Hồi đó đói lắm. Gạo thiếu do bị bớt xén quá nhiều, dù trên giấy thì tiêu chuẩn lính hàng tháng là 17 cân (thậm chí 21 cân nếu em nhớ không nhầm ). Nên cơm cũng ít. Nồi quân dụng có nắp vung chia ngăn, ngửa ra làm mâm thì đến bây giờ vẫn còn, chắc là từ thời quân phục Tô Châu. Khổ nhất là khoảng tháng 3, tháng 4, không có rau. Cơm hết muối rang, muối canh, bữa nào sang thì là muối xào với ít mỡ lợn còn sót. Hôm nào trung đoàn có xe chở rau dưới xuôi lên là hôm đó tươi, dù rau chỉ là những củ su hào trọc đầu. Bọn em đi rừng toàn chú ý tìm các bụi ớt rừng, loại ớt chỉ thiên, vặt đầy hai túi quần bộ đội, về bỏ vào chai ngâm với măng rừng. Đưa cơm ghê lắm, nhưng cũng chỉ được mấy bữa . Có lẽ, tính nghiện ớt bây giờ của em bắt đầu từ những ngày ấy. Có một lần duy nhất được tiếp phẩm bầu, đại đội được phân dỡ rau từ xe xuống. Một thằng qua nhà đại đội, lén vứt một quả lại vào bếp. Đang ăn vội miếng bầu luộc còn nóng, bị gọi ra khênh tiếp, tí nữa thì đi cả hàng tiền đạo
Mỗi lần đi hành quân đều muốn la cà ở các nương sắn, ngô. Nương cũ thì mót, ở lán nào có dân thì sà vào bu bu con con
Quần áo cũng dở. Hồi đó làm gì còn quân phục kiểu "quân khu" nữa. Toàn vải chéo, đi rừng dăm bữa thì bục, còn lại giống như bây giờ mặc quần ngố. Giày vải cũng kém, đạp trên đá tai mèo mấy bữa là rách tan. Bền nhất là dép cao su, nhưng những hôm vác gỗ trong rừng trời mưa thì đến khổ với việc tụt quai dép.
Mỗi lần đi hành quân đều muốn la cà ở các nương sắn, ngô. Nương cũ thì mót, ở lán nào có dân thì sà vào bu bu con con
Quần áo cũng dở. Hồi đó làm gì còn quân phục kiểu "quân khu" nữa. Toàn vải chéo, đi rừng dăm bữa thì bục, còn lại giống như bây giờ mặc quần ngố. Giày vải cũng kém, đạp trên đá tai mèo mấy bữa là rách tan. Bền nhất là dép cao su, nhưng những hôm vác gỗ trong rừng trời mưa thì đến khổ với việc tụt quai dép.
Chỉnh sửa cuối: