Những chiếc F-16 chậm giao cho Ukraine: Bí ẩn phía sau sự chậm trễ viện trợ quân sự của Mỹ
Thu Thủy
30/06/2024 16:01
0:00/0:00
0:00
VietTimes – Lâu nay, chiến đấu cơ F-16 trở thành niềm hy vọng mà Ukraine gửi gắm để xoay chuyển cục diện chiến trường trong cuộc chiến với Nga. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao đến giờ Ukraine vẫn chưa nhận được các máy bay F-16.
Ukraine chưa sẵn sàng nhận và sử dụng F-16
Câu trả lời thực ra rất đơn giản: Ukraine chưa có sự chuẩn bị tốt, đặc biệt là về phi công. Cho đến nay, mới chỉ có 12 phi công Ukraine hoàn thành khóa huấn luyện F-16. Họ lần lượt bắt đầu huấn luyện ở Đan Mạch vào tháng 8 và ở Mỹ tháng 10 năm ngoái.
Chuyên gia quân sự Israel David Sharp cho rằng, để sử dụng hiệu quả F-16, cần phải có nhiều phi công hơn số lượng máy bay. Bởi vì, nếu mỗi máy bay chiến đấu chỉ có một phi công, đồng nghĩa với việc máy bay sẽ không hoạt động vào một thời điểm nào đó, điều này là không thể chấp nhận được. Theo nguồn tin của Politico từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Ukraine cần có hai phi công cho mỗi chiếc F-16. Nếu điều này là sự thật thì 12 phi công hiện có sẽ chỉ đủ cho 6 máy bay.
Mặt khác, tiêm kích F-16 cũng cần có cơ sở hạ tầng hỗ trợ như hệ thống trinh sát, thông tin liên lạc và nhân viên kỹ thuật. Các quan chức Mỹ cho biết họ có kế hoạch đào tạo khoảng 200 người, nhưng hiện mới có khoảng 50 kỹ thuật viên đang được đào tạo ở Đan Mạch và khoảng chục người khác ở Anh.
Tổng thống Ukraine Zelensky ngồi thử trên buồng lái chiến cơ F-16 (Ảnh: NYT).
Ngoài ra, để máy bay chiến đấu F-16 phát huy được vai trò quan trọng trên chiến trường thì chúng phải có đủ đạn dược. Đại diện Không quân Ukraine cho biết Ukraine sẽ sử dụng tên lửa AIM-120 AMRAAM mới nhất có tầm bắn lên tới 160-180 km trên máy bay chiến đấu F-16. Nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa bắt đầu tiếp nhận những tên lửa như vậy, nguyên nhân là trọng tâm viện trợ quân sự của phương Tây gần đây là đạn pháo, hệ thống phòng không, là những thứ mà Ukraine đang rất cần.
Tình trạng thiếu đạn dược có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giao máy bay chiến đấu bị chậm trễ: không có đạn dược thì không cần phải đưa F-16 tới Ukraine.
Từ các điều trên đây, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ giao F-16 là không có đủ thời gian để hoàn tất các công việc chuẩn bị liên quan, hoặc có thể nói chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trì hoãn quá lâu việc giao F-16.
Dàn phóng tên lửa cơ động cao nhiều nòng M142 HIMARS, một trong những loại vũ khí Mỹ viện trợ Ukraine có hiệu quả (Ảnh: AP).
Mỹ lo Nga có động thái?
Vậy tại sao người Mỹ lại trì hoãn trong việc giao F16 và thậm chí tất cả viện trợ quân sự cho Ukraine? Theo các nhà phân tích, câu trả lời chủ yếu đến từ hai khía cạnh.
Đầu tiên là tránh kích động người Nga quá mức. Ngay từ khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt", ông Biden đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, Mỹ có hai lựa chọn: Một là gây chiến với Nga và bắt đầu "Thế chiến III"; hai là áp đặt các lệnh trừng phạt Nga.
Ông đã lựa chọn trừng phạt Nga và tất nhiên là viện trợ quân sự và hỗ trợ tình báo cho Ukraine.
Vì phương án tránh gây chiến tranh với Nga đã được lựa chọn nên viện trợ quân sự cho Ukraine phải được kiểm soát trong một phạm vi nhất định và không thể kích thích quá mức đối phương để tránh xung đột trực tiếp với Nga; hoặc, một khả năng khác là Nga liều lĩnh tung ra một cuộc tấn công lớn.
