Tìm hiểu về tàu ngầm và tàu lớp Kilo 636 của Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
http://Vì sao tàu ngầm Hà Nội không tự bơi về Việt Nam?


Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ | 07/11/2013 09:30Chia sẻ:
(Soha.vn) - Nếu tự bơi về, để vượt qua khoảng cách gần 19.000km từ cảng Saint Petersburg về cảng Cam Ranh, tàu ngầm Hà Nội sẽ phải tiếp nhiên liệu ít nhất 2 lần.
Theo thông tin từ hãng RIA Novosti của Nga, ngày 07/11 tới đây, tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội sẽ được phía Nga bàn giao cho Việt Nam. Đến khoảng giữa tháng 11, con tàu sẽ lên đường về nước.
Vì sao tàu ngầm Hà Nội không tự bơi về Việt Nam?
Giữa tháng 11, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ bắt đầu lên đường về nước.
Vậy tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ về Việt Nam bằng cách nào?
Trước đó, Đài tiếng nói nước Nga đưa tin rằng, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ tự bơi về Việt Nam qua ngả châu Phi. Ông Victor Litovkin, một chuyên gia quân sự Nga khi được hỏi về lộ trình đưa tàu ngầm Kilo về Việt Nam đã nhận định rằng:
“Bằng cách cho tàu bơi sang Việt Nam, tại sao lại không chứ? Những chiếc tàu ngầm này đủ sức làm được điều đó, đã vượt qua các kỳ kiểm tra nghiêm túc và đến thời điểm sẵn sàng thì sẽ có cả thủy thủ đoàn Việt Nam đã được đào tạo thành thục. Tàu có thể đi qua kênh đào Suez và vòng quanh châu Phi”.
Tuyến đường biển ngắn nhất để về Việt Nam qua ngã châu Phi theo tính toán của trang Ports.com.
Tuyến đường biển ngắn nhất để tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam qua ngả châu Phi, theo tính toán của trang Ports.com.
Về lý thuyết, tàu ngầm Kilo Hà Nội đủ khả năng để thực hiện điều này nhưng việc tự bơi về không phải là một giải pháp khả thi. Để tàu ngầm có thể tự bơi về cần một đội tàu hộ tống, tàu cứu nạn đi kèm theo. Bên cạnh đó, việc quá cảnh ở các cảng quốc tế để tiếp tế nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn hoàn toàn không đơn giản.
Theo tính toán của trang Ports.com, khoảng cách từ cảng Saint Petersburg (Nga) về cảng Cam Ranh (Việt Nam) qua ngả châu Phi là khoảng 18.830km và đây cũng là tuyến đường biển ngắn nhất để về Việt Nam. Trong khi đó, phạm vi hoạt động theo thiết kế của tàu ngầm Kilo là khoảng 9.600km. Như vậy, nếu muốn tự bơi về nước, tàu ngầm Kilo Hà Nội cần phải tiếp nhiên liệu ít nhất 2 lần.
Vận chuyển tàu ngầm Kilo về Việt Nam bằng tàu dock là giải pháp khả thi nhất. Trong ảnh một tàu ngầm Kilo đang được vận chuyển đến Ấn Độ bằng tàu dock.
Vận chuyển tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam bằng tàu dock là giải pháp khả thi nhất. Trong ảnh một tàu ngầm Kilo đang được vận chuyển đến Ấn Độ bằng tàu dock.
Bên cạnh đó, việc tự bơi một khoảng cách khá xa như vậy tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, tàu ngầm có thể gặp trục trặc kỹ thuật nào đó và việc cứu hộ hay sửa chữa trên các vùng biển quốc tế sẽ rất khó khăn. Mặt khác, tàu ngầm Kilo Hà Nội là một phương tiện quân sự nên việc nó tự di chuyển qua các vùng biển quốc tế, cũng như quá cảnh quá các cảng trung gian không phải là điều đơn giản.
Một vấn đề cực kỳ quan trọng khác là lộ bí mật quân sự, việc tàu ngầm Kilo Hà Nội tự bơi qua một quãng đường dài như vậy sẽ phải thông báo trước cho hải quân các nước trên vùng biển mà nó đi qua. Hải quân các nước này có thể sử dụng hệ thống định vị thủy âm để đọc độ ồn chân vịt, bức xạ từ trường của con tàu. Đối với tàu ngầm thì những thông số trên thuộc hàng tối mật, có tính chất quyết định đối với hoạt động của tàu ngầm về sau.
Một lý do khác khiến việc tự bơi về không mấy khả thi là thông thường với các hợp đồng mua bán vũ khí, bên bán sẽ phải đảm bảo việc giao hàng đến tận tay đối tác. Toàn bộ các rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển đến khách hàng, bên bán đều phải chịu trách nhiệm.
Ví dụ như trong năm 1997, chiếc An-124 Ruslan chở 2 chiếc tiêm kích Su-27SK xuất khẩu cho Việt Nam bị rơi trong quá trình vận chuyển, sau đó phía Nga đã phải bồi thường bằng 2 chiếc Su-27PU (nguyên mẫu của Su-30MK2 ngày nay) của Không quân Nga. Ngoài ra, một chiếc Su-30MK2V xuất khẩu cho Việt Nam cũng từng bị rơi trong quá trình thử nghiệm khiến nhà sản xuất Sukhoi phải bồi thường bằng một chiếc khác.
Như vậy, nếu có bất kỳ trục trặc nào đối với tàu ngầm Kilo Hà Nội trong quá trình đưa về Việt Nam thì phía Nga nhiều khả năng phải chịu trách nhiệm. Giá trị một chiếc tàu ngầm Kilo lớn gấp nhiều lần so với một chiếc tiêm kích nên nhiều khả năng Nga sẽ không mạo hiểm để làm điều này.
Tàu dock của hãng Eide Marine Services đã từng vận chuyển các tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 về Việt Nam một cách an toàn.
Tàu dock của hãng Eide Marine Services đã từng vận chuyển các tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 về Việt Nam một cách an toàn.
Thông tin tàu ngầm Kilo Hà Nội tự bơi về Việt Nam có thể chỉ là quan điểm của một cá nhân và không hoàn toàn đại diện cho quan điểm của nhà sản xuất. Theo thông tin mới nhất từ nhà máy đóng tàu Admiralty, tàu ngầm Kilo sẽ được đưa về Việt Nam bằng một tàu dock chuyên dụng.
Việc đưa tàu ngầm Kilo về Việt Nam bằng tàu dock chuyên dụng là giải pháp khả thi nhất, thông thường các hợp đồng bàn giao tàu chiến từ nước ngoài đều được thực hiện bằng cách này. Tàu dock là một phương tiện vận tải dân sự nên việc nó quá cảnh qua các cảng trung gian khá đơn giản.
Vận chuyển bằng tàu dock sẽ đảm bảo an toàn cao hơn và loại bỏ được các nguy cơ lộ bí mật quân sự. Dự kiến hải trình từ cảng Saint Petersburg về cảng Cam Ranh sẽ mất khoảng 49 ngày với tốc độ trung bình 10 hải lý/giờ, chưa tính thời gian tiếp nhiên liệu hay quá cảnh qua các cảng trung gian.
Trước đó, các tàu chiến được đặt hàng tại Nga thường được đưa về Việt Nam bằng tàu dock của hãng Eide Marine Services. Đây là một công ty vận tải hàng hải chuyên vận chuyển các tàu khác và cứu hộ các hoạt động trên biển có trụ sở tại Halsnøy, Na Uy.
Hai tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đều được đưa về Việt Nam bằng tàu dock Edie Transporters số hiệu IMO 8030130.
Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất của trang marinetraffic.com, con tàu này hiện đang ở khu vực vùng Vịnh. Theo hải trình đã được đăng ký, tàu IMO 8030130 đang di chuyển theo hải trình từ vùng Vịnh đến Singapore. Như vậy, nhiều khả năng tàu dock này sẽ không tham gia vào việc chở tàu ngầm Kilo về nước. Có thể, một tàu dock khác của hãng sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Vì sao tàu ngầm Hà Nội không tự bơi về Việt Nam?


Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ | 07/11/2013 09:30Chia sẻ:
(Soha.vn) - Nếu tự bơi về, để vượt qua khoảng cách gần 19.000km từ cảng Saint Petersburg về cảng Cam Ranh, tàu ngầm Hà Nội sẽ phải tiếp nhiên liệu ít nhất 2 lần.
Theo thông tin từ hãng RIA Novosti của Nga, ngày 07/11 tới đây, tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội sẽ được phía Nga bàn giao cho Việt Nam. Đến khoảng giữa tháng 11, con tàu sẽ lên đường về nước.
Vì sao tàu ngầm Hà Nội không tự bơi về Việt Nam?
Giữa tháng 11, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ bắt đầu lên đường về nước.
Vậy tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ về Việt Nam bằng cách nào?
Trước đó, Đài tiếng nói nước Nga đưa tin rằng, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ tự bơi về Việt Nam qua ngả châu Phi. Ông Victor Litovkin, một chuyên gia quân sự Nga khi được hỏi về lộ trình đưa tàu ngầm Kilo về Việt Nam đã nhận định rằng:
“Bằng cách cho tàu bơi sang Việt Nam, tại sao lại không chứ? Những chiếc tàu ngầm này đủ sức làm được điều đó, đã vượt qua các kỳ kiểm tra nghiêm túc và đến thời điểm sẵn sàng thì sẽ có cả thủy thủ đoàn Việt Nam đã được đào tạo thành thục. Tàu có thể đi qua kênh đào Suez và vòng quanh châu Phi”.
Tuyến đường biển ngắn nhất để về Việt Nam qua ngã châu Phi theo tính toán của trang Ports.com.
Tuyến đường biển ngắn nhất để tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam qua ngả châu Phi, theo tính toán của trang Ports.com.
Về lý thuyết, tàu ngầm Kilo Hà Nội đủ khả năng để thực hiện điều này nhưng việc tự bơi về không phải là một giải pháp khả thi. Để tàu ngầm có thể tự bơi về cần một đội tàu hộ tống, tàu cứu nạn đi kèm theo. Bên cạnh đó, việc quá cảnh ở các cảng quốc tế để tiếp tế nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn hoàn toàn không đơn giản.
Theo tính toán của trang Ports.com, khoảng cách từ cảng Saint Petersburg (Nga) về cảng Cam Ranh (Việt Nam) qua ngả châu Phi là khoảng 18.830km và đây cũng là tuyến đường biển ngắn nhất để về Việt Nam. Trong khi đó, phạm vi hoạt động theo thiết kế của tàu ngầm Kilo là khoảng 9.600km. Như vậy, nếu muốn tự bơi về nước, tàu ngầm Kilo Hà Nội cần phải tiếp nhiên liệu ít nhất 2 lần.
Vận chuyển tàu ngầm Kilo về Việt Nam bằng tàu dock là giải pháp khả thi nhất. Trong ảnh một tàu ngầm Kilo đang được vận chuyển đến Ấn Độ bằng tàu dock.
Vận chuyển tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam bằng tàu dock là giải pháp khả thi nhất. Trong ảnh một tàu ngầm Kilo đang được vận chuyển đến Ấn Độ bằng tàu dock.
Bên cạnh đó, việc tự bơi một khoảng cách khá xa như vậy tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, tàu ngầm có thể gặp trục trặc kỹ thuật nào đó và việc cứu hộ hay sửa chữa trên các vùng biển quốc tế sẽ rất khó khăn. Mặt khác, tàu ngầm Kilo Hà Nội là một phương tiện quân sự nên việc nó tự di chuyển qua các vùng biển quốc tế, cũng như quá cảnh quá các cảng trung gian không phải là điều đơn giản.
Một vấn đề cực kỳ quan trọng khác là lộ bí mật quân sự, việc tàu ngầm Kilo Hà Nội tự bơi qua một quãng đường dài như vậy sẽ phải thông báo trước cho hải quân các nước trên vùng biển mà nó đi qua. Hải quân các nước này có thể sử dụng hệ thống định vị thủy âm để đọc độ ồn chân vịt, bức xạ từ trường của con tàu. Đối với tàu ngầm thì những thông số trên thuộc hàng tối mật, có tính chất quyết định đối với hoạt động của tàu ngầm về sau.
Một lý do khác khiến việc tự bơi về không mấy khả thi là thông thường với các hợp đồng mua bán vũ khí, bên bán sẽ phải đảm bảo việc giao hàng đến tận tay đối tác. Toàn bộ các rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển đến khách hàng, bên bán đều phải chịu trách nhiệm.
Ví dụ như trong năm 1997, chiếc An-124 Ruslan chở 2 chiếc tiêm kích Su-27SK xuất khẩu cho Việt Nam bị rơi trong quá trình vận chuyển, sau đó phía Nga đã phải bồi thường bằng 2 chiếc Su-27PU (nguyên mẫu của Su-30MK2 ngày nay) của Không quân Nga. Ngoài ra, một chiếc Su-30MK2V xuất khẩu cho Việt Nam cũng từng bị rơi trong quá trình thử nghiệm khiến nhà sản xuất Sukhoi phải bồi thường bằng một chiếc khác.
