[Funland] Tìm những câu chuyện lính biên giới những năm 79 -89

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,043
Động cơ
406,814 Mã lực
Tôi đi lính 80, làm lính công binh lang thang khắp tây bắc, khi sắp ra quân năm 84 thì làm lính sư đoàn 326 đóng ở Phong Thổ Lai Châu. Đời lính thì nhớ nhất là đói và lên rừng lấy gỗ và củi vì nó quá khổ cho mấy thằng sinh viên dân thành phố, đến bây giờ cũng chả ai cho vào cái hội CCB hay CQN gì đó và mình cũng chả tìm hiểu làm gì. Chuyện lính tráng thì nhiều lắm, nhưng có chuyện này chém cho vui là hồi ở cái D 25 lữ đoàn 543 mình ở B trinh sát, có 1 thằng lính 79 làm liên lạc cho D trưởng. Mình cứ gọi nó là mõ, nó cay lắm đánh nhau, cãi nhau vài lần chả được thì nó lên xin D trưởng cho thôi làm liên lạc, thế là mình bị gọi lên chấn chỉnh làm kiểm điểm các kiểu và qua vài lần ăn năn các kiểu nước mắt cá sấu mình vẫn bị cho đi nuôi bò trên 1 hòn đảo hoang trên hồ Thác Bà. Chao ôi là sướng vì có mỗi 1 mình làm rôbinson và sau hơn 2 tháng cái thằng nuôi bò trước mình chèo thuyền ra hỏi bò đẻ chưa. Mình bảo có 2 con đẻ, nó bảo bán ngay 1 con bò nhỡ đi vì tao khai chỉ có thế đang định bán đợt này thì mày ra thay, kèm theo nó dẫn cả người mua ra mới hài...Vừa rồi đi thăm Apachai theo lời mấy thằng cùng sư đoàn sống trên Lai Châu, có Gặp ô chủ KS thanh Bình là lính cũ với nhau đưa lên dưa góp với anh em ...




cụ vào of trước e 1 năm mà mới 16 pos .thật là cao nhân. e fun tí, nhìn hình cụ mặc đồ quân nhân bảnh( đẹp sang chảnh) lắm . like cụ
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,900
Động cơ
1,002,318 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tôi đi lính 80, làm lính công binh lang thang khắp tây bắc, khi sắp ra quân năm 84 thì làm lính sư đoàn 326 đóng ở Phong Thổ Lai Châu. Đời lính thì nhớ nhất là đói và lên rừng lấy gỗ và củi vì nó quá khổ cho mấy thằng sinh viên dân thành phố, đến bây giờ cũng chả ai cho vào cái hội CCB hay CQN gì đó và mình cũng chả tìm hiểu làm gì. Chuyện lính tráng thì nhiều lắm, nhưng có chuyện này chém cho vui là hồi ở cái D 25 lữ đoàn 543 mình ở B trinh sát, có 1 thằng lính 79 làm liên lạc cho D trưởng. Mình cứ gọi nó là mõ, nó cay lắm đánh nhau, cãi nhau vài lần chả được thì nó lên xin D trưởng cho thôi làm liên lạc, thế là mình bị gọi lên chấn chỉnh làm kiểm điểm các kiểu và qua vài lần ăn năn các kiểu nước mắt cá sấu mình vẫn bị cho đi nuôi bò trên 1 hòn đảo hoang trên hồ Thác Bà. Chao ôi là sướng vì có mỗi 1 mình làm rôbinson và sau hơn 2 tháng cái thằng nuôi bò trước mình chèo thuyền ra hỏi bò đẻ chưa. Mình bảo có 2 con đẻ, nó bảo bán ngay 1 con bò nhỡ đi vì tao khai chỉ có thế đang định bán đợt này thì mày ra thay, kèm theo nó dẫn cả người mua ra mới hài...Vừa rồi đi thăm Apachai theo lời mấy thằng cùng sư đoàn sống trên Lai Châu, có Gặp ô chủ KS thanh Bình là lính cũ với nhau đưa lên dưa góp với anh em ...




