Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Cái dòng tô đậm thì bác làm ơn tránh để bọn em được nhờ nhé! :P
Thú thực, nhà cháu vẫn thấy bất ổn với quan niệm đó. Bởỉ lẽ, ai cũng vậy, muôn có một cái nhìn đúng đắn trước bất cứ điều gi thì người ta cũng phải thu thập các thông tin về điều đó, bao gồm cả ý kiến của những người khác (dư luận) rồi mới tiến hành xử lý các thông tin đã thu nhận được, đối chiếu, so sánh, tiếp thu ý kiến xung quan (dư luận)...
Híc, cơ mà đây là quy định của chủ topic nên nhà cháu cứ chấp hành nghiêm chỉnh để mong đừng bị cấm cửa, để có cơ hội hầu các cụ các mợ một vài thông tin nhà cháu thu lượm được và đã xử lý sơ qua... ngõ hầu mai này mọi người được thoải con gà mái khi nói về chủ đề này.
(Nhà cháu cũng đã được cụ Lâm và một vài cụ mợ mời rượu rùi đó ạ. Thú thực, dù chưa biêt tác dụng của opption này nhưng nhà cháu vẫn cảm thấy rất phấn khích đấy ạ. Cám ơn các cụ nhiều nhiều)
Cảm ơn các cụ đã chỉ giáo ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,802
Động cơ
4,658,848 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Thú thực, nhà cháu vẫn thấy bất ổn với quan niệm đó. Bởỉ lẽ, ai cũng vậy, muôn có một cái nhìn đúng đắn trước bất cứ điều gi thì người ta cũng phải thu thập các thông tin về điều đó, bao gồm cả ý kiến của những người khác (dư luận) rồi mới tiến hành xử lý các thông tin đã thu nhận được, đối chiếu, so sánh, tiếp thu ý kiến xung quan (dư luận)...
Híc, cơ mà đây là quy định của chủ topic nên nhà cháu cứ chấp hành nghiêm chỉnh để mong đừng bị cấm cửa, để có cơ hội hầu các cụ các mợ một vài thông tin nhà cháu thu lượm được và đã xử lý sơ qua... ngõ hầu mai này mọi người được thoải con gà mái khi nói về chủ đề này.
(Nhà cháu cũng đã được cụ Lâm và một vài cụ mợ mời rượu rùi đó ạ. Thú thực, dù chưa biêt tác dụng của opption này nhưng nhà cháu vẫn cảm thấy rất phấn khích đấy ạ. Cám ơn các cụ nhiều nhiều)
Cảm ơn các cụ đã chỉ giáo ạ.
Bác chịu khó bỏ thêm thời gian nghiên cứu nội quy diễn đàn và nhất là trong thời gian qua khá nhiều báo cũng như diễn đàn bị phạt, bị đóng cửa thì bác sẽ hiểu tại sao có những quy định trên. Có những cái em, bác hay các bác khác cũng muốn nhưng.... nên mình cứ thực hiện theo thôi bác nhỉ :) Còn bác cứ post như những gì bác chủ thớt đã comment, nếu không ủng hộ bọn em đã xóa rồi vậy mời bác tiếp tục ạ!
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Bác chịu khó bỏ thêm thời gian nghiên cứu nội quy diễn đàn và nhất là trong thời gian qua khá nhiều báo cũng như diễn đàn bị phạt, bị đóng cửa thì bác sẽ hiểu tại sao có những quy định trên. Có những cái em, bác hay các bác khác cũng muốn nhưng.... nên mình cứ thực hiện theo thôi bác nhỉ :) Còn bác cứ post như những gì bác chủ thớt đã comment, nếu không ủng hộ bọn em đã xóa rồi vậy mời bác tiếp tục ạ!
Vâng, tất nhiên là nhà cháu sẽ tiếp tục theo đúng quy đinh ạ (vì mục tiêu của nhà cháu là muốn mọi người quan tâm đến chủ đề này mà). Hiện nhà cháu đang làm cái Tam Sa, chắc ít hôm nữa sẽ xong rồi post tiếp bác ạ.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,802
Động cơ
4,658,848 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Vâng, tất nhiên là nhà cháu sẽ tiếp tục theo đúng quy đinh ạ (vì mục tiêu của nhà cháu là muốn mọi người quan tâm đến chủ đề này mà). Hiện nhà cháu đang làm cái Tam Sa, chắc ít hôm nữa sẽ xong rồi post tiếp bác ạ.
Bác yên tâm, đang và sẽ có rất nhiều người quan tâm thớt này đấy bác. Đến giờ này hiện tại thớt đã có 233 252 lượt đọc đấy bác, con số không nhỏ phải không bác :)
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Bác yên tâm, đang và sẽ có rất nhiều người quan tâm thớt này đấy bác. Đến giờ này hiện tại thớt đã có 233 252 lượt đọc đấy bác, con số không nhỏ phải không bác :)
Vâng, thế thì vui quá!
Tình hình khá căng các cụ ạ. Mời các cụ xem bài "Hình ảnh mới nhất việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma" trên báo Thanh niên đây ạ: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141203/hinh-anh-moi-nhat-viec-trung-quoc-xay-dung-trai-phep-o-gac-ma.aspx
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Nhà cháu tranh thủ chia sẻ cái tin sốt dẻo về China: Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới
Nguồn: http://motthegioi.vn/thoi-su/trung-quoc-vuot-my-tro-thanh-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-129157.html; Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:07 07-12-2014
Trung Quốc đã chính thức vượt mặt Mỹ trở thành nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới lần đầu tiên, sau nhiều thập kỷ Mỹ luôn đứng đầu thế giới, theo số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
IMF đã cập nhật số liệu mới nhất cho nền kinh tế thế giới, theo đó Trung Quốc đạt GDP bằng 17.600 tỉ USD còn Mỹ chỉ đạt 17.400 tỉ USD. Cách đây 14 năm độ lớn của nền kinh tế Mỹ gấp 3 lần Trung Quốc.
Mỗi nước lại báo cáo dữ liệu kinh tế của mình bằng đồng tiền riêng, theo IMF. Để so sánh các dữ liệu, số liệu thống kê của mỗi nước phải chuyển đổi sang một đồng tiền chung. Nhưng bằng một số cách chuyển đổi khác nhau thì kết quả đều không giống nhau nên thực tế việc so sánh các nền kinh tế chỉ là giá trị tương đối.
Một biện pháp khác để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế là bằng chỉ số "ngang giá sức mua" (PPP) mà đồng tiền của một quốc gia sẽ có thể chuyển đổi thành của nước khác để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ ở mỗi nước.
Trung Quốc hiện chiếm 16,5% của nền kinh tế toàn cầu khi đánh giá bằng PPP so với 16,3% của Mỹ.
Giá cả các mặt hàng không giống nhau ở mỗi quốc gia,theo Business Insider. Những chiếc áo sơ mi của bạn sẽ rẻ hơn nếu được mua tại Thượng Hải chứ không phải ở San Francisco, so sánh nền kinh tế giữa các nước mà không dùng đến yếu tố giá cả tại mỗi quốc gia không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
Vì vậy IMF đánh giá theo cả GDP và PPP thì Trung Quốc đều vượt Mỹ và vượt lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, làn đầu tiên sau 14 năm Mỹ nắm giữ vị trí này.
Trên MarketWatch, Brett Arends một chuyên gia kinh tế gợi ý rằng nếu chúng ta chỉ nhìn vào tỉ giá hối đoái quốc tế thì nền kinh tế Mỹ vẫn còn lớn hơn Trung Quốc 70%. Nhưng, Arends cho biết thêm mặc dù biện pháp này hay được nói tới nhưng độ tin cậy của nó rất kém.
Kinh tế của Trung Quốc có thể đang lớn nhất thế giới, nhưng không có nghĩa là người dân Trung Quốc là những người giàu nhất thế giới. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chưa bằng 1/4 so với người Mỹ.
Thiên Hà (theo Fox News)
 

