Tìm hiểu về tàu ngầm và tàu lớp Kilo 636 của Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Cháu đang băn khoăn là nếu phóng ngầm như vậy khi nhiên liệu đốt nó xả đi đâu nhỉ?
Cái giề đốt kia???
Phóng " nguội" hay phóng "lạnh" có nghĩa là khi quả tên lửa rời ống phóng, lên khỏi mặt nước rồi cái động cơ tầng 1 của nó mới được điểm hỏa.
Khí xả của động cơ khi đó thì nó xả vào không khí chớ vào đâu nữa.
Việc đẩy quả tên lửa từ ống phóng lên khỏi mặt thoáng là dùng năng lượng khí nén hoặc hơi nước nén.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
các cụ cho cháu hỏi là tàu ngầm khi phóng tên lửa nó ngoi lên hay vẫn lặn ở dưới nhỉ?
Nếu ở dưới thì mở nắp tên lửa phóng đi nước nó vào ngậpnheets à?
Ngày xưa, tầu ngầm phải nổi trên mặt biển mới phóng tên lửa được.
Bây giờ nó vừa bơi ngầm vừa phóng vẫn OK song vẫn cứ phải nổi lên độ sâu gần mặt biển ợ
 

sieusaonhi

Đi bộ
Biển số
OF-181204
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
9
Động cơ
336,190 Mã lực
Thử nghiệm tàu ngầm kilo 636 “Hà Nội” gặp khó vì... quá hiện đại !

Tờ “Người đóng tàu” (Nga) mới đây dẫn phát biểu của kỹ sư giàu kinh nghiệm của nhà máy đóng tàu Admiraltei verfi, nói rằng thử nghiệm tàu ngầm kilo 636 “Hà Nội” gặp khó khăn do hệ thống điện tử phức tạp.



Tàu ngầm kilo 636 tại xưởng đóng tàu





Trở về từ Kalinigrad, nơi đang diễn ra các thử nghiệm đối với tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc đóng cho đối tác Đông Nam Á, kỹ sư phụ trách thử nghiệm lâu năm của nhà máy đóng tàu Admiraltei verfi đã có trao đổi với phóng viên của “Người đóng tàu”.

“Chúng tôi đã gặp phải những khó khăn liên quan tới những thiết bị và hệ thống mới được hiện đại hoá của tàu. Nhưng sau đó và bây giờ khi thử nghiệm đang diễn ra, mọi việc khá thuận lợi” - kỹ sư thử nghiệm nói với phóng viên của “Người đóng tàu”.

Vị kỹ sư giàu kinh nghiệm giải thích khó khăn mà họ gặp phải là vì tàu này được đóng theo công nghệ hiện đại, nhiều hệ thống điện tử được nâng cấp và nhiều thiết bị mới. “Tuy nhiên, những kinh nghiệm mà chúng tôi thu được sẽ rất có ích cho những lần sau nữa” - vị kỹ sư giàu kinh nghiệm của nhà máy Admiraltei verfi chia sẻ.

Theo tờ “Người đóng tàu”, hiện nay Nhà máy đóng tàu Admiraltei verfi đang huy động gần như toàn bộ nhân lực cho việc thực hiện hợp đồng đã ký kết. Không khí làm việc hết sức khẩn trương tại các xưởng № 2, 12, 22 và 24 cùng các đơn vị khác. Vì tiến độ của công việc năm nay các công nhân và kỹ sư của nhà máy được yêu cầu rút ngắn kỳ nghỉ lễ.






 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,264
Động cơ
389,900 Mã lực
Tàu Ngầm & canh bạc lớn của các cường quốc Quân Sự

Những "sát thủ thầm lặng" trong đội tàu ngầm chiến lược Nga

Thứ ba 19/02/2013 10:27
(GDVN) - Tàu ngầm nguyên tử này gần như “câm lặng” so với các tàu ngầm thế hệ trước.

Với việc cho hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân siêu hiện đại Vladimir Monomakh mới đây, Nga đang tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược theo kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2011-2020.

Trong đội tàu này, các tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Borei được coi là nòng cốt và đóng vai trò trụ cột của hải quân Nga trong thế kỷ 21...

“Sát thủ thầm lặng” và “gia đình” Borei

Tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh
Vladimir Monomakh là tàu ngầm thứ ba của lớp tàu ngầm hạt nhân Borei được hoàn thiện. Được coi là “sát thủ thầm lặng” bởi Vladimir Monomakh vận hành siêu êm, gần như không phát ra tiếng ồn khiến đối phương khó phát hiện.

Tàu ngầm nguyên tử này gần như “câm lặng” so với các tàu ngầm thế hệ trước.

Vladimir Monomakh bắt đầu được đóng từ tháng 3-2006 – đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời hạm đội tàu ngầm Nga, tại tổ hợp đóng tàu lớn nhất nước Nga - Sevmash - bên bờ Bạch Hải thuộc vùng Severodvinsk, phía bắc nước Nga.

Sau khi hạ thủy, tàu ngầm Vladimir Monomakh sẽ phải trải qua các cuộc thử nghiệm trên biển và dự kiến chính thức hoạt động hết công suất vào năm 2013.

Trước Vladimir Monomakh, đã có hai tàu ngầm hạt nhân lớp Borei khác đã và đang được triển khai. Yury Dolgoruky là chiếc tàu ngầm lớp Borei đầu tiên của Nga vừa chính thức được biên chế trong lực lượng hải quân Nga hôm 10-1. Tàu được phân vào biên chế của đơn vị số 31 thuộc Hạm đội Phương Bắc.

Chiếc tàu ngầm lớp Borei thứ hai là Alexander Nevsky hiện đang trải qua các cuộc thử nghiệm trên biển và dự kiến sẽ sớm gia nhập vào Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Trong khi đó, chiếc tàu thứ tư loại này là Knyaz Vladimir đang được đóng và được coi là phiên bản hiện đại và cao cấp hơn các tàu ngầm nói trên. Tàu này sẽ được trang bị thêm tính năng chiến thuật và đạn dược.

