Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

ankhangthinh

Xe hơi
Biển số
OF-45675
Ngày cấp bằng
6/9/09
Số km
100
Động cơ
463,400 Mã lực
Hay quá, thông tin vừa kịp thời, bổ ích mà lại ngắn gọn.
Chúc mừng bác.
Em tiếp tục hóng!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Em xin tiếp tục

Đeể đối phó vụ này, lâu nay có tin cho rằng TQ đã đề ra chiến lược phòng thủ chuỗi đảo, như đường chỉ đỏ trong bản đồ sau





-Trong trường hợp xảy ra xung đột, PLA sẽ tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực biển rộng lớn trong phạm vi mà Trung Quốc gọi là “Chuỗi đảo thứ nhất” bao gồm một loạt các hòn đảo kéo dài từ Nhật Bản qua Đài Loan và Philipin tới Indonesia.

-Mục tiêu kiểm soát khu vực đang được mở rộng. Trong những năm gần đây, các tài liệu lý luận của quân đội Trung Quốc dường như hậu thuẫn việc mở rộng khu vực hoạt động ở phía Đông Đài Loan và Nhật Bản sang "Chuỗi đảo thứ hai", trên 1.800 dặm ra Thái Bình Dương tính tại điểm rộng nhất.

-Khả năng thực hiện các hoạt động ngày càng phát triển và học thuyết của PLA về việc sử dụng tên lửa nghĩa là Mỹ phải lo ngại về các chiến dịch tấn công nhằm vào tất cả các căn cứ của Mỹ và tuyến đường hậu cần phía tây Hawaii gồm cả đảo Guam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Xem lại bản đồ này ta thấy:




-Chuỗi đảo thứ nhất ôm trọn Biển Đông, theo đúng "đường lưỡi bò", nối qua đảo Hoàng Nham (tranh chấp với em Phi), qua cả quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp với anh Nhật.

-Chuỗi đảo thứ hai còn dính đến cả Guam của Mỹ.

TQ đang "tự tin" vào sức mạnh trên biển của mình
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Có thể thấy:

-Quan điểm phòng thủ ngoài khơi xa đã thay đổi hoàn toàn đường lối hoạt động chiến lược của lực lượng Hải quân Trung Quốc, định hướng những hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc từ vùng nước ven bờ biển lục địa Trung quốc sang những hoạt động sẵn sàng tác chiến trên các vùng biển duyên hải Trung quốc.

-Đưa chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa” vào thực tế cũng phù hợp với những ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc. Tập trung vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc và triển khai những kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên hải dương.

-"Phòng thủ biển khơi xa” và sự chuyển dịch trong tâm chiến lược của hải quân Trung Quốc ra các vùng nước có ảnh hường trùng với sự tăng cường tìm kiếm, thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên trên các vùng biển quốc tế.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
TQ tin tưởng với tên lửa chiến lược tầm xa, tàu sân bay và máy bay tàng hình, có thể thực hiện chiến lược phòng thủ khơi xa này



Vậy là Biển Đông chiếm phần quan trọng trong chiến lược này của TQ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Ta có thể hiểu "Phòng thủ ngoài khơi xa” đơn giản là một quan điểm tư duy chiến lược, quan điểm này định hướng cho lực lượng Hải quân Trung Quốc cần phải sẵn sàng thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong "Giai đoạn mới”:

- Ngăn chặn những kẻ thù tiềm năng trong giới hạn cho phép và sẵn sàng đánh trả những hoạt động tấn công từ phía biển.
- Bảo vệ những vùng nước có tuyên bố chủ quyền của Trung hoa.
- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia trên biển.

Chuỗi các quần đảo thứ nhất, rất nổi tiếng với tên là đường lưỡi bò như đã được vẽ trên bản đồ và công bố rộng rãi, được bắt đầu từ quần đảo Kurile, Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines, và Indonesia (Borneo đến Natuna Besar).

Chuỗi đảo thứ hai chạy theo tuyết Bắc-Nam từ quần đảo Kuriles qua Nhật, Bonins, Marianas, Carolines, và Indonesia

Cùng nhau, chúng bao gồm các khu vực hàng hải ra khoảng 1.800 nm từ bờ biển của Trung Quốc, bao gồm hầu hết Biển Đông và các tuyến đường vận tải thương mại Đông Á SLOCs.