phamlananh07

Xe hơi
Biển số
OF-341262
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
101
Động cơ
275,010 Mã lực
Đọc được 1 phần thông tin của thớt mà em đã mất cả đêm ròi. Cảm ơn chủ thớt về thông tin này ạ!
 

phamlananh07

Xe hơi
Biển số
OF-341262
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
101
Động cơ
275,010 Mã lực
- Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo; Philippines tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết quần đảo còn Brunei và Malaysia chỉ đòi hỏi một phần quần đảo.

-Những nước tham gia tranh chấp này, trừ Brunei, đều có quân đội đóng trên từng phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau.

-Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là: cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm An Bang (tức cụm Thám Hiểm) và cụm Bình Nguyên.

-Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Theo sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi (dân binh hai đội Bắc Hải và đội Hoàng Sa đều do đội Hoàng Sa ở xã An Vĩnh huyện Bình Sơn kiêm quản).

-Sang thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang là nước thuộc địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, xây các trạm khí tượng trên đảo Ba Bình và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh thổ của Liên bang Đông Dương.

-Sau đó, Nhật Bản chiếm một số đảo trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sử dụng các đảo này làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dịch ở Đông Nam Á. Dưới thời đó, những đảo này được gọi là Shinnan Shoto (新南諸島 - âm Hán Việt: Tân Nam chư đảo, nghĩa là "nhóm đảo mới phía Nam"), cùng với quần đảo Hoàng Sa được đặt dưới sự cai trị của Chính quyền Nhật tại Đài Loan.

-Sau khi Nhật Bản bị đánh bại, Quốc dân **** Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và chấp nhận sự đầu hàng của người Nhật.

-Năm 1951, Nhật Bản rút bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo theo Hiệp ước San Francisco (đã nói đến trong phần HOàng Sa).

-Sau khi bị các lực lượng của **** Cộng sản Trung Quốc đối lập đánh bại vào năm 1949, Quốc dân **** đã rút khỏi Trường Sa và Hoàng Sa và chỉ quay trở lại đảo Ba Bình vào năm 1956.

-Tháng 7 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản Quốc gia Việt Nam tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của năm mươi mốt nước có mặt tại hội nghị.

-Tháng 4 năm 1950, Pháp trao lại quyền quản lý quần đảo Trường Sa (và Hoàng Sa) cho chính phủ Quốc gia Việt Nam thời quốc trưởng Bảo Đại nhưng việc đồn trú vẫn do quân đội Pháp đảm nhiệm.

-Khi người Pháp rời khỏi Việt Nam sau Hiệp định Genève (1954), quyền kiểm soát các đảo thuộc về quân đội Quốc gia Việt Nam và kế tiếp là quân đội Việt Nam Cộng hòa.

-Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, các lực lượng hải quân của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp quản đảo từ quân đội Việt Nam Cộng hòa và kiểm soát chúng cho đến nay.

-Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam khóa XIII (kỳ họp thứ 3) đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển, gồm 7 chương, 55 điều. Điều 1 của luật tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Thưa bác em xin lỗi hỏi ngu tý : VN tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa của VN ko nước nào phản đối nhưng có ích gì đối với việc TQ cứ chiếm, còn ta cứ kêu gào ko ạ ? Có kiện tụng gì đòi được ko ạ ?
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Thưa bác em xin lỗi hỏi ngu tý : VN tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa của VN ko nước nào phản đối nhưng có ích gì đối với việc TQ cứ chiếm, còn ta cứ kêu gào ko ạ ? Có kiện tụng gì đòi được ko ạ ?
Nhà cháu mạo muội chia sẻ tý: Nếu mình không tuyên bố là của mình vì chẳng "có ích gì đối với việc TQ cứ chiếm, còn ta cứ kêu gào " thì hóa ra là thừa nhận của chúng à?
Theo nhà cháu nghĩ, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyềnn biển đảo khá phức tạp và bao gôm nhieeuff biện pháp khác nhau mà trong đó "kêu gào" cũng là một biện pháp quan trọng như "kiện tụng" vậy. Ý nghĩa của nó ít nhất là để cho cả làng (cộng đồng quốc tế) biết. Đồng thời, về mặt pháp lý, "kêu gào" cũng là biểu hiện việc khẳng định chủ quyền đấy bác ạ. Việc "kêu gào" sẽ không bao hàm loại trừ các biện pháp khác ("kiện tụng", thậm chí là vũ lực khi đủ điều kiện cần thiết)
Hic, có gì các bác cứ góp ý ạ.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Từ khi xã hội loài người phân chia giai cấp thì "lý thuộc kẻ mạnh"
Mình nghĩ: Trong quan hệ quốc tế thì khái niệm "kẻ mạnh" này được hiểu là "quyền lực"/"sức mạnh" (Power), bao gồm quyền lực "cứng" (hard) và quyền lực "mềm" (soft). Trong cuộc sống, quyền lực "mềm" cũng có thể chiến thắng "cứng" (Lạt mềm buộc chặt", "anh hùng cũng không qua nổi ải mỹ nhân"...
Thực tế, trong lịch sử, nếu xét về quyền lực/sức mạnh "cứng" thì người Việt chúng ta chưa bao giờ ngang bằng (chứ chưa nói là hơn) quân xâm lược phương Bắc cả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn luôn chiến thắng. Căn nguyên của sự chiến thắng đó hẳn là quyền lực/sức mạnh "mềm". Nếu ta có chính nghĩa, được sự ủng hộ của cộng đồng thì ắt chúng ta sẽ là "kẻ mạnh" thôi.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Như đã thưa trước với các cụ, mợ, sau khi edit lại một vài thứ, nhà cháu xin tiếp tục với chủ đề: Thành phố Tam sa – Hành động đơn phương của Trung Quốc
Để có cái nhin tổng thể, nhà cháu xin phép trình bày dưới dạng một công trình cho nó khoa học ạ (Vì chúng ta thống nhất không bàn đến chính trị. Hihihi). Cụ thể, "công trình" được trình bày với các nội dung như sau ạ (Cái này là để cụ mợ dễ theo dõi, cần đọc đoạn nào thì tìm đoạn đó, hihi)
Do làm nhanh cho kịp nên rất mong các cụ, các mợ góp ý để nhà cháu sửa chữa ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
1. Toàn cảnh về tranh chấp Việt Nam – Trung Quốc trên biển Đông về 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
1.1 Ba giai đoạn hình thành và quản lý tranh chấp trên Biển Đông
1.2 Tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây
2. Hành động đơn phương của Trung Quốc – thành lập thành phố Tam Sa
3. Trung Quốc đơn phương khẳng định quyền kiểm soát biển Đông là vi phạm pháp luật quốc tê, pháp luật Việt Nam
3.1 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên Biển Đông
3.2 Trung Quốc và những hành động vi phạm Luật quốc tế
3.3 Phản ứng từ phía Việt Nam
3.3.1 Bộ Ngoại giao gửi công hàm phản đối
3.3.2 Đà Nẵng, Khánh Hòa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm luật pháp
3.3.3 **** Cộng sản Việt Nam
3.3.4 Biểu tình tự nguyện của dân chúng
3.3.5 Một số người Việt ở nước ngoài đã biểu tình đốt và xé cờ Trung Quốc
3.3.6 Người Việt ở nước ngoài
4. Một số nhận xét
Kết luận
 
