[Funland] Tin mừng : Trung Quốc "ra đòn" mạnh, buộc giới siêu giàu cùng "chia của"

ichi

Xe máy
Biển số
OF-187883
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
50
Động cơ
332,330 Mã lực
nó chỉ là đang bắt chước theo tư bản châu âu đánh thuế mạnh lên giới siêu giàu thôi chứ có phải chính sách cao siêu gì đâu. như thằng châu âu đánh thuế tncn ~ 50% đối với giới trung thượng lưu, hoặc như hàn đánh thuế thừa kế 50% vậy. tiền thuế này tư bản hỗ trợ cho an sinh xã hội rất tốt, ko biết trung của có làm theo ko. nhưng nếu vn có làm thì tôi ủng hộ hết mình
 

SimsSam

Xe container
Biển số
OF-158715
Ngày cấp bằng
29/9/12
Số km
5,855
Động cơ
395,796 Mã lực
__ Ít ra phải như vậy, nếu tập chủ tịch thực hiện lại đường lối của Mao chủ tịch vĩ đại kèm thêm combo ccrd, đánh ts, đổi tiền,..

Tôi nguyện ra trước uỷ banTP, đốt pháo ăn mừng 3 ngày 3 đêm


Trung Quốc đang quyết liệt sử dụng các biện pháp để kiểm soát sự giàu có quá mức của một bộ phận trong xã hội, quyết chia miếng bánh thành quả kinh tế để mọi người đều hưởng "thịnh vượng chung".


Cố lách chiếc xe 3 bánh qua một con ngõ hẹp ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào một buổi sáng sớm tháng 10, ông Zhang Suning khẽ rùng mình vì lạnh. Chiếc áo đã sờn rách của người đàn ông 54 tuổi này không đủ giữ ấm cho ông dù thời tiết mới chớm lạnh.


Ông Zhang người gốc An Huy, đến Bắc Kinh kiếm kế sinh nhai khoảng 20 năm qua. Công việc của ông là thu lượm phế liệu.


Điểm dừng chân tiếp theo của ông Zhang là các công ty tái chế, nơi ông bán những thứ mà người ta bỏ đi để thu về khoảng 3.000 Nhân dân tệ (khoảng 470 USD) mỗi tháng.


Trong 20 năm qua, kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng hơn 10 lần nếu tính theo GDP, nhưng cuộc sống của ông Zhang không hề dễ dàng hơn. Zhang hiện sống với vợ và con trai trong một căn hộ chỉ rộng chưa đến 10m2 với giá thuê lên tới 1.500 nhân dân tệ/tháng (khoảng 235 USD). "Thu nhập của tôi đã tăng gấp đôi, nhưng chi phí sinh hoạt còn tăng nhanh hơn", ông Zhang nói.


Giống gia đình ông Zhang, một bộ phận lớn người dân Trung Quốc đến nay vẫn chưa được hưởng thành quả kinh tế ngay cả khi mức sống ở đây đã được cải thiện rõ rệt. Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc hàng chục năm qua đã kéo theo tình trạng chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng. Điều này càng bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi những người giàu càng giàu thêm, người nghèo lại càng nghèo.


Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, hiện giờ là thời điểm thúc đẩy mục tiêu "thịnh vượng chung" để mọi người dân đều được chia sẻ cơ hội giàu có.


CHIA SẺ THÀNH QUẢ KINH TẾ ĐỂ "CÙNG GIÀU"

Trung Quốc ra đòn mạnh, buộc giới siêu giàu cùng chia của - 1


Nhấn để phóng to ảnh


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters).


Khái niệm "thịnh vượng chung" được ông Tập Cận Bình đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương Trung Quốc hồi tháng 8 năm nay.


Đây không phải lần đầu tiên khái niệm này được giới chức Trung Quốc đề cập đến. Vào những năm 1950, Chủ tịch Mao Trạch Đông từng sử dụng khái niệm này trong cuộc Đại nhảy vọt. Đến những năm 1980, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình cho rằng, Trung Quốc nên "để một số người làm giàu trước" để phát triển nền kinh tế và "thịnh vượng chung" là mục tiêu cuối cùng.


Hiện nay, trong bối cảnh khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn dẫn đến những mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, giới chức nước này cho rằng, chính sách "thịnh vượng chung" có ý nghĩa quan trọng để thu hẹp khoảng cách đó. Ông Tập nhấn mạnh, cần phải "tăng cường quy phạm và điều tiết thu nhập cao, bảo vệ thu nhập hợp pháp theo pháp luật, điều tiết hợp lý thu nhập cao quá mức, khuyến khích nhóm thu nhập cao và doanh nghiệp đền đáp cho xã hội nhiều hơn".


Theo chủ trương của ông Tập, hệ thống thịnh vượng chung sẽ khuyến khích việc tạo cơ hội cho người có thu nhập cao và doanh nghiệp trả lại nhiều của cải hơn cho xã hội thông qua tặng quà tự nguyện và đóng góp từ thiện. Vì vậy, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ có các chính sách mới, đặc biệt là liên quan thuế, phí.