Chủ KS Thanh Bình bên Bồ Đề phỏng cụ?
Cụ nhắc đến chuyện khai thác gỗ ở trên rừng làm nhà cháu nhớ lại hồi lính cháu cũng đi khai thác gỗ,nhưng không phải trong rừng mà là trên đồi ạ! Cháu khai thác gỗ ở vùng núi Hoà Bình,sống cùng với bà con dân tộc.
Hè năm 1986,do tình hình chiến sự đã ổn ổn Qđ bật đèn xanh cho phép 1 số đơn vị ở tuyến sau làm kinh tế,tự xây dựng doanh trại. Mượn gió bẻ măng,đơn vị cháu bắt tất cả các đv trực thuộc phải đi khai thác gỗ ( gỗ thì phục vụ cho sỹ quan mang về quê đóng giường tủ là chủ yếu,còn cho đơn vị thì rất ít),kể cả lính e bộ cũng phải tham gia luân phiên.
Vùng đồi núi Hoà Bình là nơi đ vị nhà cháu khai thác,chả hiểu có phải xin phép CQ hay ko? Khu rừng đồi này là 1 khu rừng nguyên sinh,có những cây đường kính cỡ 1 m,bà con dân tộc ở đây thưa thớt,đất canh tác rộng rãi nên họ cũng ko đụng chạm tới khu rậm rạp làm gì.
Nhiệm vụ của những đợt đi khai thác đầu tiên là phát quang,làm việc này họ chủ yếu là đốt rừng để những cây nhỏ cháy trụi,chỉ còn những cây to. Tiếp theo là đến đợt 2,đi cưa các cây thẳng,từng khúc cỡ >2m sao cho đúng kích thước vai giường. :))
Bọn cháu làm nhiệm vụ tiếp theo là bê những khúc gỗ đó về bãi tập kết. Đây là việc nặng nhọc nhất!
Thời gian đầu thì khá dễ dàng vì những khúc gỗ nằm gần bãi,chỉ bê ra đỉnh đồi rồi thả cho lăn xuống dốc. Đống gỗ ở gần bãi nhanh chóng đc giải phóng,nhưng tiếp sau mới là gian nan.
Ngay đến tù khổ sai cũng làm việc chỉ như mức bọn cháu là cùng!
1 cây gỗ dài hơn 2m,đường kính tầm 40 phân được 6 ông dùng dây rừng và đòn,khênh từ chân đồi lên đến đỉnh đồi vài chục m,có những khúc phải 2 lần lên đỉnh. Mặt mũi,ng ngợm toàn thân đen sì hơn thợ mỏ vì bồ hóng của thân cây bị cháy dính vào. Mồ hôi,mồ kê ướt sũng và tất cả đều phải gắng sức nhất đều vì 1 ô mà buông ra là tất cả sẽ đuối sức mà ngã ngay,cực kỳ nguy hiểm.
Rất may là trong 1 tháng,uống nước suối,cơm ko đủ mà bọn cháu ko 1 ai ngã bệnh,hoặc tai nạn.
 

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Lính thời đó đúng nghĩa là nhục như đi tù, do vậy đơn vị tân binh bon em năm 86 có 1 lính cùng C huấn luyện tụi em tự bắn vào chân mình để dc đi viện, em nghĩ đây là vụ điển hình nhất trong thời kỳ này. Hôm đó vào giờ sáng giờ thực hành tháo lắp súng AK 47 , thực hành thường có cái giá dc đóng bằng gỗ trước cửa của các Trung đội, mọi người ra hết ngoài và mang súng ra thực hành, còn mỗi cậu này vẫn loay hoay trong lán, 1 lúc nghe thấy tiếng Đoành. và cậu kêu giống lên như con bò lăn từ phản xuống đất máu chảy ra từ đùi be bét, mọi người vội đưa cậu ấy lên trạm xá trung đoàn. Rất may cho cậu ấy viên đạn xuyên qua phần mềm của đùi , sau 1 tháng chữa trị cậu này bị tước quân tịch, do tự sử dụng vũ khí tựu bắn vào đùi mình. Vụ này cả trung đoàn còn nhắc mãi những năm sau này.
 

innoko

Xe buýt
Biển số
OF-360970
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
574
Động cơ
263,908 Mã lực
Thớt này dự là rất hay, em hóng
 

hungpb

Xe buýt
Biển số
OF-207428
Ngày cấp bằng
24/8/13
Số km
847
Động cơ
325,144 Mã lực
Nơi ở
Xứ sở thiên đường
Em góp cái ảnh nơi khốc liệt nhất










Cháu thuộc loại sinh sau đẻ muộn
Nhìn thấy những bức ảnh này cũng thấy rưng rưng
Cảm ơn các cụ đã hi sinh cho cs này
Căm giận cái bọn bán nước hại dân
 