Đây không phải là điều sợ hãi của một nhóm nào đó, mà là để tránh những hy sinh không cần thiết - khi có thể đối phó với đối thủ với một cái giá tương đối nhỏ, tại sao phải chấp nhận rủi ro lớn hơn?
Do đó, chiến lược của Mỹ và NATO xác định là giải quyết đối thủ này thông qua một cuộc chiến tranh thông thường với cường độ có thể kiểm soát được.
Tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow Anh viện trợ Ukraine với sự bật đèn xanh của Mỹ (Ảnh: Reuters).
Chính vì vậy, nhìn vào viện trợ quân sự của Mỹ và các nước NATO, nếu là “vũ khí hạng nặng” thì họ thường sẽ chọn thời điểm thích hợp để công bố.
Ví dụ, khi Nga gây ra sự kiện được họ cho là “thảm họa nhân đạo” thì Storm Shadow được giao cho Kiev (ít nhất người Anh đã được sự chấp thuận ngầm của Mỹ).
Một ví dụ khác, khi quân đội Nga gây rắc rối lớn cho quân đội Ukraine trên chiến trường, thì bom chùm được gửi tới. Trên thực tế, viện trợ quân sự của Mỹ không chậm trễ, cũng không hề keo kiệt. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 4 loại vũ khí quan trọng viện trợ cho Ukraina từ nhiều nước trên thế giới: Dàn phóng tên lửa nhiều nòng cơ động cao M142 HIMARS, tên lửa hành trình Storm Shadow, xe tăng Leopard 2 & Challenger 2, bom chùm (Cluster Munitions).
Mỹ chiếm một nửa số này và chiến lược của Washington tương đối rõ ràng: Nếu các quốc gia khác có giải pháp thay thế, chẳng hạn như tên lửa tầm xa, Mỹ sẽ không bao giờ đi đầu; nếu các quốc gia khác không có giải pháp thay thế, chẳng hạn như bom chùm, Mỹ sẽ không hàm hồ.
Một mặt, đây là hy vọng các nước khác có thể góp sức, mặt khác, cũng là để giảm bớt sự kích thích đối với Nga. Bởi vì cùng một loại vũ khí cả nước khác và Mỹ cùng gửi đến Ukraine, sẽ có những tác động tâm lý khác nhau đối với người Nga.
Xe tăng hạng nặng Challenger-2 Ukraine nhận được từ Anh (Ảnh: Sohu).
Nguyên nhân thứ hai khiến ông Biden “chậm trễ” chuyển giao F-16 là do cân nhắc về khả năng phòng không của hai bên.
Hãy thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu F-16 được đưa đến Ukraine từ 6 tháng trước? Chắc chắn rằng Nga sẽ tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các sân bay nơi F-16 đậu bằng mọi giá, F-16 có khả năng sẽ “chết” trước khi kịp xuất kích.
Chính vì vậy, từ nửa cuối năm ngoái đến nửa đầu năm nay, hệ thống phòng không luôn trở thành một trong những trọng tâm hỗ trợ quân sự của nhiều quốc gia, cho đến hiện nay. Ở mức độ lớn hơn, điều này là để chuẩn bị cho sự xuất hiện của F-16.
Mặt khác, khi khả năng phòng không của quân đội Nga tương đối mạnh thì vai trò của F-16 sẽ giảm đi rất nhiều. Có thể nhận thấy rằng trong cuộc chiến này, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, được mệnh danh là lớn thứ hai thế giới, không đóng một vai trò quá lớn. Nguyên nhân chính là họ sợ các tên lửa phòng không cá nhân và các hệ thống phòng không khác nhau của quân đội Ukraine, và họ đã không thực sự thành công chiếm quyền kiểm soát trên không.
Điều ngược lại cũng đúng, giả sử quân Ukraine đã có được F-16 ngay từ đầu cuộc phản công phía Nam thì tình hình chiến sự hiện tại cũng không khá hơn là bao.
Đã đến lúc Ukraine nhận được máy bay F-16?
Nhưng tình hình hiện nay đã khác. Trong 3 tháng tấn công chính xác vừa qua, Mỹ và Ukraine cho rằng hơn một nửa số hệ thống phòng không của Nga ở mặt trận phía Nam, bao gồm cả Crimea, đã bị thiệt hại.
Vì vậy, mọi thứ dường như đã sẵn sàng. Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, F-16 đã có thể ra chiến trường.
Bom chùm - thứ vũ khí gây tranh cãi được Mỹ cung cấp cho Ukraine (Ảnh: Sohu).
