Chiến tranh chấm dứt, nhưng sự đối đầu TRung-Xô vẫn tiếp diễn. Sự cạnh tranh ảnh hưởng của 2 bên lan sang cả châu Phi và Trung Á, khiến những nơi này diễn ra nhiều cuộc chiến kéo dài.
Sau khi Mao qua đời, sự thù nghịch giữa TQ và LX giảm dần, nhưng hai bên vãn gờm nhau và cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng vẫn không giảm. Năm 1978, Việt Nam đánh Pôn-pốt, chế độ thân TQ, TQ một mặt tiến hành CT biên giới "dạy VN một bài học", mặt khác hỗ trợ Khơ me Đỏ trong cuộc chiến dai dẳng với VN ở CPC. LX dù có Hiệp ước tương trợ quân sự với VN, nhưng chỉ lên án TQ, ko có hành động quân sự nào.
Cũng năm 1979, Liên Xô can thiệp vào Afganistan. Cho rằng LX có ý lập mặt trận bao vây mình, TQ liên minh với Mỹ và Pakistan hỗ trợ nhóm các chiến binh Hồi giáo chống quân LX, khiến LX sa lầy tại đây. Có tin cho rằng TQ còn bí mật hỗ trợ lực lượng đối lập chống đối chính quyền thân LX ở Nicaragua.
Từ năm 1985, khi Góc-ba-chốp lên nắm quyền ở LX, quan hệ hai nước có cải thiện, nhưng những khác biệt cốt lõi vẫn ko thay đổi. Lúc này, Mỹ coi TQ là "mặt trận tự nhiên" chống LX, nên đã có lúc Mỹ còn viện trợ cho quân đội TQ.
Năm 1991, LX sụp đổ, kéo theo hệ lụy tương tự với một loạt nước XHCN ở Đông Âu. Nước Nga suy yếu khiến TQ ko coi đây là mối nguy cơ nữa. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây đẩy mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, và nhất là càng lộ rõ ý định ủng hộ Đài Loan độc lập. Hơn nữa, Mỹ bắt đầu nhìn nhận TQ như một đối thủ ngang hàng, nên TQ quay sang cảnh giác với Mỹ.
Nga và TQ xích lại gần nhau. Năm 1993, hai bên ký một Hiệp định phân giới, chấm dứt những tranh chấp cũ. Năm 1996, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, gồm Nga, TQ và một số quốc gia vùng Trung Á được thành lập. NGa-Trung thường tổ chức diễn tập quân sự.