Nhìn chung, các tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Borei nói trên có kích cỡ tương đương nhau: Dài 170 mét, rộng 13,5 mét. Các tàu ngầm này có thể lặn sâu 480 mét dưới nước, có sức giãn nước 24.000 tấn và chứa 107 thủy thủ, gồm 55 chỉ huy.

Các tàu đều được trang bị lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới nên có thời gian lưu lại lâu trên biển tới 3 tháng và đạt tốc độ di chuyển khi lặn khoảng 53 km/giờ. Tất cả gia đình Borei đều được trang bị hệ thống phòng cứu hộ nổi, có thể chứa toàn bộ thủy thủ đoàn.

Trang bị tối tân và vũ khí đáng gờm nhất

Điểm đáng chú nhất ở các tàu ngầm thuộc gia đình Borei là chúng đều có khả năng mang theo 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava có tầm bắn 8000km. Có thể nói, những chiếc tàu ngầm thuộc lớp Borei được chế tạo riêng để mang theo các tên lửa Bulava.

Đây là loại tên lửa chiến lược của Nga được ví như “con cá mập” liên lục địa từ tàu ngầm, có khả năng vượt qua bất kỳ hệ thống đánh chặn tên lửa nào trong tương lai. Tên lửa Bulava bao gồm nhiều đầu đạn hạt nhân tự tách và 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Siêu tên lửa Bulava có sức công phá gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hi-rô-si-ma của Nhật Bản năm 1945.

Theo chuyên viên quân sự Nga I-go Cô-rốt-chen-cô (Igor Korotchenko), tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được trang bị các tổ hợp kỹ thuật mới có khả năng theo dõi tình hình dưới nước, phân loại và trong trường hợp cần thiết có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau dưới nước.

Khi thiết kế các tàu ngầm lớp Borei, Nga đã sử dụng những phát minh mới nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga về hệ thống quản lý thông tin, hệ thống kiểm soát vũ khí trong chiến đấu. Nga đã thiết kế, chế tạo các tổ hợp đặc biệt có chức năng bảo đảm hoạt động của tàu ngầm tên lửa.

Các tàu ngầm nguyên tử lớp Borei còn được trang bị MGK-600, là tổ hợp thiết bị thủy âm học mã hóa tự động có chức năng đo độ dày của băng, dò mìn, tìm kiếm các vùng nước không bị băng che phủ, phát hiện ngư lôi…

Theo các chuyên gia, MGK-600 có các tính năng vượt xa thiết bị cùng loại Virginia được trang bị cho Hải quân Mỹ. Loại tàu ngầm lớp Borei được nhiều chuyên gia quân sự Nga ca ngợi là tàu ngầm nguyên tử tốt nhất thế giới hiện nay.

Ngoài phiên bản tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava, hiện Nga đang bắt tay đóng hai phiên bản nâng cấp của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei có khả năng mang theo 20 siêu tên lửa Bulava.

Tờ Rossiiskaya Gazeta dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, việc đóng tàu ngầm Alexander Suvorov - chiếc thứ 5 trong gia đình Borei và là chiếc thứ hai trong phiên bản nâng cấp trong khuôn khổ Dự án 955A (tàu ngầm lớp Borei-A), sẽ chính thức được khởi động vào ngày 28-7 năm nay, vào dịp kỷ niệm Ngày Hải quân Nga.

Còn chiếc tàu ngầm phiên bản nâng cấp thứ hai và là chiếc thứ 6 trong gia đình Borei – Mikhail Kutuzov - sẽ được đóng vào tháng 11-2013. Công việc cắt thép cho thân của hai chiếc tàu ngầm phiên bản nâng cấp này đã được tiến hành từ năm 2011.

Các tàu ngầm phiên bản nâng cấp sẽ có một số cải tiến như giảm tiếng ồn, hệ thống đo lường tốt hơn và hệ thống vũ khí tiên tiến hơn.

Dự án 955 Borei là dự án vũ khí được cho là đắt đỏ nhất của Nga. Giá thành của mỗi chiếc tàu ngầm thuộc Dự án 955 Borei vào khoảng 890 triệu USD.

Số tiền chi cho dự án được trích từ khoản ngân sách trị giá khoảng 130 tỷ USD đã được thông qua nhằm gia tăng số tàu chiến và tàu ngầm cho hải quân Nga đến năm 2020.

Hiện đại hóa hay cuộc đua sức mạnh vũ trang?

Theo chuyên gia I-go Cô-rốt-chen-cô, đối với Nga, việc trang bị các tàu ngầm thế hệ mới là điều rất quan trọng vì hạm hội tàu ngầm chiến lược của Nga đang già đi. Các tàu ngầm lớp Borei sẽ trở thành nòng cốt của đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga, thay thế các tàu thuộc Dự án 941 (lớp Typhoon) và các tàu Dự án 667 (Delta-3 và Delta-4).

Trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân, Nga đã lên kế hoạch trong giai đoạn 2011-2020 sẽ phát triển và trang bị thêm 10 tàu ngầm lớp Borei cho lực lượng hải quân.

Tổng thống Nga V. Pu-tin từng tuyên bố, hiện đại hóa hải quân là ưu tiên lớn trong việc tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang của Nga.

Các tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư nói trên được coi là “con át” chủ bài góp phần tăng cường sức mạnh tấn công của hải quân Nga. Đây là dự án được ví như “quả đấm chiến lược” nhằm nâng cấp lực lượng tấn công hạt nhân dưới biển của Hải quân Nga.

Dự án chế tạo và phát triển tàu ngầm hạt nhân lớp Borei (Dự án 955 Borei) là một phần quan trọng trong chiến lược răn đe hạt nhân của hải quân Nga trong những thập niên tới.

Kế hoạch phát triển và trang bị tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga còn được cho là nhằm phục vụ cho chiến lược vươn ra biển cũng như giành lại vị thế của hải quân Nga.