Xiong Yuan, chuyên gia phân tích vĩ mô của Công ty Chứng khoán Guosheng, nhận định chính phủ Trung Quốc có thể giảm mức thuế thu nhập cá nhân, tăng thuế đối với người giàu, ví dụ thuế liên quan tài sản, thừa kế, lợi nhuận doanh nghiệp, hoặc ra các chính sách ưu đãi cho các quỹ từ thiện, hoạt động đóng góp cho phúc lợi công cộng.


Trung Quốc có 81 tỷ phú trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới theo thống kê của Bloomberg, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể cả Mỹ. Ngoài ra còn có hàng nghìn tỷ phú và hàng triệu triệu phú Trung Quốc chưa lọt vào danh sách này. Theo nghiên cứu của ngân hàng Credit Suisse, giới siêu giàu hiện chiếm 1% dân số Trung Quốc nhưng sở hữu tới 31% tài sản của cả nước, tăng đáng kể so với mức 21% cách đây hai thập niên. Trong khi đó, hơn 600 triệu người, tương đương một nửa dân số Trung Quốc, hiện sống với mức thu nhập hàng năm đạt 12.000 Nhân dân tệ (tương đương 1.858 USD) hoặc ít hơn.


Ngoài ra, hiện tại, một số tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc thậm chí đã lớn hơn cả các tập đoàn nhà nước lớn nhất, những người sáng lập các tập đoàn đó tích tụ quá nhiều của cải, làm dấy lên lo ngại về những doanh nghiệp "quá lớn để kiểm soát".


NHÀ GIÀU RƠI VÀO "TẦM NGẮM"

Trung Quốc ra đòn mạnh, buộc giới siêu giàu cùng chia của - 2



Nhấn để phóng to ảnh


Tỷ phú Jack Ma gần như biến mất khỏi công chúng sau khi các doanh nghiệp của tỷ phú này rơi vào "tầm ngắm" của giới chức trách Trung Quốc cuối năm 2020 (Ảnh: Sky).


Sau một thời gian dài hưởng thành quả của guồng quay kinh tế, đến nay, hàng loạt doanh nghiệp lớn, những cá nhân có tiềm lực tài chính ở Trung Quốc đứng trước sức ép "trả lại nhiều hơn cho xã hội". Nhiều doanh nghiệp, cá nhân giàu có lọt vào tầm ngắm của chiến dịch chấn chỉnh, cải cách diện rộng của chính phủ Trung Quốc, từ công nghệ, bất động sản đến giải trí.


Trước tiên phải kể đến lĩnh vực công nghệ, một trong các lĩnh vực tạo ra những tỷ phú giàu có nhất của Trung Quốc. Từ tháng 11 năm ngoái, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba bắt đầu phải đối mặt với các cuộc điều tra chống độc quyền và chịu án phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD.


Alibaba cũng chịu thêm cú sốc khi thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá 37 tỷ USD của "con đẻ" Ant Group - công ty tài chính - bị "tuýt còi" vào phút chót. Biến cố không ngờ tới này khiến tài sản của nhà sáng lập Alibaba Jack Ma mất hàng tỷ USD và tỷ phú này cũng gần như "biến mất" trước công chúng.


Kể từ đó, hàng loạt công ty công nghệ lớn khác liên quan đến thương mại điện tử, giao đồ ăn, công nghệ tài chính và du lịch trực tuyến cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Meituan, một hãng giao đồ ăn công nghệ, phải nhận án phạt hơn nửa tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền. Tencent, một ông lớn công nghệ khác, cũng không phải ngoại lệ. Nếu cổ phiếu của Alibaba giảm khoảng 30% kể từ đầu năm thì Tecent cũng bị bật khỏi 10 công ty hàng đầu thế giới xét theo vốn hóa trên sàn chứng khoán Hong Kong. "Cơn gió ngược" với ngành công nghệ đã thổi bay 1.500 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn.


Những bước đi này thể hiện sự quyết liệt của Bắc Kinh trong chiến dịch kiểm soát ảnh hưởng của các ông lớn công nghệ, ngăn chặn sự bùng nổ "mất kiểm soát" có thể khiến tình trạng chênh lệch giàu nghèo trầm trọng hơn nữa.


Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc cũng đứng ngồi không yên vì chính phủ tuyên bố sẽ thí điểm đánh thuế bất động sản ở một số khu vực trong 5 năm. Không chỉ phải đối mặt với mức thuế mới, các nhà phát triển bất động sản còn phải chấp nhận các chính sách thắt chặt của chính phủ, điển hình là yêu cầu các công ty bất động sản giảm nợ nhằm đối phó với mức nợ ngày càng tăng của họ. Điều này đã khiến các gã khổng lồ bất động sản như Evergrande - doanh nghiệp đang ôm "quả bom nợ" 300 tỷ USD - khó huy động vốn.


"Thịnh vượng chung là thịnh vượng cho tất cả mọi người, không phải là thịnh vượng của một số người", ông Tập Cận Bình nói.

Việc Trung Quốc lâu nay không tính thuế bất động sản đã tạo điều kiện để nhiều người hưởng lợi lớn từ đà tăng mạnh của giá nhà đất. Thị trường bất động sản đã tạo ra một lớp người giàu có - những người đã mua 2 hoặc 3 bất động sản sớm hơn so với những người khác kể cả bằng tiền đi vay. Các nhà kinh doanh bất động sản tư nhân, bao gồm cả tập đoàn đang chìm trong khủng hoảng nợ Evergrande, cũng đã kiếm bộn tiền từ việc xây dựng những dự án bất động sản lớn, chính quyền các địa phương cũng thu được nguồn ngân sách dồi dào từ việc bán quyền sử dụng đất với giá cao.


Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo bất bình đẳng thu nhập và làm trầm trọng thêm một loạt các vấn đề xã hội, bao gồm sự sụt giảm tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh, trong bối cảnh tầng lớp trung lưu phải đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao. Trên thực tế, người lao động có mức lương hàng tháng vài nghìn nhân dân tệ cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nhưng những người có số bất động sản trị giá hàng triệu nhân dân tệ lại không cần phải nộp thuế.


Sự bất bình đẳng này cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến trào lưu "nằm im, mặc kệ" nở rộ trong giới trẻ Trung Quốc gần đây. "Nằm im, mặc kệ" ám chỉ lối sống chỉ nằm yên một chỗ, từ bỏ hết các mục tiêu, thay vì phấn đấu lao động - một trào lưu có thể đe dọa đến "Giấc mơ Trung Hoa". Do đó, việc cải cách thị trường bất động sản được chính phủ Trung Quốc cho là một bước đi quan trọng để hướng đến mục tiêu "thịnh vượng chung".


Trung Quốc ra đòn mạnh, buộc giới siêu giàu cùng chia của - 3













Nhấn để phóng to ảnh
Trung Quốc ra đòn mạnh, buộc giới siêu giàu cùng chia của - 4



Nhấn để phóng to ảnh
Trung Quốc ra đòn mạnh, buộc giới siêu giàu cùng chia của - 5



Nhấn để phóng to ảnh
Trung Quốc ra đòn mạnh, buộc giới siêu giàu cùng chia của - 6



Nhấn để phóng to ảnh

Hàng loạt sao Hoa Ngữ trở thành mục tiêu của chiến dịch phong sát của giới chức Trung Quốc (Ảnh: New York Times).


Năm 2021 cũng không phải một năm may mắn với ngành giải trí và nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên không gian mạng ở Trung Quốc.


Ngành giải trí với việc tạo dựng thần tượng không chỉ giúp tạo ra những ngôi sao, mà còn đem lại những nguồn lợi khổng lồ. Theo trang The Paper của Trung Quốc dự đoán, đến năm 2022, giá trị "nền kinh tế thần tượng" ở nước này có thể lên tới 140 tỷ Nhân dân tệ (hơn 20 tỷ USD). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển bùng nổ của ngành giải trí, sự xuất hiện của những ngôi sao với thu nhập, cát-xê "khủng" là vấn nạn trốn thuế.


Rắc rối của ngôi sao điện ảnh Phạm Băng Băng là khởi đầu cho chiến dịch kiểm soát ngành công nghiệp giải trí của chính quyền Bắc Kinh. Cô gần như biến mất khỏi công chúng trong một thời gian dài sau khi vướng vào lùm xùm trốn thuế và phải nộp phạt 130 triệu USD. Chiến dịch này cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp của những ngôi sao trong làng giải trí như Triệu Vy, Trịnh Sảng.


Chiến dịch chấn chỉnh của giới chức Trung Quốc chưa dừng lại ở đó, mà tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác như bán hàng qua livestream, dịch vụ dạy thêm tư nhân.


Chỉ sau một đêm, "nữ hoàng livestream Trung Quốc" Hoàng Vi, hay thường được gọi là Vi Á, đã hoàn toàn biến mất khỏi nền tảng thương mại điện tử Taobao của Alibaba sau khi bị các nhà chức trách áp khoản phạt 1,34 tỷ Nhân dân tệ (210 triệu USD) vì trốn thuế.

Trung Quốc ra đòn mạnh, buộc giới siêu giàu cùng chia của - 7



Nhấn để phóng to ảnh


"Nữ hoàng livestream Trung Quốc" Hoàng Vi hay còn gọi là Vi Á vào tầm ngắm của chiến dịch ngăn chặn tình trạng trốn thuế ở những người nổi tiếng (Ảnh: VCG).


Người đẹp được mệnh danh là "nữ hoàng chốt đơn" vì có thể bán bất cứ mặt hàng nào trên mạng trực tuyến với doanh số "khủng". Cô đại diện cho thế hệ người nổi tiếng mới được thúc đẩy bởi tốc độ phát triển chóng mặt của lĩnh vực thương mại điện tử tại Trung Quốc. Nhiều khía cạnh của lĩnh vực này đang bị giới chức Trung Quốc thắt chặt kiểm soát. Hôm 22/12, Sở thuế Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô đồng loạt yêu cầu những người nổi tiếng và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội nhanh chóng nộp bù những khoản thuế còn nợ hoặc khai không chính xác trong 10 ngày trước khi kết thúc năm 2021.


Bán hàng qua livestream kết hợp giữa giải trí và thương mại điện tử giúp doanh thu bán hàng tăng vọt. Theo nghiên cứu của công ty iMedia, doanh thu từ bán hàng livestream tại Trung Quốc có thể đạt 188 tỷ USD trong năm nay. Hiện chưa rõ, doanh số này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt kiểm soát.


"THỊNH VƯỢNG CHUNG" TRONG GUỒNG QUAY KINH TẾ

Trung Quốc ra đòn mạnh, buộc giới siêu giàu cùng chia của - 8



Nhấn để phóng to ảnh


Chiến dịch "thịnh vượng chung" có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư (Ảnh: SCMP).


