[Funland] Tìm những câu chuyện lính biên giới những năm 79 -89

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Bắn nhầm thì chắc cuộc chiến nào cũng có. Nhưng gọi là nhiều thì em không tin, vì trừ phục kích, tập kích đêm, đánh nhau thường vẫn lắng nghe tiếng bên kia nói thế nào.

Nhân đây kể một chuyện chả biết gọi là vui hay buồn. Đại đội bọn em (sau khi đã về Thái Nguyên - Bắc Cạn) là đại đội 12 ly 7 của trung đoàn, vẫn còn lính từ K về nhiều. Trong đó có một cậu tên là Xuân voi, vì nó cao lớn và khỏe. Nghe chuyện kể, một lần, đại đội bị phục kích gần một cây cầu gì đó, tất cả chạy thừa sống thiếu chết. Đại đội có 3 khẩu 12 ly 7 thì 2 khẩu bị bỏ lại (súng nặng lắm, riêng bộ phận nhẹ nhất là cái nòng súng 14 kg, em già tuổi khi hành quân tập trận được phân vác cái nòng đó, kèm theo khẩu AK, túi gạo và ba lô), riêng khẩu còn lại ông Xuân voi chui vào giữa chân đế ba càng, ghé vai vác cả súng chạy (hay là nó nghĩ súng che đạn cho? :P ), và cũng chạy thoát. Sau vụ đó, Xuân voi ta được vào diện xét thưởng huy chương gì đó, vì có thành tích bảo vệ vũ khí. Nhưng rồi Xuân voi lại bị xóa tên trong danh sách vì can tội chui vào bếp đại đội ăn trộm gạo! :D (Hồi đó đói, các cụ ạ, chứ không thừa mứa đồ ăn như thời chống Mỹ).
Ý em nói bắn nhầm là do lính ponpot trà trộn vào người dân K bắn giết lính ta cũng nhiều nên lính ta cũng tiêu diệt lại có thể giết nhầm người dân K. em chỉ dc nghe kể vậy.
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Ý em nói bắn nhầm là do lính ponpot trà trộn vào người dân K bắn giết lính ta cũng nhiều nên lính ta cũng tiêu diệt lại có thể giết nhầm người dân K. em chỉ dc nghe kể vậy.
À, cái đoạn đó do bất đồng ngôn ngữ. Và lính Pol Pốt chơi du kích, vẫn giả dạng người dân.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,900
Động cơ
1,002,318 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nồi gang này nấu cơm ngon lắm cụ nhỉ?
Không biết các đơn vị khác thời đó thổi cơm dư lào,còn đơn vị của nhà cháu thì nấu cơm bằng chảo gang,bếp than bùn. Chiếc chảo gang to,đường kính rộng phải tầm 1,2 m,đảo cơm bằng xẻng. Sau khi nấu cơm xong,bộ phận bếp xúc cơm ra chiếc nồi quân dụng bằng nhôm rất dày ( nhà cháu nghĩ đồ này của LX hoặc khựa cung cấp cho,chứ thời đó công nghệ làm nhôm của mình vẫn rất kém),nồi này có nắp dùng làm khay đựng thức ăn luôn. Khay này chia làm 3 ngăn,1 ngăn lớn thường để rau muống,2 ngăn nhỏ để 6 lát thịt rim mỏng độ 2 li,ngăn còn lại là nước chấm bằng gạo rang pha muối và ít nước mắm thối.
Hôm đầu tiên nhập ngũ,toàn đơn vị xếp hàng nghiêm chỉnh như đi bầu cử để thứ tự vào phòng ăn (kiêm hội trường). Bụng thèng nào cũng sôi sùng sục vì lúc ra xe tầm 6h sáng,lên đơn vị nào là phát quân trang cá nhân nào là nghe quán triệt tư tưởng mãi hơn 12h mới đc đi ăn,vả lại hồi thanh niên nên rất háu ăn. :D
Xếp hàng từ xa nhìn về phía mâm cơm,thấy đĩa rau muống nổi bật,cạnh đấy là nước chấm,màu của nó y chang màu nước mắm,mấy lát vuông vuông màu trắng đục của giò lụa. Bụng bảo dạ,ăn uống của Qđ cứ bảo là khổ mà có cả giò lụa thì sướng đấy chứ!
Chỉ đến khi ngồi ăn thì mới biết cái miếng "giò lụa" kia chỉ là miếng đậu phụ luộc mà thôi.
Thời gian đầu nhập ngũ,nhiều bố còn tỏ ra chê bai những bữa ăn,vì trong ba lô vẫn còn đồ ăn khô ở nhà mang đi. Tuy nhiên khi đồ ăn đã cạn thì cũng phải lao vào không từ tốn như trước nữa. 1 nồi cơm quân dụng được xới hơn 1/2 thân nồi,lượng cơm này bây giờ phải cho 10 ng ăn chưa chắc đã hết. Thế mà 6 con thuồng luồng bọn cháu đả chỉ 4-5' là xong,nhanh để còn ra uống nước rau vì hơn 100 tân binh mà chỉ có 1 thùng nước rau dành 1/2 số ng là cùng.
Cơm hồi đó thì hôi kinh khủng,nhưng ít ra vẫn còn may hơn những năm trước là gạo trong Nam chuyển ra khá nhiều. Thỉnh thoảng khi nhai cơm vẫn nghe thấy âm thanh sạo sạo từ trong miệng phát ra. Những lúc đó bọn cháu thường nói đùa là "sạn chưa chín!" :))
 