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Chủ KS Thanh Bình bên Bồ Đề phỏng cụ?
Cụ nhắc đến chuyện khai thác gỗ ở trên rừng làm nhà cháu nhớ lại hồi lính cháu cũng đi khai thác gỗ,nhưng không phải trong rừng mà là trên đồi ạ! Cháu khai thác gỗ ở vùng núi Hoà Bình,sống cùng với bà con dân tộc.
Hè năm 1986,do tình hình chiến sự đã ổn ổn Qđ bật đèn xanh cho phép 1 số đơn vị ở tuyến sau làm kinh tế,tự xây dựng doanh trại. Mượn gió bẻ măng,đơn vị cháu bắt tất cả các đv trực thuộc phải đi khai thác gỗ ( gỗ thì phục vụ cho sỹ quan mang về quê đóng giường tủ là chủ yếu,còn cho đơn vị thì rất ít),kể cả lính e bộ cũng phải tham gia luân phiên.
Vùng đồi núi Hoà Bình là nơi đ vị nhà cháu khai thác,chả hiểu có phải xin phép CQ hay ko? Khu rừng đồi này là 1 khu rừng nguyên sinh,có những cây đường kính cỡ 1 m,bà con dân tộc ở đây thưa thớt,đất canh tác rộng rãi nên họ cũng ko đụng chạm tới khu rậm rạp làm gì.
Nhiệm vụ của những đợt đi khai thác đầu tiên là phát quang,làm việc này họ chủ yếu là đốt rừng để những cây nhỏ cháy trụi,chỉ còn những cây to. Tiếp theo là đến đợt 2,đi cưa các cây thẳng,từng khúc cỡ >2m sao cho đúng kích thước vai giường. :))
Bọn cháu làm nhiệm vụ tiếp theo là bê những khúc gỗ đó về bãi tập kết. Đây là việc nặng nhọc nhất!
Thời gian đầu thì khá dễ dàng vì những khúc gỗ nằm gần bãi,chỉ bê ra đỉnh đồi rồi thả cho lăn xuống dốc. Đống gỗ ở gần bãi nhanh chóng đc giải phóng,nhưng tiếp sau mới là gian nan.
Ngay đến tù khổ sai cũng làm việc chỉ như mức bọn cháu là cùng!
1 cây gỗ dài hơn 2m,đường kính tầm 40 phân được 6 ông dùng dây rừng và đòn,ơntừ chân đồi lên đến đỉnh đồi vài chục m,có những khúc phải 2 lần lên đỉnh. Mặt mũi,ng ngợm toàn thân đen sì hơn thợ mỏ vì bồ hóng của thân cây bị cháy dính vào. Mồ hôi,mồ kê ướt sũng và tất cả đều phải gắng sức nhất đều vì 1 ô mà buông ra là tất cả sẽ đuối sức mà ngã ngay,cực kỳ nguy hiểm.
Rất may là trong 1 tháng,uống nước suối,cơm ko đủ mà bọn cháu ko 1 ai ngã bệnh,hoặc tai nạn.
Ngày đấy sĩ quan cũng tham vãi, khai thác gỗ thì nhăm nhe mang về quê, lính về phép thì nhờ mua cái này cái nọ, khi lên đơn vị phải quà cáp, lính về phép không dc cắt gạo hay tiền ăn để phần đấy cho cán bộ, nhiều cán bộ sử dụng tiền chung của đơn vị để sử dụng về quê, bán cả gạo để tiếp khách và ăn nhậu dẫn đến đơn vị suốt ngày bị thâm hụt..
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,900
Động cơ
1,002,318 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vâng,nhà cháu ở e bộ nên mọi "thâm cung bí sử" đều tường tận khá rõ. Nói chung thời đó,các sỹ quan đa phần trình độ văn hoá chỉ hết cấp 2,họ đi lính từ những vùng quê nghèo. Thời chiến tranh thì hầu như ai cũng phải đi lính,sau giải phóng MN 1975,1 số ít đc phục viên nhưng do chiến sự vẫn còn kéo dài miên man hết mặt trận Tây Nam đến biên giới phía Bắc nên qđ vẫn duy trì quân chủ lực. Trở về quê thì ko có việc làm nên đa phần chọn nghề binh,đội ngũ này chỉ cần 1 năm học trường quân chính là trở thành sỹ quan,ra trường với quân hàm thiếu uý,ít nhất chức vụ là b trưởng rồi chả mấy chốc lên lon và thăng chức đúng kiểu sống lâu lên lão làng.
Thời nhà cháu,mấy ô sỹ quan chỉ hơn nhà cháu độ 9-10 tuổi với quân hàm chủ yếu là thượng uý. Sau này đa phần trở về làm trụ cột của các phòng ban Qktđ,người thấp nhất cũng làm chân phó quận,huyện đội ở TĐ và tất cả đều có nhà riêng do qk cấp ở HN. Khu vực Hoàng văn Thái,Vương thừa Vũ,Lê trọng Tấn... là nơi họ đc cấp đất và xây nhà xây cửa rất hoành tráng.
Tuy vậy cũng có người rất giỏi và nhà cháu rất khâm phục và kính trọng. Những vị này ngoài chuyên môn giỏi,bản lĩnh trận mạc lại đầy vẻ phong trần chất lính.
Còn vấn đề cụ kể về các trường hợp lính đc về phép,cán bộ lấy luôn tiêu chuẩn của họ là chuyện quá bình thường,nhưng chỉ xảy ra ở đơn vị cấp d hay c,chứ trên e bộ nhà cháu thì đc nghỉ 2 ngày trở lên là báo quản lý cắt cơm rồi truy lĩnh tiền sau. Nhà cháu thì hay đi công tác nên cón có cả tiền phí công tác nữa.
Sau này nhà cháu về ban quân lực,thỉnh thoảng sếp còn bắt xuống các d đê gặp quản lý,thậm chí có lần quản lý còn mang ít thịt muối lên biếu,do lệnh của d trưởng hoặc phó. Do hồi đó đã có kiểu lính đi nv nhưng ở nhà,hàng tháng nộp tiền theo kiểu bộ đội làm kinh tế,điều này dĩ nhiên là sai trái nhưng họ vẫn thoả thuận với nhau,kiếm chút lặt vặt. Và những trường hợp này thường bị ngấm ngầm cắt xuất ăn.
Ngày đấy sĩ quan cũng tham vãi, khai thác gỗ thì nhăm nhe mang về quê, lính về phép thì nhờ mua cái này cái nọ, khi lên đơn vị phải quà cáp, lính về phép không dc cắt gạo hay tiền ăn để phần đấy cho cán bộ, nhiều cán bộ sử dụng tiền chung của đơn vị để sử dụng về quê, bán cả gạo để tiếp khách và ăn nhậu dẫn đến đơn vị suốt ngày bị thâm hụt..
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,901
Động cơ
1,030,140 Mã lực
Em đi lính tháng 3 năm 1986 , thuộc trung đoàn 771 Sư 242 ( Thuộc Đặc khu Quảng ninh) trước đây.
Đã hơn 30 năm em về thăm lại đơn vị cũ , thấy biên giới thanh bình và đẹp lạ lùng.

