[Funland] Tìm hiểu về "Giáo dục khai phóng"

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,519
Động cơ
546,912 Mã lực
Ông Giản Tư Trung viết sách hay đấy, giảng cũng hay, hơn khối anh giáo xư tiến xĩ nói leo mà.
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,806
Động cơ
506,659 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Cái khai phóng của phương Tây nó không phù hợp văn hóa phương Đông vì nó đề cao cái tôi cá nhân, dẫn tới con cái cãi lời cha mẹ, ông bà, thầy cô, tự cho mình có quyền, mình mới đúng, hậu quả là những vụ việc học sinh chửi thầy cô, hành hung thầy cô, phụ huynh tẩn giáo viên, không còn cái lễ nghĩa thầy trò
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,856
Động cơ
250,129 Mã lực
Vừa qua trên quán of, tại một số thớt về chủ đề giáo dục, nhất là thớt xoáy quanh các mâu thuẫn giữa 4 chủ thể GV-HS-NT-PHHS, có một số ý kiến đề cập đến "Giáo dục khai phóng" (GDKP) theo hướng tiêu cực, cáo buộc những vấn đề đó có phần nguyên nhân do GDKP, với lời lẽ nặng nề, thậm chí thóa mạ.

Vậy GDKP là gì? Việt Nam có áp dụng theo GDKP không? Nếu có thì áp dụng đến mức độ nào? Có đạt hiệu quả như mong đợi hay phản tác dụng? Nên điều chỉnh hoặc thay đổi thế nào để phù hợp bối cảnh hiện tại? Rất mong cccm có chuyên môn hoặc lâu nay có quan tâm tìm hiểu về GDKP tham gia ý kiến trao đổi.

Do là chủ đề về giáo dục, mong cccm giữ ngôn ngữ lịch sự, các quan điểm cần nêu rõ là quan điểm cá nhân hay từ nguồn khác (vui lòng dẫn nguồn giúp mọi người cùng tra cứu)
_______________________________________________________________________________________

Bài đăng hôm nay trên báo TT của thầy Tư Trung có vài đoạn em thấy ổn để bắt đầu tìm hiểu về GDKP

"Gần đây chúng ta nói nhiều tới giáo dục khai phóng. Theo tôi, khai phóng tức là khai minh và giải phóng, là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng, nghĩa là mở con người tăm tối của mình ra để đưa ánh sáng vào và làm cho mình sáng ra.

Đó là ánh sáng của chân lý, công lý, tự do, sự thật và tình thương. Khai trí để có cái đầu sáng, có khả năng minh định đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà; còn khai tâm để có trái tim "có hồn", biết rung lên trước cái hay cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác.

Kết quả của khai phóng là con người tự do, trách nhiệm và ưu tú: tự do là nhất quyết không chịu làm nô lệ; trách nhiệm là có ý thức và năng lực chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, công việc của mình, tổ chức của mình, xã hội của mình; ưu tú là theo đuổi sự xuất sắc trong mọi việc mà mình làm."

"Chánh niệm" phải không cụ ?
 

cunglatruong

Xe container
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
6,733
Động cơ
406,814 Mã lực
khai phóng hay phóng đao về đưa mấy đứa ở bộ dục thì tụi ló nhào nặn riết cũng thành quái thai hết
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,153 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Một bài viết xuất sắc, đăng trên một tờ báo tỉnh gần như không ai biết, viết về các khuyết tật mãn tính của GDVN

Dạy cái mình không biết

Giáo viên dạy văn nhưng không viết văn. “Viết” là một trong những năng lực cơ bản mà giáo dục phải hình thành cho người học, nhất là đối với giáo dục nặng về thi cử như Việt Nam, và chỉ thi viết, nhưng kỳ lạ là giáo viên trong khi dạy học trò viết văn hay thì chính mình lại không viết bao giờ! Gần như phải đến 90% giáo viên chưa từng viết 1 bài nào hoàn chỉnh, nghiêm túc sau cả chục năm đi dạy. Đó là một sự kiện kỳ quặc và có lẽ chỉ có trong nền giáo dục của chúng ta. Khi quan sát đã thấy như vậy; và để kiểm tra, chúng tôi trực tiếp hỏi nhiều bạn dạy văn về điều này và đa số họ đều xác nhận rằng mình chưa từng viết một bài nghị luận nào! Là giáo viên không viết hay không biết viết? Cả hai, nhưng cái sau mới là điều đáng lo ngại. Năng lực văn chương (tạo lập văn bản) của giáo viên rất yếu kém. Đó là một điển hình của căn bệnh lý thuyết, hình thức và giáo điều trong giáo dục Việt Nam.