Chiến dịch chấn chỉnh toàn diện này đã buộc các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đầu tư vào sáng kiến thịnh vượng chung hay chi tiền cho các quỹ từ thiện nhằm xoa dịu tình hình.


Alibaba tuyên bố sẽ đầu tư 100 tỷ Nhân dân tệ (15,5 tỷ USD) vào 10 sáng kiến trong 5 năm tới thông qua các chương trình bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở các khu vực chưa phát triển, giảm chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ và cải thiện lợi ích cho người lao động thu nhập thấp.


Pinduoduo Inc. gần đây đã cam kết dành 1,5 tỷ USD cho phát triển nông nghiệp. Tencent cho biết họ sẽ bỏ ra gần 8 tỷ USD để hỗ trợ các nỗ lực phân phối lại tài sản của chính phủ sau khi đã cam kết dùng khoản tiền tương tự cho chương trình "giá trị xã hội bền vững".


Theo tính toán của Bloomberg, 7 tỷ phú Trung Quốc đã dành tổng cộng 5 tỷ USD để làm từ thiện trong 8 tháng đầu năm 2021, vượt số tiền quyên góp của cả năm ngoái.


Tuy nhiên, chủ trương thịnh vượng chung cũng đang khiến giới nhà giàu Trung Quốc "mất ăn, mất ngủ". Nhiều tài phiệt đã lặng lẽ rút khỏi các vị trí trong hội đồng quản trị, tránh sự chú ý không cần thiết. Tỷ phú Zhang Yiming của ByteDance, Richard Liu của JD.com hay Colin Huang của Pinduoduo đều lần lượt rút về phía sau.


Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu bán phá giá cổ phiếu của họ. Nhiều người còn tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài, gửi vào các thiên đường thuế. Mối lo ngại chủ yếu của họ là sự không chắc chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo sau khi Trung Quốc đã áp dụng giới hạn với hàng loạt ngành công nghiệp. Adrian Zuercher, chuyên gia tại quỹ quản lý tài sản UBS, nhận định với các nhà đầu tư nội địa, chính sách "thịnh vượng chung" kéo theo sự bất định, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ thận trọng hơn với nguồn vốn đầu tư vào Trung Quốc.


"Vài năm qua, nhiều doanh nhân và cá nhân giàu có tạm dừng các khoản đầu tư ra nước ngoài vì cảm thấy nền kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ. Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã thay đổi. Bây giờ, họ cảm thấy vẫn cần tiếp tục chuyển tài sản của mình ra nước ngoài để lấy thẻ xanh", Liu Zhen, một chuyên viên môi giới đầu tư cho biết.


Trong nỗ lực để xoa dịu lo ngại, báo People's Daily hồi tháng 9 đăng bài xã luận nói rằng quy định mới không nhằm gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh và vị thế của lĩnh vực tư nhân này vẫn được duy trì. Một quan chức cấp cao của Trung Quốc hồi tháng 8 cũng khẳng định, thịnh vượng chung không có nghĩa là "lấy của người giàu chia cho người nghèo".


"Thịnh vượng chung nghĩa là làm tốt hơn để chiếc bánh to hơn, tiếp đến là chia bánh. Điều đó không có nghĩa là lấy của người giàu để giúp người nghèo", Han Wenxiu, một quan chức kinh tế cấp cao Trung Quốc, nói.


Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, mục tiêu thịnh vượng chung có thể đẩy nhanh quá trình tái cân bằng kinh tế của Trung Quốc theo hướng tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, nhưng các chính sách cũng có thể gây tác dụng ngược.


Một số chuyên gia nhận định, chủ trương thịnh vượng chung có thể khiến hiệu quả phát triển kinh tế sẽ giảm sút, hay nói một cách ví von là "quá chú trọng đến việc chia bánh, mà bỏ qua việc làm bánh". Đây là một thách thức rất lớn với giới lãnh đạo Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả việc tập trung xây dựng kinh tế sau cải cách mở cửa. Thách thức là họ phải làm thế nào để không làm trật bánh khu vực tư nhân vốn là động lực tăng trưởng và việc làm.


Đó là chưa kể đến việc chiến lược "thịnh vượng chung" đang vấp phải khó khăn khi kinh tế Trung Quốc xuất hiện những dấu hiệu suy yếu. Trong quý 3 năm nay, GDP của nước này chỉ tăng trưởng 4,9%, chỉ số sản quản lý sản xuất PMI trong tháng 10 ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020
Người giàu thường cho đi, họ có tham lam giữ gì đâu.
 

TrinityBear_

Xe tải
Biển số
OF-594299
Ngày cấp bằng
11/10/18
Số km
347
Động cơ
134,392 Mã lực
Tuổi
39
Lại còn ra khi xem hình Tập béo ;)) gu chát quá
chuẩn luôn cụ ơi, thằng pooh béo mà cứ làm thế này nhiều vào, thêm cả chấm điểm công dưn với phong sát, rọ mõm hơn 1.5 tỷ súc vật trong trại, o ép nhiều vào là ei càng thích, thêm vụ như thiên an mon nũa lại càng ok.