Nga hiện đang thúc đẩy việc đưa các tàu ngầm chiến lược tham gia tuần tra liên tục các vùng biển thuộc hải phận quốc tế. Mùa hè năm ngoái, lần đầu tiên sau 26 năm gián đoạn, Nga đã đưa các tàu ngầm nguyên tử tuần tra trở lại tại các vùng biển quốc tế.

Ngoài ra, với xu thế các nước đua nhau phát triển và mua sắm tàu ngầm hiện đại trong bối cảnh an ninh biển phức tạp như hiện nay, Nga cũng không thể đứng ngoài. Mỹ, một đối trọng hạt nhân đáng gờm của Nga mới đây cũng đã quyết định triển khai hệ thống động lực mới cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.

Hải quân Mỹ đặt mục tiêu hệ thống mới phải hội tụ đủ hai tiêu chuẩn là không phát ra tiếng ồn và chạy liên tục trong 50 năm không cần thay nhiên liệu. Hệ thống động lực mới này sẽ được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới thuộc “Kế hoạch thay thế Ohio” của Mỹ.

Báo Mỹ: Pakistan - Ấn Độ đang chạy mua mua sắm, phát triển tàu ngầm

Thứ hai 18/02/2013 08:10
(GDVN) - Trung Quốc tỏ ra rất quan tâm đến tiến triển chương trình tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ và Pakistan - nước được coi là đồng minh và đối thủ của Ấn Độ

Tàu ngầm lớp Nguyên Trung Quốc trang bị hệ thống AIP (theo báo Phương Đông TQ) Trang mạng Youngester Mỹ ngày 16/2 cho biết, hiện nay Pakistan đã ký với Trung Quốc hợp đồng mua 6 tàu ngầm AIP lớp Nguyên, Hải quân Pakistan cũng đã sở hữu 1 chiếc tàu ngầm AIP và đang cải tạo hệ thống AIP “năng lượng tàu ngầm kiểu tự chủ” cho 2 tàu ngầm khác do Pháp chế tạo.

Trong khi đó, Hải quân Ấn Độ hiện vẫn chưa có tàu ngầm AIP, hơn nữa đến năm 2020 họ sẽ chỉ có 5 trong số 10 tàu ngầm lớp Kilo hiện có cùng với 4 tàu ngầm do Đức chế tạo.
Trong khi Ấn Độ thúc đẩy chương trình tàu ngầm “Kế hoạch 75”, Pakistan nhanh chóng ký một thỏa thuận với Trung Quốc, mua 6 tàu ngầm tiên tiến AIP của Trung Quốc.

Bài báo cho rằng, 6 tàu ngầm lớp Nguyên mới mua từ Trung Quốc sẽ trang bị hệ thống AIP. Những tàu ngầm AIP này sẽ cải thiện lớn khả năng hoạt động dưới nước cho Pakistan.
Sau khi lặn dưới biển vài ngày, tàu ngầm diesel thông thường sẽ phải nổi lên hoặc sử dụng ống thông khí để bổ sung ô-xy.

Nhưng, tàu ngầm trang bị hệ thống AIP thì có thể lặn dài hơn, cải thiện khả năng tàng hình và chiến đấu, phần nào đã thu hẹp khoảng cách tàu ngầm động cơ hạt nhân – loại tàu có khả năng lặn vô thời hạn.
Tuy Ấn Độ còn vài năm nữa sẽ sở hữu một chiếc tàu ngầm AIP, nhưng Pakistan đã sở hữu một chiếc tàu ngầm loại này – trong 10 năm qua, Pakistan đã sở hữu 3 tàu ngầm Agosta-90B do Pháp chế tạo, trong đó tàu ngầm PNS Hamza đã trang bị hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí.

Hơn nữa, hiện nay công tác cải tạo hệ thống “năng lượng tàu ngầm kiểu tự chủ” (Mesma) do Pháp chế tạo đã được bắt đầu, sau này sẽ dùng để cải tạo 2 tàu ngầm còn lại là Khalid và Saad.

Tàu ngầm thông thường Agosta-90B trang bị hệ thống AIP do Pháp chế tạo Trong khi dó, hiện nay Ấn Độ vẫn từ chối trang bị hệ thống AIP cho 6 tàu ngầm lớp Squid do Pháp chế tạo. 6 tàu ngầm này thuộc “Kế hoạch 75”, tốn kém 235,62 tỷ rupee, hiện đang chế tạo ở xưởng đóng tàu Mazagao, công việc chế tạo đã chậm 3 năm so với thời gian biểu, dự kiến hoàn thành vào khoảng thời gian từ năm 2015-2020.
Hơn nữa, Hải quân Ấn Độ quan tâm hơn tới hệ thống AIP pin nhiên liệu. Hiện nay, Tổ chức phát triển và nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ đang nghiên cứu hệ thống này, thậm chí hệ thống có liên quan đã tiến hành thử nghiệm ở trên bờ. Nếu nghiên cứu chế tạo thành công, Ấn Độ có thể sẽ trang bị hệ thống này cho tàu ngầm lớp Squid thứ 5 và thứ 6 của họ.
Kế hoạch P-75I của Hải quân Ấn Độ có tiến triển rất chậm chạp. Theo chương trình dự án, Ấn Độ sẽ bỏ ra hơn 500 tỷ rupee mua 6 tàu ngầm tàng hình mới, 6 tàu này không chỉ trang bị tên lửa phóng ống có khả năng tấn công đất liền, mà còn trang bị hệ thống AIP.
Sách hướng dẫn sử dụng đã được phát cho các đối tác nước ngoài như công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport), nhà máy đóng tàu DCNS Pháp, nhà máy đóng tàu HDW Đức và công ty Navantia Tây Ban Nha…, ban đầu có kế hoạch xác định đối tác vào cuối năm 2011.