Chỉnh sửa cuối:

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
1. Toàn cảnh về tranh chấp Việt Nam – Trung Quốc trên biển Đông về 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
1.1 Ba giai đoạn hình thành và quản lý tranh chấp trên Biển Đông
Lịch sử tranh chấp tại Biển Đông có thể chia làm ba giai đoạn gắn liền với những hướng giải quyết đã được đưa ra.
- Giai đoạn một – tranh chấp chủ quyền trên các đảo đá trong lịch sử cho đến năm 1958.
- Giai đoạn hai – tranh chấp lãnh thổ mở rộng và liên kết chặt chẽ với tranh chấp vùng biển do sự định hình và phát triển của luật biển quốc tế từ 1958 đến 2009.
- Giai đoạn ba – quản lý và giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình và cách tiếp cận khu vực – từ 2009 trở đi.
Giai đoạn một - tranh chấp chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông, tập trung chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng không phải không có những chủ thể tranh chấp khác. Sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn thám sát Hoàng Sa năm 1909 được coi là mở đầu tranh chấp trên Biển Đông, vào thời điểm Việt Nam mất độc lập và Pháp chưa thật sự sẵn sàng cho việc bảo vệ danh nghĩa chủ quyền kế thừa từ các hoạt động thực sự, liên tục và hòa bình của đội Hoàng Sa do Nhà Nguyễn (Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn) thành lập từ thế kỷ thứ XVII. Tranh chấp tiếp tục leo thang với các Công hàm của Phái đoàn Ngoại giao Trung Quốc tại Paris năm 1932: “Tây Sa tạo thành cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc”, và những năm tiếp theo: “Nam Sa là điểm tận cùng phía Nam của lãnh thổ Trung Quốc”. Trung Quốc tuyên bố danh nghĩa chủ quyền trên các đảo dựa trên quyền phát hiện, hoạt động đánh bắt và đặt tên của ngư dân Trung Quốc ngược lại lịch sử đến thời Hán Vũ Đế thế kỷ II trước Công nguyên. Nhật, Anh, Pháp đều đã từng tuyên bố có chủ quyền trên Trường Sa và đều lần lượt tuyên bố từ bỏ theo những cách khác nhau. Năm 1939 Anh từ bỏ yêu sách chủ quyền Trường Sa khi nhận thấy việc ủng hộ tuyên bố của các tư nhân Anh là không phù hợp với luật quốc tế và cho rằng việc bảo vệ Trường Sa trước hết thuộc quyền hạn của Chính phủ Pháp. Với Hiệp ước Vịnh Hạ Long năm 1949, Pháp chuyển giao chủ quyền trên Nam Kỳ trong đó có Trường Sa mà Pháp đã tuyên bố chiếm hữu từ năm 1933 cho Quốc gia Việt Nam. Ba Hội nghị Cairo 1943, Postdam năm 1945 và San Francisco 1951 đã góp phần trục xuất Nhật Bản khỏi các lãnh thổ mà nước này chiếm được bằng vũ lực và lòng tham, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa.
Trong cả giai đoạn này đã không có một cuộc đàm phán hòa bình nào giữa các bên tranh chấp cho dù đã có những đề xuất hiếm hoi đưa tranh chấp ra trước Trọng tài quốc tế. Không có bất cứ tuyên bố yêu sách nào về các vùng biển dù ở Cairo, Postdam hay San Francisco. Đường chữ U liền đoạn, rồi 11 đoạn và sau cùng 9 đoạn của Trung Hoa Dân Quốc, hay tuyên bố của Trần Văn Hữu, Chu Ân Lai năm 1951 đều không có câu chữ nào về yêu sách các vùng biển hay vùng nước lịch sử. Điều này cũng dễ hiểu vì lúc đó các quốc gia xung quanh Biển Đông quan tâm nhiều hơn đến giành độc lập, bảo vệ chủ quyền trên lãnh thổ và các đảo hơn là các quyền lợi đại dương. Các khái niệm vùng biển du nhập từ phương Tây chỉ dừng lại từ 3 hải lý lãnh hải cho đến 20 km vùng đánh cá. Hội nghị hòa bình San Francisco năm 1951 là cố gắng quốc tế duy nhất về giải quyết chủ quyền: Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với các đảo Paracels và Spratlys. Tuy nhiên quy định chưa có địa chỉ này đã được các bên giải thích khác nhau và làm nảy sinh tình thế tranh chấp: Trung Hoa Dân Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, Pháp và Quốc gia Việt Nam chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Philippin nhảy vào tranh chấp Trường Sa với lập luận theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco 1951, quần đảo Trường Sa, trừ 7 đảo Pháp nêu tên trong Công báo năm 1933, là đất vô chủ và là đối tượng phát hiện của Thomas Cloma. Như vậy giai đoạn này được đặc trưng bằng tranh chấp chủ quyền trên các đảo, đá hầu như chưa có người sinh sống thường xuyên và không có đời sống kinh tế riêng trừ phân chim. Các đảo đá chỉ có ý nghĩa nhất định về địa chiến lược.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Giai đoạn hai – Tranh chấp chủ quyền đảo gắn liền với sự phát triển của Luật biển quốc tế và khả năng phát hiện được những mỏ dầu có thể khai thác được nằm dưới đáy biển của hai quần đảo. Từ các Công ước Giơ ne vơ năm 1958 đến Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước 1982) có hiệu lực từ năm 1994, luật biển quốc tế cho phép các quốc gia ven biển có quyền mở rộng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Thời hạn cuối cùng cho các đòi hỏi thềm lục địa mở rộng là 13/5/2009. Các nước lần lượt ra tuyên bố về vùng biển trên cơ sở Công ước 1982. Việt Nam tuyên bố các vùng biển lãnh hải 12 hải lý, đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa ngày 12/5/1977 và đường cơ sở ngày 12/11/1982. Trung Quốc – Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp ngày 25/02/1992, Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày 26/06/1998, quy định về hệ thống đường cơ sở ngày 15/06/1996. Philippin đưa ra giới hạn vùng Kalayaan nằm ngoài ranh giới Hiệp ước Hoa Kỳ - Tây Ban Nha năm 1898 qua Sắc lệnh N01596 ngày 11/06/1978 nhằm cụ thể yêu sách chủ quyền các đảo trong giới hạn đó. Ngày 11/06/1979, Philippin ra Sắc lệnh N0 1599 về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Ngày 10/03/2009 Philippin chính thức thông qua Luật cộng hòa RA 9522 xác định đường cơ sở và quản lý quần đảo Trường Sa và bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough) theo “quy chế đảo”. Malaysia và Brunei đưa ra cách tiếp cận mới lấy luật biển làm cơ sở yêu sách chủ quyền các đảo. Năm 1966 Malaysia thông qua Luật