Như vậy, nếu có bất kỳ trục trặc nào đối với tàu ngầm Kilo Hà Nội trong quá trình đưa về Việt Nam thì phía Nga nhiều khả năng phải chịu trách nhiệm. Giá trị một chiếc tàu ngầm Kilo lớn gấp nhiều lần so với một chiếc tiêm kích nên nhiều khả năng Nga sẽ không mạo hiểm để làm điều này.
Tàu dock của hãng Eide Marine Services đã từng vận chuyển các tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 về Việt Nam một cách an toàn.
Tàu dock của hãng Eide Marine Services đã từng vận chuyển các tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 về Việt Nam một cách an toàn.
Thông tin tàu ngầm Kilo Hà Nội tự bơi về Việt Nam có thể chỉ là quan điểm của một cá nhân và không hoàn toàn đại diện cho quan điểm của nhà sản xuất. Theo thông tin mới nhất từ nhà máy đóng tàu Admiralty, tàu ngầm Kilo sẽ được đưa về Việt Nam bằng một tàu dock chuyên dụng.
Việc đưa tàu ngầm Kilo về Việt Nam bằng tàu dock chuyên dụng là giải pháp khả thi nhất, thông thường các hợp đồng bàn giao tàu chiến từ nước ngoài đều được thực hiện bằng cách này. Tàu dock là một phương tiện vận tải dân sự nên việc nó quá cảnh qua các cảng trung gian khá đơn giản.
Vận chuyển bằng tàu dock sẽ đảm bảo an toàn cao hơn và loại bỏ được các nguy cơ lộ bí mật quân sự. Dự kiến hải trình từ cảng Saint Petersburg về cảng Cam Ranh sẽ mất khoảng 49 ngày với tốc độ trung bình 10 hải lý/giờ, chưa tính thời gian tiếp nhiên liệu hay quá cảnh qua các cảng trung gian.
Trước đó, các tàu chiến được đặt hàng tại Nga thường được đưa về Việt Nam bằng tàu dock của hãng Eide Marine Services. Đây là một công ty vận tải hàng hải chuyên vận chuyển các tàu khác và cứu hộ các hoạt động trên biển có trụ sở tại Halsnøy, Na Uy.
Hai tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đều được đưa về Việt Nam bằng tàu dock Edie Transporters số hiệu IMO 8030130.
Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất của trang marinetraffic.com, con tàu này hiện đang ở khu vực vùng Vịnh. Theo hải trình đã được đăng ký, tàu IMO 8030130 đang di chuyển theo hải trình từ vùng Vịnh đến Singapore. Như vậy, nhiều khả năng tàu dock này sẽ không tham gia vào việc chở tàu ngầm Kilo về nước. Có thể, một tàu dock khác của hãng sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Cho kilo tự bơi về VN khác gì mang Kia morning chạy xuyên Việt =))
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
So thế không đúng, KM2010 nhà cháu xuyên Việt vẫn ngon mà, chạy chẳng có vấn đề gì.
Đấy là ví von thế thôi..Chạy đường dài thì lên xài xe gầm cao máy khỏe hơn hẳn những xe gầm thấp..Cũng như tầu ngầm hoạt động phạm vi rộng tốt nhất vẫn là các tầu ngầm hạt nhân hơn hẳn tầu ngầm diesel.Tầu Kilo mang tính chất phòng thủ bờ biển chứ có phải tầu ngầm tấn công đâu mà cần phạm vi hoạt động cao
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Không biết thằng TQ nó lắp tên lửa loại gì vào đấy nhỉ? Việt nam thêm 6 cái so với mấy chục cái của TQ thì thế nào?
TQ nó lắp một số loại của gấu, một số loại nó nhái được thì lắp vào, nhà mềnh trước mắt mua 6 cái đã chạy thử thấy ngon mà kinh tế cho phép thì mua thêm
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Bơi về để hải quân Mỹ-Trung nó bắt thóp.
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,330
Động cơ
590,455 Mã lực
Cái này em nghe các cụ QĐ hay nói vui là mình sắp có mấy "con nghiện". Đúng là mang vừe và vận hành nó không đơn giản. Nghe đâu lương các chú trên tàu khá cao, ko dám nói cao nhất vì để nuôi quân, giữ quân. Rồi còn trang thiết bị đi theo đảm bảo, con người thay thế ... Rất nhiều tiền để duy trì hoạt động sẵn sàng chiến đấu
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cái này em nghe các cụ QĐ hay nói vui là mình sắp có mấy "con nghiện". Đúng là mang vừe và vận hành nó không đơn giản. Nghe đâu lương các chú trên tàu khá cao, ko dám nói cao nhất vì để nuôi quân, giữ quân. Rồi còn trang thiết bị đi theo đảm bảo, con người thay thế ... Rất nhiều tiền để duy trì hoạt động sẵn sàng chiến đấu
Khổ nổi mặc dù nó là con nghiện thì củng phải nuôi thoai, không nuôi không được. còn đang tính phải mua thêm mấy con nữa ợ nhưng điều kiện chưa cho phép chẹp......chẹp
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Lưu ý ngư lôi diệt tàu ngầm của Trung Quốc