Tàu ngầm động cơ hạt nhân Chakra-2 của Hải quân Ấn Độ, thuê của Nga trong 10 năm. Nhưng, những nhà máy đóng tàu có khả năng cung cấp hệ thống AIP không thể cung cấp khả năng tên lửa tấn công đất liền. Vì vậy, Kế hoạch P-75I rất phức tạp, ít nhất cần tới 2 năm mới có thể xác định được đối tác, bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên phải cần ít nhất 6 năm.
Đến năm 2020, Hải quân Ấn Độ sẽ chỉ sở hữu 5 trong số 10 tàu ngầm lớp Kilo và 4 tàu ngầm do Đức chế tạo. Mặc dù là 6 tàu ngầm lớp Squid do Pháp chế tạo được trang bị một loạt, thì trong ngắn hạn, việc đáp ứng nhu cầu tác chiến với ít nhất 18 tàu ngầm thông thường của Hải quân Ấn Độ còn tương đối xa.



Australia quan tâm đặc biệt tới công nghệ tàu ngầm Soryu của Nhật Bản

Thứ hai 18/02/2013 08:04
(GDVN) - Nhật Bản có khả năng thông qua viện trợ công nghệ tàu ngầm cho Australia để đối phó với Hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản sử dụng động lực AIP Tờ “Keizai Shimbun” Nhật Bản vừa có bài viết cho rằng, xung quanh vấn đề Australia có kế hoạch tăng thêm tàu ngầm mới, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện đang tiến hành bàn về việc có thể viện trợ công nghệ tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển cho phía Quân đội Australia hay không.

Bài báo cho rằng, động thái này của Nhật Bản có ý đồ tăng cường hợp tác với Australia, cùng ứng phó với Hải quân Trung Quốc, lực lượng hoạt động trên biển ngày càng mạnh, liều lĩnh.
Theo bài báo, Hải quân Australia hiện có 6 tàu ngầm, nhưng đều đã lão hóa. Quân đội Australia tuyên bố trong tương lai sẽ tăng 12 tàu ngầm mới. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, phía Nhật Bản có thể cung cấp cho Australia công nghệ về các phương diện như động lực lặn dưới nước.
Tàu ngầm có các đặc điểm như tính bí mật (tàng hình) mạnh, tính ẩn giấu công nghệ cao. Sau khi Chính phủ Nhật Bản nới lỏng “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” vào năm 2011, việc cùng nghiên cứu phát triển và sản xuất vũ khí quốc tế “lấy bảo đảm an ninh của Nhật Bản làm mục tiêu” đã có khả năng.

Vì vậy, lần này Nhật Bản hỗ trợ công nghệ cho Australia sẽ trở thành khâu quan trọng được Bộ Quốc phòng Nhật Bản nghiên cứu.
Bài báo tiết lộ, khi tổ chức hội đàm vào tháng 9/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Australia từng xác nhận, hai bên sẽ tăng cường hợp tác về trang bị, kỹ thuật quân sự. Trong khi đó, phía Australia lại rất quan tâm tới tàu ngầm lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Tàu ngầm Type 214 do Đức chế tạo, có động cơ AIP được cho là hiện đại nhất thế giới. Sau khi lặn một khoảng thời gian, tàu ngầm bình thường sẽ nổi lên mặt nước để tiếp thêm không khí và có động lực tốt hơn, nhưng tàu ngầm lớp Soryu đã áp dụng thiết bị động lực không dựa vào không khí (AIP), có thể tiến hành lặn với thời gian dài hơn, tiếng ồn cũng nhỏ hơn tàu ngầm hạt nhân.
Tờ Keizai Shimbun cho rằng, xét thấy hiện nay chỉ có các nước như Nhật Bản, Đức và Thụy Điển sở hữu công nghệ thiết bị AIP và Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã ký thỏa thuận với các doanh nghiệp có liên quan về những vấn đề như phát triển công nghệ, vì vậy vẫn còn hạn chế công khai thông tin.
Hiện nay, Nhật Bản có viện trợ công nghệ tàu ngầm cho Australia hay không vẫn còn chưa biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra chi tiết về phạm vi công khai công nghệ và tình báo có liên quan, nhưng động thái này của Nhật Bản có ý đồ tăng cường hợp tác với Australia, cùng ứng phó với Hải quân Trung Quốc, nước có hoạt động trên biển ngày càng gia tăng.

Tàu ngầm lớp Archer trang bị hệ thống AIP do Thụy Điển chế tạo.
 

matizsuper1

Xe tải
Biển số
OF-178563
Ngày cấp bằng
25/1/13
Số km
395
Động cơ
342,560 Mã lực
E sợ lại con hát me khen hay thôi ah!
 

sieusaonhi

Đi bộ
Biển số
OF-181204
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
9
Động cơ
336,190 Mã lực
Ngày 1/3 sẽ thử nghiệm tàu ngầm 'TP. Hồ Chí Minh'

Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ nhà máy đóng tàu Admiraltei verfi nói rằng chiếc tàu ngầm thứ hai trong số 6 chiếc đóng theo hợp đồng với đối tác Đông Nam Á sẽ được thử nghiệm vào ngày 1/3.





“Hiện nay chúng tôi đang hoàn tất nhưng công đoạn cuối cùng đối với chiếc tàu ngầm thứ hai trong hợp đồng sáu chiếc. Nó sẽ được thử nghiệm từ ngày 1/3” - nguồn tin nói với tờ “Người đóng tàu”.


Tàu ngầm Kilo thứ hai đóng cho đối tác Đông Nam Á vốn được giới truyền thông biết đến với tên gọi HQ 183 TP. Hồ Chí Minh, đã được hạ thuỷ ngày 28/12/2012. Buổi lễ hạ thuỷ tàu đã được cử hành trọng thể với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng nước đối tác và nhiều lãnh đạo quân đội và Hải quân Nga.







