Tìm hiểu về tàu ngầm và tàu lớp Kilo 636 của Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,829
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
Cuối năm 2 em về VN đi dạo loanh quanh HS và TS cho bọn chó nó chạy
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Xét cho cùng , cứ cho là mợ Mèo hay đi bắt nạt các nước nhỏ để phục vụ cho mẫu quốc đi . Còn đối thủ ngang cơ thì nó thành ww3 rồi nhé các cụ .Mỗi thằng có cái hay riêng của nó , so bì khó .
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,620
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cuối năm 2 em về VN đi dạo loanh quanh HS và TS cho bọn chó nó chạy
Tàu lặn toàn chơi kiểu ngậm tăm, nằm một chỗ dưới đáy biển đợi chiến chứ có phải là CSB mặt nước đâu mà cụ bắt mấy em nó đi dọa ma. :))
 

Bul Dog

Xe tải
Biển số
OF-115423
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
449
Động cơ
390,168 Mã lực
Cái cơ bản là hải quân của VN đã làm chủ được việc vận hành và khai thác công nghệ của các vũ khí hiện đại như kiểu tầu ngầm Kilo, tàu chiến Gad đươc chưa? Chứ như kiểu các cháu trẻ trâu dùng quả táo mà chỉ có nghe với gọi, nhắn tin thì vứt. Ra trận nó đọp cho phát vừa mất người, mất của.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,620
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cái cơ bản là hải quân của VN đã làm chủ được việc vận hành và khai thác công nghệ của các vũ khí hiện đại như kiểu tầu ngầm Kilo, tàu chiến Gad đươc chưa? Chứ như kiểu các cháu trẻ trâu dùng quả táo mà chỉ có nghe với gọi, nhắn tin thì vứt. Ra trận nó đọp cho phát vừa mất người, mất của.
Oánh nhau thật thì mất mạng người chứ có phải chơi game, restart một phát là xong đâu cụ.

Hồi trước em đi lính, toàn dân thành phố, lúc huấn luyện tân binh chạy bộ cỡ km là le lưỡi nhưng vẫn phải tập để nâng dần lên chạy được 10km (có mang vũ khí). Thủ trưởng chẳng cần động viên vì thằng nào cũng hiểu ra trận mà kg chạy được thì mình sẽ tèo đầu tiên. ))
 

f1_hn

Xe container
Biển số
OF-32387
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
7,344
Động cơ
567,722 Mã lực
Oánh nhau thật thì mất mạng người chứ có phải chơi game, restart một phát là xong đâu cụ.

Hồi trước em đi lính, toàn dân thành phố, lúc huấn luyện tân binh chạy bộ cỡ km là le lưỡi nhưng vẫn phải tập để nâng dần lên chạy được 10km (có mang vũ khí). Thủ trưởng chẳng cần động viên vì thằng nào cũng hiểu ra trận mà kg chạy được thì mình sẽ tèo đầu tiên. ))
Cụ nói chuẩn, bản năng sinh tồn ;)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Akula - Kẻ có thể phá hủy một phần Châu Âu

(VnMedia) - Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula thuộc Đề án 971 do Cục thiết kế Rubin, Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là loại tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới từng được chế tạo.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula có lượng giãn nước khi nổi khoảng 24.500 tấn và khi lặn là 48.000 tấn. Con số này lớn hơn gấp đôi tàu ngầm hạt nhân lớn nhất Hải quân Mỹ lớp Ohio.

Akula được biết tới là một trong những tàu ngầm chạy êm và có khả năng tấn công mạnh nhất trong số các tàu ngầm nguyên tử tấn công của Hải quân Nga nói riêng, hay trên thế giới nói chung.

Tàu ngầm lớp Akula có thiết kế đa thân, với 5 thân nằm bên trong thân chính. Tàu có tất cả 19 khoang bao gồm một khoang module được gia cố chắc chắn chứa phòng điều khiển chính và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu, phía sau các ống phóng tên lửa.

Thiết kế của tàu cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng. Tàu có thể lặn sâu tối đa 400m, tốc độ đạt 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 180 ngày đêm dưới biển. Tàu biên chế 160 thành viên thủy thủ đoàn. Tàu có chiều dài 172,8 mét và chiều rộng 23,3 mét.





Mặt cắt của tàu ngầm​


Akula được trang bị 20 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Số vũ khí này có thể tấn công đồng thời 200 mục tiêu lớn trên mặt đất với tổng diện tích 7.000km²(diện tích Moscow là 1.000km²), ở khoảng cách 10.000km. Điều này có nghĩa là tàu ngầm Akula có thể bất ngờ tiêu diệt hàng chục thành phố kiểu như New York; thổi tung một đất nước nhỏ ở châu Âu hay san bằng một nửa đất nước Afghanistan. Akula còn mạnh hơn 10 trung đoàn Topol.


Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW và 2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực cùng 2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW.


Ngoài ra, tàu ngầm này còn được trang bị thiết bị phát hiện tàu ngầm. Đây là thiết bị tìm kiếm và tấn công chủ động/bị động được treo trên thân tàu phía dưới khoang chứa ngư lôi. Tàu được gắn radar phát hiện mục tiêu nổi băng I/J.Các thiết bị đối phó gồm ESM (thiết bị hỗ trợ điện tử), hệ thống cảnh báo radar và hệ thống định vị.

Akula còn có cả hệ thống thông tin liên lạc radio và vệ tinh. Tàu được trang bị 2 phao anten nổi để thu tín hiệu radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh, khi hoạt động sâu và dưới các lớp băng.




Nga "phù phép" để tàu ngầm Akula có thể tàng hình

Dân Việt - Sau khi được cải tiến, các tàu ngầm lớp Akula thế hệ thứ 3 sẽ có khả năng tàng hình với cơ chế điện tử vượt trội, để trở thành nòng cốt trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công của Nga.