Hoàng tử đỏ

Xe container
Biển số
OF-384004
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
8,045
Động cơ
327,565 Mã lực
Tuổi
32
Không biết các đơn vị khác thời đó thổi cơm dư lào,còn đơn vị của nhà cháu thì nấu cơm bằng chảo gang,bếp than bùn. Chiếc chảo gang to,đường kính rộng phải tầm 1,2 m,đảo cơm bằng xẻng. Sau khi nấu cơm xong,bộ phận bếp xúc cơm ra chiếc nồi quân dụng bằng nhôm rất dày ( nhà cháu nghĩ đồ này của LX hoặc khựa cung cấp cho,chứ thời đó công nghệ làm nhôm của mình vẫn rất kém),nồi này có nắp dùng làm khay đựng thức ăn luôn. Khay này chia làm 3 ngăn,1 ngăn lớn thường để rau muống,2 ngăn nhỏ để 6 lát thịt rim mỏng độ 2 li,ngăn còn lại là nước chấm bằng gạo rang pha muối và ít nước mắm thối.
Hôm đầu tiên nhập ngũ,toàn đơn vị xếp hàng nghiêm chỉnh như đi bầu cử để thứ tự vào phòng ăn (kiêm hội trường). Bụng thèng nào cũng sôi sùng sục vì lúc ra xe tầm 6h sáng,lên đơn vị nào là phát quân trang cá nhân nào là nghe quán triệt tư tưởng mãi hơn 12h mới đc đi ăn,vả lại hồi thanh niên nên rất háu ăn. :D
Xếp hàng từ xa nhìn về phía mâm cơm,thấy đĩa rau muống nổi bật,cạnh đấy là nước chấm,màu của nó y chang màu nước mắm,mấy lát vuông vuông màu trắng đục của giò lụa. Bụng bảo dạ,ăn uống của Qđ cứ bảo là khổ mà có cả giò lụa thì sướng đấy chứ!
Chỉ đến khi ngồi ăn thì mới biết cái miếng "giò lụa" kia chỉ là miếng đậu phụ luộc mà thôi.
Thời gian đầu nhập ngũ,nhiều bố còn tỏ ra chê bai những bữa ăn,vì trong ba lô vẫn còn đồ ăn khô ở nhà mang đi. Tuy nhiên khi đồ ăn đã cạn thì cũng phải lao vào không từ tốn như trước nữa. 1 nồi cơm quân dụng được xới hơn 1/2 thân nồi,lượng cơm này bây giờ phải cho 10 ng ăn chưa chắc đã hết. Thế mà 6 con thuồng luồng bọn cháu đả chỉ 4-5' là xong,nhanh để còn ra uống nước rau vì hơn 100 tân binh mà chỉ có 1 thùng nước rau dành 1/2 số ng là cùng.
Cơm hồi đó thì hôi kinh khủng,nhưng ít ra vẫn còn may hơn những năm trước là gạo trong Nam chuyển ra khá nhiều. Thỉnh thoảng khi nhai cơm vẫn nghe thấy âm thanh sạo sạo từ trong miệng phát ra. Những lúc đó bọn cháu thường nói đùa là "sạn chưa chín!" :))
lão dạo này làm ăn lớn ít vào ọp nhể.
 