 

Road3

Xe đạp
Biển số
OF-181035
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
20
Động cơ
336,380 Mã lực
chả biết bao giờ mấy bác tàu ngầm này được thử đạn vs láng giềng các cụ nhỉ ( em fun tí )
 

sieusaonhi

Đi bộ
Biển số
OF-181204
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
9
Động cơ
336,190 Mã lực
chả biết bao giờ mấy bác tàu ngầm này được thử đạn vs láng giềng các cụ nhỉ ( em fun tí )
nếu có dịp thử sớm thì đỡ quá, được trang bị nhiều thiết bị điện tử mà để lâu không dùng có mà hỏng hết :105:
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,264
Động cơ
389,900 Mã lực
Báo Nga: ‘Ưu tiên đơn đặt hàng tàu ngầm của Việt Nam’

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/614357/Bao-Nga-%E2%80%98Uu-tien-don-dat-hang-tau-ngam-cua-Viet-Nam-tpot.html

Với sự tham gia của tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam sẽ bảo vệ hiệu quả hơn nữa lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi.

Chuyên gia quân sự Victor Litovkin, biên tập viên tờ Quan sát quân sự độc lập của Nga nhận định: “Thật khó đánh giá hết ý nghĩa của những tàu ngầm này đối với Việt Nam. Với sự tham gia của tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam sẽ bảo vệ hiệu quả hơn nữa lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Yếu tố hành động tổng hợp giữa lực lượng trên mặt nước và tàu ngầm rất quan trọng. Các tàu nổi phải được bảo vệ cả dưới nước. Ngược lại, khi ra biển, đặc biệt ở khu vực gần bờ, các tàu ngầm đòi hỏi sự hậu thuẫn của các tàu nổi.”
Tàu ngầm Kilo là một trong những lớp tầu ngầm ưu việt do Nga sản xuất, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Ở vị trí dưới nước, tàu Kilo có thể di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tương đương 37 km/giờ, lặn sâu 300 mét và hoạt động ở chế độ độc lập trong 45 ngày.
Theo kế hoạch, hai tàu ngầm lớp Kilo sẽ được gửi đến Việt Nam trong năm 2013. Sau khi rời xưởng đóng tàu tại St Petersburg, hai chiếc tàu đề án 636 đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Tổng cộng theo hợp đồng giữa hai nước, Việt Nam sẽ nhận được sáu tàu ngầm lớp Kilo, dự kiến hoàn thành vào năm 2016.
Ông Viktor Litovkin lưu ý rằng Việt Nam là một đối tác truyền thống của Nga về hợp tác quân sự-kỹ thuật. Trong thập kỷ qua, thị phần của Nga trong thị trường vũ khí Việt Nam đã đạt đến mức 90%. Hiện nay, các xí nghiệp quốc phòng Nga cũng đang nhận nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài.
Trên thực tế, nhiệm vụ trước hết của ngành quốc phòng Nga là thực hiện các đặt hàng quốc phòng nhà nước đáp ứng nhu cầu của quân đội và hải quân Nga. Chỉ sau đó, mới đến lượt các khách hàng nước ngoài.
Tuy nhiên, chuyên gia Viktor Litovkin cho rằng, các tàu ngầm được Việt Nam đặt mua thuộc trường hợp đặc biệt, khi đơn đặt hàng nước ngoài được ưu tiên hàng đầu

Lúc nào cũng "ưu tiên" cho VN nhưng sắm hàng mới toanh cho Tầu, cái miệng lưỡi bọn Nga TB giờ cũng đếck tin được
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
nghe bảo cái thứ 6 sắp đc đóng tiếp rồi đặt ky rồi thì phải
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,264
Động cơ
389,900 Mã lực
Phản ứng của Trung Quốc với việc Việt Nam nhận tàu ngầm từ Nga


EPA
Hai trong số sáu tàu ngầm diesel-điện mà Việt Nam đặt mua của Nga sẽ được bàn giao trong năm nay. Trung Quốc, nước có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, sẽ phản ứng ra sao với thực tế này? Rõ ràng, Bắc Kinh không hài lòng với sự tăng cường sức mạnh của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, theo chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, ông Vasily Kashin nhận định, hợp đồng quân sự giữa Nga và Việt Nam không làm tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc.
Việt Nam sẽ nhận được sáu tàu ngầm đề án 636, có tổng trị giá 2 tỷ USD. Hợp đồng cũng bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển để triển khai các tàu và đào tạo thủy thủ đoàn. Đề án 636 là phương án hiện đại hóa toàn diện của tàu ngầm Liên Xô 877EKM Kilo, có tính năng tàng hình cao, cài đặt thiết bị điện tử hiện đại và tiềm năng tải tên lửa hành trình.
Một số bình luận viên quân sự Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại trước triển vọng Việt Nam sở hữu các tàu ngầm mới. Trong số này có Thiếu tướng Doãn Trác, người phát biểu rằng tàu ngầm Việt Nam có thể đe dọa tuyến đường biển quan trọng đi qua eo biển Malacca và biển Nam Trung Hoa (biển Đông). Trung Quốc nhập dầu thô và nhiều nguyên liệu khác từ châu Phi và Trung Đông thông qua những tuyến đường này.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các tàu ngầm nước ngoài ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), kể từ khi một căn cứ tàu ngầm mới của Trung Quốc được xây dựng gần thành phố Tam Á, đảo Hải Nam. Đây sẽ là nơi đóng quân của các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mang tên lửa Julang-2 /Sóng Lớn/. Nhà cầm quyền Trung Quốc cho rằng, hoạt động của các lực lượng hải quân nước ngoài trong khu vực là tiềm năng đe dọa lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của nước này.
Rõ ràng Trung Quốc không thể thờ ơ với biểu hiện tăng cường không ngừng sức mạnh của Hải quân Việt Nam, ở vào thời điểm khi căng thẳng tranh chấp lãnh hải giữa hai nước vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam không giống những động thái đối đầu dành cho Nhật Bản và Philippines, các đồng minh của Mỹ mà Trung Quốc cũng ràng buộc về vấn đề chủ quyền lãnh hải.
Ngoài mối quan hệ quốc gia với Việt Nam, Trung Quốc duy trì và coi trọng các liên lạc giữa hai đảng cộng sản. Việt Nam luôn có vai trò nghiêm túc trong chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2011 vượt quá 25 tỷ đô la và sẽ không ngừng tăng. Nếu Trung Quốc có thể dùng chính sách áp lực trong quan hệ với Nhật Bản và Philippines, thì đối với Hà Nội, nhiệm vụ của Bắc Kinh là thu hút hợp tác.
Vì vậy, Trung Quốc có phản ứng kiềm chế trước việc Việt Nam đặt mua máy bay chiến đấu mới, tàu tên lửa Molnya và tàu ngầm của Nga. Bắc Kinh hiểu rằng, nỗ lực cải tiến quân sự của Việt Nam khó sánh với quy mô hiện đại hóa của lực lượng vũ trang Trung Quốc. Trong trường hợp ngừng sự phối hợp kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam, Hà Nội có thể quan tâm hợp tác mật thiết hơn với Washington. Điều này không đem lại bất cứ lợi ích cho cả Nga và Trung Quốc.