Theo ý kiến chuyên gia, cuộc chiến Nga-Ukraine cho đến nay có thể chia thành 6 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên: Từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào ngày 24/2/2022 cho đến khi Nga rút quân khỏi Kiev, Sumy và Chernihiv. Ở giai đoạn này, viện trợ quân sự của phương Tây chủ yếu bao gồm vũ khí phòng thủ;
Giai đoạn thứ hai: Từ khi kết thúc giai đoạn một cho đến khi HIMARS xuất hiện trên chiến trường Ukraine. Phương Tây bắt đầu viện trợ xe tăng, xe bọc thép và các vũ khí tấn công khác do Liên Xô sản xuất, đồng thời coi việc HIMARS vào Ukraine như một biểu tượng quan trọng, báo trước sự xuất hiện của cuộc phản công của Ukraine. HIMARS vào cũng là một bước ngoặt rõ ràng trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.
Giai đoạn thứ ba: Từ cuối giai đoạn thứ hai đến thành công của các cuộc phản công của Ukraine ở Kherson và Kharkov. Pháo binh chiếm tỷ lệ lớn trong viện trợ quân sự giai đoạn này.
Giai đoạn thứ tư: Từ cuối giai đoạn thứ ba đến khi Wagner chiếm đóng khu vực Bahmut. Ở giai đoạn này, công tác chuẩn bị cho cuộc phản công ở mặt trận phía Nam đã bắt đầu, viện trợ quân sự tập trung vào xe tăng và hệ thống phòng không của phương Tây.
Giai đoạn năm: Từ khi kết thúc giai đoạn 4 đến ngày 6/10/2023. Viện trợ quan trọng ở giai đoạn này là các tên lửa tầm xa như Storm Shadow, và sau khi cuộc phản công của Ukraine bị chặn lại, bom chùm đã được gửi đến.
Giai đoạn thứ sáu: Từ ngày 6/10/2023 đến nay. Do bị cản trở viện trợ quân sự của Mỹ, quân đội Ukraine hầu như luôn thiếu đạn dược trong giai đoạn này; đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu. .
Bước tiếp theo sẽ là sự xuất hiện của các máy bay F-16, và cuộc chiến Nga-Ukraine do đó sẽ bước vào giai đoạn thứ bảy. Điều gì sẽ xảy ra thì còn phải chờ xem.
Thu Thủy
30/06/2024 16:01
0:00/0:00
0:00
VietTimes – Lâu nay, chiến đấu cơ F-16 trở thành niềm hy vọng mà Ukraine gửi gắm để xoay chuyển cục diện chiến trường trong cuộc chiến với Nga. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao đến giờ Ukraine vẫn chưa nhận được các máy bay F-16.
Ukraine chưa sẵn sàng nhận và sử dụng F-16
Câu trả lời thực ra rất đơn giản: Ukraine chưa có sự chuẩn bị tốt, đặc biệt là về phi công. Cho đến nay, mới chỉ có 12 phi công Ukraine hoàn thành khóa huấn luyện F-16. Họ lần lượt bắt đầu huấn luyện ở Đan Mạch vào tháng 8 và ở Mỹ tháng 10 năm ngoái.
Chuyên gia quân sự Israel David Sharp cho rằng, để sử dụng hiệu quả F-16, cần phải có nhiều phi công hơn số lượng máy bay. Bởi vì, nếu mỗi máy bay chiến đấu chỉ có một phi công, đồng nghĩa với việc máy bay sẽ không hoạt động vào một thời điểm nào đó, điều này là không thể chấp nhận được. Theo nguồn tin của Politico từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Ukraine cần có hai phi công cho mỗi chiếc F-16. Nếu điều này là sự thật thì 12 phi công hiện có sẽ chỉ đủ cho 6 máy bay.
Mặt khác, tiêm kích F-16 cũng cần có cơ sở hạ tầng hỗ trợ như hệ thống trinh sát, thông tin liên lạc và nhân viên kỹ thuật. Các quan chức Mỹ cho biết họ có kế hoạch đào tạo khoảng 200 người, nhưng hiện mới có khoảng 50 kỹ thuật viên đang được đào tạo ở Đan Mạch và khoảng chục người khác ở Anh.
Tổng thống Ukraine Zelensky ngồi thử trên buồng lái chiến cơ F-16 (Ảnh: NYT).