Dân chinh nó thích bị cai trị càng tạn bạo càng tốt, mạng chúng ló từ xưa nay gọi là "thảo dân" kia mà, tức là mạng như cỏ rác, vua quan muốn giêt muốn chà đạp , nô dịch thế nào cũng được. Giở nay vẫn thế. 1 cái trại súc vật khổng lồ
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,472
Động cơ
221,886 Mã lực
nó chỉ là đang bắt chước theo tư bản châu âu đánh thuế mạnh lên giới siêu giàu thôi chứ có phải chính sách cao siêu gì đâu. như thằng châu âu đánh thuế tncn ~ 50% đối với giới trung thượng lưu, hoặc như hàn đánh thuế thừa kế 50% vậy. tiền thuế này tư bản hỗ trợ cho an sinh xã hội rất tốt, ko biết trung của có làm theo ko. nhưng nếu vn có làm thì tôi ủng hộ hết mình
Cao siêu ở chổ nói được làm được ạ, không đổ thừa cho là dân thu nhập còn thấp để không đánh thuế biệt thự. Mà TQ thì nó có nhiều việc để làm chứ không phải chỉ an sinh xã hội.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Lại học thuyết chia của cái. Vô lý bỏ mợ . Kiểu hạn chế người khác kiếm tiền. Tự nhiên tiền làm bục mặt lại thò tay vào túi đưa cho mấy ông không làm mà đòi có ăn :))
Chân lý thuộc về kẻ mạnh nhé. Tiền nhiều thì phải cắt phế nhiều. Các nước Bắc Âu thực hiện như thế lâu rồi.
Mà thế lại nảy ra vấn đề, đội cực nhiều xèng thì lưu trữ cách nào cho an toàn? Bất động sản thì bị tịch thu bất kỳ khi nào, tiền gửi ngân hàng có thể bị phong tỏa.
Nhẽ chỉ có mua vàng chôn. Hoặc gửi ngân hàng nước ngoài. Hoặc có cái bank nào xuyên quốc gia phục vụ cho lưu trữ ngoài tầm kiểm soát không các cụ.
 

chinsu1989

Xe hơi
Biển số
OF-167663
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
138
Động cơ
346,631 Mã lực
tập đế vạn tuế =))
 

khoái đao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800980
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
246
Động cơ
16,065 Mã lực
Tuổi
37
nó chỉ là đang bắt chước theo tư bản châu âu đánh thuế mạnh lên giới siêu giàu thôi chứ có phải chính sách cao siêu gì đâu. như thằng châu âu đánh thuế tncn ~ 50% đối với giới trung thượng lưu, hoặc như hàn đánh thuế thừa kế 50% vậy. tiền thuế này tư bản hỗ trợ cho an sinh xã hội rất tốt, ko biết trung của có làm theo ko. nhưng nếu vn có làm thì tôi ủng hộ hết mình
Thì với Tây làm là bình thường, TQ làm là bất thường.

Bao giờ chả có bọn ủng oẳng khi TQ làm bất cứ thứ gì.

Nhưng bọn tây có câu "Les chiens aboient, la caravane passe!"

Ngẫm cũng thú zị !!! :))
 

Dungha

Xe container
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
5,249
Động cơ
19,122 Mã lực
Thế mới đúng là xã hội Xhcn chứ. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Mình mới đang tiến lên xhcn thôi. Tàu nó sắp cán đích rồi.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,502
Động cơ
300,647 Mã lực
Tuổi
39
nó chỉ là đang bắt chước theo tư bản châu âu đánh thuế mạnh lên giới siêu giàu thôi chứ có phải chính sách cao siêu gì đâu. như thằng châu âu đánh thuế tncn ~ 50% đối với giới trung thượng lưu, hoặc như hàn đánh thuế thừa kế 50% vậy. tiền thuế này tư bản hỗ trợ cho an sinh xã hội rất tốt, ko biết trung của có làm theo ko. nhưng nếu vn có làm thì tôi ủng hộ hết mình
Trung Quốc và Tây làm theo 2 cách khác nhau. Tây đặt một mức thuế chung tất cả phải theo, thằng nào tìm được lỗ hổng để lách thì nó tiếp tục bổ sung luật để bịt lỗ hổng.
Trung Quốc thì mỗi tập đoàn bị ép nhả ra một số tiền không đều. Cụ thể là bao nhiêu? Không có cơ quan thuế hay kiểm toán theo dõi vì đó là hành động "tự nguyện", vào túi ai chưa biết. Bao nhiêu là đủ? Tất cả phụ thuộc vào mức độ quan hệ với dây ông Tập và tâm trạng hàng ngày của đồng chí Tập. Trò này thì các doanh nghiệp sợ hơn. Dù có nhả ra vài tỷ USD nhưng có thể bỗng một ngày đẹp trời cụ Tập thấy khó ở thì vẫn ăn chém vì "nộp quá ít". Chắc chắn bọn tư bản thối nát sẽ không có một đêm nào ngủ ngon, sức khoẻ hao mòn. Đây là cơ hội cho giai cấp vô sản vùng lên đoạt lại sự giàu có. Đồng chí Tập có cao cấp lý luận nó phải khác hehe
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,191
Động cơ
707,690 Mã lực

