[Funland] Tìm những câu chuyện lính biên giới những năm 79 -89

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Em xin lót viên gạch ở đây để hóng hớt ạ.
 

Phớ Phệch

Xe tăng
Biển số
OF-410681
Ngày cấp bằng
16/3/16
Số km
1,975
Động cơ
568,850 Mã lực
Nơi ở
Chưa biết về đâu
Mong các cụ từng tham gia CTBG góp thêm chuyện để em hóng ạ. Em xin cảm ơn và chúc các cụ thật nhiều sức khỏe.
 

Gia Cát 67

Xe tải
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
498
Động cơ
306,267 Mã lực
Đơn của tôi chắc qua rất nhiều mùa huấn luyện, nên 30 % chậu đi lấy cơm đều đã thủng, mỗi lần đi lấy cơm chúng tôi phải lót lá chuối, sau này để ý tôi mới biết chậu nhanh thủng là do mỗi lần xới cơm kéo đi kéo lại. Toàn bộ 150 lính khi ăn cơm đều ngồi xổm ở cái sân Đại đội, hôm mưa thì đất nhão nhoét , hôm nắng thì bụi mù vì sân là đồi san ra. Tiêu chuẩn gạo của lính BG chúng tôi hồi đó là 7 lạng 6 /1 ngày, nghĩa là 23kg / tháng
(quá nhiều đúng không).....nhưng chúng tôi hoàn toàn bị đói vì mỗi bữa cơm chỉ dc chia 2 lưng ( cái này tôi giải thích cặn kẽ phần sau khi tôi dc học quản lý ) cho nên mâm 6 người không khỏi xảy ra xích mích, chửi nhau có,đánh nhau có , úp chậu cơm vào đầu nhau có, tuyệt thực bỏ ăn có,
Có 1 kỹ thuật xúc cơm là cho bát sắt vào chậu cơm múc và xoáy vào thành chậu cho dc nhiều cơm hơn ( hồi đó ko có môi để xúc cơm nhá, toàn vục bát vào chậu thôi).

 
Chỉnh sửa cuối:

Bão tình

Xe buýt
Biển số
OF-383640
Ngày cấp bằng
21/9/15
Số km
717
Động cơ
245,970 Mã lực
kê dép hóng chuyện cụ chủ
 

Gia Cát 67

Xe tải
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
498
Động cơ
306,267 Mã lực




Thăm lại đơn vị cũ, gặp cậu lính gác cổng, chỗ mình từng đứng gác, cậu ý nhập ngũ sau mình đúng 30 năm.

 
Chỉnh sửa cuối:

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Đơn của tôi chắc qua rất nhiều mùa huấn luyện, nên 30 % chậu đi lấy cơm đều đã thủng, mỗi lần đi lấy cơm chúng tôi phải lót lá chuối, sau này để ý tôi mới biết chậu nhanh thủng là do mỗi lần xới cơm kéo đi kéo lại. Toàn bộ 150 lính khi ăn cơm đều ngồi xổm ở cái sân Đại đội, hôm mưa thì đất nhão nhoét , hôm nắng thì bụi mù vì sân là đồi san ra. Tiêu chuẩn gạo của lính BG chúng tôi hồi đó là 7 lạng 6 /1 ngày, nghĩa là 23kg / tháng
(quá nhiều đúng không).....nhưng chúng tôi hoàn toàn bị đói vì mỗi bữa cơm chỉ dc chia 2 lưng ( cái này tôi giải thích cặn kẽ phần sau khi tôi dc học quản lý ) cho nên mâm 6 người không khỏi xảy ra xích mích, chửi nhau có,đánh nhau có , úp chậu cơm vào đầu nhau có, tuyệt thực bỏ ăn có,
Có 1 kỹ thuật xúc cơm là cho bát sắt vào chậu cơm múc và xoáy vào thành chậu cho dc nhiều cơm hơn ( hồi đó ko có môi để xúc cơm nhá, toàn vục bát vào chậu thôi).

