Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Little Sushi

Xe buýt
Biển số
OF-102482
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
715
Động cơ
404,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xin phép cụ chủ thớt cho phép nhà cháu Share nên Facebook để bạn bè cháu được mở mang tầm mắt hơn ạ :)
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,803
Động cơ
4,657,654 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Em nghĩ bản thân vấn đề này hiện tại được rất nhiều báo đài chính thống của VN đưa tin nên bác Sơn Rách mở thớt này quá đúng, hy vọng bác Lẩm sẽ cung cấp mọi thông tin đầy đủ để các ốp phờ biết rõ hơn!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cảm ơn cả nhà

Hôm nay OF lỗi nên em chưa update thông tin. Ngày mai em sẽ lần lượt trình bày về các cuộc chiến tranh giữa TQ và một số nước láng giềng như Nga, Ấn...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước hết là quan hệ NGa (Liên Xô) và Trung Quốc: Có thể gói gọn trong cụm từ: Gần thì gần, nhưng không thân


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d9/CommunistSplit.png

Quan hệ giữa hai nước có những trắc trở từ năm 1930, lên đến đỉnh điểm là cuộc xung đột biên giới năm 1969. Mối quan hệ không mấy tốt đẹp kéo dài đến tận những năm 1980 và gần đây mới có dấu hiệu xích lại gần nhau. Tất cả đều vì lợi ích của mỗi nước trong các mối quan hệ song phương và đa phương.

Nước Nga Xô viết được coi là "anh cả" trong phe XHCN. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, trong các hoạt động của Quốc tế Cộng sản, Stalin và Mao Trạch Đông đã có những bất đồng khi không chung đường lối cách mạng.





Thứ nhất là Mao chủ trương sử dụng lực lượng nông dân trong các hoạt động cách mạng của ***, thay vì lực lượng lao động thành thị như Quốc tế CS (Stalin) mong muốn.

Thứ hai là Mao phớt lờ lời "chỉ đạo của Stalin rằng nên liên minh với Tưởng để chống Nhật trong Thế chiến thứ 2. Mao chủ trương vừa chống Nhật, vừa chống Tưởng, cho dù năm 1945, Stalin và Tưởng Giới Thạch đã ký một Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác.

Năm 1949, Mao đã thành công trong việc hất cẳng Tưởng ra khỏi Trung Hoa đại lục, thành lập nên nước CHND TRung Hoa. Năm 1950, Liên Xô và Trung Quốc đạt được một Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Không những thế, LX còn cho TQ vau một khoản tiền lớn với lãi suất thấp và thiết lập liên minh quân sự 30 năm để chống Nhật.

Nhưng cũng từ đây, TRung Quốc muốn thay thế Nga, lãnh đạo phong trào CS thế giới. TQ ra sức quảng bá đường lối CS của mình và gây ảnh hưởng đến nhiều nơi, nhất là ở khu vực châu Á.

Quan hệ hai bên bắt đầu rạn nứt.



Túm lại là TQ muốn phát triển theo con đưởng của riêng mình, không theo mô hình LX. Những khác biệt trong tư tưởng về đường lối xây dựng CNXH, đối đầu hay không đối đầu với các nước TBCN, sức ảnh hưởng lên các nước XHCN khác....đã ngày càng đẩy Trung-Xô xa rời nhau. Đính điểm là chiến tranh biên giới năm 1969.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cuộc xung đột biên giới TRung-Xô năm 1969




Liên Xô và Trung Quốc có đường biên giới dài 4.380km, quân số biên phòng 2 bên lần lượt là 658.000 và 814.000. Căng thẳng gia tăng suốt thập niên 60 của thế kỷ trước và bùng phát cuộc chiến tại đảo Trân Bảo (Liên Xô gọi là đảo Damanski), có diện tích 0,72 km2 trên sông Ussuri, là một đoạn biên giới giữa hai nước. Cuộc chiến diễn ra vào ngày 2/3/1969 và được coi là kết thúc vào tháng 10/1969

Từ thời Nga Hoàng, hai nước đã xảy ra nhiều tranh chấp lãnh thổ. Nhiều hiệp ước phân định biên giới cũng đã được ký kết. Tuy nhiên, sau này, Trung Quốc cho rằng họ đã bị mất nhiều vùng lãnh thổ vào tay Nga, sau những hiệp ước "không công bằng" mà họ "bị ép ký" trước đó. TRung Quốc, nhất là Trung Hoa dân quốc vẫn tuyên bố sẽ lấy lại những vùng đất "bị mất", gồm một phần các xứ Tajikistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan của LX (ở phía Tây bắc) và một vùng rộng lớn ở phía bắc sông Hắc Long Giang, khu vực cảng Vladivostok và đảo Sakhalinsk của LX (ở phía Đông (ngoài ra, có tin cho rằng TQ từng ấn hành bản đồ, trong đó lãnh thổ TQ bao gồm cả VN, Myanmar, Thái Lan, Buhtan, Nepan).

Căng thẳng biên giới hai nước leo thang suốt những năm cuối thập niên 60, đặc biệt là trong các năm 67-68, với vô vàn những cuộc chạm súng lẻ tẻ, các cuộc biểu tình, thậm chí đạp phá trụ sở cơ quan ngoại giao của LX tại Trung Quốc.

Cuộc chạm súng trên đảo Trân bảo diễn ra khi quân TQ bí mật chiếm giữ đảo này từ đêm trước. Sáng 2/3/1969, 8 lính biên phòng Liên Xô đến xem xét tình hình, đã bị lính TQ nổ súng sát hại. Hai bên dàn quân đánh nhau. Xung đột còn diễn ra ở Tân Cương và trên sông Amur.














 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, TQ "đồng chí hình thức" với LX chỉ để chống Mỹ. Sau khi mọi sự có nhiều thay đổi, TQ nhất định tự mình quyết định mọi thứ, thay đổi quan điểm trong quan hệ với Mỹ.

Đây không đơn giản là những cuộc chiến tranh cháp lãnh thổ. Trung Quốc chủ động tiến hành xung đột vũ trang với Liên Xô để:

-Hướng dư luận trong nước, vốn đang phân tán về những lộn xộn do Đại cách mạng Văn hóa gây ra, ra bên ngoài, vừa giảm áp lực, vừa tập hợp lực lượng quanh Mao, chuẩn bị cho đại hội **** lần thứ 9 sắp diễn ra.

-Vu cáo, hạ thấp uy tín của Liên Xô trong phe XHCN.

-Phá đám hợp tác Xô-Nhật trong khai thác Siberi.

-Khơi nguồn cho xung đột biên giới giữa các nước có chung đường biên giới với Liên Xô.

-Có ý kiến cho rằng cuộc chiến còn là "tín hiệu" TQ độc lập, chống LX mà người nhận tín hiệu là....Mỹ

Chiến thuật mà TQ thực hiện trong cuộc xung đột này:

-Đánh nhanh, lực lượng nhỏ, phân tán, quấy rối LX, gây căng thẳng, tiêu hao sinh lực. Nếu có cơ hội, sẽ chiếm đất.

-Xung đột xảy ra ở nhiều điểm, kết thúc nhanh, tránh sa lầy.

-Phối hợp quân sự, ngoại giao với tuyên truyền, vu cáo, lẩn tránh trách nhiệm

Xung đột biên giới giữa hai nước kết thúc vào tháng 10/1960, sau khi 2 bên ký kết một Hiệp định. TRong một thỏa thuận ký kết sau này, đảo Trân Bảo thuộc về TQ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
VN cũng chịu nhiều ảnh hưởng trong cuộc tranh chấp ngôi vị Xô-Trung. TQ luôn muốn lôi kéo VN theo quỹ đạo của mình, từ tư tưởng, đường lối cho đến quân sự, kinh tế. Kháng chiến chống Pháp kết thúc, TQ là một trong những bên đồng ý để VN bị chia đôi, mục đích để cho TQ "càng cách xa Mỹ càng tốt".

LX và các nước XHCN ĐÔng Âu viện trợ VN đáng Mỹ để khẳng định ai là người chiến thắng trong cuộc đối đầu TB-CS.

TQ viện trợ VN đánh Mỹ vừa để gây ảnh hưởng, vừa để Mỹ mãi cách xa TQ nửa đất VN.