Giáo viên dạy toán nhưng không hiểu bản chất của công thức, nhiều giáo viên toán không thật sự hiểu đạo hàm thực chất là gì, một đồ thị hàm số thì có liên quan tới thực tiễn như thế nào, tích phân thì có ý nghĩa gì với việc tính diện tích một quả đồi dị dạng v.v.; giáo viên dạy hóa nhưng không biết “hóa trị” thực ra là cái gì. cân bằng phương trình hóa học thì có nghĩa là thế nào trong thực tế phản ứng hóa học v.v.., trong khi họ vẫn giải các bài toán đố và thực hiện phép cân bằng phương trình hóa học rất thành thạo; giáo viên dạy sử nhưng không “nghiên cứu” lịch sử, thậm chí không hề có “nhận thức lịch sử” mà đa số là nói lại những điều trong sách vở nhà trường một cách máy móc. Đa số giáo viên ở các môn tự nhiên không thể tự mình sáng tạo ra đề/bài tập mà chủ yếu sưu tầm và cóp nhặt từ nhiều nguồn; giáo viên các môn xã hội thì ra đề nặng về hướng “học thuộc”, ít có khả năng kích thích tư duy…

Anh không thể dạy cho người khác cái điều mà chính anh không biết! Năng lực của giáo viên là đáng lo ngại. Ở một nền giáo dục hay một chương trình đổi mới thì thành bại là bởi đội ngũ giáo viên; nhưng với năng lực như thế thì giáo viên sẽ gánh vác sứ mệnh đổi mới thế nào?

Đấy là chúng ta chưa nói sâu về năng lực sư phạm, về ứng xử văn hóa, về tư duy phản biện, về một thứ “năng lực tổng thể” vượt lên trên một chuyên ngành riêng rẽ để có thể đảm nhiệm sứ mệnh giáo dục cao cả mà một người chưa hun đúc được những phẩm tính ấy thì không thể đứng trên bục giảng. Đòi hỏi này là một yêu cầu cơ bản, nhưng đối với đội ngũ giáo viên hiện hành thì dường như lại đang quá cao so với thực tế.

Đào tạo và tự đào tạo phải trở thành một “mệnh lệnh” đối với giáo viên để có thể gánh vác sứ mệnh cao cả là chấn hưng nền học vấn và văn hóa dân tộc.

Học nhưng không sử dụng

Học rất nhiều với tham vọng giáo dục “toàn diện” nhưng hầu hết kiến thức nặng về giáo điều, ít tính thực tiễn, chủ yếu “học thuộc”; thi xong là quên. Ở THPT với 13 môn học nặng nề nhưng chủ yếu học để phục vụ cho các kỳ thi chứ không mấy khi được dùng trong cuộc sống cá nhân của người học; thậm chí lúc cần dùng đến thì cơ bản không biết dùng thế nào vì kiểu học nhồi nhét dẫn đến lõm bỏm hoặc không vận dụng được. Phần lớn kiến thức dạng này là vô dụng, nếu không nói là có hại.

Quá nhiều kiến thức ở dạng hàn lâm, nặng về lý thuyết; lại đào tạo theo kiểu cào bằng trước mọi đối tượng học sinh. Cần định nghĩa lại thế nào là “Giáo dục phổ thông”, ở mức độ nào thì gọi là “phổ thông”; và phải phân luồng ra sao, bắt đầu từ khi nào và theo hướng nào, v.v… Để không rơi vào tình trạng thừa với người này nhưng thiếu với người khác.

Dạy kiến thức hay phát triển năng lực tư duy? Kiến thức là vô bờ, không thể học hết, và nếu có thì cũng không cần học hết. Người học phải được đào tạo để tự mình trở thành một chiếc chìa khóa vạn năng mà có thể tự mình mở được những ổ-khóa - vấn - đề; chứ không phải lấy kiến thức để làm mục đích cho giáo dục. Việc ấy sẽ gây nên gánh nặng nhưng vô ích đối với học trò nếu các em không được dạy về tư duy để có khả năng vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn.