Và, có thể nói, Mỹ-Trung đang cạnh tranh chiến lược một cách "quyết liệt" ở Thái Bình Dương, và Biển Đông là điểm khởi đầu quan trọng
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,414
Động cơ
464,550 Mã lực
Em sống & làm việc ở TQ 2,5 năm, ở Đài Loan 1 năm cũng nghe lỏm được nhiều chuyện vụn vặt chứ không được mạch lạc chi tiết như thế này, đọc thớt này của cụ Sờn Ráck & cụ Lầm thêm được nhiều thông tin hay quá *-:)- vote cả 2 cụ =D>=D>=D>
 

vmcgf

Xe tăng
Biển số
OF-56345
Ngày cấp bằng
2/2/10
Số km
1,310
Động cơ
460,220 Mã lực
Cám ơn cụ đã khai sáng cho ae OFer ! Nhưng em xin hỏi cụ Lầm một chút là những thông tin cụ đưa ra trên đây cụ sưu tập hay lấy tại nguồn nào ợ ? vì các cụ ta nói : Nói có sách, mách có chứng !
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Vâng, thông tin lấy từ nhiều nguồn, ko phải 1 nguồn cụ thể nào cụ ạ. Em có nói hay mách đâu, em gõ máy tính mà
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Kính thưa các cụ/mợ.

Sau khi nghỉ lễ, em lại tiếp tục thông tin đến các cụ. TRước hết là những tin "tham khảo"
-NHà nước đã thành lập một cơ quan chuyên làm nhiệm vụ hướng dẫn, tuyên truyền về biển đảo.
-Trên biển mình chẳng kém ai.
......đại khái thế.

TRước khi sang phần mới, em xin tóm lược lại những gì đã nêu từ đầu đến giờ:

-TQ là một nước lớn trên thế giới, kinh tế phát triển, quân sự lớn mạnh, có ảnh hưởng với thế giới.
-Ở trong nước, TQ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, như kinh tế phát triển quá nóng, dân số đông, những bất đồng về quyền lợi, chính trị...khiến tình hình nội bộ chưa yên ả.
-Về đối ngoại: TQ với Nga là Gần nhưng ko Thân. TQ vơi ẤN Độ là Láng giềng xa. TQ với Mỹ là Nghi kỵ và kiềm chế lẫn nhau. TQ với châu ÂU:Quyền lợi và nghĩa vụ ko song hành. TQ với châu Phi: Thực dân mới...NÓi chung TQ là Cường quốc không đồng minh.

Bieển Đông đang là nơi đối đầu về quyền lợi của các nước lớn (trong đó, nổi lên là TQ và Mỹ). Ta phải xét điều này trước khi xét đến mối quan hệ giữa những nước lớn và nước nhỏ.

Vaậy đấy, từ xưa đến nay, thế giới biến động cũng phần lớn là sự điều chỉnh quyền lợi, chiến lược, sách lược giữa các nước lớn với nhau. Lúc này họ thân nhau, nhưng lúc khác lại ghét nhau. Nên là, ta đừng hy vọng dựa vào anh này để oánh anh kia. Đến lúc cần, các anh ấy thỏa hiệp với nhau, ta chỉ còn là món hàng trao đổi.

THời đó xa rồi. Ta phải có tự chủ của mình, sau đó là chính sách ngoại giao khéo léo, tận dụng hết những lợi thế đang có để đạt mục đích: Độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ.

Ở phần 2, em sẽ thông tin nhiều về Biển Đông
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ

Biển Đông của chúng ta thế này




Biển Đông cũng là tuyến vận chuyển dầu mỏ chính từ Trung Đông về Đông Bắc Á và nhất là về Trung Quốc




Để giảm bớt phụ thuộc vào đường vận chuyển dầu này, TQ đang cho xây dựng đường ống dẫn dầu từ Ấn Độ Dương, xuyên qua Myanmar về đất TQ

http://hoangsa.org/forum/imagehostnew/89074cd64e505c73a.jpg


Có tin cho rằng khi đường ống này xây xong, TQ sẽ lại "làm nóng" chuyện Biển Đông, vì ko còn lo phụ thuộc dầu thô vận chuyển qua biển nữa.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Chiểu theo Công ước Luật biển của LHQ, Luật Biển Việt Nam và kết quả phân định vịnh Bắc Bộ giữa VN và TQ, vùng biển đặc quyền kinh tế của chúng ta thế này



Nhưng lâu nay, TQ đưa ra khái niệm "đường lưỡi bò", hay "đường 9 đoạn" mơ hồ và gây nhiều tranh cãi thế này



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Em nghĩ mãi về phần tiếp theo, cụ thể sẽ nói về Hoàng Sa, Trường Sa. Vì trước đó đã có thớt, nhưng rồi em thấy cứ đưa tiếp vào đây để mọi người cùng xem. Em sẽ cố gắng thông tin theo cách mới hơn để những ai đã theo dõi thớt kia ko thấy nhàm chán.

Bản đồ VN trông thế này. Ở ngoài biển có hai quần đảo Hoàng Sa và TRường Sa



Trước tiên, sẽ là Hoàng Sa

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực


-Quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracels) nằm ở Biển Đông, thuộc chủ quyền của VN từ lâu đời. Quần đảo có khoảng 37 đảo và bãi đá ngầm, bãi cạn và một số đối tượng địa lý khác. KHu vực quần đảo thuộc huyện Hoàng Sa-TP Đà Nẵng, nằm trên cùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2.

-Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

-Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Cho đến nay, VN còn lưu giữ được nhiều thư tịch cổ và bản đồ quốc tế cho thấy người VN đã hiện diện, quản lý, khai thác và xác lập chủ quyền ở quần đảo này từ lâu đời.

Một trang Phủ biên Tạp lục nói về Hoàng Sa



Đơn xin chấn chỉnh lại Đội Hoàng Sa năm 1775



Mộc bản triều Nguyễn về mộ dân lập đội Hoàng Sa



Đại Nam thống nhất toàn đồ thời Minh Mạng (1820-1841) thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN



Bản đồ vùng Viễn Đông do người phương Tây vẽ năm 1774 thể hiện Hoàng Sa thuộc về VN



Việc này cũng được thể hiện trong An Nam Đại quốc họa đồ vẽ năm 1834



Bia chủ quyền VN đặt ở Hoàng Sa

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
-Sử liệu cho thấy, ít nhất từ thế kỷ 17, người VN đã có mặt, quản lý và khai thác ở Hoàng Sa-Trường Sa liên tục, xác lập chủ quyền tại đây.

Thuyền của Đội Hoàng Sa hồi thế kỷ 17-18



-KHi Pháp xâm chiếm VN lần thứ nhất, chính phủ bảo hộ cũng quản lý quần đảo này

TRaạm thu phát tín hiệu Radio ở Hoàng Sa năm 1938



Cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa thời Pháp



Quân đội Pháp-Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa trước năm 1945

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa







Nhưng ngay sau đó, Thực dân Pháp quya trở lại, chiếm VN một lần nữa.

-Ngày 20/10/1946, khi quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa và quân đội viễn chinh Pháp đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu toàn diện, hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các Bộ và 59 binh sĩ cảnh vệ của Hải quân lấy cớ giải giáp quân Nhật ra chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

-Ngày 29/11/1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa.

-Cũng thời gian này, chính quyền Đài Loan đã vẽ và xuất bản bản đồ "Nam Hải chư đảo", trong đó có thể hiện đường biên giới biển bao trùm khoảng 80% diện tích Biển Đông, thường được gọi là đường biên giới "lưỡi bò" mà không dựa vào bất cứ một tiêu chuẩn nào theo luật pháp và thực tiễn quốc tế.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
-Ngày 13/1/1947, Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, trong đó Pháp đã nêu lên những bảo lưu về hậu quả pháp lý từ việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của quân đội Trung Hoa Dân quốc, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và ngày 17/10/1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Quốc rút khỏi Phú Lâm.

-Pháp gửi một phân đội lính, gồm 10 lính Pháp và 17 lính Việt Nam đổ bộ đóng một đồn ở đảo Hoàng Sa và quyết định lập đài khí tượng trên đảo này. Chính phủ Trung Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25/2 đến ngày 4/7/1947 tại Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối không chấp nhận việc nhờ Trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề nghị.

-Ngày 8/3/1949, Pháp ký với Bảo Đại Hiệp định Hạ Long trao trả độc lập cho Chính phủ Bảo Đại và tháng 4, Đổng lý Văn phòng, Hoàng thân Bửu Lộc tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

-Ngày 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Hoa Dân quốc phải rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó Pháp vẫn duy trì quân đồn trú tại đảo Hoàng Sa.

-Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao này
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
-Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự từ ngày 5/9 đến 8/9/1951, ký kết Hoà ước với Nhật.

-Ngày 5/9/1951, tại phiên họp toàn thể mở rộng, Ngoại trưởng Grommyko (Liên Xô cũ) đã đưa đề nghị tu chính 13 khoản của Dự thảo Hoà ước. Trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa ở phía Nam.

-Khoản tu chính này đã bị Hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận

-Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong Hội nghị có ý kiến gì về Tuyên bố này.

-Kết thúc Hội nghị là ký kết Hoà ước với Nhật ngày 8/9/1951, trong đó có điều 2, đoạn 7 ghi rõ: "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracels và Spratly" (khoản f).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
-Khi ra thông báo về bản dự thảo Hoà ước với Nhật ở San Francisco ngày 15/8/1951, Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung Hoa Chu Ân Lai tuyên bố công khai khẳng định cái gọi là "tính lâu đời của các quyền của Trung Quốc đối với quần đảo", trong khi CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự hội nghị này.

-Ngày 24/8/1951, lần đầu tiên Tân Hoa Xã lên tiếng tranh cãi về quyền của Pháp và những tham vọng của Philippines và kiên quyết khẳng định quyền của Trung Quốc.

-Túm lại: "Như thế, lợi dụng tình hình rối ren, Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch lợi dụng việc giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra theo Hiệp định Postdam, đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (He de Boisée) thuộc quần đảo Hoàng Sa cuối năm 1946 và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top