Thời thế thay đổi, TQ đối đầu với LX, VN "nhất biên đảo" với LX, Mỹ tìm đến TQ để tìm kiếm thêm đồng minh trong "chiến tranh lạnh" chống LX và phe XHCN. TQ cũng muốn gần Mỹ hơn. Năm 1972, trong chuyến thăm lịch sử tới TQ, Tổng Thống Mỹ đã "lấy suất ủy viên thường trực HĐBA LHQ" từ tay Trung Hoa dân quốc trao cho CHND Trung Hoa.

VN luôn là người ở giữa.

Các nước đỏ theo LX, các nước vàng theo TQ, các nước đen ko theo ai

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d9/CommunistSplit.png/800px-CommunistSplit.png
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chiến tranh chấm dứt, nhưng sự đối đầu TRung-Xô vẫn tiếp diễn. Sự cạnh tranh ảnh hưởng của 2 bên lan sang cả châu Phi và Trung Á, khiến những nơi này diễn ra nhiều cuộc chiến kéo dài.

Sau khi Mao qua đời, sự thù nghịch giữa TQ và LX giảm dần, nhưng hai bên vãn gờm nhau và cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng vẫn không giảm. Năm 1978, Việt Nam đánh Pôn-pốt, chế độ thân TQ, TQ một mặt tiến hành CT biên giới "dạy VN một bài học", mặt khác hỗ trợ Khơ me Đỏ trong cuộc chiến dai dẳng với VN ở CPC. LX dù có Hiệp ước tương trợ quân sự với VN, nhưng chỉ lên án TQ, ko có hành động quân sự nào.

Cũng năm 1979, Liên Xô can thiệp vào Afganistan. Cho rằng LX có ý lập mặt trận bao vây mình, TQ liên minh với Mỹ và Pakistan hỗ trợ nhóm các chiến binh Hồi giáo chống quân LX, khiến LX sa lầy tại đây. Có tin cho rằng TQ còn bí mật hỗ trợ lực lượng đối lập chống đối chính quyền thân LX ở Nicaragua.

Từ năm 1985, khi Góc-ba-chốp lên nắm quyền ở LX, quan hệ hai nước có cải thiện, nhưng những khác biệt cốt lõi vẫn ko thay đổi. Lúc này, Mỹ coi TQ là "mặt trận tự nhiên" chống LX, nên đã có lúc Mỹ còn viện trợ cho quân đội TQ.

Năm 1991, LX sụp đổ, kéo theo hệ lụy tương tự với một loạt nước XHCN ở Đông Âu. Nước Nga suy yếu khiến TQ ko coi đây là mối nguy cơ nữa. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây đẩy mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, và nhất là càng lộ rõ ý định ủng hộ Đài Loan độc lập. Hơn nữa, Mỹ bắt đầu nhìn nhận TQ như một đối thủ ngang hàng, nên TQ quay sang cảnh giác với Mỹ.

Nga và TQ xích lại gần nhau. Năm 1993, hai bên ký một Hiệp định phân giới, chấm dứt những tranh chấp cũ. Năm 1996, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, gồm Nga, TQ và một số quốc gia vùng Trung Á được thành lập. NGa-Trung thường tổ chức diễn tập quân sự.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
7,350
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Cụ Rách thung thẳng thế mà thi thoảng lại mở cái thớt hay kinh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
nếu có thể cụ phân tích rõ quan điểm của ..."nước lạ" sau thời điểm "ngoại giao bóng bàn" muốn VN vĩnh viễn như bắc củ sâm và nam củ sâm như bây giờ phải k ạ ?Em vưỡn k hiểu vì lý do nào ( lãnh đạo tài tình của ...hay nhờ gấu sibir....) VN lách mình qua khe cửa hẹp để có 30 tháng tư ạ
Vụ này ko có gì bí mật. NGoại giao VN luôn đạt được nhiều kết quả đáng ngạc nhiên, do sử dụng đồng thời các nguồn lực đang có và hướng đi phù hợp.

Ta có ngày 30/4, trước tiên là sự kiên định thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước. Trong đàm phán Paris, Kít-sinh-giơ đã từng một lần "buột miệng" nói với đại diện đoàn đàm phán ta, đại ý là: Tôi không hiểu các ông cương còng vì cái gì nữa. LX chúng tôi nắm 1 tay, TQ chúng tôi nắm một tay, còn gì để dựa vào nữa mà các ông "ương bướng" nhỉ?.