Ông Vladimir Dorofeyev, lãnh đạo Cục thiết kế Malakhit của Nga, cho biết nước này sẽ cải tiến các tàu ngầm Đề án 971 Akula thế hệ thứ 3.
"Bộ Quốc phòng đã quyết định kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ các tàu ngầm tấn công thế hệ thứ 3" - ông Dorofeyev nói trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti, "Tàu ngầm thuộc Đề án 971 đầu tiên hiện đã được đưa vào quá trình cải tiến tại cơ sở chế tạo Zvezdochka".
Tàu ngầm Akula.
Ông Dorofeyev cho biết, quá trình đại tu chiếc tàu ngầm lớp Akula đầu tiên sẽ phải mất 2 năm hoàn thành và sẽ được đưa vào sử dụng trong Hải quân Nga sau khi được thử nghiệm. Tuy nhiên, ông không công bố cụ thể tên các loại tàu và tổng số tàu ngầm được đại tu lần này.
Theo thông tin từ giới chức Nga, sau khi cải tiến, những chiếc tàu ngầm này sẽ có khả năng tàng hình với cơ chế điện tử vượt trội. Cùng với tàu ngầm hạt nhân Đề án 885 lớp Yasen, chúng sẽ trở thành nòng cốt trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công của Nga.


Đề án 971 Akula thế hệ thứ 3 được Cục thiết kế Malakhit phát triển trong giai đoạn 1970 - 1980 để thay thế cho tàu ngầm lớp Barracuda vỏ titan.
Tất cả có khoảng 15 chiếc được chế tạo tại cơ sở Amur ở Komsomolsk-on-Amur và cơ sở Sevmash ở Severodvinsk từ năm 1984 tới 2001. Hiện nay, không rõ bao nhiêu chiếc còn đang được sử dụng.
Tàu ngầm lớp Akula có thể mang tới 12 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn khoảng 3.000 km và một số tên lửa đối hạm cùng ngư lôi.


“Cá mập” Akula: Kẻ săn mồi khổng lồ của Hải quân Nga

(Soha.vn) - Akula là một trong những lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc vào hàng đắt đỏ và khổng lồ của thế giới.

Kích thước khổng lồ, hệ thống vũ khí tối tân hiện đại giúp nó có thể 'thổi bay' cả một hải đoàn (hải đoàn là một đội hình quân sự của Hải quân, nhiều hải đoàn kết hợp tạo thành một hạm đội bao gồm từ 3 đến 4 tàu chiến hoặc tàu ngầm).

TK-208 “Dmitry Donskoy” đang tuần tra trên biển Barents. Ảnh AP
Akula được nghiên cứu và phát triển từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, với tên ban đầu là Projeckt 941 và được NATO định danh là Typhoon. Nó là thế hệ tiếp nối của tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Delta. Trong tiếng Nga nó mang cái tên “Акула” có nghĩa là "cá mập". Và quả đúng như cái tên, Akula là một con quái vật chính hiệu của các hạm đội Nga, với trọng tải choán nước lên đến 48.000 tấn khi lặn và 24.500 khi nổi, chiều dài lên đến 175m, còn lớn hơn cả một sân bóng đá (120m).
Typhoon được thiết kế để tham gia các cuộc chiến hạt nhân với khả năng lặn sâu bên dưới mặt nước trong 180 ngày mà không cần nổi lên! Nó là một trong tàu ngầm hạt nhân tấn công lớn nhất trong lịch sử hải quân Nga và thế giới.
Typhoon ra đời trong giai đoạn đầy sóng gió của Liên bang Xô Viết và của cả thế giới, do những căng thẳng liên tiếp và ngày một phức tạp của 2 siêu cường Xô Viết - Hoa Kỳ nhằm tranh giành ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Cụ thể, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba khi Nga ồ ạt đưa các tên lửa đạn đạo đến Cuba và chĩa thẳng về phía Hoa Kỳ, hay đó là vụ tai nạn của chiếc Boeing 747 mang số hiệu KAL-007 của hãng Korean Ariline đã đẩy 2 thế lực này đến bên bờ vực một cuộc chiến hạt nhân.
Typhoon được giới lãnh đạo Nga và cụ thể là Bí thư thứ nhất **** cộng sản Liên bang Soviet là Leonid Brezhnev. Không rõ cái tên Typhoon xuất phát từ đâu, nhưng theo một số nguồn tin đáng tin cậy từ CIA thì nó xuất phát từ bài diễn thuyết của Leonid Brezhnev vào năm 1972 khi đề án 941 đang trong giai đoạn phát triển. Nguyên văn của ông như sau:
Người Mỹ có máy bay do thám U2, SR-71 “Black Bird” để thăm dò chúng ta, cùng với đó là những hành động làm căng thẳng thêm tình hình cả 2 bên. Thế nhưng, họ chỉ dám mang chúng đến bên lãnh thổ chúng ta để nhìn ngó chúng ta, còn khi bị truy đuổi lại bỏ chạy thục mạng đến 1 viện đạn còn không. Nhưng nếu người Mỹ và NATO tiếp tục khiêu khích chúng ta bằng những hành động tương tự như vậy tôi xin hứa với các đồng chí họ sẽ phải hứng chịu một cơn cuồng phong từ chúng ta”. Có lẽ bài phát bài biểu này đề cập đến "cuồng phong" nên về sau theo định danh của NATO, Akula được gọi là Typhoon.

“Cá mập” Akula của Hải quân Nga
Xét trên thực tế, những gì mà Bí thư thứ nhất Leonid Brezhnev nói hoàn toàn là sự thật, Akula được biên chế khá nhiều trong Hạm đôi phương Bắc (4/6 chiếc được biên chế cho hạm đội này). Akula chỉ cần ở ngay cảng nhà Severomosk là có thể bắn được tên lửa vào bờ Tây của Hoa Kỳ, và nếu tất cả tên lửa cùng được phóng, đó sẽ là thảm họa thực sự với người dân bờ Tây của nước này.
Typhoon được phát triển từ đề án 941 của Cục thiết kế Rubin, được coi như lớp tàu ngầm đầu tiên chạy êm nhất từ trước đến nay và có khả năng cơ động đáng kinh ngạc. Bên cạnh khả năng phóng tên lửa đạn đạo, nó còn mang theo cả ngư lôi để tiêu diệt các tàu ngầm khác, gồm có 6 ống phóng với 20 phương tiện phóng (phương tiện phóng có thể là các máy phóng hoặc các thiết bị tương tự). Gồm có 2 loại ống phóng trên Typhoon:
+4 ống phóng có khả năng phóng 2 loại ngư lôi chính là RPK-2 (SS-N-15 “Viyuga”) hoặc ngư lôi Type 53. Hai loại ngư lôi này chủ yếu là để tấn công các tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm cỡ nhỏ và các khinh hạm.
+2 ống phóng có khả năng phóng loại RPK-7 (SS-N-16 “Vodopa”) dùng để tấn công các tàu ngầm cỡ lớn và tàu sân bay.

TK-17 “Arkhangelsk” đang tuần tra ở khu vực Bắc Cực.
Typhoon với thiết kế khá lớn cho phép mang được 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-39 (được NATO định danh là SS-N-20 “Rif”) với tầm bắn 8.300km, có thể mang được đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton. Bên cạnh đó R-39 còn có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân tấn công đa mục tiêu (MIRV) với khả năng mang được 4 đến 5 đầu đạn hạt nhân 200 kiloton.
Typhoon là một trong những tàu ngầm có thiết kế độc đáo nhất từ trước đến nay, với lớp vỏ chịu áp suất được thiết kế khá phức tạp, cho phép nó lặn sâu được 400m. Cấu trúc đan chéo nhau của các thanh đỡ trong thiết kế trải dài của Typhoon giúp dàn trải áp lực lên đều thân tàu. Đây là một khác biệt rất lớn so với tàu ngầm lớp Delta. Delta có thiết kế dàn trải áp lực bằng các thanh dầm chống chịu song song với nhau, tạo ra một áp lức tác động lên thân tàu nhỏ hơn vùng cao nhất của tàu (khoang nhô lên của Delta). Chính điều này đã giúp cho Typhoon có khả năng sống sót cao hơn khi bị ngư lôi làm thủng vỏ tàu, giúp thủy thủ đoàn có thể an toàn trong các khoang kín nước, với khả năng ngập nước là vô cùng thấp, từ 5% đến 7% theo tính toán của các nhà khoa học Nga.

TK-208 “Dmitry Donskoy” tại cảng nhà Severomosk.​

Đã có 6 chiếc Typhoon được xuất xưởng và biên chế cho các hạm đội, mà chủ yếu là Hạm đội phương Bắc với nhiệm vụ bảo vệ phía Bắc nước Nga. Ban đầu bộ tư lệnh Hải quân chỉ định đánh số cho các tàu với tiếp đầu ngữ "TK". Về sau, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ một số tập đoàn vũ khí và tập đoàn luyện thép, cùng sự quyên góp từ những thành phố, nó đã mang tên các tập đoàn này và tên các thành phố như TK-17 “Arkhangelsk” hay TK-208 “Dmitry Donskoy”.
TK-208 “Dmitry Donskoy” là chiếc duy nhất còn phục vụ trong hạm đội phương Bắc với vai trò thử nghiệm các loại ICBM mới. “Dmitry Donskoy” là tên của đại công tước Moscow, là một trong những người uy quyền và nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. TK-208 đã thử nghiệm thành công ICBM mới nhất của Nga phóng từ tàu ngầm là Bulava (được NATO định danh là SS-NX-22). Mới đây Nga đang có kế hoạch tái vũ trang và nâng cấp cho 2 chiếc khác là TK-17 “Arkhangelsk” và TK-20 “Severtal”.
Hiện tại, Borei - lớp tàu ngầm hạt nhất tấn công được đánh giá mạnh nhất hiện nay đang thay thế dần các tàu lớp Typhoon từ năm 2012.


VS


'Kẻ hủy diệt' êm ái nhất thế giới

Tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm lớp Los Angeles của Mỹ được đánh giá là chạy êm nhất thế giới. Đã có 62 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles được đóng và hoạt động trên các đại dương.

Vũ khí đầy mình
Chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế trang bị vào ngày 13.10.1976. Chiếc cuối cùng trong lớp tàu đa nhiệm này USS “Cheyennе” được đưa vào biên chế — 13.09.1996 . Tàu được đóng bởi các tập đoàn đóng tàu Newport News Shipbuilding và General Dynamics Electric Boat Division.
Chín chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles đã tham gia tác chiến trong chiến tranh tại vùng nước vịnh Persic năm 1991, trong cuộc chiến này các tên lửa Tomahawk đã được phóng từ hai tàu ngầm.
Tàu ngầm lớp Los Angeles là tàu ngầm đa nhiệm, trong đó nhiệm vụ trọng tâm của tàu ngầm là chiến đấu chống ngầm, tiến hành các hoạt động trinh sát, đổ bộ lực lượng biệt kích đa nhiệm, tấn công các mục tiêu trên mặt nước và trên bờ biển, rải thủy lôi và tiến hành các nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.