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Không biết các đơn vị khác thời đó thổi cơm dư lào,còn đơn vị của nhà cháu thì nấu cơm bằng chảo gang,bếp than bùn. Chiếc chảo gang to,đường kính rộng phải tầm 1,2 m,đảo cơm bằng xẻng. Sau khi nấu cơm xong,bộ phận bếp xúc cơm ra chiếc nồi quân dụng bằng nhôm rất dày ( nhà cháu nghĩ đồ này của LX hoặc khựa cung cấp cho,chứ thời đó công nghệ làm nhôm của mình vẫn rất kém),nồi này có nắp dùng làm khay đựng thức ăn luôn. Khay này chia làm 3 ngăn,1 ngăn lớn thường để rau muống,2 ngăn nhỏ để 6 lát thịt rim mỏng độ 2 li,ngăn còn lại là nước chấm bằng gạo rang pha muối và ít nước mắm thối.
Hôm đầu tiên nhập ngũ,toàn đơn vị xếp hàng nghiêm chỉnh như đi bầu cử để thứ tự vào phòng ăn (kiêm hội trường). Bụng thèng nào cũng sôi sùng sục vì lúc ra xe tầm 6h sáng,lên đơn vị nào là phát quân trang cá nhân nào là nghe quán triệt tư tưởng mãi hơn 12h mới đc đi ăn,vả lại hồi thanh niên nên rất háu ăn. :D
Xếp hàng từ xa nhìn về phía mâm cơm,thấy đĩa rau muống nổi bật,cạnh đấy là nước chấm,màu của nó y chang màu nước mắm,mấy lát vuông vuông màu trắng đục của giò lụa. Bụng bảo dạ,ăn uống của Qđ cứ bảo là khổ mà có cả giò lụa thì sướng đấy chứ!
Chỉ đến khi ngồi ăn thì mới biết cái miếng "giò lụa" kia chỉ là miếng đậu phụ luộc mà thôi.
Thời gian đầu nhập ngũ,nhiều bố còn tỏ ra chê bai những bữa ăn,vì trong ba lô vẫn còn đồ ăn khô ở nhà mang đi. Tuy nhiên khi đồ ăn đã cạn thì cũng phải lao vào không từ tốn như trước nữa. 1 nồi cơm quân dụng được xới hơn 1/2 thân nồi,lượng cơm này bây giờ phải cho 10 ng ăn chưa chắc đã hết. Thế mà 6 con thuồng luồng bọn cháu đả chỉ 4-5' là xong,nhanh để còn ra uống nước rau vì hơn 100 tân binh mà chỉ có 1 thùng nước rau dành 1/2 số ng là cùng.
Cơm hồi đó thì hôi kinh khủng,nhưng ít ra vẫn còn may hơn những năm trước là gạo trong Nam chuyển ra khá nhiều. Thỉnh thoảng khi nhai cơm vẫn nghe thấy âm thanh sạo sạo từ trong miệng phát ra. Những lúc đó bọn cháu thường nói đùa là "sạn chưa chín!" :))
Hồi bọn em trên biên ko nhìn thấy than bao giờ,đun bằng cây giàng giàng đi cắt ở trên đồi về, cũng nấu chảo gang dùng xẻng chia cơm, bọn em tiêu chuẩn 7,6 lạng gạo 1 ngày nhưng đơn vị cắt xén chăn nuôi, quản lý thủ kho ăn bớt,thâm hụt giao nhận, cán bộ lấy gạo bán tiếp khách và ăn nhậu nên đến bữa ăn của lính chỉ còn 2 phần 3 xuất ăn.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,900