về thềm lục địa. Tháng 12/1979 ra bản đồ thể hiện ranh giới lãnh hải và cho rằng các đảo nằm trong vùng thềm lục địa đã tuyên bố thuộc chủ quyền của Malaysia. Năm 1993 Brunei tuyên bố ranh giới thềm lục địa 200 hải lý và cho rằng Luxia nằm trên thềm lục địa đó sẽ thuộc Brunei. Đài Loan tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngày 8/10/1979, công bố Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trung Hoa Dân Quốc ngày 30/12/1992, Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Hoa Dân Quốc ngày 02/01/1993 và Tuyên bố đường cơ sở ngày 10/2/1999. Các nước tranh chấp đều đã thể hiện quan điểm của mình về việc mở rộng thềm lục địa ngoài 200 hải lý qua ba cách tiếp cận khác nhau. Malaysia và Việt Nam trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên hợp quốc hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa ngày 6/05/2009. Việt Nam trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực Bắc (VNM) ngày 7/05/2009. Theo hai quốc gia, việc trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa là việc thực hiện hợp pháp các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước luật biển 1982, hoàn toàn phù hợp với các quy định của Công ước luật biển 1982 cũng như các Quy tắc thủ tục của CLCS; các ranh giới này đều hoàn toàn nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở đất liền của hai nước và nằm ngoài các ranh giới thềm lục địa đã được thỏa thuận với các nước liên quan; các hồ sơ trình này không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp. Trung Quốc và Philippin phản đối vì cho rằng các ranh giới ngoài thềm lục địa này có thể ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền của các đảo và yêu cầu CLCS không xem xét. Đặc biệt, trong phản đối ngày 7/5/2009 của mình, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức hóa đường yêu sách chữ U khi đòi hỏi tất cả vùng nước và các địa vật nàm trong đường này thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, hồ sơ của Malaysia và Việt Nam đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông. Brunei và Trung Quốc đều trình CLCS hồ sơ Thông tin ban đầu. Thông tin ban đầu của Trung Quốc ngày 11/05/2009 không đề cập đến Biển Đông. Thông tin ban đầu của Brunei ngày 12/05/2009 thông báo hồ sơ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Brunei sẽ thể hiện thềm lục địa mở rộng kéo dài tự nhiên từ đất liền qua Vùng nguy hiểm (Dangerous Grounds - Spratly Islands) tới rìa đáy đại dương của Biển Đông nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Brunei. Giai đoạn này thể hiện rõ vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực vẫn là một biện pháp được tính đến để giải quyết tranh chấp mặc dù Hiến chương Liên hợp quốc đã nghiêm cấm. Sau mỗi lần vũ lực được sử dụng 1974, 1988, 1995 là làn sóng tích cực chiếm đóng các đá, bãi không người từ các quốc gia tranh chấp. Đã có những nỗ lực phân định biển như thỏa thuận thềm lục địa Indonesia – Malaysia năm 1969, phân định biển Malaysia – Thái Lan 1974, phân định biển Việt Nam – Thái Lan 1997, Việt Nam – Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000, thềm lục địa Việt Nam-Indonesia năm 2003, phân định biển Brunei-Malaysia năm 2009 hay khai thác chung Việt Nam – Malaysia 1992, Thái Lan-Malaysia 1979. Đã có nhiều giải pháp được các học giả và các Hội thảo quốc tế đề nghị như công thức Nam cực, công thức Biển Bắc, bánh donut, cộng quản, cho đến sử dụng Tòa án và Trọng tài quốc tế nhưng đều không khả thi. Đã có những đàm phán song phương Việt Nam-Trung Quốc về vấn đề trên biển, Philippin-Trung Quốc về Quy tắc ứng xử và khảo sát địa chấn, đàm phán Việt Nam – Philippin về tổ chức khảo sát nghiên cứu khoa học chung (JOMSRE-SCS). Đã có những đàm phán đa phương nhưTuyên bố Trung Quốc và ASEAN về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002, hay Thỏa thuận công ty dầu khí Phi-Trung-Việt khảo sát địa chấn tại khu vực xác định ở Biển Đông năm 2005. Tuy nhiên những nỗ lực này chưa đủ để gây dựng một lòng tin giữa các bên.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Giai đoạn ba – quản lý và giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình và cách tiếp cận khu vực
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự thích ứng của châu Á đã khẳng định xu thế trung tâm kinh tế đang dịch chuyển về khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã được lợi từ khủng hoảng kinh tế khi vươn lên thành nước có nền kinh tế thứ hai trên thế giới vượt qua Nhật, Đức từ tháng 8/2010. Muốn trở thành siêu cường, Trung Quốc cần có không gian biển đủ rộng để triển khai chiến lược của mình. Biển Đông là hướng phát triển phù hợp nhất. Tháng 3/2010 trong chuyến thăm của TTNG Mỹ Steinberg một quan chức phía Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố coi vấn đề Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, không có nhân nhượng. Khủng hoảng kinh tế thê giới cũng cho thấy sự đi xuống của kinh tế Mỹ buộc siêu cường này phải điều chỉnh chiến lược, trong đó có mục tiêu củng cố vị trí lãnh đạo ở châu Á sau khi rút quân khỏi Irac năm 2010 và Afganistan 2011. Va chạm giữa tàu Impeccable của Mỹ với tàu hải quân Trung Quốc tháng 3/2009 đánh dấu sự trở lại Biển Đông. Tại ARF 17 tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Tổng thống Obama trong bữa ăn trưa làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ ngày 25/9/2010 đã khẳng định Mỹ có quyền lợi trong Biển Đông và mong muốn đóng một vai trò mạnh trong khu vực này giống như Trung Quốc. Tuyên bố chung Mỹ - ASEAN ngày 24/9/2010 tái khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hòa bình khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được sự đồng thuận của luật pháp quốc tế, gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và những điều luật hàng hải quốc tế khác, đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp. Cạnh tranh