Tình trạng nặng nề kiến thức và ít hàm lượng tư duy đã dẫn tới một bức tranh xám màu: càng học càng ù lỳ, càng học càng mất đi tinh thần hiếu tri; theo thời gian, niềm ham thích hiểu biết chuyển dần thành sự đối phó, rồi chán nản, mệt mỏi, phá bỉnh…; càng học càng “lùn” đi.


 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,664 Mã lực
Lại đa cấp à cc? :-j :-j
 

theanh90

Xì hơi lốp
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,803
Động cơ
460,643 Mã lực
Giáo dục khai phóng: chiều chuộng muốn làm gì kệ nó
Công dân toàn cầu: biết nói tiếng anh (hay xuất khẩu lđ)
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,664 Mã lực

Tứ thập

Xe tải
Biển số
OF-834392
Ngày cấp bằng
25/5/23
Số km
206
Động cơ
21,815 Mã lực
Khai gì cũng đc nhưng phải dạy các cháu làm người đầu tiên.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,153 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cái khai phóng của phương Tây nó không phù hợp văn hóa phương Đông vì nó đề cao cái tôi cá nhân, dẫn tới con cái cãi lời cha mẹ, ông bà, thầy cô, tự cho mình có quyền, mình mới đúng, hậu quả là những vụ việc học sinh chửi thầy cô, hành hung thầy cô, phụ huynh tẩn giáo viên, không còn cái lễ nghĩa thầy trò
GDVN theo em tìm hiểu thì không đi theo GDKP của Mỹ và châu Âu vì lý do có chút chính trị ạ, nên những việc đau lòng như cụ nêu là hệ quả của GDVN, của ý chí và lựa chọn về đường lối, chủ trương của ngành GD, không đổ cho ai khác được
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,440
Động cơ
42,421 Mã lực
Tuổi
48
Một bài viết xuất sắc, đăng trên một tờ báo tỉnh gần như không ai biết, viết về các khuyết tật mãn tính của GDVN

Dạy cái mình không biết

Giáo viên dạy văn nhưng không viết văn. “Viết” là một trong những năng lực cơ bản mà giáo dục phải hình thành cho người học, nhất là đối với giáo dục nặng về thi cử như Việt Nam, và chỉ thi viết, nhưng kỳ lạ là giáo viên trong khi dạy học trò viết văn hay thì chính mình lại không viết bao giờ! Gần như phải đến 90% giáo viên chưa từng viết 1 bài nào hoàn chỉnh, nghiêm túc sau cả chục năm đi dạy. Đó là một sự kiện kỳ quặc và có lẽ chỉ có trong nền giáo dục của chúng ta. Khi quan sát đã thấy như vậy; và để kiểm tra, chúng tôi trực tiếp hỏi nhiều bạn dạy văn về điều này và đa số họ đều xác nhận rằng mình chưa từng viết một bài nghị luận nào! Là giáo viên không viết hay không biết viết? Cả hai, nhưng cái sau mới là điều đáng lo ngại. Năng lực văn chương (tạo lập văn bản) của giáo viên rất yếu kém. Đó là một điển hình của căn bệnh lý thuyết, hình thức và giáo điều trong giáo dục Việt Nam.

Giáo viên dạy toán nhưng không hiểu bản chất của công thức, nhiều giáo viên toán không thật sự hiểu đạo hàm thực chất là gì, một đồ thị hàm số thì có liên quan tới thực tiễn như thế nào, tích phân thì có ý nghĩa gì với việc tính diện tích một quả đồi dị dạng v.v.; giáo viên dạy hóa nhưng không biết “hóa trị” thực ra là cái gì. cân bằng phương trình hóa học thì có nghĩa là thế nào trong thực tế phản ứng hóa học v.v.., trong khi họ vẫn giải các bài toán đố và thực hiện phép cân bằng phương trình hóa học rất thành thạo; giáo viên dạy sử nhưng không “nghiên cứu” lịch sử, thậm chí không hề có “nhận thức lịch sử” mà đa số là nói lại những điều trong sách vở nhà trường một cách máy móc. Đa số giáo viên ở các môn tự nhiên không thể tự mình sáng tạo ra đề/bài tập mà chủ yếu sưu tầm và cóp nhặt từ nhiều nguồn; giáo viên các môn xã hội thì ra đề nặng về hướng “học thuộc”, ít có khả năng kích thích tư duy…

Anh không thể dạy cho người khác cái điều mà chính anh không biết! Năng lực của giáo viên là đáng lo ngại. Ở một nền giáo dục hay một chương trình đổi mới thì thành bại là bởi đội ngũ giáo viên; nhưng với năng lực như thế thì giáo viên sẽ gánh vác sứ mệnh đổi mới thế nào?