Như các cụ đã biết ngày 17-2-1979, khi pháo binh Trung Quốc đã khai hỏa vào các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.
Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt xua quân xâm lược biên giới cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó.
Để nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc và bắt đầu câu chuyện về người lính, về đơn vị về cuộc sống của những người lính biên giới nên em lập topic này cụ nào từng đi lính biên giới những năm 1979 - 1989 tham gia thảo luận và kể những câu chuyện Chiến đấu về đơn vị,nơi đóng quân, thủ trưởng, và những kỷ niệm khó quên của đời lính.
Những chuyện có thật ở đơn vị biên giới thời đó, không bịa đặt chuyện, không sao chép , nhân cách hoá.

Những gì em dc nếm trải bao gồm : Cái đói là khổ nhất, xong đến cái rét thấu xương thấu thịt, nhớ nhà, ghẻ lở , hắc lào, ngã nước, hình phạt, lao động ,huấn luyện , canh gác,, diễn tập chiến đấu,thao trường, báo động trong đêm, đi rừng, đều thấy tan tác cuộc đời .....
Trong đó không thiếu 1 phần tiêu cực trong quân đội, 1 số sĩ quan tha hoá , tư lợi , biến chất.
Tiện đây cho em hỏi các cụ đã từng sống và chiến đấu từ năm 79 đến 89 trong thời kỳ này có dc gọi là cựu chiến binh không ah ?

Vài bức ảnh biên giới do em chụp sau 30 năm thăm lại nơi đóng quân :




Em thì đang giữ chức chủ tịch hội ccb của cơ quan đây . Em cũng là lính mặt trận biên giới phía bắc nhưng em đóng quân ở Hà giang cụ ạ . Em nhập ngũ 1984 cụ ạ
 