an ninh, quốc phòng và kinh tế làm trầm trọng thêm sự ganh đua đảm bảo nguồn tài nguyên năng lượng và kiểm soát an ninh hàng hải. Khủng hoảng kinh tế và sản xuất dầu khí thế giới dự báo đạt đỉnh năm 2015 ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng các nước ở Biển Đông. Trừ Brunei, các nước đều phải nhập khẩu dầu khí. Từ góc độ địa chiến lược và kinh tế, Biển Đông là biển duy nhất trên thế giới nối liền hai đại dương lớn Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng, cung cấp từ 70-80% lượng dầu lửa nhập khẩu từ Trung Đông cho các nước có nền công nghiệp hiện đại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các tuyến đường này cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm xuất nhập khẩu của khối các nước ASEAN. Với 550 triệu dân và nền kinh tế trên 1 nghìn tỷ USD (1 trillion USD), Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong trao đổi thương mại quốc tế, với 50% thương mại thế giới đi qua đây. Năm 2008, thương mại giữa ASEAN với Mỹ là 181 tỷ, với Nhật là 212 tỷ, với Trung Quốc là 198 tỷ. Các nước này cũng có đầu tư lớn vào ASEAN, trong đó Mỹ có trên 100 tỷ USD. 2020 đánh dấu sự chuyển dịch công xưởng của thế giới từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á do nguồn lao động trẻ hơn và Đông Nam Á sẽ trở thành công xưởng công nghiệp phụ trợ cho kinh tế TQ Tự do thương mại trong đó có tự do hàng hải và bảo vệ các nước đồng minh vẫn được Mỹ coi là lợi ích và trách nhiệm của mình. Việc Mỹ quay lại Biển Đông và biển Hoa Đông trước hết là vì quyền lợi chiến lược của Mỹ, củng cố vị thế của mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Biển Đông đã trở thành nơi đụng độ chính giữa chiến lược của Mỹ và Trung Quốc vừa hợp tác vừa đấu tranh. Biển Đông là một trong những điểm nóng có khả năng xảy ra xung đột trên thế giới. Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ 2009 đánh dấu sự trỗi dậy của một ASEAN liên kết hơn, cạnh tranh hơn. Các nước ASEAN ở mức độ nhất định hoan nghênh sự trở lại của Mỹ để kiềm chế những yêu sách quá đáng gây bất ổn nhưng cũng cảnh giác để không làm vật hy sinh cho lợi ích của các cường quốc như đã từng diễn ra trong quá khứ. Giai đoạn này xuất hiện nhiều sáng kiến, cơ chế an ninh mới trong đó ASEAN luôn giữ vai trò chủ đạo, trung tâm như ADMM+, EAS. Thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN 17, ARF 17, ADMM+ 1 trong năm 2010 đã buộc thế giới phải có một cái nhìn khác về ASEAN. Biển Đông đang dần trở thành vũ đài hợp tác, đấu tranh, chia xẻ ảnh hưởng tay ba giữa Mỹ, Trung Quốc và ASEAN. Ngày càng nhiều nước trên thế giới quan tâm hợp tác và mong muốn hiện diện trong khu vực này, tạo ra các lợi ích đan xen và cạnh tranh ở Biển Đông. Đây chính là hệ quả trào lưu thế giới ngày càng trở nên phẳng và phải đối đầu với nhiều thách thức toàn cầu: khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, cấm sử dụng và phổ biến vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, quyền con người và chống khủng bố, chống cướp biển. Tất cả các quốc gia càng ngày càng phụ thuộc vào nhau. Hội nhập hóa và sự phát triển hòa bình của mỗi quốc gia phụ thuộc vào an ninh khu vực và thế giới và ngược lại.
Từ góc độ của luật biển, Biển Đông là khu vực đặc thù, chứa đựng tất cả các yếu tố liên quan như quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo (Indonesia và Philippin), quốc gia không có biển hay bất lợi về mặt địa lý (Lào), các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển nửa kín, eo biển quốc tế, hợp tác quản lý tài nguyên sinh vật, các đàn cá di cư xa và đàn cá xuyên biên giới, khai thác chung, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn...Muốn giải quyết các vấn đề này một cách triệt để, các quốc gia phải hợp tác như điều 123 của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 quy định.
Biển Đông đã được biết đến như một trung tâm tranh chấp của thế giới về mức độ phức tạp, số lượng các bên tranh chấp và sự quan tâm lợi ích của các cường quốc. Hoàng Sa trên thực tế là tranh chấp ba bên giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Trường Sa là nơi tranh chấp của Brunei, Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Tranh chấp trên Biển Đông bao gồm tranh chấp chủ quyền đảo và tranh chấp vùng biển. Bốn trở ngại lớn nhất cho mọi giải pháp là vấn đề chủ quyền, đường đứt khúc 9 đoạn (đường chữ U, đường lưỡi bò), quy chế đảo và chủ nghĩa dân tộc. Giải quyết các trở ngại trên phải căn cứ vào luật biển và thiện chí của các quốc gia. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 mới chỉ là một văn kiện chung nên còn nhiều vấn đề như quy chế đảo, hệ thống các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp được nêu trong phần 15 cần được hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình khu vực. Nếu luật biển còn chưa rõ ràng thì các nước phải tiếp tục thỏa thuận. Có những vấn đề tưởng là song phương nhưng không thể chỉ giải quyêt song phương. Có những vấn đề tưởng là đơn phương nhưng sẽ gây ra sự chú ý và phản ứng của dư luận cả trong và ngoài khu vực. Hơn nữa, Biển Đông đã hẹp lại có hai quần đảo ở giữa nên tạo ra những vùng chồng lấn đa phương. Các nước tranh chấp từ chỗ không tiếp xúc với nhau đã dần tự nguyện tham gia vào các cơ chế đa phương. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC là thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN. Sự tham gia của Trung Quốc, Đài Loan vào Hội thảo kiềm chế các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Indonesia và Canađa khởi xướng từ 1990, hay Thỏa thuận công ty dầu khí Phi-Trung-Việt khảo sát địa chấn tại khu vực xác định ở Biển Đông năm 2005 đều là các bằng chứng về một sự liên kết đa phương tự nhiên giữa các bên tranh chấp nhằm tìm một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông. Các bên đều nhận thức được rằng vấn đề Biển Đông có song phương có đa phương, không thể chỉ đơn thuần trong quan hệ song phương.