Tên dự án: 688, 688i (improved 668) thuộc lớp tàu theo NATO: Los Angeles. Tốc độ trên mặt nước: Đến 17 knots. Tốc độ lặn ngầm : 30 knots, 35 knots cực đại trong thời gian ngắn. Độ sâu lặn ngầm : 250—280 m. Độ sâu giới hạn: 450 m. Thủy thủ đoàn: 14 sĩ quan và 127 thủy thủ.
Cấu trúc thiết kế: Tàu được thiết kế theo phương pháp 1 vỏ, bao gồm một thân ống hình trụ (dài hơn 50% vỏ tàu) phần mũi tàu và đuôi tàu được thiết kế dang vỏ cầu parabol, được lắp các bồn nước dằn tàu, số lượng bồn nước dằn tàu có thể thay thế được là 4 bồn. Lượng giãn nước trên mặt nước : 6082-6330 tấn. Lượng giãn nước khi lặn: 6927-7177 tấn. Chiều dài thân tàu: 109,7 m. Chiều rộng thân tàu : 10,1 m. Mức ngấn nước khi nổi: 9,4 m
Vũ khí trang bị: Là tàu ngầm đa nhiệm, thực hiện những sứ mệnh can thiệp vũ trang sau chiến tranh lạnh, tàu được trang bị chủ yếu là vũ khí thông thường có khả năng tấn công ngầm, mặt nước và bờ biển, do đó là những tàu đầu tiên được trang bị hệ thống điều khiển tên lửa tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất ASBU được định danh thời điểm đó là AN/BSY-1.
Tên lửa hành trình là vũ khí chủ yếu của tàu ngầm Los Angeles. Những tàu ngầm lớp Los Angeles được đóng từ năm 1982 được lắp đặt 12 ống phóng tên lửa Tomahawk thẳng đứng, đồng thời lắp đặt hệ thống điều hành tác chiến CCS Mark 2.


Hơn 40 năm vẫn chạy tốt
Tên lửa Tomahawk được trang bị cho tàu ngầm nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước. Đến năm 1994, ¾ số tàu ngầm Los Angeles được trang bị Tomahawk. Các tàu ngầm vẫn duy trì khả năng phóng tên lửa qua ống phóng ngư lôi. Các tên lửa Tomahawk tấn công mục tiêu trên bờ có tầm bắn lên đến 2.500 km (phiên bản mang đầu đạn hạt nhân), 1600 km mang đầu đạn nổ thường. Hê thống TAINS (Tercom Aided Inertial Navigation System — Phiên bản bán tự động dẫn đường quán tính của hệ thống TERCOM) điều khiển tên lửa bay đến mục tiêu với vận tốc cận âm và độ cao so với mặt đất từ 20 đến 100 m. Tên lửa chống tàu Tomahawk được lắp đặt hệ thống điều khiển dẫn đường quán tính, được trang bị đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn đến 450 km.
Tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị tên lửa chống tàu "Harpoon". Các tên lửa chống tàu Harpoon nâng cấp dành cho tàu ngầm được lắp đặt đầu đạn tự dẫn radar chủ động và khối nổ mạnh 225 kg. Tầm bắn của tên lửa chống tàu Harpoon với tốc độ bay của tên lửa cận âm là 70 km.
Bắt đầu từ tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles SSN-751 San-Juan, các tàu đều được trang bị 12 ống phóng tên lửa thẳng đứng, được sử dụng để phóng tên lửa Harpoon và Tomahawk (chỉ dành cho cấp tàu 688i)
Tàu được lắp đặt 4 ống phòng tên lửa 533-mm được sử dụng để phóng ngư lôi Mk.46, Mk.48, và tên lửa chống tàu Harpoon (6-8 tên lửa).
Trang thiết bị tác chiến điện tử: Tàu ngầm được trang bị hệ thống tìm kiếm BRD-7, Hệ thống phát hiện, định danh và phân loại mục tiêu trên sóng radio dưới nước WLR-1H và WLR-8(v)2, hệ thống phát hiện và định danh, chủng loại mục tiêu đài phát radar WLR-10. Hiện nay hải quân Mỹ đang tiến hành thử nghiệm hệ thống phát hiện đài sonar và tác chiến điện tử, gây nhiễu, tín hiệu giả AN/WLY-1 để thay thế cho thiết bị WLR-9A/12. Tàu ngầm được trang bị ống phóng ngư lôi mồi «Mark 2».
Tàu ngầm lớp "Los Angeles" được trang bị một số lượng lớn các thiết bị dò tìm sonar và các cảm biến âm thụ động để trinh sát phát hiện và tìm mục tiêu bằng thủy âm thanh: ăng-ten kéo TV-23/29 và an ten thu sonar thủy âm bên sườn tàu tần số thấp thụ động BQG 5D / E, sonar cao tần siêu âm hoạt động hoạt động trong tầm ngắn Ametek BQS 15 được sử dụng để phát hiện các tảng băng trôi ngầm, sonar siêu âm cao tần MIDAS (Mine and Ice Detection Avoidance System - hệ thống tìm kiếm, phát hiện và tránh các tảng băng đá và thủy lôi), sonar chế độ chủ động tìm kiếm tàu ngầm Raytheon SADS-TG.