http://vietnamese.ruvr.ru/2013_02_21/105598182/
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,426
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Báo Nga: ‘Ưu tiên đơn đặt hàng tàu ngầm của Việt Nam’
Có khi nào khi xong 6 em Kilo, VN lại đặt thêm 2 em Amur 1650 đem về "nghịch" không các cụ nhể?:D
 

sieusaonhi

Đi bộ
Biển số
OF-181204
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
9
Động cơ
336,190 Mã lực
Nga bắt đầu đóng tàu ngầm thứ 6 cho Việt Nam

Nhà máy đóng tàu Admiralty, Nga vừa bắt đầu cắt kim loại cho đơn đặt hàng xuất khẩu tàu ngầm cuối cùng trong lô hàng sang Việt Nam.

Tàu ngầm kilo 636 "Hà Nội" được đóng ở Nga. Ảnh: airbase.ru



Công việc chế tạo vách ngăn hình cầu của khối đầu tiên trong chiếc tàu ngầm thứ 6, cũng là chiếc cuối cùng trong dự án tàu ngầm diesel - điện 06361 cho hải quân Việt Nam, đã bắt đầu theo đúng kế hoạch vào ngày 1/2, trang mạng Trung ương Hải quân dẫn lời một nguồn tin tại xí nghiệp thông báo.


Với kinh nghiệm đã có, xưởng số 6 của nhà máy nhận được kim loại trước thời hạn, bởi để cán các lá thép cũng như công đoạn tiền gia công cần có một khoảng thời gian dự bị.

Việc sản xuất các chi tiết thân tàu đòi hỏi độ chính xác đặc biệt, nên trước khi sản xuất, từng lá thép phải qua quá trình xử lý rất công phu trên các con lăn đặc biệt. Loại máy chuyên dụng của nhà máy mới bị hỏng gần đây, nhưng đã vận hành trở lại sau khi sửa chữa.


Ngoài máy cắt plasma hiệu suất cao, do công ty ESAB của Thụy Điển sản xuất, bắt đầu vận hành vào năm 2011 tại nhà máy, năm nay xưởng số 6 còn được lắp ráp một thiết bị tương tự thứ hai: máy cắt thủy lực, loại máy cắt thép bằng dòng nước dưới áp suất cao. Máy cắt thủy lực sẽ được chở tới nhà máy vào tháng ba và bắt đầu lắp ráp vào tháng 7/2013.









 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Em vừa đọc bài báo này ! Các cụ thấy liệu hai chiếc cuối có được như thế không ạ !

Bí mật tác chiến của tàu Kilo 'hố đen' trên Biển Đông

> Chuyên gia Nga: Tàu kilo 636 ‘Hà Nội’ quá hiện đại
> Tàu ngầm Kilo thứ hai của Việt Nam có gì đặc biệt?

TPO- Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013. Hai tàu này đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Một tàu được mang tên Hà Nội, chiếc còn lại mang tên Hồ Chí Minh.
Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ. Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại.
Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur - Một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng...

Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương.

Tấn công bằng tên lửa .
Trong thời gian chiến tranh, tầu ngầm có nhiệm vụ:
Tiêu diệt tầu ngầm của đối phương. Thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của mình; Tấn công tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân đối phương, các tầu chiến đấu và các tầu vận tải; Bí mật thiết lập các trận địa mìn; Thực hiện các hoạt động trinh sát, dẫn đường cho các lực lượng của ta tiếp cận đối phương, chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực; Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm;
Ngoài ra tàu ngầm còn đảm đương nhiệm vụ vận tải cơ sở vật chất quan trọng, vận tải các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và sinh lực trong trường hợp đặc biệt; Cung cấp các thông tin quỹ đạo hoạt động hàng hải (Navigation), các thông số về thủy văn và khí tượng thủy văn cho căn cứ chỉ huy và các phượng tiện chiến đấu, vận tải biển; Cứu hộ các phi công chiến đấu bay biển như máy bay và trực thăng.
Tầu ngầm trang bị tên lửa hạm đối đất còn có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên đất liền trong địa bàn của đối phương (theo một nguồn tin quân sự Nga, tàu Kilo của Việt Nam có khả năng này).

Tấn công các mục tiêu hỗ trợ hạm tầu.
Trong thời bình:
Tìm kiếm và bí mật theo dõi các hoạt động của tầu ngầm đối phương và các cụm tầu nổi của địch; Sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt địch khi có mệnh lệnh tác chiến vào thời điểm khởi động chiến tranh; Trực sẵn sàng chiến đấu trên tuyến phòng thủ tầu ngầm; Sẵn sàng hỗ trợ hỏa lực cho quân ta trong các cuộc xung đột vũ trang.

Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động. Tính năng chiến thuật cơ bản của tầu ngầm
Các tính năng chiến thuật của tầu ngầm là các tính năng kỹ thuật tác chiến và những tính năng kỹ thuật đặc biệt khác của tầu, những tính chất đặc trưng của tầu ngầm thể hiện khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu được giao.
Tính chất cơ bản của tầu ngầm: Tính bí mật, bao gồm: Ẩn nấp, né tránh không bị phát hiện trong lòng biển; Bí mật thực hiện các hoạt động theo dõi đối phương; Có khả năng thoát khỏi sự theo dõi, truy đổi và chuyển về trạng thái bí mật hoạt động.