Đấy là chúng ta chưa nói sâu về năng lực sư phạm, về ứng xử văn hóa, về tư duy phản biện, về một thứ “năng lực tổng thể” vượt lên trên một chuyên ngành riêng rẽ để có thể đảm nhiệm sứ mệnh giáo dục cao cả mà một người chưa hun đúc được những phẩm tính ấy thì không thể đứng trên bục giảng. Đòi hỏi này là một yêu cầu cơ bản, nhưng đối với đội ngũ giáo viên hiện hành thì dường như lại đang quá cao so với thực tế.

Đào tạo và tự đào tạo phải trở thành một “mệnh lệnh” đối với giáo viên để có thể gánh vác sứ mệnh cao cả là chấn hưng nền học vấn và văn hóa dân tộc.

Học nhưng không sử dụng

Học rất nhiều với tham vọng giáo dục “toàn diện” nhưng hầu hết kiến thức nặng về giáo điều, ít tính thực tiễn, chủ yếu “học thuộc”; thi xong là quên. Ở THPT với 13 môn học nặng nề nhưng chủ yếu học để phục vụ cho các kỳ thi chứ không mấy khi được dùng trong cuộc sống cá nhân của người học; thậm chí lúc cần dùng đến thì cơ bản không biết dùng thế nào vì kiểu học nhồi nhét dẫn đến lõm bỏm hoặc không vận dụng được. Phần lớn kiến thức dạng này là vô dụng, nếu không nói là có hại.

Quá nhiều kiến thức ở dạng hàn lâm, nặng về lý thuyết; lại đào tạo theo kiểu cào bằng trước mọi đối tượng học sinh. Cần định nghĩa lại thế nào là “Giáo dục phổ thông”, ở mức độ nào thì gọi là “phổ thông”; và phải phân luồng ra sao, bắt đầu từ khi nào và theo hướng nào, v.v… Để không rơi vào tình trạng thừa với người này nhưng thiếu với người khác.

Dạy kiến thức hay phát triển năng lực tư duy? Kiến thức là vô bờ, không thể học hết, và nếu có thì cũng không cần học hết. Người học phải được đào tạo để tự mình trở thành một chiếc chìa khóa vạn năng mà có thể tự mình mở được những ổ-khóa - vấn - đề; chứ không phải lấy kiến thức để làm mục đích cho giáo dục. Việc ấy sẽ gây nên gánh nặng nhưng vô ích đối với học trò nếu các em không được dạy về tư duy để có khả năng vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn.

Tình trạng nặng nề kiến thức và ít hàm lượng tư duy đã dẫn tới một bức tranh xám màu: càng học càng ù lỳ, càng học càng mất đi tinh thần hiếu tri; theo thời gian, niềm ham thích hiểu biết chuyển dần thành sự đối phó, rồi chán nản, mệt mỏi, phá bỉnh…; càng học càng “lùn” đi.


Trước e nhớ có lần Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng phải kêu rằng cặp sách của cháu bà quá nặng.
Thật kinh khủng nếu đổi mới theo kiểu nhét các kiến thức hàn lâm vào bậc phổ thông.
Theo e đổi mới gì thì đổi mới vào dựa vào văn hóa và thực trạng xã hội. Quá máy móc là hỏng và ko thể sửa được, ko chỉ giáo dục mà nhiều cấp nhiều lĩnh vực thất bại kiểu đấy rồi.
Theo e nên giảm tải phổ thông và cắt giảm các môn không cần thiết với chuyên ngành ở bậc Đai học (VD như mấy ông Điện tử thì thôi bỏ thực tập taro đi - Ko biết giờ còn món này ko)
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,557
Động cơ
462,677 Mã lực
Thầy Giản tư Trung thì nếu chịu khó nghe và suy nghĩ thì có những cái thực sự hữu ích và có ý nghĩa chứ không bâng quơ giáo điều đâu. Sách của Thầy e mua nhiều đọc nhiều, nghe nhiều, rút ra được những thứ hữu ích hơn một thời đi học. Nhưng cũng không hoàn toàn đúng trong thời nay ( ý kiến cá nhân thôi ạ, đừng bắt bẻ em)
 