Tàu ngầm lớp "Los Angeles" được trang bị lò phản ứng nước nhẹ áp lực GE PWR S6G, 26 MW, được phát triển bởi tập đoàn General Electric. Tàu có một động cơ phụ trợ công suất 242 kW. Thời gian hoạt động của các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng là 13 năm - vượt xa thời gian hoạt động của các thanh nhiên liệu trong các lò phản ứng loại khác khoảng 6-7 năm.
Bắt đầu từ tàu ngầm SSN-768, Los Angeles được lắp chân vịt có độ ồn thấp hơn và loại bỏ các bánh lái ngang. Vào năm 2000—2003, 4 chiếc tàu ngầm dược lắp containers Dry Deck Shelter để vận chuyển các lực lượng biệt kích, các đội biệt kích người nhái, các thiết bị dưới nước, các thiết bị lặn ngầm.
Thời gian phục vụ của tàu ngầm hạt nhân khoảng 30 năm, nhưng có thể kéo dài đến 42 năm cùng với một lần nạp lại nhiên liệu hạt nhân.
18 chiếc tàu lớp SSN-688 có thể được nạp lại nhiên liệu sau một nửa thời gian công tác, sẽ trở thành ứng viên tốt để kéo dài thời gian phục vụ, do theo tính toán nếu thay đổi các thanh nhiêu liệu, tàu có thể hoạt động trong biên chế 30 năm, sau đó tàu có 2 năm tại xưởng để bảo dưỡng, sửa chữa lớn và tiếp tục phục vụ thêm 10 năm nữa, như vậy tổng thời gian hoạt của lớp tàu Los Angeles sẽ là 42 năm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lực lượng tàu ngầm Mỹ lép vế trước Nga, Trung Quốc, Iran


Mỹ khôi phục sức mạnh tàu ngầm đối phó Trung Quốc

(Soha.vn) - Trong khi Hải quân Mỹ cắt giảm 30% lực lượng tàu ngầm thì Trung Quốc, Nga và Iran đã hình thành mối đe dọa trong khu vực từ các tàu ngầm chiến lược.

Trong khi Hải quân Mỹ cắt giảm 30% lực lượng tàu ngầm thì Trung Quốc, Nga và Iran đã hình thành mối đe dọa trong khu vực từ các tàu ngầm chiến lược và xây dựng khả năng tác chiến ngầm dưới biển.
Chuẩn Đô đốc Richard Breckenridge, phụ trách chương trình tàu ngầm của Lầu Năm Góc cho rằng sự suy giảm của lực lượng tàu ngầm Mỹ đang khiến lợi thế quân sự trọng yếu của nước này bị đe dọa.
Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông đã vạch ra những bước tiến trong chương trình tác chiến tàu ngầm của Trung Quốc, Nga và Iran.
Theo Breckenridge, Trung Quốc chủ yếu sử dụng lực lượng ngầm để đe dọa sự hiện diện từ các tàu mặt nước của Mỹ, hòng làm giảm sức ảnh hưởng tích cực, bền vững của lực lượng Hải quân Mỹ.
Ông cảnh báo rằng chương trình tàu ngầm của Trung Quốc đang “phát triển hướng tới một lực lượng ngầm chiến lược toàn cầu”.
Các tàu ngầm tên lửa lớp Jin được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2, khiến chúng không chỉ đơn thuần là làm nhiệm vụ kiểm soát hàng hải trong khu vực.
Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc cũng đang xây dựng lực lượng tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường thông thường.
Tháng Bảy vừa qua, các quan chức quốc phòng Mỹ hé lộ với tờ Free Bacon rằng năm sau, tàu ngầm tên lửa chiến lược mới của Trung Quốc sẽ thực hiện các chuyến tuần tra đầu tiên trên biển. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tàu ngầm tên lửa chiến lược đi xa bờ.
Hiện tại, Trung Quốc có 3 tàu ngầm lớp Jin được trang bị 12 tên lửa JL-2. Trung Quốc gọi đây là tàu ngầm Type 094, lớp Jin.

Tàu ngầm Type 094 Trung Quốc
Trung tâm tình báo không gian và hàng không quốc gia nhận định, JL-2 sẽ lần đầu tiên mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ từ bờ biển Trung Quốc.
Sau khi triển khai ít nhất 5 tàu ngầm lớp Jin, Trung Quốc hiện đang hoàn thiện một phiên bản tàu ngầm tên lửa hiện đại hơn có tên là Type 096.
Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ cho thấy Trung Quốc hiện đang ưu tiên xây dựng lực lượng tàu ngầm và hiện tại có hơn 55 tàu ngầm, bao gồm 2 tàu ngầm tấn công lớp Shang và 4 biến thể cải tiến khác nhau của loại tàu ngầm này. Trong thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ đóng tàu ngầm tấn công tên lửa Type 095.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có 12 tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất, một số trong những chiếc tàu ngầm này được trang bị tên lửa hành trình chống tàu SS-N-27, 13 tàu ngầm lớp Song và 8 tàu ngầm lớp Yuan. Sẽ có khoảng 20 tàu ngầm lớp Yuan được triển khai trong tương lai.
Về phía Nga, Breckenridge cho biết Nga đang xây dựng 2 lớp tàu ngầm tiên tiến, có tên gọi là tàu ngầm tên lửa hạt nhân Borei và một lớp tàu ngầm thông thường, mang tên lửa dẫn đường là Severodvinsk. Breckenridge cho rằng chương trình tàu ngầm của Nga đang ở “cấp chiến lược toàn cầu”.
Tàu ngầm lớp Borei hiện đang được triển khai và ít nhất 5 chiếc tàu ngầm nữa thuộc lớp này sẽ được xây dựng.

Tàu ngầm lớp Borei Yuri Dolgoruky của Nga
Tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường lớp Severodvinsk sẽ được trang bị 8 ống tên lửa thẳng đứng, gấp đôi so với số ống phóng trang bị trên tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ.
Về phía Iran, lực lượng tàu ngầm của Tehran gồm 3 tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất, 1 tàu ngầm nội địa lớp Nahang và khoảng 12 tàu ngầm mini lớp Ghadir, tạo thành mối đe dọa trong khu vực.
Rick Fisher, một nhà phân tích các vấn đề về quân đội Trung Quốc cũng thừa nhận rằng thách thức tiềm năng mà Breckenridge đã đề cập là có thật.
Hải quân Trung Quốc có thể có tới 53 tàu ngầm tấn công thông thường, từ cũ cho tới khá hiện đại, thêm vào đó là 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, tổng cộng là 58 tàu ngầm” – Fisher nhận định lực lượng tàu ngầm này còn có thể được mở rộng hơn.
Nếu Trung Quốc có tới 92 tàu ngầm thì có nghĩa là Hải quân Mỹ đang phải đối mặt với một thách thức vô cùng ghê gớm, đòi hỏi lực lượng tàu ngầm Mỹ phải duy trì số lượng trên 50 tàu ngầm để ngăn chặn sự tiêu hao sinh lực nhanh chóng”- Fisher nói.
Trong khi đó, lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ bị cắt giảm 25% trong vòng 15 năm tới, tổng số tàu ngầm sẽ giảm từ 75 xuống 52.
Bên cạnh số tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường và tàu ngầm tấn công phải “nghỉ hưu”, số lượng tàu ngầm sắp được triển khai trên toàn thế giới sẽ giảm 40%, mặc dù Mỹ đang xây dựng 2 tàu ngầm tấn công lớp Virginia mỗi năm.