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,412
Động cơ
262,247 Mã lực
nó chỉ là đang bắt chước theo tư bản châu âu đánh thuế mạnh lên giới siêu giàu thôi chứ có phải chính sách cao siêu gì đâu. như thằng châu âu đánh thuế tncn ~ 50% đối với giới trung thượng lưu, hoặc như hàn đánh thuế thừa kế 50% vậy. tiền thuế này tư bản hỗ trợ cho an sinh xã hội rất tốt, ko biết trung của có làm theo ko. nhưng nếu vn có làm thì tôi ủng hộ hết mình
Nhầm rồi cụ ơi, đây là định hướng mới đấy. Nó thấy con đường của phương Tây là có điểm yếu là chu kỳ hưng-suy quá ngắn nên muốn mở ra con đường mới để phát triển xã hội lâu dài hơn.
Đây chính là lý do tại sao Tập Cận Bình được đưa lên ngang hàng Mao-Đặng: Mao lập quốc, Đặng xây dựng nền móng, Tập phát triển con đường mới.
Chúng ta sẽ được sống trong thời đại "thú vị" đây.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,458
Động cơ
606,670 Mã lực
Em vừa chia 2.034 con cho cụ rồi nhé, đừng đấu tố em L-)L-)
Ui giời, cụ là người giàu nhưng mà tốt. Đấu là đấu thế nào :).

Quay lại chủ đề chính, trong dự luật BĐS của TQ có đoạn thế này:

The tax will apply to both residential and non-residential property as well as land and property owners, but does not apply to legally owned rural homes and residences which are appended, Xinhua said.
Thế nên xem ra giờ về quê mua đất là ổn, rural homes sẽ vẫn không bị đánh thuế :P

China to test out property tax plan in some regions

Đọc cả bài mới thấy thực thi cái này không dễ chút nào. Làm không đúng một chút là kéo chậm lại sự phát triển của cả nền kinh tế. Kể cả bài trên The Guardian cũng có đoạn này:

Lower prices might be good for some people not yet on the property ladder, but with more than 90% of the urban population owning property and 40% of household wealth tied up in property, any disorderly collapse in values could trigger social unrest such as that seen during past downturns.
Speculation nation: Can Xi Jinping’s property tax deflate China’s housing bubble?

Nói chung em khá tò mò xem tình hình ở TQ sẽ như thế nào. Trước khi TQ tiến hành, các cụ có hy vọng là VN mình chạy trước họ không? Cá nhân em sợ là khó.
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
4,306
Động cơ
334,987 Mã lực
Tận hưởng xèng ngay và luôn là đúng? Chứ Đập Tam Hiệp mà vỡ thì bọn Tàu, giàu nghèo bằng nhau hết, Tay Tập mà cũng lo cho dân phết nhỉ? Tưởng trùm Độc tài...
Không,dân Tàu số đông rất quý trọng lãnh đạo của họ:Mao,Đặng,Giang và cả Tập ngày nay.Còn xa tít về phái Nam thì dân bên nớ coi lờ đờ như cái nịt,cán bộ ốm đau vận hạn dân mừng khôn tả.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
vấn đề này cũng là điều mà em băn khoăn lâu nay, hôm nay thử trình bày ở đây, cụ nào có cao kiến em xin lắng nghe.

em nghĩ là sau rất nhiều ví dụ thì chúng ta đều có thể thấy là nền kinh tế tự do, với nền tảng là free trade và minimum government / regulations là nền kinh tế có sức phát triển mạnh nhất. nếu chỉ nói về hiệu quả kinh tế, em nghĩ không còn ai nghi ngờ điều này, hay là cho rằng nền kinh tế tập trung có thể có tốc độ phát triển lớn hơn.

tuy nhiên, nền kinh tế này có một vấn đề là nó sẽ đẩy mạnh nhất cái gọi là pareto distribution, tức là phần lớn tài sản xã hội sẽ rơi vào tay những người giàu có nhất. em phải nhấn mạnh 2 điểm:
- thứ nhất là kinh tế không phải là zero sum game, nó không phải chỉ đơn thuần là tiền từ túi người này sang túi người khác. thực tế kinh tế là tạo ra thêm productivity cho xã hội. cho nên một nền kinh tế phát triển nhanh và có thêm nhiều tỷ phú thì không có nghĩa là người nghèo sẽ sống khó khăn hơn. thực tế là họ sẽ sống tốt hơn - giống như là người nghèo nhất của ngày hôm nay thì đã có cuộc sống tốt hơn hẳn so với những người trung lưu của 50 năm trước.
- thứ hai là sự phân phối tài sản này thông qua competence - tức là ai giỏi thì sẽ giàu còn ai kém thì sẽ nghèo. nó không dựa trên power (quyền lực).

hai điểm trên để nói lên một điều rằng một xã hội có giàu có nghèo không những là thứ không thể tránh khỏi của một nền kinh tế tự do, mà thậm chí nó cũng không tệ như chúng ta nghĩ, kể cả những thống kê kiểu như 1000 người giàu nhất có tổng tài sản bằng 3 tỷ người nghèo nhất đi chăng nữa.