thanhdo62

Xe tăng
Biển số
OF-353440
Ngày cấp bằng
3/2/15
Số km
1,550
Động cơ
275,080 Mã lực
Chủ KS Thanh Bình bên Bồ Đề phỏng cụ?
Cụ nhắc đến chuyện khai thác gỗ ở trên rừng làm nhà cháu nhớ lại hồi lính cháu cũng đi khai thác gỗ,nhưng không phải trong rừng mà là trên đồi ạ! Cháu khai thác gỗ ở vùng núi Hoà Bình,sống cùng với bà con dân tộc.
Hè năm 1986,do tình hình chiến sự đã ổn ổn Qđ bật đèn xanh cho phép 1 số đơn vị ở tuyến sau làm kinh tế,tự xây dựng doanh trại. Mượn gió bẻ măng,đơn vị cháu bắt tất cả các đv trực thuộc phải đi khai thác gỗ ( gỗ thì phục vụ cho sỹ quan mang về quê đóng giường tủ là chủ yếu,còn cho đơn vị thì rất ít),kể cả lính e bộ cũng phải tham gia luân phiên.
Vùng đồi núi Hoà Bình là nơi đ vị nhà cháu khai thác,chả hiểu có phải xin phép CQ hay ko? Khu rừng đồi này là 1 khu rừng nguyên sinh,có những cây đường kính cỡ 1 m,bà con dân tộc ở đây thưa thớt,đất canh tác rộng rãi nên họ cũng ko đụng chạm tới khu rậm rạp làm gì.
Nhiệm vụ của những đợt đi khai thác đầu tiên là phát quang,làm việc này họ chủ yếu là đốt rừng để những cây nhỏ cháy trụi,chỉ còn những cây to. Tiếp theo là đến đợt 2,đi cưa các cây thẳng,từng khúc cỡ >2m sao cho đúng kích thước vai giường. :))
Bọn cháu làm nhiệm vụ tiếp theo là bê những khúc gỗ đó về bãi tập kết. Đây là việc nặng nhọc nhất!
Thời gian đầu thì khá dễ dàng vì những khúc gỗ nằm gần bãi,chỉ bê ra đỉnh đồi rồi thả cho lăn xuống dốc. Đống gỗ ở gần bãi nhanh chóng đc giải phóng,nhưng tiếp sau mới là gian nan.
Ngay đến tù khổ sai cũng làm việc chỉ như mức bọn cháu là cùng!
1 cây gỗ dài hơn 2m,đường kính tầm 40 phân được 6 ông dùng dây rừng và đòn,khênh từ chân đồi lên đến đỉnh đồi vài chục m,có những khúc phải 2 lần lên đỉnh. Mặt mũi,ng ngợm toàn thân đen sì hơn thợ mỏ vì bồ hóng của thân cây bị cháy dính vào. Mồ hôi,mồ kê ướt sũng và tất cả đều phải gắng sức nhất đều vì 1 ô mà buông ra là tất cả sẽ đuối sức mà ngã ngay,cực kỳ nguy hiểm.
Rất may là trong 1 tháng,uống nước suối,cơm ko đủ mà bọn cháu ko 1 ai ngã bệnh,hoặc tai nạn.
Hè 86 cụ mới phải khai thác gỗ ,em đi 2/83 mà nghe lính 81 đã phải khai thác gỗ cho cán bộ đóng gường tủ rồi .Mà bọn em đóng quân ở TÀ LÙNG ,CAO BẰNG sát đường biên luôn ,lính trước khi ra quân toàn làm thợ chặt gỗ .Gỗ nghiến chặt bằng dao 2thằng một cây mọt ngày theo mức khoán ,chặt cây có đường kính 50 cm ,dài 3m .Mang xuống núi bỏ lên xe chở đi 30km ,rồi vác ngược lên lưng chừng núi cao 331 m so với mặt biển để xây đài quan sát pháo binh .Bọn em chỉ thích báo động để trực chiến ,vì trực chiến thì kg phải lao động và được ăn ngon hơn .Lính khai thác thì vất vả nhưng thợ mộc thì lại sướng.
 

thanhdo62

Xe tăng
Biển số
OF-353440
Ngày cấp bằng
3/2/15
Số km
1,550
Động cơ
275,080 Mã lực
Ngày đấy sĩ quan cũng tham vãi, khai thác gỗ thì nhăm nhe mang về quê, lính về phép thì nhờ mua cái này cái nọ, khi lên đơn vị phải quà cáp, lính về phép không dc cắt gạo hay tiền ăn để phần đấy cho cán bộ, nhiều cán bộ sử dụng tiền chung của đơn vị để sử dụng về quê, bán cả gạo để tiếp khách và ăn nhậu dẫn đến đơn vị suốt ngày bị thâm hụt..
Năm 84 em về THƯỜNG TÍN lấy quân ,nhận xong phát quân tư trang rồi cho lính mới về luôn 5 hôm ,sau 5 hôm phải có mặt .Số gạo dư ra 5 hôm của hàng ngàn lính mới các bố xơi cả .Nhưng chưa bằng đợt 83 em đi ,bọn em còn được cho về một tuần luôn .Về đơn vị thì đi phép lại lĩnh đủ luôn ,nói chung cán bộ cũng có chuyện kia nhưng kg lớn lắm ,hơn nữa bọn em ở tuyến một lên cán bộ cũng nhẹ nhàng .Nhiệm vụ chung vẫn phải thực hiện nhưng cũng hoà đồng với lính tráng .
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
Hồi cháu đã là cựu binh thì đơn vị tiếp nhận 1 bác học xong ĐH Mỏ ,có theo lớp SQ dự bị...
Đại học Mỏ Địa chất ở đơn vị em có 3 ông, đều nhập ngũ tháng 7/84, có 2 ông học ở Liên Xô về. Hiện nay chỉ còn 1 ông vẫn đang công tác trong trường.
Còn có bằng sỹ quan dự bị trong tụi lính em biết có 1 ông (có thể hơn nhiều, nhưng họ dấu). Nhưng cũng chỉ biết với nhau, còn ông ấy cũng dấu đơn vị để chỉ là lính cho đến lúc ra quân.
2 ông học ở Liên Xô về thì hồi học bên ấy ở cùng khu với bác Tư lệnh Quân khu, nhưng khi đơn vị lên chốt chỉ 1 ông được rút lên Quân khu. Ông còn lại vẫn là quân khí D cho đến lúc ra quân.
Vì đám lính tốt nghiệp đại học từ Hà Nội lên đông, nên hiện nay khá nhiều người thành đạt (cả ở địa phương cũng nhiều người rất thành đạt, nhưng tỷ lệ ít hơn). Bác đội trưởng Thanh tra giao thông Hà Giang trước đây là D trưởng D4 của E em!
E em có 3 ông hàm tướng, D em có 1.
 