Mục tiêu này ta đã đặt ra và thống nhất thực hiện từ năm 1954, sau khi chúng ta buộc phải chấp nhận vụ đất nước chia đôi sau sắp đặt của các nước lớn, khi bàn về Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Nhận định đúng thời thế, tranh thủ được sự ủng hộ của các nước XHCN (với những mục đích khác nhau), kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao, đã đưa đến kết quả có ngày 30/4. Cuối những năm 60, đầu những năm 70, viện trợ từ TQ giảm dần. Quan hệ Xô-Trung căng thẳng. Tuy TQ vẫn để thông đường tiếp tế từ LX sang VN qua đất TQ, nhưng vì nhiều vấn đề, sau đó đã phải chuyển sang vận chuyển đường biển.

Nếu ko có Mậu Thân 68, sẽ ko có những bước thay đổi cơ bản trong cục diện chiến trường, và người Mỹ sẽ ko thấy được VN có thể làm những gì, phong trào phản chiến cũng ko thể phát triển rầm rộ và hiệu quả thế tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Giáng sinh 1972 chỉ là cú đòn chót. Sau đó, VN "nhất biên đảo" với LX, khiến TQ "tức giận" dẫn tới những vấn đề sau này.

Có được ngày 30/4, cũng nhờ một phần lộc lá thời thế khi trước đó, những vụ như Oa-tơ-ghết khiến chính trường nước Mỹ biến động. Tân lãnh đạo, tân chính sách....Cũng do xu hướng thế giới "đối đầu 2 cực" thay đổi trọng tâm.....

Có được ngày 30/4 là vì những lẽ trên.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp vụ chiến tranh TRung-Ấn

Chiến tranh TRung Ấn xảy ra vào tháng 10/1962 tại những vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước













Chiến tranh xảy ra sau cuộc nổi dậy ở Tây Tạng năm 1959 và việc Ấn cho phép Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, người mà TQ ko ưa, cư trú chính trị. Ấn còn rải quân dọc biên giới, kiểm soát cả những vùng đất ngoài "đường kiểm soát thực tế" do TQ tự vẽ ra năm 1959.

Hai bên đánh nhau 1 tháng, quân Ấn chịu nhiều tổn thất. Quân TQ sau khi giành nhiều chiến thắng, lại rút về sau "đường kiểm soát thực tế". Cuộc chiến 1 tháng kết thúc với vẻ bề trên cao ngạo của TQ và nỗi đau thua trận cũng như day dứt vì bị TQ coi thường của dân Ấn










 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hơn nửa thế kỷ qua, tranh chấp biên giới giữa hai cường quốc ở châu Á này vẫn tiếp diễn.



Vùng vàng phía trên do TQ kiểm soát, Ấn tuyên bố chủ quyền. Vùng vàng phía dưới do Ấn kiểm soát, TQ tuyên bố chủ quyền

Hiện tại, quan hệ Ấn-Trung có thể gói gọn trong cum từ Láng giềng xa

Sự nghi kỵ, đối đầu luôn hiển diện trong quan hệ hai nước, mà vấn đề tranh chấp lãnh thổ luôn là "điểm nóng" có thể là bùng phát những xung đột.

Chiều dài biên giới giữa hai nước là 3.500km. Trước đây, hai nước ít có những xung đột vì tranh chấp lãnh thổ, bởi cách biệt địa hình do dãy Himalaya và Cao nguyên Tây Tạng. Nhưng mọi sự đã thay đổi bởi xung đột biên giới, bởi TQ ủng hộ Pakistan trng tranh chấp vùng Kasmir với Ấn .





Tranh chấp Kashmir giữa Ấn ĐỘ và Pakistan có từ thời cuộc chiến đẫm máu giữa hai nước năm 1947, sau bản Tuyên ngôn độc lập phân chia Ấn Độ và Pakistan. KHoảng 500.000 người đã chết trong cuộc xung đột giữa hai phe Hồi giáo và Ấn Độ giáo này. Hai nước đã có nhiều cuộc chiến khốc liệt giành giật Kashmir những năm 1947-1948, 1965 và 1971.

TQ như xát thêm muối vào nỗi đau của người Ấn khi không ngần ngại ủng hộ Pakistan chống Ấn. Bạn của kẻ thù.....



