vấn đề này cũng là điều mà em băn khoăn lâu nay, hôm nay thử trình bày ở đây, cụ nào có cao kiến em xin lắng nghe.
em nghĩ là sau rất nhiều ví dụ thì chúng ta đều có thể thấy là nền kinh tế tự do, với nền tảng là free trade và minimum government / regulations là nền kinh tế có sức phát triển mạnh nhất. nếu chỉ nói về hiệu quả kinh tế, em nghĩ không còn ai nghi ngờ điều này, hay là cho rằng nền kinh tế tập trung có thể có tốc độ phát triển lớn hơn.
tuy nhiên, nền kinh tế này có một vấn đề là nó sẽ đẩy mạnh nhất cái gọi là pareto distribution, tức là phần lớn tài sản xã hội sẽ rơi vào tay những người giàu có nhất. em phải nhấn mạnh 2 điểm:
- thứ nhất là kinh tế không phải là zero sum game, nó không phải chỉ đơn thuần là tiền từ túi người này sang túi người khác. thực tế kinh tế là tạo ra thêm productivity cho xã hội. cho nên một nền kinh tế phát triển nhanh và có thêm nhiều tỷ phú thì không có nghĩa là người nghèo sẽ sống khó khăn hơn. thực tế là họ sẽ sống tốt hơn - giống như là người nghèo nhất của ngày hôm nay thì đã có cuộc sống tốt hơn hẳn so với những người trung lưu của 50 năm trước.
- thứ hai là sự phân phối tài sản này thông qua competence - tức là ai giỏi thì sẽ giàu còn ai kém thì sẽ nghèo. nó không dựa trên power (quyền lực).
hai điểm trên để nói lên một điều rằng một xã hội có giàu có nghèo không những là thứ không thể tránh khỏi của một nền kinh tế tự do, mà thậm chí nó cũng không tệ như chúng ta nghĩ, kể cả những thống kê kiểu như 1000 người giàu nhất có tổng tài sản bằng 3 tỷ người nghèo nhất đi chăng nữa.
nhưng nó vẫn có vấn đề, bởi thực tế là vẫn có những người rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo, tới mức ta phải thực sự xem lại là nền kinh tế dự trên tự do nhưng nó có thực sự mang lại sự công bằng về cơ hội (equality of opportunity) hay không. em cũng nói luôn là trong một số trường hợp, nếu một người không biết tự cứu mình (tức là họ lười nhác, phá hoại, ....) thì sẽ không ai có thể cứu được họ, và họ không xứng đáng có được cơ hội nào cả.
ngoài ra còn một vấn đề nữa, là với những hoàn cảnh hiện tại của xã hội, thì chuyển biến ngay lập tức sang nền kinh tế tự do, cũng có thể sẽ làm cho một số người rơi vào đường cùng, vì họ không thể thay đổi kịp theo thị trường.
ok, đó là những giới hạn của một nền kinh tế tự do mà em cho rằng, cần một lời giải hợp lý cho nó. làm thế nào để mang lại công bằng về cơ hội cho tất cả, mà rõ ràng sự công bằng về kinh tế là không có.
mặc dù vậy, bất kỳ một nỗ lực nào hạn chế bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các cá thể của một nền kinh tế tự do em thấy đều không ổn, vì nó đều vi phạm những nền tảng cơ bản nhất, như là sở hữu cá nhân, tự do trao đổi, công bằng trước pháp luật. tệ hơn, những lời giải dựa vào quản lý nhà nước thực tế đã chứng minh đều đi vào ngõ cụt, không hiệu quả, tạo ra bất công bằng trong nền kinh tế.
vì thế em thực sự đau đầu với câu hỏi: đâu mới là một mô hình kinh tế tối ưu cho một xã hội vừa phát triển nhanh vừa bền vững, đảm bảo sự công bằng về cơ hội cho tất cả, và cũng không để ai rơi vào hoàn cảnh đường cùng.