nhưng nó vẫn có vấn đề, bởi thực tế là vẫn có những người rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo, tới mức ta phải thực sự xem lại là nền kinh tế dự trên tự do nhưng nó có thực sự mang lại sự công bằng về cơ hội (equality of opportunity) hay không. em cũng nói luôn là trong một số trường hợp, nếu một người không biết tự cứu mình (tức là họ lười nhác, phá hoại, ....) thì sẽ không ai có thể cứu được họ, và họ không xứng đáng có được cơ hội nào cả.
ngoài ra còn một vấn đề nữa, là với những hoàn cảnh hiện tại của xã hội, thì chuyển biến ngay lập tức sang nền kinh tế tự do, cũng có thể sẽ làm cho một số người rơi vào đường cùng, vì họ không thể thay đổi kịp theo thị trường.

ok, đó là những giới hạn của một nền kinh tế tự do mà em cho rằng, cần một lời giải hợp lý cho nó. làm thế nào để mang lại công bằng về cơ hội cho tất cả, mà rõ ràng sự công bằng về kinh tế là không có.

mặc dù vậy, bất kỳ một nỗ lực nào hạn chế bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các cá thể của một nền kinh tế tự do em thấy đều không ổn, vì nó đều vi phạm những nền tảng cơ bản nhất, như là sở hữu cá nhân, tự do trao đổi, công bằng trước pháp luật. tệ hơn, những lời giải dựa vào quản lý nhà nước thực tế đã chứng minh đều đi vào ngõ cụt, không hiệu quả, tạo ra bất công bằng trong nền kinh tế.

vì thế em thực sự đau đầu với câu hỏi: đâu mới là một mô hình kinh tế tối ưu cho một xã hội vừa phát triển nhanh vừa bền vững, đảm bảo sự công bằng về cơ hội cho tất cả, và cũng không để ai rơi vào hoàn cảnh đường cùng.
 
Biển số
OF-779813
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
96
Động cơ
33,487 Mã lực
Tuổi
26
Em xem phim Trung Quốc thì khi Trung Quốc mở cửa những năm 80 thì ông Đặng Tiểu Bình cho lập ra các đặc khu kinh tế vừa để thử nghiệm và cũng là để dồn lực cho 1 số nơi. Nguồn lực hữu hạn nên không thể chia đều mỗi nơi, nơi nào cũng 1 ít được, như vây thì không phát triển mạnh được. Nền kinh tế thị trường định hướng xhcn cho phép 1 bộ phận giàu lên trước, ưu tiên phát triển trước sau đó kéo phần còn lại đi lên. Nay đội giàu trước đó phải thực hiện lai nghĩa vụ năm xưa thôi, chả phải cào bằng gì cả. Nói gì thì nói lãnh đạo Trung Quốc giỏi có tầm nhìn. Trung Quốc làm gì cái gì cũng to đẹp hoành tráng không như ta. Cá nhân em thì thấy đằng nào cũng là giai cấp bị trị, thích thằng giỏi nó trị mình cho nó tâm phục khẩu phục.
 

Oonggiakhiucho

Đi bộ
Biển số
OF-776449
Ngày cấp bằng
6/5/21
Số km
4
Động cơ
36,271 Mã lực
Tuổi
41
Thuận theo tự nhiên là mạnh được yếu thua kèm với mỗi lòai có thiên địch cũng như mỗi vật có sinh, lão, bệnh, tử. Chống lại tự nhiên có virus sinh, tử trên vật chủ không lão, bệnh. Chống tự nhiên về bệnh và tử chỉ có tế bào ung thư, cả hai loại đều hút năng lượng xung quanh để chỉ phát triển mà ko tử. Vậy nền kinh tế chỉ phát triển chỉ có thể tồn tại bằng cách hút năng lượng từ các nền kinh tế khác, cũng như cách mà virus hay tế bào ung thư tồn tại và phát triển. Một cơ thể bình thường là cơ thể có nhiều loại tế bào ở nhiều cấp khác nhau, sự bình đẳng chỉ có lúc đầu kỳ thai nghén tế bào gốc.

Theo em thấy để tồn tại lâu, các nền kinh tế đã phát triển tồn tại đều hút nguồn lực bằng tôn giáo và gần đây là chứng khoán, cách vận dụng thì khác nhau mỗi thời kỳ nhưng tựu chung là biến tâm lý và chi phối vật chất thành lực hút. Sòng bài lớn nhất về tinh thần và vật chất mà ai cũng muốn vào chơi.

Thế nên anh Tập mà làm cách này em nghĩ là khó duy trì nhịp kinh tế.

vấn đề này cũng là điều mà em băn khoăn lâu nay, hôm nay thử trình bày ở đây, cụ nào có cao kiến em xin lắng nghe.

em nghĩ là sau rất nhiều ví dụ thì chúng ta đều có thể thấy là nền kinh tế tự do, với nền tảng là free trade và minimum government / regulations là nền kinh tế có sức phát triển mạnh nhất. nếu chỉ nói về hiệu quả kinh tế, em nghĩ không còn ai nghi ngờ điều này, hay là cho rằng nền kinh tế tập trung có thể có tốc độ phát triển lớn hơn.