(Vũ khí) - Vũ khí chống ngầm cơ bản đầu tiên của Hải Quân Trung Quốc là ngư lội động cơ điện "Yu-3", được chế tạo cho các tàu ngầm nguyên tử. Phiên bản đầu tiên thử nghiệm năm 1969. Đến năm 1975, ngư lôi “Yu – 3” chính thức được biên chế cho tất cả các tàu ngầm nguyên tử và diesel Trung Quốc.



Ngư lôi chống ngầm

Ngư lôi chống ngầm “Yu – 3“ có đường kính 533 mm, chiều dài 6.6 m. Khối lượng 1.34 tấn , đầu đạn nặng 205 kg, sử dụng động cơ tua bin khí. Tầm bắn 13 km, tốc độ 35 hải lý/giờ. Độ sâu tấn công đến 400 m nước. Từ 1985 Trung Quốc hiện đại hóa ngư lôi có đầu tự dẫn 2 chế độ chủ động và thụ động và đặt mã hiệu là "Yu-3II".
Ngư lôi chống ngầm “Yu-4” được phát triển từ năm 1950 đến 1971 dựa trên cơ sở của ngư lôi SAET – 50 của Liên xô. Phiên bản lắp đầu tự dẫn thụ động là “Yu – 4A” và đầu tự dẫn chủ động – thụ động là “Yu-4B”. Đường kính 533 mm, dài 7,748mm, khối lượng 1,755 kg, đầu đạn nặng 309kg, tốc độ 30 hải lý/giờ. Ngư lôi sử dụng động cơ điện bình ắc quy bạc – kẽm. Tầm bắn 6 km ở độ sâu đến 400m. Ngư lôi được biên chế vào Hải quân năm 1984.
Ngư lôi chống ngầm “Yu-4” Tháng 10/1978, sau khi vớt được ngư lôi Mỹ "Mk. 46 mod. 1" và phát triển thành ngư lôi "Yu-7", biên chế vào Hải quân năm 1994. Ngư lôi “Yu – 7” là ngư lôi được trang bị cho tất cả các phương tiện bay chống ngầm như trực thăng chống ngầm Z-9C, Z-8SW và các khinh hạm. “Yu-7” là ngư lôi động cơ điện, cỡ đạn 324mm, chiều dài 2,6m, khối lượng 235 kg, đầu đạn 45 kg, tốc độ 43 hải lý/giờ, tầm bắn là 13 km, hoạt động ở độ sâu đến 400 m.
Ngư lôi “Yu – 7” lắp trên máy bay trực thăng chống ngầm. Một loại ngư lôi hạng nhẹ chống ngầm cũng được Hải quân Trung Quốc trang bị cho không quân là ngư lôi A244 của Ý. Ngư lắp đặt cho các máy bay ném bom H-5 và máy bay tiêm kích ném bom Q-5.
Ngư lôi A244 của Ý Ngư lôi A-244 có đường kính 324mm, dài 2,75m, khối lượng 221 kg, đầu nổ 34 kg. A-244 sử dụng động cơ điện, tốc độ 39 hải lý/h, tầm bắn 11 km, hoạt động ở độ sâu đến 600m nước.
Năm 1990, Trung Quốc nhập khẩu tàu ngầm diesel dự án 877EKM và 636 lớp Kilo, đồng thời tiếp nhận ngư lôi động cơ điện của Liên xô “Test – 71”. Ngư lôi được điều khiển bằng dây, có đầu từ dẫn chủ động – thụ động. Ngư lôi có thể được điều khiển theo tầm và hướng, trên cơ sở của “Test – 71” Trung Quốc có dự kiến chế tạo ngư lôi “Yu – 5” nhưng không đạt kết quả.
Ngư lôi chống ngầm “Test-71” Ngư lôi “Test-71” có đường kính 533mm, dài 7,9m, khối lượng 1,82 tấn, đầu nổ 205 kg. Ngư lôi sử dụng động cơ điện cho tốc độ 35 – 40 hải lý/giờ, tầm bắn đến 18 km, hoạt động ở độ sâu đến 400 m nước.
Ngư lôi chống ngầm “SET-65KE” Ngoài ra, khi nhập khẩu khu trục hạm dự án 956E, Trung Quốc đã nhập các thiết bị phóng ngư lôi DTA – 53-956 và ngư lôi chống ngầm “SET-65KE”. Ngư lôi có đường kính 533mm, dài 7,728m, khối lượng 1750 kg, đầu nổ 205 kg. Ngư lôi động cơ điện cho vận tốc 40 hải lý/h, tầm bắn đến 16 km, độ sâu đến 400 m nước.