Từ tất cả các góc độ địa lý tự nhiên, địa chiến lược, kinh tế, luật pháp và văn hóa, bản thân vấn đề Biển Đông đã mang tính quốc tế. Từ 1990-2010 với nỗ lực của các nước liên quan, sự lớn mạnh của ASEAN, cán cân lực lượng đã được giữ ở mức cân bằng mong manh. Quản lý tranh chấp trước hết là trách nhiệm của các nước có đòi hỏi chủ quyền các đảo song các nước khác cũng có quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng tham gia vào quá trình. Nhu cầu quản lý tranh chấp ngày càng trở nên bức thiết khi các bên đều nhận thấy sự hạn chế của DOC và đề xuất đàm phán về một cơ chế quản lý tranh chấp mang tính ràng buộc và trách nhiệm hơn, phù hợp với khu vực như Bộ Quy tắc ứng xử của các bên (COC). Đây là nhiệm vụ rất phức tạp để dung hòa quan điểm các bên, từ tranh chấp chỉ giải quyết trên cơ sở đàm phán song phương tới một cách tiếp cận khu vực. Nếu thời gian của mỗi giai đoạn tranh chấp là khoảng 50 năm thì giai đoạn ba cũng cảnh báo các nước còn phải tốn nhiều nỗ lực, thời gian để đi đến một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
1.2 Tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây
Các quốc gia trong khu vực Biển Đông đã có những tranh cãi về chủ quyền biển đảo từ rất lâu nhưng chưa bao giờ căng thẳng dâng cao như hiện nay.Hàng loạt động thái khác nhau của các quốc gia trong và ngoài khu vực gần đây đã dấy lên lo ngại về bùng phát căng thẳng khiến nơi đây trở thành một điểm nóng với hậu quả ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Mục tiêu tranh chấp của các nước là lãnh thổ và chủ quyền của một số vùng biển và các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là 2 quần đảo được tuyên bố chủ quyền của một số quốc gia về toàn bộ hay một vài đảo riêng lẻ. Ngoài các hòn đảo lớn thì hàng chục bãi đá, đảo san hô, bãi cát không có người ở như Scarborough Shoal cũng là mục tiêu tranh chấp trong khu vực.
Trung Quốc khăng khăng cho rằng phần lớn lãnh thổ trên Biển Đông, khu vực trải dài hàng trăm km về phía Nam đảo Hải Nam là của họ. Bắc Kinh nói họ có chủ quyền ở vùng biển này từ 2.000 năm trước và đây là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1947, Trung Quốc bắt đầu ban hành một bản đồ chi tiết, trong đó chỉ rõ các khu vực mà họ cho là của mình ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Việt Nam đã phản đối kịch liệt tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định rằng Trung Quốc chưa từng tuyên bố chủ quyền vùng biển này cho đến những năm 1940. Việt Nam cho biết cả 2 quần đảo này hoàn toàn thuộc phạm vi lãnh thổ của mình.
Không dừng lại ở lời nói, Việt Nam còn đưa ra được những tài liệu chứng minh chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ 17.
Ngoài ra, Philippines cũng tham gia vào tranh chấp Biển Đông với tuyên bố chủ quyền một số hòn đảo, bãi đá gần với Trường Sa. Gần đây, bãi đá Scarborough - Hoàng Nham đang là nơi mà cả Philipines lẫn Trung Quốc đều tuyên bố là của mình. Trong đó khoảng cách từ Scarborough đến đảo chính của Philippines chỉ có 160km nhưng đến địa phận gần nhất của Trung Quốc thì những 800km. Còn 2 quốc gia khác là Malaysia và Brunei cũng đã từng có ý kiến về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy nhiên, sau khi Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển ra đời năm 1982, Brunei đã không có tuyên bố nào thêm về các hòn đảo trên Biển Đông nhưng Malaysia vẫn yêu cầu chủ quyền về một số hòn đảo nhỏ quanh quần đảo Trường Sa.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
2. Hành động đơn phương của Trung Quốc – thành lập thành phố Tam Sa
Tam Sa (Trung: 三沙市; bính âm: Sānshā Shì, âm Hán Việt: Tam Sa thị) là một thành phố mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tự ý thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield vàbãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh. Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tạiđảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng).
Theo chính phủ Trung Quốc, việc thành lập thành phố Tam Sa sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý, khả năng phát triển và kiến thiết của quốc gia này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường biển trong vùng biển Đông. Việc thành lập thành phố Tam Sa là sự điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc đối với cơ quan hành chính hiện hành, là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.
Việt Nam và Philippines cho rằng việc lập thành phố này đã vi phạm chủ quyền của họ trên các lãnh thổ đang tranh chấp và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định này. Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc khi thành lập thành phố Tam Sa, và cho rằng Trung Quốc cố gây ra một "sự đã rồi" trong vấn đề đang tranh chấp cần phải giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao đa phương (giữa tất cả các bên tranh chấp).
Là thành phố cấp vùng mới nhất của Trung Quốc, Tam Sa chiếm một diện tích đất đang bị tranh chấp từ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rộng 5 dặm vuông, là một phần nhỏ so với 770.000 dặm vuông đại dương mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc thẩm quyền của cái gọi là "thành phố Tam Sa".
Nằm trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, khu vực này có khoảng 3.500 cư dân, chủ yếu là ngư dân, không có dịch vụ điện thoại di động cho đến năm 2004 và không có trường học, nhưng tự cho mình quyền quản lý một khu vực bằng một phần mười diện tích đất Trung Quốc. Trên đảo không có sân bay, nhưng có một đường băng mới được kéo dài để đáp máy bay phản lực chiến đấu của Trung Quốc.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
3. Trung Quốc đơn phương khẳng định quyền kiểm soát biển Đông là vi phạm pháp luật quốc tê, pháp luật Việt Nam
3.1 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên Biển Đông