Ngoài ra, để máy bay chiến đấu F-16 phát huy được vai trò quan trọng trên chiến trường thì chúng phải có đủ đạn dược. Đại diện Không quân Ukraine cho biết Ukraine sẽ sử dụng tên lửa AIM-120 AMRAAM mới nhất có tầm bắn lên tới 160-180 km trên máy bay chiến đấu F-16. Nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa bắt đầu tiếp nhận những tên lửa như vậy, nguyên nhân là trọng tâm viện trợ quân sự của phương Tây gần đây là đạn pháo, hệ thống phòng không, là những thứ mà Ukraine đang rất cần.
Tình trạng thiếu đạn dược có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giao máy bay chiến đấu bị chậm trễ: không có đạn dược thì không cần phải đưa F-16 tới Ukraine.
Từ các điều trên đây, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ giao F-16 là không có đủ thời gian để hoàn tất các công việc chuẩn bị liên quan, hoặc có thể nói chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trì hoãn quá lâu việc giao F-16.
Dàn phóng tên lửa cơ động cao nhiều nòng M142 HIMARS, một trong những loại vũ khí Mỹ viện trợ Ukraine có hiệu quả (Ảnh: AP).
Mỹ lo Nga có động thái?
Vậy tại sao người Mỹ lại trì hoãn trong việc giao F16 và thậm chí tất cả viện trợ quân sự cho Ukraine? Theo các nhà phân tích, câu trả lời chủ yếu đến từ hai khía cạnh.
Đầu tiên là tránh kích động người Nga quá mức. Ngay từ khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt", ông Biden đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, Mỹ có hai lựa chọn: Một là gây chiến với Nga và bắt đầu "Thế chiến III"; hai là áp đặt các lệnh trừng phạt Nga.
Ông đã lựa chọn trừng phạt Nga và tất nhiên là viện trợ quân sự và hỗ trợ tình báo cho Ukraine.
Vì phương án tránh gây chiến tranh với Nga đã được lựa chọn nên viện trợ quân sự cho Ukraine phải được kiểm soát trong một phạm vi nhất định và không thể kích thích quá mức đối phương để tránh xung đột trực tiếp với Nga; hoặc, một khả năng khác là Nga liều lĩnh tung ra một cuộc tấn công lớn.
Đây không phải là điều sợ hãi của một nhóm nào đó, mà là để tránh những hy sinh không cần thiết - khi có thể đối phó với đối thủ với một cái giá tương đối nhỏ, tại sao phải chấp nhận rủi ro lớn hơn?
Do đó, chiến lược của Mỹ và NATO xác định là giải quyết đối thủ này thông qua một cuộc chiến tranh thông thường với cường độ có thể kiểm soát được.
Tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow Anh viện trợ Ukraine với sự bật đèn xanh của Mỹ (Ảnh: Reuters).
Chính vì vậy, nhìn vào viện trợ quân sự của Mỹ và các nước NATO, nếu là “vũ khí hạng nặng” thì họ thường sẽ chọn thời điểm thích hợp để công bố.
Ví dụ, khi Nga gây ra sự kiện được họ cho là “thảm họa nhân đạo” thì Storm Shadow được giao cho Kiev (ít nhất người Anh đã được sự chấp thuận ngầm của Mỹ).
Một ví dụ khác, khi quân đội Nga gây rắc rối lớn cho quân đội Ukraine trên chiến trường, thì bom chùm được gửi tới. Trên thực tế, viện trợ quân sự của Mỹ không chậm trễ, cũng không hề keo kiệt. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 4 loại vũ khí quan trọng viện trợ cho Ukraina từ nhiều nước trên thế giới: Dàn phóng tên lửa nhiều nòng cơ động cao M142 HIMARS, tên lửa hành trình Storm Shadow, xe tăng Leopard 2 & Challenger 2, bom chùm (Cluster Munitions).
Mỹ chiếm một nửa số này và chiến lược của Washington tương đối rõ ràng: Nếu các quốc gia khác có giải pháp thay thế, chẳng hạn như tên lửa tầm xa, Mỹ sẽ không bao giờ đi đầu; nếu các quốc gia khác không có giải pháp thay thế, chẳng hạn như bom chùm, Mỹ sẽ không hàm hồ.
Một mặt, đây là hy vọng các nước khác có thể góp sức, mặt khác, cũng là để giảm bớt sự kích thích đối với Nga. Bởi vì cùng một loại vũ khí cả nước khác và Mỹ cùng gửi đến Ukraine, sẽ có những tác động tâm lý khác nhau đối với người Nga.
Xe tăng hạng nặng Challenger-2 Ukraine nhận được từ Anh (Ảnh: Sohu).