Nồi gang này nấu cơm ngon lắm cụ nhỉ?
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Em đi lính lúc ra Tết 1982. Đợt tổng động viên. Thực ra, nếu chạy ở lại chắc cũng được vì nhà ba thằng con trai đã hai thằng mặc áo lính rồi. Em là thằng cả, các cụ giữ lại hy vọng lấy giống :) Và ở cơ quan, theo đúng quy định thì là thành phần ở lại, nhưng chắc tổ chức bí người. Ra đi cũng vì một lần chặc lưỡi. Cùng đợt với em cũng toàn công nhân bậc cao (4/7) trước đây vẫn được miễn.

Ra đi đúng hôm mưa rét, chỉ nhớ được cấp phát quân phục vải chéo, một bộ thì phải, quần đùi, mũ, giầy vải. Hồi đó vẫn còn áo trấn thủ, chả biết từ đâu ra, nhưng ấm phết. Tiểu đoàn huấn luyện ở gần chợ Đồn (mà em cũng chưa từng ra đó) làm thành một dãy nhà mái tranh, vách đất trộn rơm, giường kê thành dãy bằng ván gác lên các thanh ray kê trên các cọc. Mỗi đại đội một nhà, cả tiểu đoàn hơn 500 mạng lính mới. Từ nông thôn toàn những em tuổi vừa hết 17, nhập ngũ vui phơi phới vì hàng ngày được ăn cơm đầy đủ, quần áo xúng xính. Ở nhà thì họ bữa đói bữa no, lúc nào cũng lo cái ăn. Thời đó đói lắm. Bo bo nhập về không kịp xay, cứ thế bán cho dân. Nói hơi quá, không tiêu hóa được, nhiều người đầu ra còn nguyên hạt bo bo! Ở ngay Hà Nội, hở mảnh đất trống nào là người ta trồng khoai lang và sắn. Hội Hà Nội trong tiểu đoàn có 35 mạng, phần lớn là còn sót lại từ các đợt tuyển quân trước, trong đó có lẽ em là già nhất - đã đi làm hơn 4 năm sau khi xong đại học và chỉ còn 3 tháng là hết tuổi đi lính (27 tuổi). Cùng tiểu đội với em có mấy thằng: Vinh râu, Hùng, Long, đều là thợ bậc 4 Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, thằng Bảo chuột, đại học Thương mại hay Ngoại thương gì đó. Thằng Long có người yêu gốc Hoa, nên nhiều lúc cái thằng to cao mà tiu nghỉu như mèo cắt ria. Thỉnh thoảng nó bùng về HN thăm người yêu, cả bọn che cho nó, im lặng chờ nó quay lên. Thằng Vinh râu thì nhỏ con, mãi sau này đã ra quân rồi, thỉnh thoảng còn lên đê (Đại Cồ Việt bây giờ) đến nhà nó chơi. Thằng Hùng là thợ gò, sau này về đại đội được suất thơm, suốt ngày suốt tháng ngồi nhà gò thùng gò chậu, đại đội dùng đủ thì bán ra ngoài, thỉnh thoảng được về tranh thủ với lý do rất oai là đi mua đồ nghề. Các bạn tôi bây giờ không biết ở đâu, cuộc sống thế nào, nhiều lúc muốn gặp lại mà mất tăm mất tích! Thằng Bảo thì nghe nói sau này làm to, cuộc sống sung túc. Cũng phải, nó là đứa nhanh mồm nhanh miệng.