Chỉnh sửa cuối:

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,631
Động cơ
521,022 Mã lực
VN là cái kiểu nửa nạc nửa mỡ dở ông dở thằng, ko dám và ko chịu đc kiểu học trâu bò theo văn hóa bọn Đông Á mặc dù chịu ảnh hưởng từ cả nghìn năm nên tự an ủi bản thân mình rằng kiểu dạy học đấy lạc hậu. Trong khi người ta biết chắt lọc, cải tiến thì ông phủi sạch, thế mới có đất diễn cho mấy thứ dị hợm kiểu khai phóng


 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,153 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
VN là cái kiểu nửa nạc nửa mỡ dở ông dở thằng, ko dám và ko chịu đc kiểu học trâu bò theo văn hóa bọn Đông Á mặc dù chịu ảnh hưởng từ cả nghìn năm nên tự an ủi bản thân mình rằng kiểu dạy học đấy lạc hậu. Trong khi người ta biết chắt lọc, cải tiến thì ông phủi sạch, thế mới có đất diễn cho mấy thứ dị hợm kiểu khai phóng
Quan sát của cụ như thế nào mà ra kết luận ở đoạn bôi đậm trên? Tại sao cụ cho đó là do GDKP?
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,752
Động cơ
139,653 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Khai phóng nó không có gì mới mẻ cụ. Các nhà GD chém gió đưa nó lên tầm cao mới để dễ luộc tiền là chính (tất nhiên kinh phí đóng nhiều thì mức độ khai phóng càng nhiều). :D
Xưa đi học nó chính là giờ thực hành (VD; sinh học thì sưu tầm các loại lá, mổ cá hay ếch, hóa học thì nhận biết acid - kiềm, vật lý thì đo điện....) thày cô hướng dẫn HS làm.
Ngày nay đưa nó lên tầm cao mới với Pr rầm rầm (khai phóng, khai quang, thông não....) thì bản chất nó vãn là thày cô giảng lý thuyết để HS nắm vững, sau đó giao các cháu nó chủ đề theo môn học; lịch sử, văn, hóa, lý...với các bài thực hành + thuyết trình theo nhóm. Học sinh đóng vai trò là giám khảo và chấm 1 phần điểm. Các cháu nó cũng thích, các cô thì nhàn hơn vì giờ thực hành tính = 1,5 - 2 giờ dạy lý thuyết thì phải (tính tế k biết đúng không).
Khi thu nhập người dân tăng lên thì GD cũng phải thay đổi cách thức cho phù hợp. Học phí tăng lên thì mức độ khai phóng cũng tăng lên thôi.
 

BDS68

Xe Cứu Trợ
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,589
Động cơ
5,197,972 Mã lực
Luận bàn về giáo dục với nền giáo dục thì cũng tốt, nhưng em thấy nó lớn lao quá. Nhà em chỉ luôn cố gắng bảo ban con cái về lối sống thôi, nếu nó chưa tốt là do mình, trách nhiệm chính là của mình chứ em chẳng bao giờ đổ lỗi do trường lớp với xã hội gì cả. Ngay cả việc học hành cũng vậy, phương pháp giáo dục có tốt cỡ nào cũng còn phụ thuộc năng lực/khả năng hấp thụ của con mình nữa. Chứ đầy nhà giầu lắm tiền, cho con học trường tốt, gia sư kèm cặp các kiểu mà có giỏi được đâu.

Suy ngay từ cuộc sống, công việc của mình mà ra, nhiều việc mình còn làm chả ra đâu vào đâu, mãi không khá lên được :((
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,334
Động cơ
590,455 Mã lực
Một bài viết xuất sắc, đăng trên một tờ báo tỉnh gần như không ai biết, viết về các khuyết tật mãn tính của GDVN