Đối đầu trong ý thức hệ, đối đầu trong tranh chấp lãnh thổ, đối đầu trong quyền lợi kinh tế, đối đầu trong quyền lợi chính trị...khiến quan hệ Trung-Ấn ít khi nồng ấm.

Mới đây, hai bên lại tăng quân đến vùng biên giới









 

khophutung.vn

Đi bộ
Biển số
OF-149931
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
4
Động cơ
357,640 Mã lực
Cám ơn Chủ thớt. Bác quả là người thích tìm tòi lịch sử
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Quan hệ Trung-Nhật

Trung và Nhật là hai cường quốc châu Á, cùng nằm ở vùng Đông Á




Khác hẳn với nhiều quốc gia khác ở châu Á trong thời phong kiến, quan hệ Nhật-Trung vốn được coi là bình đẳng. Trong khi nhiều quốc gia khác vẫn phải triều cống-xưng thần với Thiên triều thì có tin cho rằng, trong bức tưh đầu tiên gửi Tùy Dạng Đế (TRung Quốc), để thiết lập quan hệ ngoại giao, Thái Tử Nhật Bản Shotoku đã viết: "Lá thư này của Thiên tử xứ mặt trời mọc gửi Thiên tử xứ mặt trời lặn.

Nên là dân Nhật rất giận giữ khi Shogun (tướng quân) Ashikaga Yoshimitsu (cuối thế kỷ 14) nhận phong tước từ TQ. Dân Nhật luôn nguyền rủa nhân vật này.

Hai bên cứ thế phát triển, ảnh hưởng lẫn nhau là có, nhưng không nhiều. Tinh thần độc lập tự chủ cả hai bên đều cao. Mọi sự được coi là tạm ổn cho đến khi chiến tranh Thanh-Nhật (1894-1895) và chiến tranh Trung-Nhật nổ ra, bắt đầu từ 7/7/1937. Đó khi quân đội Thiên hoàng Nhật Bản tiến chiếm Đông Bắc TRung Quốc. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9/9/1945 khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh trong Thế chiến thứ 2

Những cuộc chiến này khoét sâu mối nghi kỵ, gia tăng thù hận và là bức trường thành ngăn cách giữa hai nước TRung-Nhật. Những tranh chấp lãnh thổ sau chiến tranh còn tồn tại đến ngày nay











 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước hết là chiến tranh Thanh-Nhật năm 1895.

KHoởi đầu, cuộc chiến diễn ra ở Triều Tiên. Đây vốn là quốc gia thần phục Trung Quốc. Nhật Bản muốn tiếm chiếm nơi này. Bắt đầu là những hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng, sau đó là những hoạt động quân sự. Một chính quyền thân Nhật thành lập ở Xơ-un. Cả nhà Thanh và Nhật đều đưa quân vào Triều Tiên. Quân Nhật chủ động tiến đánh quân Thanh, chiếm được Bình NHưỡng và quản lý toàn bộ cõi Triều Tiên.

Sau đó, quân Nhật còn vượt biên giới sang đất TQ, đánh chiếm Mãn Châu Lý, tiếp đến là quần đảo Bành Hồ và đảo Đài LOan.

Hòa ước Mã Quan ký ngày 17/4/1895, theo đó nhà Thanh công nhận sự độc lập hoàn toàn của Triều Tiên, nhượng lại bán đảo Liêu Đông (ngày nay là phía Nam tỉnh Liêu Ninh) cho Nhật Bản "vĩnh viễn". Thêm vào đó, Thanh phải trả cho Nhật Bản 200 triệu lượng bạc bồi thường chiến phí. Nhà Thanh cũng ký hiệp ước thương mại cho phép tàu của Nhật tiến vào sông Trường Giang, mở các nhà máy gia công ở các cảng theo điều ước và mở thêm bốn bến cảng nữa cho ngoại thương. Tuy vậy, các nước phương Tây đã can thiệp buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lấy 30 triệu lạng bạc (450 triệu yen).

Một loạt các nước khác thấy Nhật một mình ngon xơi, đã nhảy vào giằng xé. Nhà Thanh mất thêm nhiều vùng đất nữa cho nhiều nước khác.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1912, Trung Hoa dân quốc được thành lập sau khi Quốc dân **** làm cách mạng Tân Hợi, lật đổ Nhà Thanh.