Chỉnh sửa cuối:

TÉP

Xe tăng
Biển số
OF-25556
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
1,315
Động cơ
498,690 Mã lực
Ngoài các chiến trường B, C, K, 559, biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, hải đảo, còn phải kể đến Tây nguyên khu vực tiễu phạt tụi Fulro nữa. Cứ ở trong các đơn vị hoạt động ở các khu vực chiến trường này thì khi xuất ngũ sẽ là CCB. Các cụ sau khi xuất ngũ hoàn thành NVQS, không ở các khu vực trên chỉ là cựu quân nhân (CQN).
Bây giờ em mới biết cái này, cứ tưởng cứ đi lính về thì là CCB.
Không liên quan đến BGPB nhưng em góp chuyện cho vui.
Ông già em chiến đấu bên Lào năm 196x, cấp hàm chuẩn úy pháo binh.
Vừa rồi duyệt binh 2/9/2015, ông già đi theo đội hình CCB, được cấp phát quân phục hàm trung tá, nói mãi ông già mới mặc vào.
Về đến nhà ông già vẫn lẩm bẩm ngại quá. Em bảo ông mà đánh nhau tiếp đế giờ có khi trung tướng rồi, trung tá ăn thua giề, ông già nghe có vẻ khoái :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Chim ăn thịt

Xe tăng
Biển số
OF-510117
Ngày cấp bằng
15/5/17
Số km
1,128
Động cơ
188,699 Mã lực
Tuổi
47
Em đi lính tháng 3 năm 1986 , thuộc trung đoàn 771 Sư 242 ( Thuộc Đặc khu Quảng ninh) trước đây.
Đã hơn 30 năm em về thăm lại đơn vị cũ , thấy biên giới thanh bình và đẹp lạ lùng.
Như các cụ đã biết ngày 17-2-1979, khi pháo binh Trung Quốc đã khai hỏa vào các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.
Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt xua quân xâm lược biên giới cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó.
Để nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc và bắt đầu câu chuyện về người lính, về đơn vị về cuộc sống của những người lính biên giới nên em lập topic này cụ nào từng đi lính biên giới những năm 1979 - 1989 tham gia thảo luận và kể những câu chuyện Chiến đấu về đơn vị,nơi đóng quân, thủ trưởng, và những kỷ niệm khó quên của đời lính.
Những chuyện có thật ở đơn vị biên giới thời đó, không bịa đặt chuyện, không sao chép , nhân cách hoá.

Những gì em dc nếm trải bao gồm : Cái đói là khổ nhất, xong đến cái rét thấu xương thấu thịt, nhớ nhà, ghẻ lở , hắc lào, ngã nước, hình phạt, lao động ,huấn luyện , canh gác,, diễn tập chiến đấu,thao trường, báo động trong đêm, đi rừng, đều thấy tan tác cuộc đời .....
Trong đó không thiếu 1 phần tiêu cực trong quân đội, 1 số sĩ quan tha hoá , tư lợi , biến chất.
Tiện đây cho em hỏi các cụ đã từng sống và chiến đấu từ năm 79 đến 89 trong thời kỳ này có dc gọi là cựu chiến binh không ah ?

Vài bức ảnh biên giới do em chụp sau 30 năm thăm lại nơi đóng quân :




Cụ chủ là một người rất có trách nhiệm, nghĩa vụ, ... với đất nước. Em nghĩ nếu cụ đi nghĩa vụ năm 1986 thì hơi khó cho cụ là cựu chiến binh đành rằng biên giới giữa mình với họ chỉ hòa bình sau năm 1989. Nhưng em nghĩ thời điểm sau năm 1989 nó chỉ là những đụng độ nhỏ như của Trung Quốc và Ấn Độ bây giờ thôi. Chúc cụ luôn khỏe!
 