Quay trở lại chuyện huấn luyện. Huấn luyện thì chắc như mọi nơi thôi, tiểu đội trưởng được cắt cử và "chức" đó rơi vào thằng Bảo. Cán bộ trung đội và đại đội thì hắc xì dầu, bắt ne bắt nẹt đủ thứ. Mới vào quân ngũ, lính thành phố vẫn có bộ quần áo dân sự nhưng bị cấm mặc cả trong giờ nghỉ. Cũng vì mới lên nên chè thuốc còn rủng rỉnh, nhưng không mang lên C bộ thì phải hút giấu. Phần em, chắc cũng vì gái, vì khổ mà bắt đầu hút thuốc từ đó. Nhà ăn tiểu đoàn cách các nhà đại đội khoảng 600 mét, phía dưới dốc. Các nhà đại đội tựa lưng vào vách đá dốc của dãy núi đá vôi. Đến giờ ăn, thằng nào thằng ấy gài đôi đũa vào túi ví của quần, xỏ cái khuyên của bắt sắt, đi cứ lúc la lúc lắc, thằng nào cũng như thằng nào :) Mấy thằng gõ đũa vào bát bị phạt ăn sau là thấy kinh. Hồi đó đói, nên chiến thuật thằng nào cũng cố theo là đầy-vơi-đầy. Nhưng nhiều bữa đành đầy-đầy vì thiếu cơm. Lý thuyết là thế :D

Trời gió mùa Đông Bắc lạnh lắm, nhưng bẩn quá cũng không chịu nổi. Phát hiện ra nước dưới giếng ở sườn đồi ấm hơn trên mặt đất, mấy thằng dân thành phố rủ nhau quây nilon bộ đội chắn gió, múc thật nhanh nước giếng để dội ào vào người lúc trời 13 độ. Hội nông dân chắc quen hơn :)

Một kỷ niệm không quên thời huấn luyện lại chả liên quan gì tới súng ống. Cùng đi từ trường, cùng tiểu đội huấn luyện có cậu em tên là Cường béo. Lúc ra đi, nó mới gần 19 tuổi, trông em lại nhàu nhất nên mẹ nó gửi gắm một cách vô vọng rằng cố gắng chăm nom nó :) Dù sao, hai anh em vẫn luôn ở cạnh nhau. Nó béo khỏe, nên đêm rét ngủ chung cũng đỡ rét. Mùa đông mưa phùn, một chiếc chăn chiên bộ đội thì mỏng manh lắm. Chập đôi chăn, có thằng em to béo làm chăn tiếp thì bao mệt nhọc ban ngày cũng hết :) (hồi đó khái niệm về gay chưa hề có :P ). Đang đêm, trời bỗng nổi gió lốc. Các tấm tôn lợp mái của nhà ăn bị bóc ra, gió quăng quật vào vách núi sau nhà đại đội xoang xoảng (khoảng cách khá xa nhé, cỡ 600 m). Lúc đầu, em thức thằng Cường dậy vì nhà rung ken két. Định bụng chạy ra khỏi nhà vì lo nó sập, nhưng nghe tiếng tôn bay, rồi đập vào vách đá như vậy thì chùn, đứt cổ như chơi. Vậy là em thì ngồi, nó vẫn nằm trong chăn khi trời có mưa kèm theo gió lúc một to. Rồi thậm chí không kịp nghe thấy tiếng động nữa, đột nhiên nửa người em nhô hẳn trên mái gianh, mưa quất rát mặt và lạnh buốt tới tận ...trym. Nhà sập thật. Số em cũng to và số thằng béo cũng vậy, vì sáng ra nhìn thấy con xỏ sắt phi 10 cắm cách chỗ em chưa đầy 20 cm! Vách tường đất trộn rơm bình thường mỏng manh thế, thấm nước vào trở nên nặng kinh khủng. Có thằng bé cùng trung đội, cổ bị kẹt giữa ván giường kê trên thanh ray và cái vách đất đổ xuống. Lúc đầu nó hét "Các anh ơi cứu em!", nhưng vách đất đè dần xuống, cu cậu bắt đầu cuống và nhớ được ai thì vừa khóc vừa chửi tên người đó :) Gần hai chục thằng mò mẫm trong mưa, trời tối đen, mãi mới nâng được cái vách đất để cu cậu chui ra. Sáng ra, cả tiểu đoàn khênh chăn màn xuống nhuộm cả khúc suối màu bùn. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

olobay

Xe tăng
Biển số
OF-148200
Ngày cấp bằng
5/7/12
Số km
1,565
Động cơ
369,271 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thuộc thế hệ hậu bối nên thích nghe những câu chuyện như thế này. Cảm ơn cụ chủ!
 