Nhưng NHật tiếp tục gây sức ép để tăng quyền kinh tế và quân sự trên đất Trung Hoa. Quốc dân **** đứng lên chống NHật. Lực lượng CS TQ tham gia không mấy nhiệt tình, bởi họ muốn giữ lực lượng để sau này chiến đấu với quân của Tưởng Giới Thạch.

Trong 8 năm chống Nhật (1937-1945), quân Quốc dân **** chết 3 triệu người, quân của *** chết 500.000 người. Thiệt mạng dân thường TQ lên đến từ 15- 25 triệu người. Đây cũng là lý do chính khiến mâu thuẫn, hằn thù giữa TQ và NB tồn tại mãi về sau này.

Naăm 1945, phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh. TQ hưởng lợi khi cũng được coi là người chiến thắng. Công lao của họ đóng góp cho quân đồng minh là: Kìm chế thường xuyên hơn 1 triệu quân lực của Nhật (chủ yếu là lục quân, không kể Đạo quân Quan Đông ở Đông Bắc), cũng như đóng góp hơn 100.000 quân cho Đồng minh tại chiến trường Miến Điện, cản không cho quân Nhật vào Ấn Độ thuộc Anh.

Trung Hoa dân quốc trở thành Thành viên thường trực HĐBA LHQ.

Cho đến giờ, quan hệ hai nước vẫn tồn tại nhiều nghi kỵ và thù hằn.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hai nước NB-TQ đang tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư



 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Quần đảo mà TRung Quốc gọi là Điếu Ngư, Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài, Nhật Bản gọi là Senkaku đang là tâm điểm tranh chấp lãnh thổ hai nước. Đây là loạt đảo ko người nằm trên biển Hoa Đông, hiện do Nhật Bản kiểm soát. Đài LOan cũng lên tiếng khẳng định chủ quyền quần đảo này.



Trung Quốc cho rằng họ đã phát hiện và quản lý đảo từ thế kỷ 14. Nhật Bản thực hiện quản lý đảo từ năm 1895 (sau chiến tranh Thanh-Nhật) và kết thúc vào năm 1945, sau khi đầu hàng đồng minh. Mỹ đã tiếp quản quần đảo này sau đó, rồi trao quyền lại cho Nhật vào năm 1972 theo Hiệp ước Okinawa, không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Đài Loan.

Nhaật Bản luôn cảnh giác trước việc TQ điều tàu chiến đến gần khu vực này. Các tàu của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản luôn xua đuổi các tàu cá TRung Quốc đến đây.

Gaần đây nhất, một nhóm các nhà hoạt động TRung Quốc đã xuất phát từ Hongkong đến 1 đảo trong quần đảo này, mang theo cờ TQ và Đài LOan. Nhật đã bắt giữ, sau đó trục xuất nhóm người này.

Ngay sau đó, một nhóm công dân Nhật Bản đã đổ bộ lên một hòn đảo trong quần đảo và cắm cờ Nhật lên đó









Dân TQ biểu tình phản đối Nhật, đập phá đồ Nhật



Dù đe dọa có thể dùng vũ lực, nhưng cả TRung và Nhật đều đang cố gắng kiểm soát tình hình, tránh xung đột
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ta sẽ tiếp tục tìm hiểu quan hệ Trung-Mỹ, tìm hiểu TQ đang làm gì và đc gì ở châu Phi. TQ đang có ý định gì ở Nam Mỹ....để thấy được rằng: TQ LÀ CƯỜNG QUỐC KHÔNG ĐỒNG MINH, từ đó xem xét vấn đề biển đảo
 

coway

Xe tải
Biển số
OF-88448
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
341
Động cơ
410,330 Mã lực
Nơi ở
Nơi gặp gỡ của tình yêu
Website
coway.divivu.com
Cảm ơn bác Lầm đã đưa những thông tin bổ ích và lý thú. Em cũng thường tìm đọc những bài này ở những trang ngoài khác nhưng chưa ai thống kê cụ thể và liền mạch như bác lầm. Mong bác bớt chút thời gian quý báu chia sẻ cùng OF để mọi người mởi rộng tầm mắt.
Cảm ơn bác nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top