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Bây giờ em mới biết cái này, cứ tưởng cứ đi lính về thì là CCB.
Không liên quan đến BGPB nhưng em góp chuyện cho vui.
Ông già em chiến đấu bên Lào năm 196x, cấp hàm chuẩn úy pháo binh.
Vừa rồi duyệt binh 2/9/2015, ông già đi theo đội hình CCB, được cấp phát quân phục hàm trung tá, nói mãi ông già mới mặc vào.
Về đến nhà ông già vẫn lẩm bẩm ngại quá. Em bảo ông mà đánh nhau tiếp đế giờ có khi trung tướng rồi, trung tá ăn thua giề, ông già nghe có vẻ khoái :)
Đúng là cái quân hàm bây giờ ở VN mình rất không nói nên điều gì cả, từ thiếu tá cho đến đại tá nhiều như lợn con, hôm em ra Hồ tây vụ cá chết quân đội cho quân ra sử lý em thấy toàn sĩ quan ra làm, có cả những ông trung tá ra vớt cá, nói chuyện với ông ấy toàn chửi nước sông công lính là sĩ quan lên theo thâm niên thôi chứ loại tá như tao bây giờ nhan nhản khác *** gì thằng lính. Nhân đây nói về đơn vị em hồi mới ra chưa có sĩ quan về thay trung đội trưởng toàn là lính nghĩa vụ chỉ huy, Trung uý chờ lên cấp đã dc làm C trưởng rồi , còn ông Đại uý chỗ em đã là Tham mưu trưởng trung đoàn cũng thuộc loại hét ra lửa, thế mới biết bây giờ tre ranh lên tá nhiều lắm , lương cao.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
..., Trung uý chờ lên cấp đã dc làm C trưởng rồi , còn ông Đại uý chỗ em đã là Tham mưu trưởng trung đoàn cũng thuộc loại hét ra lửa, thế mới biết bây giờ tre ranh lên tá nhiều lắm , lương cao.
Đơn vị em ông D trưởng thiếu úy, E trưởng đại úy.
Cậu bạn cùng lên Hà Giang hôm vừa rồi ra quân trung sỹ, cấp bậc cao nhất B trưởng...!
Em ra quân hạ sỹ, lúc trong đó cũng đã lên hạ sỹ rồi, đơn vị nhận 16 ông Sỹ quân lục quân I vừa tốt nghiệp ra, cậu trung sỹ đi trước em hô "nghiêm! đằng trước thẳng", rồi "bên phải quay!". Em bảo "thôi, bỏ nghiêm nghỉ đi, các ông theo mấy ông này, họ làm và bảo cái gì thì cố theo họ, may ra sẽ sống!". Rồi mỗi ông lính phụ trách 1 ông sỹ quan. Đến cuối chiến dịch tụi em được rút ra thì rơi mất 1/2 (cả bị thương được đưa xuống tuyến dưới). Có 1 ông, hình như con ông tướng nào ở dưới này, bị mảnh đạn vào đầu về nằm viện 105 chẳng tỉnh lại được!
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,900
Động cơ
1,002,318 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đơn vị em ông D trưởng thiếu úy, E trưởng đại úy.
Cậu bạn cùng lên Hà Giang hôm vừa rồi ra quân trung sỹ, cấp bậc cao nhất B trưởng...!
Em ra quân hạ sỹ, lúc trong đó cũng đã lên hạ sỹ rồi, đơn vị nhận 16 ông Sỹ quân lục quân I vừa tốt nghiệp ra, cậu trung sỹ đi trước em hô "nghiêm! đằng trước thẳng", rồi "bên phải quay!". Em bảo "thôi, bỏ nghiêm nghỉ đi, các ông theo mấy ông này, họ làm và bảo cái gì thì cố theo họ, may ra sẽ sống!". Rồi mỗi ông lính phụ trách 1 ông sỹ quan. Đến cuối chiến dịch tụi em được rút ra thì rơi mất 1/2 (cả bị thương được đưa xuống tuyến dưới). Có 1 ông, hình như con ông tướng nào ở dưới này, bị mảnh đạn vào đầu về nằm viện 105 chẳng tỉnh lại được!
Nhà cháu ra quân với cấp bậc trung sỹ,1 cấp bậc cũng khơ khớ của lính nghĩa vụ. :))
Đọc còm trước và còm này của bác,nhà cháu phải công nhận e của bác có 3 vị tướng là khá đặc biệt. Như e của nhà cháu,các sỹ quan nhà cháu đều biết hết nhưng ko 1 ai lên đc chức tướng. Người cao nhất từ e trưởng lên sư trưởng là cao nhất,bác này thời đó vừa từ d trưởng lên ban tham mưu. Hồi nhà cháu mới nhập ngũ thì e trưởng đã đeo quân hàm trung tá bạc phếch,về sau bác ấy đc điều động về quân khu làm chủ nhiệm phòng pháo,đeo quân hàm đại tá cỡ 5-6 năm rồi về hưu nguyên vị.
Như đã còm ỏ trang trước,đội sỹ quan e nhà cháu sau này về hết quân khu ở 33 Phạm ngũ Lão,toàn có chức sắc cao. 1 bác vẫn hàng đêm sinh hoạt với nhà cháu với quân hàm trung uý ( lính nv sau đi học quân chính),bác này về hưu cũng 5-6 năm nay,làm trưởng ban TC quân khu với quân hàm 4* 2 gạch. Cậu e bác này khi nhà cháu ra quân mới nhập ngũ vào đv,rồi chuyển về e quân nhạc 781 QKTĐ( bây giờ là lữ đoàn quân nhạc thuộc bộ QP) giờ cũng quân hàm thượng tá. Đợt e nhà cháu tổ chức ọp,cậu này tài trợ đến 70% chi phí.
Nói chung bên Qđ là 1 khoảng trời riêng,gần như bất khả xâm phạm nên có nhiều điều khuất tất,chỉ biết vậy thôi!
Ô bạn cháu là 1 doanh nghiệp tư nhân,ô ấy thuê 1 mảnh đất của qđ để sản xuất. Ô ấy nói chuyện,mấy lần hội chức sắc của chỗ ô ấy thuê đất cứ gạ ô ấy chuyển sang ngạch qđ để sau này có lương hưu hàm cấp tá,nhưng ô ấy từ chối vì phải lo lót khá nhiều xèng.
 