Năm 1998, Trung Quốc mua của Kazakhstan hơn 40 tên lửa-ngư lôi "VA-111" Shkval".
Tổng số ngư lôi theo biên chế của Hải quân PLA là 1437 quả, trong đó cỡ 533 mm là 1198 quả, cỡ 324 mm là 239 quả.
Các tổ hợp pháo phản lực và bom chìm phản lực là vũ khí chống ngầm cơ bản của tất cả các hộ tống hạm và xuồng phóng ngư lôi – tên lửa hạng nhẹ của Hải quân Trung Quốc
Một trong những tổ hợp pháo phản lực phóng bom chìm được lắp nhiều trên các hộ tống hạm hạng nhẹ là tổ hợp phóng bom chìm phản lực “Type 87” có hai phiên bản, phiên bản 5 ống phóng và phiên bản 6 ống phóng.
Tổ hợp phòng bom chìm “Type 87” Tổ hợp phóng bom chìm phản lực 252mm "Type 87" là tổ hợp phóng bom chống ngầm và chống ngư lôi tàu ngầm, có tính năng kỹ chiến thuật tương tự như tổ hợp phóng bom chìm “RBU – 1200” của Liên xô, được sử dụng để phóng bom trên diện rộng. Tổ hợp có tầm bắn 1200 m, tốc độ phóng đạn 2,5 phát/giây. Bom chìm có khối lượng 73 kg, tốc độ bay là 400 m/s, tốc độ chìm là 6,5m/s, độ sâu hoạt động đến 300 m.
Phiên bản 6 nòng hình bán nguyện của “ Type 87” cũng tương tự như phiên bản 5 nòng với những tính năng kỹ chiến thuật tương đương. Cả hai tổ hợp loại này đều được sử dụng vào giai đoạn những năm 50 – 70x, khả năng chống ngầm hiện đại rất thấp.
Các tàu khu trục hiện đại của Hải quân Trung Quốc lắp đặt tổ hợp ống phóng bom chìm phản lực loại "FQF-2500" cỡ nòng 213 mm, có các phiên bản 12 ống phóng và 18 ống phóng, theo biên chế cơ số đạn là 120 quả bom chìm và 180 quả bom chìm.
Tổ hợp phóng bom chìm "FQF-2500" Tổ hợp "FQF-2500" sử dụng cỡ đạn 212 mm, tốc độ bắn 3,2 phát/giây, tầm bắn từ 500 – 2500m, được sử dụng để chống ngầm và chống ngư lôi tàu ngầm. Bom chìm có khối lượng 84 kg, tốc độ bay trong không khí 400m/s, tốc độ chìm 11 m/s, độ sâu hoạt động đến 350 m.
Trên 4 khu trục hạm nhập khẩu của Nga có lắp các tổ hợp phóng bom chìm phản lực RBU-1000 "Smerch-2” cỡ nòng 305 mm, mỗi tàu có hai tổ hợp với cơ số đạn 48 quả bom chìm. Tổ hợp phóng bom chìm RBU – 1000 có sáu nòng, tốc độ bắn là 2 phát/s, tầm bắn từ 100 – 1000 m. Bom chìm có khối lượng 97 kg, tốc độ bay trong không khí 400 m/s tốc độ chìm 11,8 m/s. Độ sâu hoạt động 350 m.
Nhìn chung, các vũ khí chống ngầm thông thường của Hải quân Trung Quốc có các thông số tương đương với vũ khí thời Xô viết, có khả năng tác chiến tầm xa đến 13 km so với hạm tầu, chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ mục tiêu ven bờ và các chụm chiến hạm tác chiến trên biển. :((:((
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
(Soha.vn) - Hôm nay (11/11), tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ xuất phát từ thành phố Sait Petersburg của Nga để về cảng Cam Ranh, Việt Nam.