Dạy cái mình không biết

Giáo viên dạy văn nhưng không viết văn. “Viết” là một trong những năng lực cơ bản mà giáo dục phải hình thành cho người học, nhất là đối với giáo dục nặng về thi cử như Việt Nam, và chỉ thi viết, nhưng kỳ lạ là giáo viên trong khi dạy học trò viết văn hay thì chính mình lại không viết bao giờ! Gần như phải đến 90% giáo viên chưa từng viết 1 bài nào hoàn chỉnh, nghiêm túc sau cả chục năm đi dạy. Đó là một sự kiện kỳ quặc và có lẽ chỉ có trong nền giáo dục của chúng ta. Khi quan sát đã thấy như vậy; và để kiểm tra, chúng tôi trực tiếp hỏi nhiều bạn dạy văn về điều này và đa số họ đều xác nhận rằng mình chưa từng viết một bài nghị luận nào! Là giáo viên không viết hay không biết viết? Cả hai, nhưng cái sau mới là điều đáng lo ngại. Năng lực văn chương (tạo lập văn bản) của giáo viên rất yếu kém. Đó là một điển hình của căn bệnh lý thuyết, hình thức và giáo điều trong giáo dục Việt Nam.

Giáo viên dạy toán nhưng không hiểu bản chất của công thức, nhiều giáo viên toán không thật sự hiểu đạo hàm thực chất là gì, một đồ thị hàm số thì có liên quan tới thực tiễn như thế nào, tích phân thì có ý nghĩa gì với việc tính diện tích một quả đồi dị dạng v.v.; giáo viên dạy hóa nhưng không biết “hóa trị” thực ra là cái gì. cân bằng phương trình hóa học thì có nghĩa là thế nào trong thực tế phản ứng hóa học v.v.., trong khi họ vẫn giải các bài toán đố và thực hiện phép cân bằng phương trình hóa học rất thành thạo; giáo viên dạy sử nhưng không “nghiên cứu” lịch sử, thậm chí không hề có “nhận thức lịch sử” mà đa số là nói lại những điều trong sách vở nhà trường một cách máy móc. Đa số giáo viên ở các môn tự nhiên không thể tự mình sáng tạo ra đề/bài tập mà chủ yếu sưu tầm và cóp nhặt từ nhiều nguồn; giáo viên các môn xã hội thì ra đề nặng về hướng “học thuộc”, ít có khả năng kích thích tư duy…

Anh không thể dạy cho người khác cái điều mà chính anh không biết! Năng lực của giáo viên là đáng lo ngại. Ở một nền giáo dục hay một chương trình đổi mới thì thành bại là bởi đội ngũ giáo viên; nhưng với năng lực như thế thì giáo viên sẽ gánh vác sứ mệnh đổi mới thế nào?

Đấy là chúng ta chưa nói sâu về năng lực sư phạm, về ứng xử văn hóa, về tư duy phản biện, về một thứ “năng lực tổng thể” vượt lên trên một chuyên ngành riêng rẽ để có thể đảm nhiệm sứ mệnh giáo dục cao cả mà một người chưa hun đúc được những phẩm tính ấy thì không thể đứng trên bục giảng. Đòi hỏi này là một yêu cầu cơ bản, nhưng đối với đội ngũ giáo viên hiện hành thì dường như lại đang quá cao so với thực tế.

Đào tạo và tự đào tạo phải trở thành một “mệnh lệnh” đối với giáo viên để có thể gánh vác sứ mệnh cao cả là chấn hưng nền học vấn và văn hóa dân tộc.

Học nhưng không sử dụng

Học rất nhiều với tham vọng giáo dục “toàn diện” nhưng hầu hết kiến thức nặng về giáo điều, ít tính thực tiễn, chủ yếu “học thuộc”; thi xong là quên. Ở THPT với 13 môn học nặng nề nhưng chủ yếu học để phục vụ cho các kỳ thi chứ không mấy khi được dùng trong cuộc sống cá nhân của người học; thậm chí lúc cần dùng đến thì cơ bản không biết dùng thế nào vì kiểu học nhồi nhét dẫn đến lõm bỏm hoặc không vận dụng được. Phần lớn kiến thức dạng này là vô dụng, nếu không nói là có hại.

Quá nhiều kiến thức ở dạng hàn lâm, nặng về lý thuyết; lại đào tạo theo kiểu cào bằng trước mọi đối tượng học sinh. Cần định nghĩa lại thế nào là “Giáo dục phổ thông”, ở mức độ nào thì gọi là “phổ thông”; và phải phân luồng ra sao, bắt đầu từ khi nào và theo hướng nào, v.v… Để không rơi vào tình trạng thừa với người này nhưng thiếu với người khác.