phucbonguyen

Xe điện
Biển số
OF-178444
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
2,471
Động cơ
346,509 Mã lực
Em đi lính tháng 3 năm 1986 , thuộc trung đoàn 771 Sư 242 ( Thuộc Đặc khu Quảng ninh) trước đây.
Đã hơn 30 năm em về thăm lại đơn vị cũ , thấy biên giới thanh bình và đẹp lạ lùng.
Như các cụ đã biết ngày 17-2-1979, khi pháo binh Trung Quốc đã khai hỏa vào các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.
Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt xua quân xâm lược biên giới cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó.
Để nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc và bắt đầu câu chuyện về người lính, về đơn vị về cuộc sống của những người lính biên giới nên em lập topic này cụ nào từng đi lính biên giới những năm 1979 - 1989 tham gia thảo luận và kể những câu chuyện Chiến đấu về đơn vị,nơi đóng quân, thủ trưởng, và những kỷ niệm khó quên của đời lính.
Những chuyện có thật ở đơn vị biên giới thời đó, không bịa đặt chuyện, không sao chép , nhân cách hoá.

Những gì em dc nếm trải bao gồm : Cái đói là khổ nhất, xong đến cái rét thấu xương thấu thịt, nhớ nhà, ghẻ lở , hắc lào, ngã nước, hình phạt, lao động ,huấn luyện , canh gác,, diễn tập chiến đấu,thao trường, báo động trong đêm, đi rừng, đều thấy tan tác cuộc đời .....
Trong đó không thiếu 1 phần tiêu cực trong quân đội, 1 số sĩ quan tha hoá , tư lợi , biến chất.
Tiện đây cho em hỏi các cụ đã từng sống và chiến đấu từ năm 79 đến 89 trong thời kỳ này có dc gọi là cựu chiến binh không ah ?

Vài bức ảnh biên giới do em chụp sau 30 năm thăm lại nơi đóng quân :




chúc cụ và gđ luôn manh khỏe và mọi điều tốt lành.
 

Gia Cát 67

Xe buýt
Biển số
OF-307610
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
500
Động cơ
306,285 Mã lực
Em ra quân. cấp bậc Trung sĩ chức vụ Tiểu đội trưởng , vì là lính chuyên môn và do làm tốt các công việc dc giao nên em dc kết nạp vào Đảng và chuẩn bị thăng quân hàm lên Thượng sĩ cùng với việc sẽ phải ở lại tiếp tục phục vụ trong quân ngũ .Hôm anh em cùng đi chuẩn bị ra quân em thấy rất buồn và 1 tuần mất ngủ , cuối cùng không chịu dc sức ép nhớ nhà em đã phải gặp trực tiếp chủ nhiệm Hậu cần xin cho em dc bàn giao và xin ra quân. Rất may là dc chấp nhận . Đảng viên dự bị và quân hàm em bị cắt .
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
Em ra quân khi đơn vị bắt đầu rút xuống, F31 lên thay. Trong đợt cả E có mỗi mình em.
Lúc đó F31 vừa lên, phát hiện quân mới thay tầu đánh luôn, quân 31 không trụ được làm mất 1 hầm ở vị trí 4 hầm, đặc công phải đánh để giành lại, nhưng quân 31 không lên kịp để đặc công phải phòng ngự giữ hầm vừa giành lại được làm 1 C trưởng đặc công hy sinh. Như thế nguy cơ bị thu lại quyết định cũng rất cao (mặt trận đang nóng).
Nhận quyết định từ làng P, em về Hà Giang gửi ba lô (và để quyết định ở trong ba lô) rồi mới ra chợ mua đồ đi về Phương Thiện liên hoan cùng anh em. Như vậy dù họ có thu lại quyết định cũng không được, còn nếu bị giữ người em sẽ tham gia, nhưng cũng chỉ hết trận là có thể ra Hà Giang lấy ba lô về Hà Nội. Nhưng lo như vậy là thừa, vì khi về đến Phương Thiện em đã thấy đơn vị đã về gần hết. Sau này mới biết các đơn vị hoả lực vẫn phải ở lại phối thuộc với F31 đến tận tháng 6 năm 86 rồi mới rút về đội hình của Sư trên Yên Minh. Cậu bạn cùng lên Hà Giang hôm vừa rồi bị thương trong Pa Hán khi cả đơn vị đã lên Yên Minh (C cối 82 của D em)!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top