Theo thông tin đăng tải trước đó của hãng thông tấn RIA Novosti, tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội sẽ được đưa lên một phương tiện chuyên chở chuyên dụng để đưa về Việt Nam.
"Ngày 11/11 đơn vị vận tải sẽ chuyển tàu ngầm Hà Nội lên phương tiện chuyên chở để về căn cứ ở Việt Nam" - Nguồn tin cho biết.
Dự kiến, lễ thượng cờ và tiếp nhận con tàu vào biên chế Hải quân Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2014 khi tàu về đến Cam Ranh.

Tàu ngầm Hà Nội được chính thức bàn giao cho Việt Nam vào ngày 7/11 vừa qua, sau lễ ký kết văn kiện bàn giao kỹ thuật tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi.
Đây sẽ là chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên gia nhập vào hạm đội tàu ngầm của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết chiếc tàu ngầm thứ hai (HQ-183 TP. Hồ Chí Minh) sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào đầu năm 2014. Trong khi đó, chiếc thứ ba (HQ-184 Hải Phòng) cũng sẽ được bàn giao cho Việt Nam trong năm tới.
Như vậy, trong năm 2014, Hải quân Việt Nam sẽ có thể đưa vào vận hành 2-3 tàu ngầm Kilo 636. Điều này sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho Hải quân Việt Nam, đặc biệt là trong các nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền, lãnh hải Tổ quốc.
 

cuncon

Xe điện
Biển số
OF-89727
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
2,626
Động cơ
432,653 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, HN
Cái này em nghe các cụ QĐ hay nói vui là mình sắp có mấy "con nghiện". Đúng là mang vừe và vận hành nó không đơn giản. Nghe đâu lương các chú trên tàu khá cao, ko dám nói cao nhất vì để nuôi quân, giữ quân. Rồi còn trang thiết bị đi theo đảm bảo, con người thay thế ... Rất nhiều tiền để duy trì hoạt động sẵn sàng chiến đấu
Duy trì 1 em kilo 1 năm khoảng 2-3M$ , 1 em Su 30 khởi động vài vòng cũng hết 1 cây xăng bt. Tốn kém vậy nhưng hiệu quả vô vùng lớn trong vc bảo vệ đất nc, ít nhất là tác động tới tâm lý của kẻ địch
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Ặc ặc. Bây giờ mới tiết lộ, HQVN biết lái tàu ngầm từ cái thời cả nước ăn bo bo (1986) .
Kính nể các cụ nhà mềnh.

Từ ngày đấy đến giờ, để nâng cao tay nghề, không biết mấy anh ấy đã "đi nhờ, lái ké" bao nhiêu tàu ngầm của Nga, Poland, India, Bắc Hàn và nước nào nữa kg biết?

Nghi thức đặc biệt ở Hải đội tàu ngầm Việt Nam


Kíp tàu tốt nhất Trung tâm huấn luyện
Ngay ngày thứ hai đặt chân đến Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Liên Xô (căn cứ tại Riga, CH Latvia), kíp tàu thăm đài tưởng niệm các thủy thủ tàu ngầm đã hy sinh.

Đó là một tàu ngầm của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường quay về thì bị chìm. Đến năm 1968, tàu mới được trục vớt. Tên của thủy thủ đoàn được khắc trên đài tưởng niệm.

Tất cả học viên khi đến trung tâm này đều đến đặt vòng hoa ở đây, như một bài học nhập môn để hiểu thế nào là tàu ngầm. Bài học đầu tiên đủ để những người lính Việt Nam hiểu, mọi chuyện không dễ dàng.

Hai điểm 5 cho Việt Nam
Thủy thủ tàu ngầm có một nghi thức nhập môn, là uống nước biển. Ông Nguyễn Thiện Toản (Hải đội phó Chính trị) nhớ lại, khi đó, tàu ở độ sâu 70m. Mỗi thủy thủ đều được uống nước biển lấy từ van thông đáy. Đó là lúc họ chính thức thành thủy thủ tàu ngầm.