Dạy kiến thức hay phát triển năng lực tư duy? Kiến thức là vô bờ, không thể học hết, và nếu có thì cũng không cần học hết. Người học phải được đào tạo để tự mình trở thành một chiếc chìa khóa vạn năng mà có thể tự mình mở được những ổ-khóa - vấn - đề; chứ không phải lấy kiến thức để làm mục đích cho giáo dục. Việc ấy sẽ gây nên gánh nặng nhưng vô ích đối với học trò nếu các em không được dạy về tư duy để có khả năng vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn.

Tình trạng nặng nề kiến thức và ít hàm lượng tư duy đã dẫn tới một bức tranh xám màu: càng học càng ù lỳ, càng học càng mất đi tinh thần hiếu tri; theo thời gian, niềm ham thích hiểu biết chuyển dần thành sự đối phó, rồi chán nản, mệt mỏi, phá bỉnh…; càng học càng “lùn” đi.


Điều này thì em thấy nói mãi rồi nhưng vẫn ko thay đổi. Thầy dậy môn gì đó ở các cấp học nhưng có khi bản chất môn đó có vai trò gì trong thực tiễn cuộc sống, ứng dụng vào đâu, khi nào .... có khi thầy cũng ko biết. hậu quả của việc dạy học vẹt từ bao đời. Thầy viết trò chép mà chẳng hiểu gì cả. Thế nhưng cũng qua rồi thành bằng giỏi TN hết. Những trò trong quá trình học đào bới với các câu hỏi Tại sao và được giải đáp hay tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của Thầy hay thông qua sách vở mới có thể Ngộ ra nhiều điều và ra cuộc sống mới có thể tồn tại. Em vẫn nhớ khi vào ĐH, các thầy luôn bảo học ĐH là quá trình tự đào tạo mình để hoàn thiện hơn. Nếu thấm nhuần điều đó thì các SV sẽ học tốt vì phải tự tìm tòi, khám phá, thể hiện năng lực của mình. Đó cũng là 1 phần của GDKP. Nhưng ở trường còn có nhiều bất cập: chạy theo thành tích, tệ nạn phong bì xin điểm, thầy bản thân kiến thức cũng lạc hậu, Sv thì a dua với nhau .... Thậm chí các khái niệm đó được nói nhiều có khi cũng "phạm húy" nữa vì cổ súy cho tư tưởng tự do, muốn làm gì theo ý thích cũng được. Chưa kể các chiên gia nhiều khi cũng hay dùng từ ngữ chuyên môn, đao to búa lớn để "ném cát" vào nhau. Do sự lệch lạc từ quan điểm, giải thích .... nên thành ra loạn cào cào.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,153 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ông Trần Bạt phát biểu về yếu tố "tự do" trong GD trong bài trả lời phỏng vấn khá ôm đồm chủ đề về GD

"Mục tiêu của giáo dục là trang bị cho nguồn nhân lực những kiến thức đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động. Do đó, chúng tôi cho rằng, nguyên lý cơ bản của giáo dục hiện đại là tự do, tự lập và tự trọng. Đối với cuộc đời một con người, tự do là điểm khởi đầu, tự lập là điểm tiếp theo, và tự trọng là điểm cuối cùng. Nếu không tự do, chúng ta sẽ không thể tự lập, và nếu không tự lập, chúng ta sẽ không thể tự trọng. Linh hồn chính trị của đời sống giáo dục cũng là tự do. Tự do chính trị có nghĩa là không bị áp đặt và định kiến chính trị để có khả năng tiếp cận và xử lý uyển chuyển trước những khác biệt của đời sống. Tự do để tạo không gian sáng tạo cho tất cả những hạt nhân phát triển của cộng đồng. Do vậy, nếu thiếu cái không gian sáng tạo đó thì dẫu đọc nhiều, học nhiều, chúng ta vẫn mãi là những con mọt sách và không thể sáng tạo các giải pháp tiếp cận và phát triển xã hội.

Trong đời sống hiện đại, nhiệm vụ của giáo dục là rèn luyện tính sáng tạo, tính thực dụng và tính cạnh tranh cho cả cộng đồng. Nếu không tự do, giáo dục sẽ trở thành vỏ bọc của chủ nghĩa tuyên truyền, trong khi giáo dục không phải là tuyên truyền, mà nhằm giúp con người tìm thấy vùng tự do của mình trong hoạt động nhận thức, hướng dẫn công nghệ ban đầu của nhận thức, hay truyền dạy phương pháp luận nhận thức trên tất cả các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội."


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top