tuy nhiên, nền kinh tế này có một vấn đề là nó sẽ đẩy mạnh nhất cái gọi là pareto distribution, tức là phần lớn tài sản xã hội sẽ rơi vào tay những người giàu có nhất. em phải nhấn mạnh 2 điểm:
- thứ nhất là kinh tế không phải là zero sum game, nó không phải chỉ đơn thuần là tiền từ túi người này sang túi người khác. thực tế kinh tế là tạo ra thêm productivity cho xã hội. cho nên một nền kinh tế phát triển nhanh và có thêm nhiều tỷ phú thì không có nghĩa là người nghèo sẽ sống khó khăn hơn. thực tế là họ sẽ sống tốt hơn - giống như là người nghèo nhất của ngày hôm nay thì đã có cuộc sống tốt hơn hẳn so với những người trung lưu của 50 năm trước.
- thứ hai là sự phân phối tài sản này thông qua competence - tức là ai giỏi thì sẽ giàu còn ai kém thì sẽ nghèo. nó không dựa trên power (quyền lực).

hai điểm trên để nói lên một điều rằng một xã hội có giàu có nghèo không những là thứ không thể tránh khỏi của một nền kinh tế tự do, mà thậm chí nó cũng không tệ như chúng ta nghĩ, kể cả những thống kê kiểu như 1000 người giàu nhất có tổng tài sản bằng 3 tỷ người nghèo nhất đi chăng nữa.

nhưng nó vẫn có vấn đề, bởi thực tế là vẫn có những người rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo, tới mức ta phải thực sự xem lại là nền kinh tế dự trên tự do nhưng nó có thực sự mang lại sự công bằng về cơ hội (equality of opportunity) hay không. em cũng nói luôn là trong một số trường hợp, nếu một người không biết tự cứu mình (tức là họ lười nhác, phá hoại, ....) thì sẽ không ai có thể cứu được họ, và họ không xứng đáng có được cơ hội nào cả.
ngoài ra còn một vấn đề nữa, là với những hoàn cảnh hiện tại của xã hội, thì chuyển biến ngay lập tức sang nền kinh tế tự do, cũng có thể sẽ làm cho một số người rơi vào đường cùng, vì họ không thể thay đổi kịp theo thị trường.

ok, đó là những giới hạn của một nền kinh tế tự do mà em cho rằng, cần một lời giải hợp lý cho nó. làm thế nào để mang lại công bằng về cơ hội cho tất cả, mà rõ ràng sự công bằng về kinh tế là không có.

mặc dù vậy, bất kỳ một nỗ lực nào hạn chế bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các cá thể của một nền kinh tế tự do em thấy đều không ổn, vì nó đều vi phạm những nền tảng cơ bản nhất, như là sở hữu cá nhân, tự do trao đổi, công bằng trước pháp luật. tệ hơn, những lời giải dựa vào quản lý nhà nước thực tế đã chứng minh đều đi vào ngõ cụt, không hiệu quả, tạo ra bất công bằng trong nền kinh tế.

vì thế em thực sự đau đầu với câu hỏi: đâu mới là một mô hình kinh tế tối ưu cho một xã hội vừa phát triển nhanh vừa bền vững, đảm bảo sự công bằng về cơ hội cho tất cả, và cũng không để ai rơi vào hoàn cảnh đường cùng.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Thuận theo tự nhiên là mạnh được yếu thua kèm với mỗi lòai có thiên địch cũng như mỗi vật có sinh, lão, bệnh, tử. Chống lại tự nhiên có virus sinh, tử trên vật chủ không lão, bệnh. Chống tự nhiên về bệnh và tử chỉ có tế bào ung thư, cả hai loại đều hút năng lượng xung quanh để chỉ phát triển mà ko tử. Vậy nền kinh tế chỉ phát triển chỉ có thể tồn tại bằng cách hút năng lượng từ các nền kinh tế khác, cũng như cách mà virus hay tế bào ung thư tồn tại và phát triển. Một cơ thể bình thường là cơ thể có nhiều loại tế bào ở nhiều cấp khác nhau, sự bình đẳng chỉ có lúc đầu kỳ thai nghén tế bào gốc.

Theo em thấy để tồn tại lâu, các nền kinh tế đã phát triển tồn tại đều hút nguồn lực bằng tôn giáo và gần đây là chứng khoán, cách vận dụng thì khác nhau mỗi thời kỳ nhưng tựu chung là biến tâm lý và chi phối vật chất thành lực hút. Sòng bài lớn nhất về tinh thần và vật chất mà ai cũng muốn vào chơi.

Thế nên anh Tập mà làm cách này em nghĩ là khó duy trì nhịp kinh tế.
Lẫn lộn khái niệm thế này có chết dở không
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,412
Động cơ
262,247 Mã lực
vấn đề này cũng là điều mà em băn khoăn lâu nay, hôm nay thử trình bày ở đây, cụ nào có cao kiến em xin lắng nghe.

em nghĩ là sau rất nhiều ví dụ thì chúng ta đều có thể thấy là nền kinh tế tự do, với nền tảng là free trade và minimum government / regulations là nền kinh tế có sức phát triển mạnh nhất. nếu chỉ nói về hiệu quả kinh tế, em nghĩ không còn ai nghi ngờ điều này, hay là cho rằng nền kinh tế tập trung có thể có tốc độ phát triển lớn hơn.
Đây là tuyên truyền của giới nhà giàu để lũng đoạn xã hội cụ ạ. Như cụ đã nói, nó khiến tiền bạc tập trung, tăng phân hoá giàu nghèo, vậy đó có phải là phát triển kinh tế không? Hay đi lùi kinh tế? Ta đánh giá phát triển bằng gì, tài sản người giàu hay tài sản đa số người thường?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top