Tháng 3/1986, 55 thủy thủ Việt Nam đã chính thức trải qua nghi lễ đặc biệt ấy trên biển Baltic. Đó cũng là thời điểm đánh dấu thế hệ thủy thủ tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam chính thức được công nhận.

Thế nhưng, để có được giây phút ấy thì trước đó, các thành viên thủy thủ đoàn phải trải qua sáu tháng học trên bờ căng thẳng.

Các giáo viên của Trung tâm huấn luyện đã hướng dẫn đoàn Việt Nam không chỉ bằng quan hệ thầy - trò, mà còn có cả sự thân thiện, vô tư như với những người đồng đội.

Ông Vũ Hồng Hảo, khi đó nhận vị trí Ngành phó Ngành Radar, được tạo điều kiện để phát huy tối đa khả năng trời phú của đôi tai.

Sau mỗi giờ học, ông Hảo lại lân la đến thư viện tìm tài liệu. Trên tàu ngầm, vị trí của radar - sonar cực kỳ quan trọng.

Trách nhiệm của ông Hảo là nghe mọi động tĩnh trên biển để báo cáo, tham vấn cho thuyền trưởng. “Mình xác định đi học cho mình, cho cả đồng đội mình”, với tâm niệm như vậy, ông Hảo tận dụng mọi khả năng để tìm hiểu.

Đôi tai ông Hảo cũng được nhiều chuyên gia nể phục. Trưởng khoa Nghiên cứu Radar khi đó phải thốt lên, “Có bao nhiêu vốn liếng anh đã lấy hết của tôi rồi”.

Ông Hảo đã luyện đôi tai đến mức độ thành thục, có thể phân biệt được tàu khối NATO, tàu khối XHCN, các loại tàu, âm thanh.

Thầy Chishkov, giảng viên môn học này, đã ưu ái cho ông Hảo mượn chìa khóa phòng sưu tập âm thanh của thầy.

“Thầy có một bộ sưu tập âm thanh của mọi loại tàu. Mỗi ngày sau giờ học tôi lại đến đó nghe. Luyện được một năm thì có thể phân biệt được”, ông Hảo kể.

Ông Nguyễn Thiện Toản cũng kể, thầy giáo Liên Xô nói họ phải rèn luyện nhiều năm mới có được đôi tai như thế, còn ông Hảo là thiên bẩm. Trưởng khoa Nghiên cứu Radar của trung tâm khi đó cũng đặc biệt quý ông Hảo.

Nhờ thế ông được cho mượn thẻ thư viện mật để có thể mượn và đọc các tài liệu mà bình thường rất hiếm người được tiếp cận.

Sau giờ học, ông Hảo lại vào thư viện tìm tài liệu, ghi nhớ các chi tiết máy móc, rồi về phòng nhớ lại, vẽ ra sổ tay. Sau một năm, ông Hảo vẽ hết được sơ đồ máy móc chuyên ngành của mình trên tàu proeckt 613 và proeckt 641.

Môn học mà nhiều thủy thủ đoàn nhớ nhất là Đấu tranh vì sự sống con tàu. Giáo viên phụ trách môn học là một người gốc Á, tên là Lim. Ông Lim đặc biệt nghiêm khắc, nhưng lại rất có cảm tình với các học viên Việt Nam.

Ngay những ngày còn ở trong phòng học, ông Lim đã nhắc nhở: “Mỗi phút lắng nghe trên lớp, sẽ là cả một năm sự sống của con tàu, của bản thân thủy thủ”.

Đây là môn học dễ khiến nhiều học viên buồn chán. Nhưng tất cả sĩ quan từ cấp cao nhất đến chiến sĩ đều phải học nghiêm túc. Ông Trần Văn Thịnh nhớ khi đó, một vị Chuẩn đô đốc của Syria cho rằng ở vị trí cao cấp như ông ta thì không cần phải học.

Nhưng các giáo viên nói: “Nếu ông không biết, ông không thể chỉ huy được”. Ngay cả vị tướng đó cũng phải xuống tàu tham gia thực hành như anh em chiến sỹ.

Ông Hảo còn ghi trong nhật ký, ngày đầu tiên thực hành, ông và ba người đồng đội lúng túng vô cùng. Khoang tàu chật, bộ quần áo cứu hộ nặng nề, khó di chuyển, trong tàu không nói chuyện được, cả bốn đều phải dùng điệu bộ để phối hợp. “Lúc đó mới thấy không hiểu nhau thì thao tác khó khăn đến thế nào”, ông Hảo nói.

Thế nhưng đến ngày thứ ba thì mọi việc suôn sẻ. Thầy Lim dạy nhiều kíp tàu đến từ nhiều nước khác nhau, nhưng ông chỉ có hai điểm 5 (điểm cao nhất) vào thời gian đó, cả hai đều dành cho các học viên Việt Nam.

55 thủy thủ đoàn khung tàu đầu tiên, sau một thời gian xuống tàu đã có thể tự tác chiến độc lập mà không cần các thủy thủ Liên Xô kèm cặp.