Xe Bao Hong

Xe điện
Biển số
OF-348207
Ngày cấp bằng
26/12/14
Số km
2,191
Động cơ
283,561 Mã lực
Lúc c.tranh biên giới với khựa năm 79 e mới sinh, bây giời chỉ biết được thông tin qua báo chí và OF. Em xin đặt gạch và hóng các thông tin từ các Bác, Anh, Chị. Xin thắp một nén nhang cho các Anh Hùng Liệt Sỹ đã hy sinh bảo vệ biên giới, tổ quốc !
 

Gia Cát 67

Xe tải
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
498
Động cơ
306,267 Mã lực
Sau 1 thời gian do ăn uống,thiếu nước sinh hoạt, lạ nguồn nước ,tập thể đông người mất vệ sinh, nhà ở ẩm thấp, lao động huấn luyện vất vả, sinh ra bệnh ngoài da gần như toàn đơn vị.Ngã nước là là bệnh đầu tiên của lính thành phố , cái mụn nó như hạt ngô mọng nước nổi lên ở tay và chân , khi nó bị dập ra một thứ nước nhờ nhờ tanh như nghoé đau và rát , khi có mùi ruồi nó bu vào các cụ cứ tưởng tượng giờ nghỉ vào lán trại toả ra 1 mùi tanh tởm lợm, và người người đưa 2 cánh tay để xua ruồi không xểnh ra cái là nó bậu vào cái mụn hút nước, rồi ghẻ đục tay thành đường, còn 2 cái bẹn hắc lào to như cái bàn tay, hắc lào ngứa thì thôi rồi càng gãi càng khổ nhựa nó ra, khổ nhất là đi thao trường ngắm súng, ẩm thấp mồ hôi ra ngứa mà không dc gãi.
 

dinhhatay

Xe tải
Biển số
OF-14586
Ngày cấp bằng
7/4/08
Số km
310
Động cơ
516,590 Mã lực

Gia Cát 67

Xe tải
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
498
Động cơ
306,267 Mã lực
Em đi lính lúc ra Tết 1982. Đợt tổng động viên. Thực ra, nếu chạy ở lại chắc cũng được vì nhà ba thằng con trai đã hai thằng mặc áo lính rồi. Em là thằng cả, các cụ giữ lại hy vọng lấy giống :) Và ở cơ quan, theo đúng quy định thì là thành phần ở lại, nhưng chắc tổ chức bí người. Ra đi cũng vì một lần chặc lưỡi. Cùng đợt với em cũng toàn công nhân bậc cao (4/7) trước đây vẫn được miễn.

