Góp với cụ chủ thớt.
Vào đầu nhữn năm 198x chiến tranh biên giới vẫn dai dẳng, mặc dù TQ đã tuyên bố rút quân tháng 3 năm 1979. Lúc này, TQ áp dụng chiến thuật thâm độc "làm VN chảy máu" bằng cách thọc sâu, chiếm các điểm cao, từ đó khống chế, bắn phá ra xung quanh. Cuộc chiến giữ, chiếm lại chốt xảy ra chủ yếu là thời này. Rút kinh nghiệm đợt trước, vả lại, chiến trường tương đối cố định về mặt địa lý, nên TQ dùng rất nhiều pháo binh và gây cho ta rất nhiều thiệt hại. Các thiệt hai, các trận đánh căng thẳng, ví dụ ở Cao Lộc, Vị Xuyên, chủ yếu diễn ra trong thời kỳ này. Vào cuối 1983, đầu 1984, nóng ruột vì các đơn vị khác giằng giật mãi với địch cao điểm 400, sư trưởng sư em (Sư 10, QĐ 3, vốn được coi là sư sơn cước theo lời lan trong lính) đề nghị BQP cho sư 10 tham chiến. Lính lác đào công sự, vác bê tông làm hầm, làm đường xe tăng phối thuộc, lĩnh đạn giấy, ..., một hồi mệt nhọc, nhưng rồi BQP bảo đơn vị nằm yên vì là dự bị chiến lược gì đó. QĐ3 lúc đó mới rút ở K ra, được ném lên phía Bắc và bọn em thuộc loại bổ sung quân số. Cũng có thể vì thế mà còn thằng đang mua bàn phím bây giờ.
Cùng lúc, vào 1982, tại K, thiệt hại của VN lớn lắm, lớn hơn trước khi vào Pnom Pênh nhiều. Sư trưởng Tuấn của sư em, một vị tướng tài và khét tiếng, cũng hy sinh vì B41 khi đoàn xe bị phục kích. Lính Pol Pốt, nếu ta đánh lớn thì chạy re, nhưng lại áp dụng chính những bài chiến tranh du kích chống lại quân ta. Ban ngày hay lúc nãy là nông dân đấy, nhưng bây giờ tập kích và gây thương vong cho quân ta. Lính ta, nhất là lính mới, không biết tiếng K, ngơ ngác, nên càng dễ dính.