Luồn tránh hoạt động săn ngầm của đối phương.
Nhưng giải pháp thực hiện đảm bảo tính bí mật: Tổ chức chỉ huy: Thực hiện các hoạt động bí mật, không gây tiếng động trong lòng biển; Kỹ thuật: Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa các trường vật lý phát ra từ tầu ngầm; Chiến thuật: Các hoạt đông cơ động tầu ngầm phải tuyệt đối chính xác, đúng và có tính toán kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra.

Tầu ngầm ẩn nấp dưới lớp băng Bắc cực.
Bí mật cơ động ẩn nấp trong lòng biển của tầu ngầm được thực hiện bởi những giải pháp: Giảm thiệu đến mức thấp nhất tiếng ồn và những trường vật lý khác, mà thông qua các tín hiệu đó đối phương có thể phát hiện tầu ngầm; Lựa chọn độ sâu hoạt động hợp lý; Cơ động với tiếng ồn giảm nhất và tốc độ hải trình cao nhất; Tầm hoạt động xa, thời gian hoạt động lâu dưới nước; Sử dụng hệ thống truyền thông tin liên lạc bằng các đài thu phát ở chế độ chủ động hợp lý;
Tàu ngầm còn có hỏa lực tấn công mạnh và sử dụng hỏa lực tấn công từ dưới nước; Có tầm quan sát xa bằng các phương tiện, thiết bị quan sát thụ động; Có khả năng tự tính toán các thông số thủy văn và khí tượng thủy văn; Sử dụng thiết bị hoa tiêu, thiết bị định vị và dẫn đường điêu luyện, có khả năng sử dụng các phương tiện ngụy trang tốt nhất.

Tầu ngầm tấn công bằng ngư lôi.
Trong các tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, những tính năng quan trọng nhất là:
Khả năng hoạt động dưới biển sâu lâu không phải bổ xung không khí, nhiên liệu và hậu cần kỹ thuật, từ 25 đến 125 ngày. Hoạt động độc lập, không phụ thuốc quá nhiều vào sự chỉ đạo và thông tin hỗ trợ của trung tâm chỉ huy hàng hải quân sự.
Có khả năng tác chiến năng động, sáng tạo với các tầu ngầm của đối phương. Có khả năng triển khai các hoạt động trinh sát bằng các phương tiện được trang bị trên tầu.
Những đặc điểm hạn chế của tầu ngầm: Khó sử dụng tầu ngầm trong vùng nước nông, khó duy trì hoạt động thông tin liên lạc 2 chiều với các tầu ngầm khác, với trung tâm chỉ huy, với các lực lượng hạm tầu khác hoạt động trên biển. Không có khả năng phòng không, (trong một số trường hợp, các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phòng không nhưng rất hạn chế - có tên lửa phòng không tầm nhiệt bắn từ dưới nước nhưng chỉ trong giới hạn rất hẹp.
Vũ khí trang bị:
Vũ khí trang bị trên tầu ngầm là mìn, ngư lôi chống tầu và tên lửa theo biên chế yêu cầu nhiệm vụ.
Vũ khí và trang bị kỹ thuật trên tầu cho phép tầu ngầm có khả năng tấn công các tầu ngầm trên khoảng cách đến 50 hải lý. Tấn công các tầu nổi trong khoảng cách đến 300 hải lý, các tầu có thể được trang bị các vũ khí tấn công hải đối đất hành trình có tầm bắn đến 1.500 hải lý.
Triển khai các hoạt động tác chiến
Giai đoạn quan trọng nhất của các hoạt động tác chiến tầu ngầm là triển khai đội hình chiến đấu.
Triển khai hoạt động tác chiến – Là tập hợp tất cả các hoạt động chuẩn bị và đảm bảo kỹ chiến thuật của tầu ngầm để cơ động đến khu vực trực sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định và đảm bảo tuyệt đối bí mật, tầu ngầm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Triển khai tác chiến.
Triển khai hoạt động tác chiến có thể: Trên không gian chiến trường hải dương rộng lớn; Trên không gian chiến trường hẹp; Trong không gian hải dương và đội hình chiến đấu của phân đội tầu ngầm (tầu nổi).
Triển khai hoạt động tác chiến: Tầu ngầm có thể triển khai các hoạt động tác chiến đơn lẻ hoặc trong biên chế của một đội tàu nhiều loại tầu khác nhau; Phân đội tầu ngầm trong các hoạt động tác chiến, cơ động trong đội hình chiến đấu hoặc hành quân; Các liên đội tầu trong đội hình tác chiến.
Triển khai hoạt động tác chiến cần đảm bảo những yêu cầu: Nằm ngoài khu vực hoạt động của các tầu ngầm đối phương và nằm ngoài khu vực hoạt động của tầu ngầm bên mình; Nằm ngoài khu vực hoạt động của các hệ thống các đài quan sát, trinh sát mục tiêu cố định; Tuyến triển khai phải xa khỏi khu vực bờ biển;Tuyến triển khai các hoạt động tác chiến phải đi qua khu vực có nhiều tầu thuyền vận tải qua lại..
Tuyến triển khai tác chiến: Vật chuẩn giới hạn theo quy định của theo kế hoạch tác chiến, ở vị trí tương đương với vật chuẩn, các tầu ngầm triển khai các hoạt động tác chiến và các lực lượng bảo đảm kỹ chiến thuật khi triển khai.
Tuyến kiểm soát - Bắt đầu tổ chức mối liên kết phối hợp giữa các tầu ngầm với tầu ngầm, với lực lượng đảm bảo để chống va chạm, khi các tuyến đường cơ động cắt chéo nhau và ngăm chặn khả năng các tầu ngầm tự phát hiện lẫn nhau. Có thể được gọi là tuyến báo cáo và truyền thông tin.
Hoạt động tác chiến
Hoạt động tác chiến của tầu ngầm chống tầu ngầm đối phương và các hạm đội tầu của đối phương được triển khai độc lập hoặc trong đội hình một đơn vị hợp thành từ các phân đội tầu khác nhau về chủng loại.
1. Hoạt động tác chiến của phân đội tầu ngầm chống ngầm phụ thuộc vào các điều kiện chiến trường khác nhau: Trong các khu vực; Trên tuyến phòng thủ chống ngầm; Trên hướng tấn công theo kế hoạch ( trên tuyến cơ động triển khai chiến đấu); Theo yêu cầu của cấp trên ( trong các khu vực có khả năng xung đột cao ( vùng tranh chấp).
Thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thể bằng các phương pháp: Khi đang cơ động trên hải trình; Khi tầu đang dừng lại thả neo ở trạng thái dưới nước; Khi tầu đang nằm phục kích trên đáy biển. Khi tầu đang nằm ẩn nấp trên đáy bùn lỏng dưới đáy biển.
Phương pháp tấn công tiêu diệt tầu ngầm đối phương: Trong các trận chiến đấu dưới biển; Tấn công bằng phục kích dưới biển.
Đòn tấn công được triển khai dưới hai phương thức: Tấn công ngay tức khắc và tấn công có chuẩn bị mọi thông số kỹ chiến thuật.