Ra đi đúng hôm mưa rét, chỉ nhớ được cấp phát quân phục vải chéo, một bộ thì phải, quần đùi, mũ, giầy vải. Hồi đó vẫn còn áo trấn thủ, chả biết từ đâu ra, nhưng ấm phết. Tiểu đoàn huấn luyện ở gần chợ Đồn (mà em cũng chưa từng ra đó) làm thành một dãy nhà mái tranh, vách đất trộn rơm, giường kê thành dãy bằng ván gác lên các thanh ray kê trên các cọc. Mỗi đại đội một nhà, cả tiểu đoàn hơn 500 mạng lính mới. Từ nông thôn toàn những em tuổi vừa hết 17, nhập ngũ vui phơi phới vì hàng ngày được ăn cơm đầy đủ, quần áo xúng xính. Ở nhà thì họ bữa đói bữa no, lúc nào cũng lo cái ăn. Thời đó đói lắm. Bo bo nhập về không kịp xay, cứ thế bán cho dân. Nói hơi quá, không tiêu hóa được, nhiều người đầu ra còn nguyên hạt bo bo! Ở ngay Hà Nội, hở mảnh đất trống nào là người ta trồng khoai lang và sắn. Hội Hà Nội trong tiểu đoàn có 35 mạng, phần lớn là còn sót lại từ các đợt tuyển quân trước, trong đó có lẽ em là già nhất - đã đi làm hơn 4 năm sau khi xong đại học và chỉ còn 3 tháng là hết tuổi đi lính (27 tuổi). Cùng tiểu đội với em có mấy thằng: Vinh râu, Hùng, Long, đều là thợ bậc 4 Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, thằng Bảo chuột, đại học Thương mại hay Ngoại thương gì đó. Thằng Long có người yêu gốc Hoa, nên nhiều lúc cái thằng to cao mà tiu nghỉu như mèo cắt ria. Thỉnh thoảng nó bùng về HN thăm người yêu, cả bọn che cho nó, im lặng chờ nó quay lên. Thằng Vinh râu thì nhỏ con, mãi sau này đã ra quân rồi, thỉnh thoảng còn lên đê (Đại Cồ Việt bây giờ) đến nhà nó chơi. Thằng Hùng là thợ gò, sau này về đại đội được suất thơm, suốt ngày suốt tháng ngồi nhà gò thùng gò chậu, đại đội dùng đủ thì bán ra ngoài, thỉnh thoảng được về tranh thủ với lý do rất oai là đi mua đồ nghề. Các bạn tôi bây giờ không biết ở đâu, cuộc sống thế nào, nhiều lúc muốn gặp lại mà mất tăm mất tích! Thằng Bảo thì nghe nói sau này làm to, cuộc sống sung túc. Cũng phải, nó là đứa nhanh mồm nhanh miệng.

Quay trở lại chuyện huấn luyện. Huấn luyện thì chắc như mọi nơi thôi, tiểu đội trưởng được cắt cử và "chức" đó rơi vào thằng Bảo. Cán bộ trung đội và đại đội thì hắc xì dầu, bắt ne bắt nẹt đủ thứ. Mới vào quân ngũ, lính thành phố vẫn có bộ quần áo dân sự nhưng bị cấm mặc cả trong giờ nghỉ. Cũng vì mới lên nên chè thuốc còn rủng rỉnh, nhưng không mang lên C bộ thì phải hút giấu. Phần em, chắc cũng vì gái, vì khổ mà bắt đầu hút thuốc từ đó. Nhà ăn tiểu đoàn cách các nhà đại đội khoảng 600 mét, phía dưới dốc. Các nhà đại đội tựa lưng vào vách đá dốc của dãy núi đá vôi. Đến giờ ăn, thằng nào thằng ấy gài đôi đũa vào túi ví của quần, xỏ cái khuyên của bắt sắt, đi cứ lúc la lúc lắc, thằng nào cũng như thằng nào :) Mấy thằng gõ đũa vào bát bị phạt ăn sau là thấy kinh. Hồi đó đói, nên chiến thuật thằng nào cũng cố theo là đầy-vơi-đầy. Nhưng nhiều bữa đành đầy-đầy vì thiếu cơm. Lý thuyết là thế :D

Trời gió mùa Đông Bắc lạnh lắm, nhưng bẩn quá cũng không chịu nổi. Phát hiện ra nước dưới giếng ở sườn đồi ấm hơn trên mặt đất, mấy thằng dân thành phố rủ nhau quây nilon bộ đội chắn gió, múc thật nhanh nước giếng để dội ào vào người lúc trời 13 độ. Hội nông dân chắc quen hơn :)

