn ra từ năm 2018 tại các khu vực huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và huyện Tiền Hải (Thái Bình), và đến tháng 4/2024, tên lửa này chính thức được đưa vào sử dụng trong các đơn vị quân đội, bao gồm Lữ đoàn 679 thuộc Vùng 1 Hải quân. Tên lửa VSM-01A cũng đã được thử nghiệm trên các tàu phóng ngư lôi lớp Shershen được sửa đổi, chứng minh tính năng và khả năng hoạt động của hệ thống này trong các điều kiện tác chiến trên biển.
Các nhà phân tích quân sự của Army Recognition, đánh giá sự phát triển của hệ thống tên lửa Trường Sơn VCS-01 và VSM-01A cho thấy Việt Nam đang chủ động nâng cao năng lực phòng thủ và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn cung cấp vũ khí bên ngoài. Trong bối cảnh căng thẳng quốc tế gia tăng, sản phẩm này không chỉ có tiềm năng lớn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo mà còn đóng góp quan trọng vào hệ thống chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập (A2/AD) của Việt Nam. Chuyên gia phân tích quân sự Erwan Halna Du Fretay từ Army Recognition cũng đã bày tỏ sự ấn tượng với chất lượng và tiềm năng của hệ thống tên lửa này, nhấn mạnh rằng hệ thống Trường Sơn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ và các lợi ích hàng hải của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh Biển Đông đang diễn ra nhiều căng thẳng.
Với những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và phát triển, hệ thống tên lửa Trường Sơn không chỉ khẳng định khả năng tự lực, tự cường trong quốc phòng của Việt Nam, mà còn góp phần vào việc củng cố năng lực quân sự của đất nước, đáp ứng những yêu cầu quốc phòng ngày càng cao trong bối cảnh an ninh khu vực và toàn cầu đầy biến động.



 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125



 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125



 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top