Tàu ngầm hạt nhân USS Minnesota, lớp Virginia của Mỹ​
Để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng về sức mạnh ngầm, Breckenridge đưa ra một số ưu tiên cho chiến lược tàu ngầm của Mỹ như sau:
Duy trì khả năng răn đe hạt nhân với một tàu ngầm tên lửa để thay thế cho các tàu ngầm lớp Ohio. Dự kiến, lớp tàu thay thế bắt đầu chế tạo vào năm tài chính 2021, chuyển giao cho hải quân năm 2027. Từ năm 2031, nó sẽ tiến hành cuộc tuần tra răn đe mang tính chiến lược đầu tiên.
Để ngăn chặn sự sụt giảm số lượng tàu ngầm tấn công, Breckenridge cho rằng Hải quân Mỹ phải duy trì tốc độ đóng 2 tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm, tăng cường lắp đặt module VPM (Virginia Payload Module) với 4 ống phóng cho các tàu ngầm Virginia và tái sản xuất ngư lôi.

(Soha.vn) - Với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Mỹ phải xem xét nghiêm túc việc khôi phục sức mạnh đội tàu ngầm của mình

Trong Chiến tranh lạnh, tàu ngầm hạt nhân là một thành tố rất quan trọng trong cán cân quân sự giữa Mỹ và Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, lực lượng tàu ngầm hạt nhân Mỹ không còn đối thủ tương xứng, và tầm quan trọng của nó phần nào bị xem nhẹ trong những cuộc chiến gần đây tại Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Mỹ phải xem xét nghiêm túc việc khôi phục sức mạnh đội tàu ngầm của mình, bởi nếu có một cuộc chiến nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ trong tương lai, tàu ngầm sẽ là quân bài bí mật có thể giúp Mỹ giành lợi thế.
Tàu ngầm tấn công
Lực lượng tàu ngầm hạt nhân Mỹ gồm 2 loại chính là tàu ngầm tấn công và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Nhiệm vụ truyền thống của tàu ngầm tấn công là tiêu diệt tàu ngầm, tàu nổi của đối phương và thực hiện việc trinh sát. Hiện nay, nó còn có thêm một nhiệm vụ quan trọng nữa là tấn công các mục tiêu trên bộ bằng tên lửa hành trình.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, kế hoạch của hải quân Mỹ là duy trì lực lượng tàu ngầm tấn công với ít nhất 48 chiếc. Hiện nay con số này là 55 chiếc, tuy nhiên do có quá ít tàu được đóng mới trong những năm 90, con số này sẽ giảm xuống chỉ còn 40 khi các tàu cũ thuộc lớp Los Angeles hết vòng đời sử dụng và ngừng hoạt động. Phải đến sau năm 2030 hải quân Mỹ mới có thể đạt được con số mong muốn với những tàu mới thuộc lớp Virginia được đưa vào sử dụng. Hải quân Mỹ cố gắng bù đắp cho sự thiết hụt này bằng cách kéo dài tuổi thọ của những tàu Los Angeles và rút ngắn thời gian chế tạo các tàu Virginia mới.

USS Houston, tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles, tham gia bảo vệ hải đội tàu sân bay liên hợp
Các tàu lớp Los Angeles chiếm phần lớn trong số tàu ngầm tấn công hiện có của Mỹ, với 41 chiếc. Với lượng choán nước 6.900 tấn, Los Angeles có thể mang theo 26 ngư lôi hạng nặng hoặc tên lửa hành trình Tomahawk. Những chiếc thuộc thế hệ cũ phóng tên lửa hành trình từ ống phóng ngư lôi, trong khi những chiếc được đóng gần đây được trang bị 12 ống phóng dọc, cho phép phóng Tomahawk nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tuổi thọ một chiếc Los Angeles khoảng từ 30 – 35 năm. Để tăng thời gian này lên, tàu cần được đại tu với chi phí khoảng nửa tỷ dollar và kéo dài từ 4 đến 5 năm. Sau đó nó có thể hoạt động thêm từ 10-15 năm. Chi phí này tuy có vẻ lớn, nhưng cũng là một giải pháp tình thế hợp lý nếu so với chi phí đóng mới hơn 2 tỷ dollar của tàu Virginia. Ngoài ra, với một đối thủ như Trung Quốc, tàu Los Angeles vẫn có hiệu quả trong tương lai gần.

Bên trong USS Toledo, tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles
Virginia là một trong số ít các chương trình quốc phòng hiện nay vượt thời gian biểu và dưới ngân sách dự kiến. Chiếc Virginia mới nhất vừa được giao cho hải quân Mỹ, USS Minnesota, hoàn thành sớm 11 tháng. Đây cũng là chiếc thứ 10 trong số 30 chiếc mà hải quân Mỹ dự kiến nhận. Hiện nay trung bình mỗi năm có 1 chiếc Virginia ra đời, mục tiêu là tăng con số này lên 2 chiếc trong vòng 10 năm tới.