Động cơ
1,002,318 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hồi bọn em trên biên ko nhìn thấy than bao giờ,đun bằng cây giàng giàng đi cắt ở trên đồi về, cũng nấu chảo gang dùng xẻng chia cơm, bọn em tiêu chuẩn 7,6 lạng gạo 1 ngày nhưng đơn vị cắt xén chăn nuôi, quản lý thủ kho ăn bớt,thâm hụt giao nhận, cán bộ lấy gạo bán tiếp khách và ăn nhậu nên đến bữa ăn của lính chỉ còn 2 phần 3 xuất ăn.
Vâng, ngay cả E bộ đơn vị nhà cháu cũng có tình trạng này,huống chi là các đơn vị dưới. Tiểu ban hành chính là 1 tiểu ban trực thuộc ban tham mưu. E bộ gồm 4 cơ quan là : Tham mưu,Chính Trị,Kỹ thuật và Hậu cần. Tiểu ban hành chính chỉ huy quản lý,vệ binh và nhà bếp. Làm chân trưởng tiểu ban này phải là 1 cạ với thủ trưởng ,không cần phải giỏi chuyên môn,bù lại phải là người tháo vát,biết tổ chức các bữa liên trong đơn vị cũng như các buổi tiếp khách.
Làm chân này ở thời khó khăn lúc bấy giờ thì kiếm đủ vì hồi đó việc kiểm soát đầu vào đầu ra gần như bất khả kháng. Trưởng tiểu ban này thường móc ngoặc với quản lý để thay đổi các con số. Làm chân quản lý này thường là lính nghĩa vụ đã qua trường lớp ở ngoài. T quản lý ở đơn vị nhà cháu đi sau cháu 1 năm,sau này nhà cháu biết lúc ra quân nó kiếm 1 mớ bộn tiền. Ngoài những khâu bớt xén trên còn phải kể ra mấy khâu cò rỉa khác như cần vụ chuyên đi chợ mua rau dưa, thủ kho bếp, nhà bếp...
Nói chung tiêu chuẩn của lính chỉ còn lại độ 1/2.
Do tiêu chuẩn bị các cấp bòn rút nên bữa ăn của lính thường ko đủ,chính vì vậy mà nguồn tiếp tế từ gia đình lên là luôn cần thiết.
Mỗi lần gđ lên thăm,không những mình mà hội bạn nhóm thân đều rất mừng rỡ vì thể nào bữa ăn có muối vừng đc duy trì đến 1/2 tháng. Có t còn để mỳ chính vào lọ thuốc penexilin thuỷ tinh để mỗi lần đi ăn cho 1 ít vào nước chấm. :D
Ngoài nguồn tiếp tế từ gđ thì lính tráng cũng hay cải thiện bữa ăn bằng cách đi hái rau hổ lốn mọc dại để nấu canh vào ngày CN đc nghỉ.
Sau này lên E bộ làm lính cơ quan, ngoài công việc chuyên môn ra thì nhà cháu còn tăng gia trồng trọt rau củ rất nhiều. 1 tuần p nhà cháu phải vài hôm cải thiện.
Nhà cháu còn đc trông cả 1 kho nhỏ,trong đó có khá nhiều thuốc nổ TNT. Thuốc nổ này như thỏi lương khô,bọn cháu vẫn chặt đôi,khoét 1 lỗ rồi cho nụ xoè vào để thỉnh thoảng ra sông kiếm cá cải thiện. Chính vì vụ này mà mùa xuân năm 1986 nhà cháu suýt chết.
 