Một kỷ niệm không quên thời huấn luyện lại chả liên quan gì tới súng ống. Cùng đi từ trường, cùng tiểu đội huấn luyện có cậu em tên là Cường béo. Lúc ra đi, nó mới gần 19 tuổi, trông em lại nhàu nhất nên mẹ nó gửi gắm một cách vô vọng rằng cố gắng chăm nom nó :) Dù sao, hai anh em vẫn luôn ở cạnh nhau. Nó béo khỏe, nên đêm rét ngủ chung cũng đỡ rét. Mùa đông mưa phùn, một chiếc chăn chiên bộ đội thì mỏng manh lắm. Chập đôi chăn, có thằng em to béo làm chăn tiếp thì bao mệt nhọc ban ngày cũng hết :) (hồi đó khái niệm về gay chưa hề có :P ). Đang đêm, trời bỗng nổi gió lốc. Các tấm tôn lợp mái của nhà ăn bị bóc ra, gió quăng quật vào vách núi sau nhà đại đội xoang xoảng (khoảng cách khá xa nhé, cỡ 600 m). Lúc đầu, em thức thằng Cường dậy vì nhà rung ken két. Định bụng chạy ra khỏi nhà vì lo nó sập, nhưng nghe tiếng tôn bay, rồi đập vào vách đá như vậy thì chùn, đứt cổ như chơi. Vậy là em thì ngồi, nó vẫn nằm trong chăn khi trời có mưa kèm theo gió lúc một to. Rồi thậm chí không kịp nghe thấy tiếng động nữa, đột nhiên nửa người em nhô hẳn trên mái gianh, mưa quất rát mặt và lạnh buốt tới tận ...trym. Nhà sập thật. Số em cũng to và số thằng béo cũng vậy, vì sáng ra nhìn thấy con xỏ sắt phi 10 cắm cách chỗ em chưa đầy 20 cm! Vách tường đất trộn rơm bình thường mỏng manh thế, thấm nước vào trở nên nặng kinh khủng. Có thằng bé cùng trung đội, cổ bị kẹt giữa ván giường kê trên thanh ray và cái vách đất đổ xuống. Lúc đầu nó hét "Các anh ơi cứu em!", nhưng vách đất đè dần xuống, cu cậu bắt đầu cuống và nhớ được ai thì vừa khóc vừa chửi tên người đó :) Gần hai chục thằng mò mẫm trong mưa, trời tối đen, mãi mới nâng được cái vách đất để cu cậu chui ra. Sáng ra, cả tiểu đoàn khênh chăn màn xuống nhuộm cả khúc suối màu bùn. :D
Chúc cụ tìm lại dc những anh em đơn vị để ôn lại thời lính tráng.
 

Gia Cát 67

Xe tải
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
498
Động cơ
306,267 Mã lực
Theo công bố chính thức của Việt Nam, trong tuần đầu tiên của chiến tranh, lực lượng vũ trang 6 tỉnh biên giới đã loại khỏi vòng chiến 16.000 quân Trung Quốc, con số này tiếp tục tăng lên 27.000 vào ngày 28-2 và 45.000 vào ngày 5-3- ngày Bắc Kinh bắt đầu rút quân.

Tính đến ngày 18-3 khi chiến tranh tạm thời chấm dứt, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang, cảnh sát, dân quân tự vệ của Việt Nam đã tiêu diệt 62.500 tên địch (trong đó bắt sống 260 tù binh), đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 18 tiểu đoàn, bắn cháy 280 xe tăng, thiết giáp và 270 xe quân sự, phá hủy 115 khẩu pháo, cối và dàn hỏa tiễn.

Nhiều nghiên cứu của phương Tây đánh giá con số thiệt hại thực của Trung Quốc có thể lên đến 46.000-62.000 quân (với khoảng 13.000-26.000 người chết) và khoảng 400 xe tăng bị phá hủy. Họ cũng cho rằng thương vong của các lực lượng vũ trang Việt Nam thấp hơn với khoảng 8.000-10.000 người chết

Lính Trung Quốc đã gây ra những vụ hãm hiếp, tàn sát, bắn phá... bừa bãi làm trên 10.000 dân thường Việt Nam bị thương vong. Bên cạnh đó quân Trung Quốc còn thực hiện chính sách cướp bóc và phá hoại triệt để ở các khu vực chiếm đóng được: ước tính 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 600.000 mét vuông nhà ở và 80.000 héc-ta hoa màu ở khu vực chiến sự bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.

Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Các thị xã lớn Lạng Sơn, Cao Bằng và Cam Đường gần như bị hủy diệt hoàn toàn, lính Trung Quốc dùng mìn đánh sập hầu hết các công trình, nhà ở, cầu, đường bộ và đường sắt

Ở nhiều nơi giao tranh diễn ra ác liệt, kéo dài như khu vực bình độ 400 ở Cao Lộc (Lạng Sơn) năm 1981 hay khu vực Thanh Thủy ở Vị Xuyên (Hà Tuyên) từ 1984-1989... Phải tới năm 1990, quan hệ hai nước mới được bình thường hóa, và đến đây hòa bình thực sự mới được lập lại trên lãnh thổ Việt Nam.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Góp với cụ chủ thớt.
Vào đầu những năm 198x chiến tranh biên giới vẫn dai dẳng, mặc dù TQ đã tuyên bố rút quân tháng 3 năm 1979. Lúc này, TQ áp dụng chiến thuật thâm độc "làm VN chảy máu" bằng cách thọc sâu, chiếm các điểm cao, từ đó khống chế, bắn phá ra xung quanh. Cuộc chiến giữ, chiếm lại chốt xảy ra chủ yếu là thời này. Rút kinh nghiệm đợt trước, vả lại, chiến trường tương đối cố định về mặt địa lý, nên TQ dùng rất nhiều pháo binh và gây cho ta rất nhiều thiệt hại. Các thiệt hai, các trận đánh căng thẳng, ví dụ ở Cao Lộc, Vị Xuyên, chủ yếu diễn ra trong thời kỳ này. Vào cuối 1983, đầu 1984, nóng ruột vì các đơn vị khác giằng giật mãi với địch cao điểm 400, sư trưởng sư em (Sư 10, QĐ 3, vốn được coi là sư sơn cước theo lời lan trong lính) đề nghị BQP cho sư 10 tham chiến. Lính lác đào công sự, vác bê tông làm hầm, làm đường xe tăng phối thuộc, lĩnh đạn giấy, ..., một hồi mệt nhọc, nhưng rồi BQP bảo đơn vị nằm yên vì là dự bị chiến lược gì đó. QĐ3 lúc đó mới rút ở K ra, được ném lên phía Bắc và bọn em thuộc loại bổ sung quân số. Cũng có thể vì thế mà còn thằng đang mua bàn phím bây giờ. :D
Cùng lúc, vào 1982, tại K, thiệt hại của VN lớn lắm, lớn hơn trước khi vào Pnom Pênh nhiều. Sư trưởng Tuấn của sư em, một vị tướng tài và khét tiếng, cũng hy sinh vì B41 khi đoàn xe bị phục kích. Lính Pol Pốt, nếu ta đánh lớn thì chạy re, nhưng lại áp dụng chính những bài chiến tranh du kích chống lại quân ta. Ban ngày hay lúc nãy là nông dân đấy, nhưng bây giờ tập kích và gây thương vong cho quân ta. Lính ta, nhất là lính mới, không biết tiếng K, ngơ ngác, nên càng dễ dính.
 