USS Hawaii, một trong những tàu thuộc lớp Virginia
Với lượng choán nước 7800 tấn, Virginia có lò phản ứng thế hệ mới có tuổi thọ tương đương tuổi thọ của con tàu. Đối với những loại tàu hạt nhân trước đây, trong suốt thời gian hoạt động phải có ít nhất một lần thay thế các thanh nhiên liệu hạt nhân. Đây là một quá trình tốn kém và mất nhiều thời gian. Virginia sẽ loại bỏ hoàn toàn quy trình này.
Điểm mạnh của nó còn ở hệ thống điện tử, cảm biến hiện đại hơn nhiều so với thế hệ trước. Virginia cũng được thiết kế để có thể tác chiến ở vùng biển nông gần bờ, là nơi trước đây chỉ dành cho tàu ngầm diesel nhỏ thay vì tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn. Virginia cũng được trang bị 12 ống phóng dọc cho tên lửa Tomahawk. Bộ quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu phương án tăng số ống phóng này lên 40 trong các thế hệ nâng cấp Virginia tiếp theo.

12 ống phóng tên lửa Tomahawk của Virginia được bố trí trong 2 khoang chứa lớn
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo
Đây là một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn tụt hậu rất xa so với Nga hay Mỹ. Trên giấy tờ thì Trung Quốc đã phát triển 2 thế hệ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, Type 92 và 94, nhưng trên thực tế thì cho đến nay chưa có loại nào chính thức được đưa vào biên chế. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai gần Mỹ vẫn sẽ luôn giữ được lợi thế tuyệt đối về sức mạnh răn đe hạt nhân đối với Trung Quốc. Các tên lửa hạt nhân phóng từ các tàu ngầm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc sẽ mất rất ít thời gian để đến mục tiêu.

Mỗi chiếc Ohio mang theo 24 tên lửa hạt nhân liên lục địa
Theo dự kiến, thế hệ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo mới thay thế cho loại hiện nay Mỹ đang sử dụng, lớp Ohio, sẽ bắt đầu được đóng vào năm 2021. Hiện vẫn có rất ít thông tin cụ thể về loại tàu ngầm này được tiết lộ. Tuy nhiên nó sẽ ứng dụng công nghệ truyền động điện.
Theo công nghệ hiện tại, nhiệt lượng từ lò phản ứng hạt nhân làm chạy turbin hơi chính. Chuyển động quay từ turbin sẽ được truyền qua hộp số và trục chân vịt để làm quay chân vịt và cung cấp sức đẩy cho tàu. Turbin hơi cũng làm chạy máy phát điện cung cấp năng lượng cho các hệ thống trên tàu. Với công nghệ truyền động điện, toàn bộ năng lượng từ turbin hơi được chuyển thành năng lượng điện. Điện năng này sẽ làm chạy động cơ điện gắn với chân vịt. Công nghệ này cho phép loại bỏ nhiều cơ cấu truyền động cơ khí như hộp số, trục chân vịt, do đó giúp giảm thiểu tiếng ồn.
Ngoài ra, thế hệ mới này cũng được trang bị lò hạt nhân mới với tuổi thọ còn cao hơn của Virginia, lên đến 42 năm.
Bên cạnh đó, Mỹ đã hoán cải 4 chiếc đầu tiên của lớp Ohio thành tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. 22 trong số 24 khoang chứa tên lửa hạt nhân liên lục địa được biến đổi để chứa 154 tên lửa hành trình Tomahawk, 2 khoang còn loại trở thành khoang ra-vào cho người nhái đặc nhiệm SEAL. Trong tương lai, có thể sẽ có thêm nhiều tàu Ohio được hoán cải khi mà thế hệ tàu mang tên lửa đạn đạo mới ra đời.

Mỗi ống phóng tên lửa đạn đạo trên một chiếc Ohio có thể được hoán cải để chứa 7 tên lửa hành trình Tomahawk
Những tàu Ohio hoán cải này sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong một cuộc chiến tranh phi hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỗi chiếc là một giàn phóng Tomahawk di động, có khả năng bí mật áp sát bờ biển Trung Quốc và bất ngờ phóng ra hàng loạt tên lửa có độ chính xác cao vào các mục tiêu chiến lược trên bộ, hoặc làm điểm xuất phát cho đặc nhiệm SEAL cho các nhiệm vụ trinh sát hay phá hoại.
http://soha.vn/quan-su/my-khoi-phuc-suc-manh-tau-ngam-doi-pho-trung-quoc-20131020115114044.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sợ Type 094 ‘ăn hại’, Trung Quốc dồn lực đóng siêu tàu ngầm Type 096

(Soha.vn) - Việc Trung Quốc đưa tàu ngầm Type 094 vào thử nghiệm có lẽ không ngoài mục đích chuẩn bị đầy đủ, hoàn chỉnh mọi kĩ thuật tiên tiến, hiện đại nhất dành cho tàu ngầm Type 096.

Trang Strategy Page của Mỹ hôm 31/7 trích dẫn nhận định của Cục tình báo Mỹ cho biết, năm 2014, Trung Quốc sẽ lợi dụng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược làm vũ khí, nhằm triển khai nhiệm vụ tuần tra tác chiến trên biển. Mặc dù Trung Quốc đã nỗ lực suốt mấy chục năm qua, nhưng chưa bao giờ thực hiện được điều này.
Đầu năm 2013, nhân viên tình cục tình báo Đài Loan từng nhận đinh, tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc vẫn chưa thể phục vụ quân đội nước này, nhưng gần đây có người đã quan sát thấy tàu Type 094 đang chạy thử nghiệm. Nhân viên này còn cho biết, tàu ngầm Type 094 sẽ được trang bị bệ phóng tên lửa đạn đạo JL-2, tuy nhiên, hiện tại loại tên lửa này vẫn chỉ đang ở trong giai đoạn thử nghiệm mà thôi.

Tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc​

Bài viết cho biết, việc Trung Quốc khao khát dùng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược để triển khai công tác tuần tra tác chiến đã không còn là bí mật to lớn. Trung Quốc cảm thấy bị thua kém khi các nước như Mỹ, Nga, Anh và Pháp đều đã triển khai được những nhiệm vụ tương tự mà Trung Quốc thì vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Hơn nửa thế kỷ qua, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược của Mỹ luôn thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, mang theo vũ khí, bất cứ lúc nào cũng đều có thể tác chiến. Trong khi đó, trình độ kĩ thuật và chính trị- hai nguyên nhân chính đã khiến Trung Quốc tới nay vẫn chưa thực hiện được điều này.
Đầu những năm 80 thế kỉ trước, tàu ngầm Type 092 đã được đưa vào thử nghiệm nhưng do xuất hiện quá nhiều vấn đề nên không được đưa vào sử dụng, chỉ dùng cho nhiệm vụ huấn luyện tại khu vực ven biển Trung Quốc. Trong năm 2006-2007, ảnh vệ tinh lần đầu tiên đã chụp được hình ảnh 3 tàu ngầm Type 094. Bởi vậy, các nước phương Tây đều nhận định rằng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc sẽ được cử đi tuần tra. Tuy nhiên, việc suy đoán này vẫn chưa thành sự thật, ít nhất là cho tới hiện tại.
Bài viết còn chỉ ra rằng, Trung Quốc hiện nay không dám đặt quá nhiều kì vọng vào tàu ngầm Type 094, bởi trước đó tàu ngầm Type 093 cũng đã được nhận xét là loại tàu siêu tính năng, nhưng khi chạy thử, lại không mang lại kết quả khả quan. Vì vậy, lần này Trung Quốc chỉ hy vọng loại tàu ngầm Type 094 có thể dùng để triển khai tuần tra tác chiến, một vài lần cũng được, miễn là phá vỡ kỉ lục của các loại tàu ngầm trước đó đã không làm được.
Được biết, Trung Quốc sẽ dành nhiều “tài nguyên” hơn nữa để có thể cho ra đời loại tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (tàu Type 095) và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thế hệ tiếp theo (tàu Type 096). Gần đây Mỹ cho biết, Trung Quốc hiện đang đóng siêu tàu ngầm Type 096, cùng lúc đóng thêm một tàu ngầm Type 095.
Trung Quốc đều phải mất hơn 10 năm mới nghiên cứu mới sản xuất ra được tàu ngầm Type 093 và Type 094. Công việc nghiên cứu tàu ngầm Type 094 bắt đầu từ những năm 90 thế kỉ trước. Chúng ta đều biết, nhiều năm qua, về phương diện nghiên cứu thiết kế mới, Trung Quốc luôn phải “đau đầu” với vấn đề kĩ thuật. Tàu ngầm Type 094 thuộc loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược tiên tiến, sử dụng kĩ thuật của Nga, kết hợp với kinh nghiệm nghiên cứu tàu ngầm hạt nhân từ trước của Trung Quốc.
Chuyên gia cơ quan tính báo Mỹ cho rằng, hiện tại Trung Quốc đang dốc toàn lực để thiết kế tàu ngầm kiểu mới Type 096. Việc đưa tàu ngầm Type 094 vào thử nghiệm, có lẽ không ngoài mục đích chuẩn bị đầy đủ, hoàn chỉnh mọi kĩ thuật tiên tiến, hiện đại nhất dành cho tàu ngầm Type 096.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn những vấn đề khác phải lo lắng. Tàu ngầm hạt nhân có thể mang được 12 ống tên lửa đạn đạo chiến lược thậm chí nhiều hơn, mỗi tên lửa có thể được trang bị một hoặc hơn một đầu đạn hạt nhân. Chính phủ Trung Quốc rõ ràng không hề cảm thấy an tâm với loại vũ khí quan trọng như vậy.
Các quốc gia phương Tây đều rất thận trọng chọn lựa thủy thủ cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược, đồng thời thiết lập số lượng lớn mật mã và các quy trình một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo chắc chắn tên lửa đạn đạo được trang bị trên tàu ngầm sẽ không bị phóng nhầm. Như nước Nga, ngoài việc chọn lựa thủy thủ và thiết lập mật mã ra, nước này còn bố trí cảnh sát mật trên tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược. nhằm đảm bảo tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm được phóng ra phù hợp với mệnh lệnh của Moscow.
 

thangh253

Xe hơi
Biển số
OF-130072
Ngày cấp bằng
9/2/12
Số km
107
Động cơ
374,950 Mã lực
mấy em kilo về roài ao biển đông dậy sóng
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,620
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,348
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ được đưa về Cam Ranh vào đầu năm tới, sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm thành công.




Cụ Pain lừa em nhá! :)) :))
Ông Gấu đừng khích em nhá~X(
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,417
Động cơ
-8,704 Mã lực
Ông gấu này sao nói một đường làm 1 nẽo thế nhể
 

bocume

Xe tăng
Biển số
OF-31146
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
1,372
Động cơ
767,485 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
yogabau.vn
Vừa báo 7/11 bàn giao tàu Hà Nội :D
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
873
Động cơ
355,247 Mã lực
Mấy ngày nữa thôi, cơn ác mộng của tàu khựa bắt đầu rồi :D
 

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
432
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
7/11 chỉ là bàn giao trên giấy tờ thôi ợ,còn qua Tết tây thì em nó mới chính thức có mặt ở nhà ;;)
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,417
Động cơ
-8,704 Mã lực
Về sớm ngày nào tốt ngày nấy. ống gấu nhà mình hay chậm tiến độ quá
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top