Nguyên nhân thứ hai khiến ông Biden “chậm trễ” chuyển giao F-16 là do cân nhắc về khả năng phòng không của hai bên.
Hãy thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu F-16 được đưa đến Ukraine từ 6 tháng trước? Chắc chắn rằng Nga sẽ tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các sân bay nơi F-16 đậu bằng mọi giá, F-16 có khả năng sẽ “chết” trước khi kịp xuất kích.
Chính vì vậy, từ nửa cuối năm ngoái đến nửa đầu năm nay, hệ thống phòng không luôn trở thành một trong những trọng tâm hỗ trợ quân sự của nhiều quốc gia, cho đến hiện nay. Ở mức độ lớn hơn, điều này là để chuẩn bị cho sự xuất hiện của F-16.
Mặt khác, khi khả năng phòng không của quân đội Nga tương đối mạnh thì vai trò của F-16 sẽ giảm đi rất nhiều. Có thể nhận thấy rằng trong cuộc chiến này, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, được mệnh danh là lớn thứ hai thế giới, không đóng một vai trò quá lớn. Nguyên nhân chính là họ sợ các tên lửa phòng không cá nhân và các hệ thống phòng không khác nhau của quân đội Ukraine, và họ đã không thực sự thành công chiếm quyền kiểm soát trên không.
Điều ngược lại cũng đúng, giả sử quân Ukraine đã có được F-16 ngay từ đầu cuộc phản công phía Nam thì tình hình chiến sự hiện tại cũng không khá hơn là bao.
Đã đến lúc Ukraine nhận được máy bay F-16?
Nhưng tình hình hiện nay đã khác. Trong 3 tháng tấn công chính xác vừa qua, Mỹ và Ukraine cho rằng hơn một nửa số hệ thống phòng không của Nga ở mặt trận phía Nam, bao gồm cả Crimea, đã bị thiệt hại.
Vì vậy, mọi thứ dường như đã sẵn sàng. Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, F-16 đã có thể ra chiến trường.
Bom chùm - thứ vũ khí gây tranh cãi được Mỹ cung cấp cho Ukraine (Ảnh: Sohu).
Theo ý kiến chuyên gia, cuộc chiến Nga-Ukraine cho đến nay có thể chia thành 6 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên: Từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào ngày 24/2/2022 cho đến khi Nga rút quân khỏi Kiev, Sumy và Chernihiv. Ở giai đoạn này, viện trợ quân sự của phương Tây chủ yếu bao gồm vũ khí phòng thủ;
Giai đoạn thứ hai: Từ khi kết thúc giai đoạn một cho đến khi HIMARS xuất hiện trên chiến trường Ukraine. Phương Tây bắt đầu viện trợ xe tăng, xe bọc thép và các vũ khí tấn công khác do Liên Xô sản xuất, đồng thời coi việc HIMARS vào Ukraine như một biểu tượng quan trọng, báo trước sự xuất hiện của cuộc phản công của Ukraine. HIMARS vào cũng là một bước ngoặt rõ ràng trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.
Giai đoạn thứ ba: Từ cuối giai đoạn thứ hai đến thành công của các cuộc phản công của Ukraine ở Kherson và Kharkov. Pháo binh chiếm tỷ lệ lớn trong viện trợ quân sự giai đoạn này.
Giai đoạn thứ tư: Từ cuối giai đoạn thứ ba đến khi Wagner chiếm đóng khu vực Bahmut. Ở giai đoạn này, công tác chuẩn bị cho cuộc phản công ở mặt trận phía Nam đã bắt đầu, viện trợ quân sự tập trung vào xe tăng và hệ thống phòng không của phương Tây.
Giai đoạn năm: Từ khi kết thúc giai đoạn 4 đến ngày 6/10/2023. Viện trợ quan trọng ở giai đoạn này là các tên lửa tầm xa như Storm Shadow, và sau khi cuộc phản công của Ukraine bị chặn lại, bom chùm đã được gửi đến.
Giai đoạn thứ sáu: Từ ngày 6/10/2023 đến nay. Do bị cản trở viện trợ quân sự của Mỹ, quân đội Ukraine hầu như luôn thiếu đạn dược trong giai đoạn này; đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu. .
Bước tiếp theo sẽ là sự xuất hiện của các máy bay F-16, và cuộc chiến Nga-Ukraine do đó sẽ bước vào giai đoạn thứ bảy. Điều gì sẽ xảy ra thì còn phải chờ xem.