Gia Cát 67

Xe tải
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
498
Động cơ
306,267 Mã lực
Góp với cụ chủ thớt.
Vào đầu những năm 198x chiến tranh biên giới vẫn dai dẳng, mặc dù TQ đã tuyên bố rút quân tháng 3 năm 1979. Lúc này, TQ áp dụng chiến thuật thâm độc "làm VN chảy máu" bằng cách thọc sâu, chiếm các điểm cao, từ đó khống chế, bắn phá ra xung quanh. Cuộc chiến giữ, chiếm lại chốt xảy ra chủ yếu là thời này. Rút kinh nghiệm đợt trước, vả lại, chiến trường tương đối cố định về mặt địa lý, nên TQ dùng rất nhiều pháo binh và gây cho ta rất nhiều thiệt hại. Các thiệt hai, các trận đánh căng thẳng, ví dụ ở Cao Lộc, Vị Xuyên, chủ yếu diễn ra trong thời kỳ này. Vào cuối 1983, đầu 1984, nóng ruột vì các đơn vị khác giằng giật mãi với địch cao điểm 400, sư trưởng sư em (Sư 10, QĐ 3, vốn được coi là sư sơn cước theo lời lan trong lính) đề nghị BQP cho sư 10 tham chiến. Lính lác đào công sự, vác bê tông làm hầm, làm đường xe tăng phối thuộc, lĩnh đạn giấy, ..., một hồi mệt nhọc, nhưng rồi BQP bảo đơn vị nằm yên vì là dự bị chiến lược gì đó. QĐ3 lúc đó mới rút ở K ra, được ném lên phía Bắc và bọn em thuộc loại bổ sung quân số. Cũng có thể vì thế mà còn thằng đang mua bàn phím bây giờ. :D
Cùng lúc, vào 1982, tại K, thiệt hại của VN lớn lắm, lớn hơn trước khi vào Pnom Pênh nhiều. Sư trưởng Tuấn của sư em, một vị tướng tài và khét tiếng, cũng hy sinh vì B41 khi đoàn xe bị phục kích. Lính Pol Pốt, nếu ta đánh lớn thì chạy re, nhưng lại áp dụng chính những bài chiến tranh du kích chống lại quân ta. Ban ngày hay lúc nãy là nông dân đấy, nhưng bây giờ tập kích và gây thương vong cho quân ta. Lính ta, nhất là lính mới, không biết tiếng K, ngơ ngác, nên càng dễ dính.
Em nghe chuyện ở tây nam có thời kỳ bắn nhầm lẫn nhau cũng nhiều phải ko cụ chủ ?
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Em nghe chuyện ở tây nam có thời kỳ bắn nhầm lẫn nhau cũng nhiều phải ko cụ chủ ?
Bắn nhầm thì chắc cuộc chiến nào cũng có. Nhưng gọi là nhiều thì em không tin, vì trừ phục kích, tập kích đêm, đánh nhau thường vẫn lắng nghe tiếng bên kia nói thế nào.

Nhân đây kể một chuyện chả biết gọi là vui hay buồn. Đại đội bọn em (sau khi đã về Thái Nguyên - Bắc Cạn) là đại đội 12 ly 7 của trung đoàn, vẫn còn lính từ K về nhiều. Trong đó có một cậu tên là Xuân voi, vì nó cao lớn và khỏe. Nghe chuyện kể, một lần, đại đội bị phục kích gần một cây cầu gì đó, tất cả chạy thừa sống thiếu chết. Đại đội có 3 khẩu 12 ly 7 thì 2 khẩu bị bỏ lại (súng nặng lắm, riêng bộ phận nhẹ nhất là cái nòng súng 14 kg, em già tuổi khi hành quân tập trận được phân vác cái nòng đó, kèm theo khẩu AK, túi gạo và ba lô), riêng khẩu còn lại ông Xuân voi chui vào giữa chân đế ba càng, ghé vai vác cả súng chạy (hay là nó nghĩ súng che đạn cho? :P ), và cũng chạy thoát. Sau vụ đó, Xuân voi ta được vào diện xét thưởng huy chương gì đó, vì có thành tích bảo vệ vũ khí. Nhưng rồi Xuân voi lại bị xóa tên trong danh sách vì can tội chui vào bếp đại đội ăn trộm gạo! :D (Hồi đó đói, các cụ ạ, chứ không thừa mứa đồ ăn như thời chống Mỹ).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top