Thuyền trưởng đầu tiên
Con tàu thủy thủ đoàn Việt Nam được học là tàu ngầm diesel đề án 613 (gọi tắt là 613), được chế tạo trong những năm 1950 thế kỷ trước.

Theo thiết kế, thân tàu ngầm 613 có hai lớp. Lớp trong hoàn toàn kín, với lớp ngoài được chia thành bảy khoang để chứa nước gọi là các két. NATO gọi 613 bằng cái tên lãng mạn Romeo.

Đại tá Phạm Tân đã từng có thời gian đi thực tế tại Ba Lan, cũng trên tàu 613 nên có cái nhìn rất cơ bản về tàu ngầm.

Ông Phạm Tân kể lại, khi biết ông được cử là thuyền trưởng, phía chuyên gia Liên Xô tỏ ý nghi ngờ khả năng và muốn nói chuyện với ông trước. Ông Tân đã thuyết phục được những ông thầy khó tính bằng kinh nghiệm nhiều năm đi biển và cả thời gian thực tập trên tàu ngầm của Hải quân Ba Lan, trong thời gian học tập tại Học viện Hải quân. Sau buổi nói chuyện, chuyên gia Liên Xô đã bắt tay ông đầy vui vẻ.

Thuyền trưởng tàu ngầm có vai trò cực kỳ quan trọng, là tư lệnh tối cao trên tàu. “Khi tàu làm nhiệm vụ, thuyền trưởng hầu như không ngủ”, ông Tân nhớ lại.

Số mệnh thuyền trưởng gắn với con tàu, khi có sự cố bắt buộc thủy thủ phải rời tàu, thuyền trưởng sẽ phải ở lại, nhấn nút kích hoạt hệ thống chất nổ để phá hủy con tàu và hy sinh cùng nó. Ông Vũ Hồng Hảo nói, mỗi lần tập bắn, ông Tân luôn chỉ huy bắn chính xác mục tiêu. Trong các trận chiến, thành bại nằm ở khả năng phán đoán của thuyền trưởng.

Ngày lễ tốt nghiệp, ông Phạm Tân được trao tặng phù hiệu thuyền trưởng tàu ngầm theo một cách thức đặc biệt. Chiếc huy hiệu được thả dưới đáy một cốc vodka đầy. Giám đốc trung tâm đào tạo Riga hóm hỉnh nói với ông, “Lặn xuống, thì phải nổi” và yêu cầu ông Tân uống cạn. Cạn cốc rượu, chiếc phù hiệu mới thuộc về ông Tân. Chiếc phù hiệu đó, ông Tân vẫn giữ sau hơn 30 năm, cùng tấm bằng chứng nhận loại xuất sắc với bảng điểm hầu hết là điểm 5.

Tháng 6-1986, kíp tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp. Các chuyên gia của Trung tâm huấn luyện, giữa rất nhiều đội tàu đến từ Ba Lan, Đức, Rumani, Cuba, Syria, Ấn Độ, Libya… đều thừa nhận Việt Nam là một trong những kíp tàu tốt nhất họ đào tạo thời điểm đó.

Theo Thời Nay

Nguồn: http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/656449/Nghi-thuc-dac-biet-o-Hai-doi-tau-ngam-Viet-Nam-tpol.html
 
Chỉnh sửa cuối:

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Hi vọng các cán bộ, chiến sỹ đang học lái tàu ngầm sẽ tiếp bước truyền thống cha anh, làm chủ và xử dụng tốt khí tài hiện đại này để bảo vệ tổ quốc!\m/
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,954
Động cơ
878,034 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Hàng đã lên Rolldock.
bắt đầu hành trình hơn 1 tháng để về VN.
Không biết về bao lâu thì chính thức biên chế?
Biên chế bao lâu thì ... xịt được xì gà ?

( minh họa )


( Em hỏi ngu tý sao nó ship lâu thế nhỉ? )
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,514
Động cơ
493,391 Mã lực
Cái này em nghe các cụ QĐ hay nói vui là mình sắp có mấy "con nghiện". Đúng là mang vừe và vận hành nó không đơn giản. Nghe đâu lương các chú trên tàu khá cao, ko dám nói cao nhất vì để nuôi quân, giữ quân. Rồi còn trang thiết bị đi theo đảm bảo, con người thay thế ... Rất nhiều tiền để duy trì hoạt động sẵn sàng chiến đấu
Em hỏi các cụ con này không có AIP tại sao chúng ta mua giá cao như vậy? Cứ sau tầm 1 tuần lại phải nổi lên hay thò cái "ống" lên để vận hành và nạp Ắc Quy như vậy tác chiến xa bờ cũng dễ làm mục tiêu? Tại sao ta không mua hẳn loại có AIP của Đức, Ý hay bọn nó không bán cho ta? Loại mà cả tháng không phải nổi lên, bây giờ bọn Hàn Quốc còn được sản xuất loại đó theo Lizenz rồi không lẽ Nga không làm được? Em nghĩ tầm tiền đó cũng mua được rồi. Hay ta chỉ mua hàng Nga vì hợp lý hơn với chiến thuật, chiến lược và học thuyết.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top