Lavan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-448388
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
521
Động cơ
211,490 Mã lực
Em có ông anh đóng quân Quảng Ninh kể hồi đó lính đói lắm lúc đói quá toàn vào dân bắt trộm gà vịt, đào trộm khoai sắn ăn thôi. Vào đền Cửa Ông (hay đền gì không nhớ lắm) lấy dép của dân để ngoài mang bán hoặc đổi thức ăn.
Biết có thế nên kể vậy. Còn hóng các bác bên dưới.
 

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Em có ông anh đóng quân Quảng Ninh kể hồi đó lính đói lắm lúc đói quá toàn vào dân bắt trộm gà vịt, đào trộm khoai sắn ăn thôi. Vào đền Cửa Ông (hay đền gì không nhớ lắm) lấy dép của dân để ngoài mang bán hoặc đổi thức ăn.
Biết có thế nên kể vậy. Còn hóng các bác bên dưới.
Đúng rồi đói lắm cụ ah , ăn cắp của dân cũng có. Hồi năm 86 em ra dân ngoài Đảo Vĩnh thực ở Móng cái đa phần người gốc Hoa,họ sống còn lạc hậu lắm họ rất quý lính vì họ sống nhờ vào lính cũng nhiều, bán quần áo tư trang cho họ sử dụnh hoặc đổi lấy lạc, rượu thuốc lá, chè tầu, hoặc con gà con vịt, sau 1 thời gian hết các thứ lính nghĩ ra đủ mọi trò để lấy đồ , Có cậu lính cùng đơn vị còn giả danh là bác si đi chữa bệnh cho dân bằng những loại thuốc lá cây uống ko chết dc và đổi lại xin vài cân lạc chai rượu hay lạng chè.
Em nhớ hồi đó có phong trào đi nhổ lạc giúp dân vào ngày nghỉ, mỗi lần giúp dân xong thì bao giờ lính cũng xin dân ít lạc hay bao thuốc, sau dân thấy thiệt cũng không muốn lính làm nữa, và không cho làm, cuối cùng lính muốn tiếp cận dc nương lạc và nói với dân : Bá để con làm cho vui, làm xong con không xin bá gì cả đâu, thế là dân tin và cho nhổ cùng, nhưng trước khi nhổ lính đã cửu áo và buộc ống tay áo lại, vừa nhổ lạc thấy dân không để ý vặt 1 nắm cho vào ống tay áo , khi nào gần đầy 2 ống tay là xin phép về mà không xin bất cứ thứ gì.
Em nói để các cụ biết thời đó dân ở đấy khá lạc hậu, đi vệ sinh toàn lấy que gạt thôi không dùng giấy , nhà vệ sinh thường dc làm trên đồi cao, ngồi gió thổi mát đít vô cùng, Lính nói gì tin sái cổ, nên hay bị lính lừa, nhiều chuyện cười ra nc mắt.
Còn nhiều chuyện vui em kể sau.
 

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Ảnh em gặp lại người dân sau 30 năm trở lại họ vui mừng chào đón và tình quân dân thật ấm áp.






 

chlmsun

Xe tăng
Biển số
OF-305597
Ngày cấp bằng
19/1/14
Số km
1,628
Động cơ
313,570 Mã lực
Đến những năm 9x nó còn vào nhổ từng cây ngô của bà con mình. Bẩn bựa thật. Cháu kê gạch hóng :)
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
Đường lên Đài tưởng niệm 468, Thanh thủy, Hà giang

 