Hoạt động tác chiến chống tầu của cụm tầu liên hợp với tên lửa bờ biển.
Triển khai mìn chống tầu.
Triển khai mìn ngư lôi chống tầu ngầm.
Hoạt động của ngư lôi chống tầu ngầm .
2. Các hoạt động tác chiến chống hạm đội và các cụm tầu nổi, tầu chiến và các đoàn tầu vận tải của đối phương là những hoạt động tìm kiếm tấn công bằng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu theo những thông tin về mục tiêu từ trung tâm điều hành tác chiến của Bộ tư lệnh tác chiến Hải quân hoặc bằng các thiết bị trinh sát của chính tầu ngầm.

Phóng ngư lôi - mìn chống tầu.
Những phương thức tác chiến chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu các đoàn tầu vận tải, cụm tầu chiến đấu, tầu sân bay là các trận hải chiển của các phân đội tầu ngầm và các tầu ngầm hoạt động đơn lẻ. Đó có thể là các đòn tấn công hoặc các đợt tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí trong trang bị.
Hoạt động tác chiến phòng thủ của tầu ngầm
Vượt qua tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương:
- Đi vòng qua khu vực nguy hiểm theo thông tin thu thập được của trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến;
- Phát hiện các phương tiện chống ngầm, tầu ngầm của đối phương, tránh né hoặc tiêu diệt tầu ngầm, phá hủy phương tiện chống ngầm vào thời gian quy định của hoạt động tác chiến.
Cơ động ngụy trang che mắt địch.

Cơ động ngụy trang che mắt địch.
Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tầu ngầm.
Cơ động ngụy trang che mắt địch cho phép các tầu ngầm diezen có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả trên không gian chiến trường rộng lớn.
Cơ động ngụy trang: là sự bố trí liên kết phỗi hợp giữa các tầu ngầm, theo một quy định nhất định về góc hướng cơ động và khoảng cách với một tâm nhất định, đồng nhất với hoạt động trinh sát tìm kiếm mục tiêu, tấn công, đánh đòn quyết định vào mục tiêu, cũng như hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm an toàn.

Cơ động ngụy trang của tầu ngầm- Cụm tầu ngầm với một đội hình theo quy định, cơ động theo một quỹ đạo đồng bộ và song song với một tâm nhất định ( tâm của quỹ đạo cơ động ngụy trang.

Chỉ huy trưởng cụm tầu ngầm quy định sơ đồ cơ động, Đường cơ động cơ bản và tốc độ cơ động được quy định bởi trung tâm chỉ huy hành quân.
Trịnh Thái Bằng (giới thiệu)

Nguồn : http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/614471/Tau-Kilo-ho-den-tac-chien-the-nao-o-Bien-Dong-tpol.html
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
nghe bảo cái thứ 6 sắp đc đóng tiếp rồi đặt ky rồi thì phải
Các kụ cho em hỏi, tầu ngầm nhìn bằng sonar và kô sử dụng radio để liên lạc, vậy có bao giờ quân ta bắn quân mình kô các kụ ? Đang nằm rình dưới đáy biển mà phát hiện ra tầu ngầm khác thì sao biết đc địch hay ta ?
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
nó dùng sóng VLF 3-30Khz hoặc ELF 3-300hz để liên lạc
tầu mỹ dùng sóng 76 hz còn tầu Liên xô nay là nga dùng sóng 82hz
mỗi tầu có 1 bộ bạn thù để biết nhau
tỷ như em bảo bác là thịt chó mà bác không nói mắm tôm mà kêu là muối tiêu thì em khừ bác ngay
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
nó dùng sóng VLF 3-30Khz hoặc ELF 3-300hz để liên lạc
tầu mỹ dùng sóng 76 hz còn tầu Liên xô nay là nga dùng sóng 82hz
mỗi tầu có 1 bộ bạn thù để biết nhau
tỷ như em bảo bác là thịt chó mà bác không nói mắm tôm mà kêu là muối tiêu thì em khừ bác ngay
Em tưởng đang rình thì kô đc nói chứ, hỏi nó là ai, nó lại trả lời bằng mấy quả ngư lôi thì ...
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em tưởng đang rình thì kô đc nói chứ, hỏi nó là ai, nó lại trả lời bằng mấy quả ngư lôi thì ...
Đang rình thì chỉ nhận chỉ thị mục tiêu từ thằng khác (thu sóng chứ kg phát). Trước khi ấn nút mới "hỏi" cho chắc thui.
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
Đang rình thì chỉ nhận chỉ thị mục tiêu từ thằng khác (thu sóng chứ kg phát). Trước khi ấn nút mới "hỏi" cho chắc thui.
Tất cả các tầu, thuyền của ta trên biển đều có mã số đặc biệt để trả lời tầu ngầm ạ ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top