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Vâng, ngay cả E bộ đơn vị nhà cháu cũng có tình trạng này,huống chi là các đơn vị dưới. Tiểu ban hành chính là 1 tiểu ban trực thuộc ban tham mưu. E bộ gồm 4 cơ quan là : Tham mưu,Chính Trị,Kỹ thuật và Hậu cần. Tiểu ban hành chính chỉ huy quản lý,vệ binh và nhà bếp. Làm chân trưởng tiểu ban này phải là 1 cạ với thủ trưởng ,không cần phải giỏi chuyên môn,bù lại phải là người tháo vát,biết tổ chức các bữa liên trong đơn vị cũng như các buổi tiếp khách.
Làm chân này ở thời khó khăn lúc bấy giờ thì kiếm đủ vì hồi đó việc kiểm soát đầu vào đầu ra gần như bất khả kháng. Trưởng tiểu ban này thường móc ngoặc với quản lý để thay đổi các con số. Làm chân quản lý này thường là lính nghĩa vụ đã qua trường lớp ở ngoài. T quản lý ở đơn vị nhà cháu đi sau cháu 1 năm,sau này nhà cháu biết lúc ra quân nó kiếm 1 mớ bộn tiền. Ngoài những khâu bớt xén trên còn phải kể ra mấy khâu cò rỉa khác như cần vụ chuyên đi chợ mua rau dưa, thủ kho bếp, nhà bếp...
Nói chung tiêu chuẩn của lính chỉ còn lại độ 1/2.
Do tiêu chuẩn bị các cấp bòn rút nên bữa ăn của lính thường ko đủ,chính vì vậy mà nguồn tiếp tế từ gia đình lên là luôn cần thiết.
Mỗi lần gđ lên thăm,không những mình mà hội bạn nhóm thân đều rất mừng rỡ vì thể nào bữa ăn có muối vừng đc duy trì đến 1/2 tháng. Có t còn để mỳ chính vào lọ thuốc penexilin thuỷ tinh để mỗi lần đi ăn cho 1 ít vào nước chấm. :D
Ngoài nguồn tiếp tế từ gđ thì lính tráng cũng hay cải thiện bữa ăn bằng cách đi hái rau hổ lốn mọc dại để nấu canh vào ngày CN đc nghỉ.
Sau này lên E bộ làm lính cơ quan, ngoài công việc chuyên môn ra thì nhà cháu còn tăng gia trồng trọt rau củ rất nhiều. 1 tuần p nhà cháu phải vài hôm cải thiện.
Nhà cháu còn đc trông cả 1 kho nhỏ,trong đó có khá nhiều thuốc nổ TNT. Thuốc nổ này như thỏi lương khô,bọn cháu vẫn chặt đôi,khoét 1 lỗ rồi cho nụ xoè vào để thỉnh thoảng ra sông kiếm cá cải thiện. Chính vì vụ này mà mùa xuân năm 1986 nhà cháu suýt chết.
Sau này em cũng dc đi học quản lý cụ ah, em học 6 tháng và về làm quản lý cho C , C em thông tin trực thuộc E , Hồi đó bọn em ăn 11 đồng tiền ăn 1 ngày và 7,6 lạng gạo. Vậy em hiểu rất rõ là tại sao lính khổ.
Nói thật với cụ thời đấy sĩ qua chỉ huy đều là ở các quê hương nghèo muốn thoát ly đi học sĩ quan nên cũng muốn có đồng ra đồng vào gửi về cho vợ con, nhưng khổ nỗi là lương sĩ qua hồi đó chắc cũng chỉ đủ tiêu vặt và đi đường, vậy thì tiền ở đâu ra, chỉ còn mỗi nước sử dụng vào tiền ăn của lính, gạo của lính.
Hai nữa cái thằng quản lý hay ăn theo, thủ trưởng cũng muốn có tiền gửi về quê.
Thằng thủ kho cũng vậy cũng ăn bớt ăn xén gạo rồi đi bán lấy tiền tiêu.
Rồi đến thằng nhà bếp chia cơm, cũng thăn thiến bốc trộm gạo, chia cơm không đều , chia cơm có thủ thuật thân quen đồng hương thì xúc cơm ko xới tơi sẽ dc nhiều hơn.
Rồi ông lính đi vác gạo sểnh ra là chọc thủng bao gạo ăn cắp dấu ở đồi sau đi đổi rượu lạc.
Do vậy dẫn đến thâm hụt, luôn luôn bị trừ gạo và tiền ăn hàng ngày dẫn đến thiếu ăn và đói.
Có 1 câu chuyện mà em phải đánh thằng nhà bếp con ông trưởng ban quân lực 1 trận. Hôm ấy đơn vị có giết lợn sau chia cho lính, lính có phàn nàn với em là thịt lợn giết mấy con mà sao lính dc ít quá, em hỏi thằng bếp trưởng nó bảo là đã chia đều ( Lúc đó em làm A trưởng hậu cần ) mấy hôm sau trong phòng em thấy có nặng mùi gì đó em mới lục tung góc chỗ gầm tủ của thằng y tá 1 thùng thịt lợn do thằng nhà bếp thăn thiến của lính để ăn dần nó tham nhưng để dc 2 hôm thì thịt bị thối mặc dù nó đã làm chín. Em lôi ra đấm cho nó mấy phát vào mặt.
Còn 1 chuyện nữa là hôm em đi nhận 1 tấn lợn cho đơn vị về để chuẩn bị cho Tết nguyên đán, nhận lơn ở bến nhưng không có xe chở lợn về, cho nên lính phải dắt lơn về bằng đường bộ, 1 ông lính dắtt 2 con, đi bộ 7 km từ bến tàu về đơn vị, khốn khổ lơn thì đi chậm lắm khi còn phải ủn đít cho nó đi, mỗi con nặng chừng 7 đến 80 kg nên cũng ko khênh dc , đi từ sáng đến trưa về đến đơn vị lợn chết đến 1 phần 3, lý do chết rất lãng xẹt là lính sợ không dc ăn thịt nên đánh chết thì kiểu gì cũng dc ăn.Hôm đó em phải gọi đơn vị khác cho vay ko có bảo quản thì hỏng hết.
Còn khi giết lợn bon sĩ quan C điểm nhiên chiếm 2 cái thăn lợn và quả mông sau đó mới chia cho lính.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top