Công ước Luật biển 1982 là hiến pháp của biển, là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết các tranh chấp biển, trong đó có phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước xung quanh Biển Đông. Bài viết nhân kỷ niệm 30 năm ngày ký kết và nhân ngày Viêt Nam thông qua Luật biển.
Sau hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán, ngày 10/12/1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157), đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật biển lần thứ 3, với sự tham gia của trên 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ, cùng xây dựng nên một Công ước mới về Luật biển, được nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia không có biển, cùng chấp nhận.
Sau Hiến chương LHQ, Công ước Luật biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 (12 tháng kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993). Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Công ước Luật biển 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán. Công ước Luật biển 1982 thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay là nước đang phát triển… Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi các quốc gia phải tham gia cả gói (package deal), có nghĩa là việc phê chuẩn hoặc tham gia Công ước đòi hỏi quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước.
Công ước Luật biển 1982 đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế pháp lý của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; Chế độ pháp lý đối với biển cả và Vùng - di sản chung của loài người; các quy định hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; Vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; Quy chế hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa, toà án Luật biển quốc tế, hội nghị các quốc gia thành viên Công ước …
Tính đến ngày 3/6/2011, đã có 162 nước phê chuẩn và tham gia Công ước Luật biển 1982 (Thái lan là quốc gia thứ 162 gia nhập ngày 15/5/2011).
Một số nội dung quan trọng đã được quy định trong Công ước Luật biển 1982 như dưới đây:
1. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền đầy đủ đối với vùng lãnh hải mà họ có quyền thiết lập với chiều rộng không quá 12 hải lý. Tuy vậy, chủ quyền này không phải là tuyệt đối vì tầu thuyền nước ngoài được phép “đi qua vô hại” trong vùng lãnh hải. Tầu thuyền và máy bay được phép “đi quá cảnh” qua các dải hẹp, eo biển được sử dụng cho hàng hải quốc tế.
2. Ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) và thềm lục địa được xác định dựa trên các quy tắc áp dụng cho lãnh thổ đất liền, nhưng đối với đá không thể có con người sinh sống hoặc không có đời sống kinh tế sẽ không có vùng ĐQKT hoặc thềm lục địa. Quốc gia có biên giới với eo biển có thể điều tiết lưu thông hàng hải và các khía cạnh khác liên quan đến đi lại, lưu thông..
3. Quốc gia quần đảo, được tạo thành bởi nhóm hoặc các nhóm đảo liên quan gần gũi và những vùng nước tiếp liền, sẽ có chủ quyền đối với vùng biển nằm trong các đường thẳng được vẽ bởi các điểm xa nhất của các đảo, vùng nước bên trong các đảo được gọi là vùng nước quần đảo, và các quốc gia này có thể thiết lập các đường đi lại cho tầu thuyền và hàng không, trong đó các quốc gia khác có thể được hưởng quyền qua lại các quần đảo bằng các tuyến đường biển đã định.
4. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với vùng ĐQKT rộng tối đa 200 hải lý, đối với tài nguyên thiên nhiên và một số hoạt động kinh tế, và thực hiện quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường. Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải và tự do hàng không và tự do đặt dây cáp ngầm và đường ống.
5. Quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý có quyền tham gia trên cơ sở công bằng trong việc khai thác một phần thích hợp trong số phần dư dôi của các tài nguyên sống trong vùng ĐQKT của quốc gia ven biển trong cùng khu vực hoặc tiểu khu vực; các loài di cư như cá hoặc sinh vật biển được bảo vệ đặc biệt.
6. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa (khu vực đáy biển của quốc gia) trong việc việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa. Thềm lục địa có thể kéo dài ít nhất là 200 hải lý từ bờ biển, và có thể kéo dài không quá 350 hải lý trong những điều kiện cụ thể. Quốc gia ven biển chia sẻ với cộng đồng quốc tế phần lợi tức thu được do khai thác tài nguyên từ bất cứ khu vực nào trong thềm lục địa của quốc gia đó khi nó kéo dài quá 200 hải lý. Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa (được thành lập theo Phụ lục II trong Công ước Luật biển 1982) sẽ có ý kiến đối với quốc gia liên quan về ranh giới ngoài của thềm lục địa khi nó kéo dài quá 200 hải lý.
7. Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do truyền thống về hàng hải, bay qua, nghiên cứu khoa học và đánh cá trên vùng biển quốc tế. Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau trong việc thông qua các biện pháp để quản lý và bảo tồn các tài nguyên sống trên biển.
8. Các quốc gia có chung biên giới với biển kín hoặc nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc quản lý tài nguyên sống, có chính sách và hoạt động về môi trường cũng như nghiên cứu khoa học. Các quốc gia không có biển có quyền tiếp cận với biển và được tự do quá cảnh thông qua nước quá cảnh để ra biển. Các quốc gia phải ngăn chặn và kiểm soát ô nhiểm môi trường biển và phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra do sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế của mình để kiềm chế những sự ô nhiễm đó.
9. Tất cả các nghiên cứu khoa học trong vùng ĐQKT và thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tuy vậy, hầu như trong tất cả mọi trường hợp, quốc gia ven biển có trách nhiệm đồng ý với đề nghị của các quốc gia khác khi việc nghiên cứu được tiến hành vì mục đích hoà bình và đã thực hiện một số yêu cầu chi tiết. Các quốc gia cam kết tăng cường phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển trong những điều kiện “ công bằng và hợp lý” có tính đến đầy đủ những lợi ích hợp pháp.
10. Các quốc gia thành viên phải giải quyết bằng biện pháp hoà bình các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và áp dụng Công ước. Các tranh chấp cần được trình lên Toà án quốc tế về luật biển ( được thành lập theo Công ước), trình lên Toà án công lý quốc tế hoặc trọng tài. Toà án có quyền tài phán riêng biệt đối với những tranh chấp liên quan đến khai thác ở đáy biển.
Sau khi Công ước Luật biển 1982 ra đời và có hiệu lực, các quốc gia ven biển đã ra các tuyên bố để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với những vùng biển được mở rộng theo quy định của Công ước. Quy chế pháp lý đối với lãnh hải đã trở thành biện pháp giải toả cho các yêu sách xung đột giữa các quốc gia với nhau. Lưu thông hàng hải qua vùng lãnh hải và các dải hẹp giờ đây dựa trên các nguyên tắc pháp lý. Các quốc gia ven biển đã tận dụng các điều khoản lợi thế cho phép mở rộng vùng ĐQKT ra tới 200 hải lý dọc theo bờ biển. Các quốc gia không có biển được quyền tiếp xúc với biển hoặc từ biển cũng được quy định một cách rõ ràng. Quyền được tiến hành các nghiên cứu khoa học biển giờ đây được dựa trên các nguyên tắc mà không thể vì lý do gì để từ chối. Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương đã được thành lập năm 1994, đang thực hiện chức năng tổ chức và kiểm soát các hoạt động dưới biển sâu ngoài vùng thuộc quyền tài phán quốc gia, nhằm điều hành việc khai thác và bảo tồn các nguồn tài nguyên của biển.Toà án Luật biển quốc tế cũng đã được thành lập năm 1996 và có quyền lực để giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển phát sinh từ việc áp dụng hay hiểu biết về Công ước.
Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, phần XI của Công ước Luật biển 1982 liên quan đến quy chế pháp lý đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia (Công ước gọi chung là “Vùng”), đặc biệt là việc khai thác các quặng nằm sâu dưới đáy đại dương, đã làm dấy lên nhiều lo ngại từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Mỹ. Để đạt được sự tham gia rộng rãi hơn của các nước đối với Công ước, Tổng thư ký LHQ đã chủ động tiến hành một loạt các cuộc tham vấn không chính thức giữa các quốc gia để giải quyết các lo ngại này. Sự tham vấn đã kết thúc bằng việc các nước đạt được thoả thuận vào tháng 7/1994, gọi là “ Thoả thuận liên quan đến việc thực hiện phần XI của Công ước Luật biển 1982”. Thoả thuận này được coi là một bộ phận của Công ước và đã mở đường cho tất cả các nước tham gia ký hoặc phê chuẩn để trở thành thành viên của Công ước.
Sau khi Công ước Luật biển 1982 được thông qua ngày 30/4/1982, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: “ Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật biển 1982, nước CH XHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”. Quốc hội khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải. Quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời cũng tuyên bố rõ lập trường của Nhà nước ta là giải quyết hòa bình các bất đồng liên quan đến Biển Ðông trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển Ðông đối với vùng ĐQKT và thềm lục địa; Trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Tham gia Công ước Luật biển 1982, Việt Nam, quốc gia ven biển, được thừa nhận có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng ĐQKT rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà nước ta được hưởng theo quy định của Công ước, khoảng gần một triệu Km2, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.
Công ước Luật biển 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, quan trọng, được thừa nhận và luôn được viện dẫn trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp để bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa và các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh những những chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập liên tục, hoà bình từ lâu đời đối với hai quần đảo, Công ước là công cụ pháp lý để phản bác những yêu sách phi lý, ngang ngược của Trung Quốc đối với cái gọi là “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, vốn là vùng biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Công ước Luật biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý chung cho việc phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa nước ta với các nước xung quanh Biển Đông như Cămpuchia, Thái lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia…góp phần tạo dựng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển trong Biển Đông.
Sau 30 năm kể từ khi ra đời, không thể phủ nhận tầm quan trọng và vị trí pháp lý của Công ước Luật biển 1982 trong đời sống luật pháp quốc tế. Tại Hội nghị lần thứ 22 các quốc gia thành viên của Công ước, tổ chức tại NewYork tháng 6/2012, một lần nữa Công ước được khẳng định là thành tựu của nhân loại bởi những quy định của nó là kết quả của sự hợp tác - đấu tranh - xây dựng nhiều năm giữa các quốc gia trên thế giới với các chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, quan điểm luật pháp… khác nhau; là sự thoả hiệp giữa các quốc gia vì một nhận thức chung đối với tầm quan trọng sống còn của biển và đại dương đối với sự phát triển của nhân loại.Khi trở thành thành viên của Công ước, các quốc gia có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định trong Công ước, không có ngoại lệ, và không có bảo lưu. Do đó, không thể có quốc gia nào, khi tham gia sân chơi luật pháp chung này, lại chỉ viện dẫn và áp dụng những quy định trong Công ước có lợi cho quốc gia mình, hoặc không tuân thủ, thậm chí phủ nhận, những quy định không có lợi cho quốc gia mình.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
3.2 Trung Quốc và những hành động vi phạm Luật quốc tế
Trong hơn một tháng qua, Trung Quốc liên tiếp có các hành động trên nhiều mặt trận nhằm xây dựng thế lực quanh cái gọi là thành phố Tam Sa bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng.
Về mặt chính trị, cuối tháng 6, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. "Tam Sa" sau đó được chính quyền Trung Quốc nâng cấp lên thành thành phố cấp khu vực, tổ chức họp "Hội đồng Nhân dân Khóa I" và tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Thị trưởng, với tham vọng quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Việt Nam đã khẳng định chủ quyền.
Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc và làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.
Quân sự
Song song với việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, Trung Quốc cũng có những động thái công khai quân sự hóa hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hôm 20/7, Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập và triển khai quân đồn trú tại "Tam Sa". Đơn vị này tương đương cấp phân khu, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động quốc phòng, quân bị và thực hiện các hoạt động quân sự. Chưa đầy một tuần sau, các vị trí chỉ huy của cơ sở quân đồn trú, gồm tư lệnh và chính ủy, được chỉ định, và bị Việt Nam cũng như Philippines phản đối gay gắt.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó còn xác nhận một quân đồn trú khác ở Hoàng Sa trực thuộc hạm đội Nam Hải, phụ trách tác chiến hải quân trong khu vực Biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong một tháng qua, hải quân Trung Quốc cũng tăng cường sự hiện diện tại Trường Sa. Tuần trước, một tàu đổ bộ của Trung Quốc trang bị súng hạng nặng, cần cẩu và bãi đáp trực thăng, bị phát hiện neo đậu tại cảng mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa.
Kinh tế
Hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Trung Quốc năm nay cũng được chính quyền tạo điều kiện tổ chức với quy mô chưa từng có.
Hôm 1/8 Trung Quốc chấm dứt lệnh đánh bắt cá đơn phương trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, mở đường cho gần 9.000 tàu cá của ngư dân tỉnh Hải Nam và hàng chục nghìn ngư dân các tỉnh khác tiến ra đánh bắt ở Biển Đông. Chính quyền tuyên bố mở rộng phạm vi khai thác nghề cá trong khu vực của cái gọi là "ngư trường Tam Sa", hướng dẫn ngư dân đóng tàu lớn hơn, ra vùng nước sâu hơn ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Trung Sa".
Hoạt động rầm rộ này diễn ra ngay sau khi một nhóm gồm 30 tàu cá của ngư dân tỉnh Hải Nam vừa trở về từ Trường Sa. Các tàu này đều đánh bắt trái phép hoặc trú ẩn gần các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đưa các tàu cá đến Trường Sa và tổ chức hoạt động khai thác hải sản ở đây là hoàn toàn phi pháp.
Xã hội
Sau khi ngang nhiên thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc tuyên bố xây dựng 83 căn hộ cho thuê mức giá thấp ở đây. Nhân dân Nhật Báo mô tả rằng có 159 cư dân hiện sống trong những căn nhà gỗ bấp bênh trước thời tiết khắc nghiệt ở đảo. Do đó, dự án nhà ở này sẽ được hoàn thành trong hai năm tới để tạo điều kiện sinh sống cho người dân. Họ còn quyết định đặt tên con phố chính trên đảo Phú Lâm là Bắc Kinh, nhằm đặt dấu ấn của người Trung Quốc trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khoa học, môi trường
Đầu tháng 7, Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố nghiên cứu toàn bộ hệ sinh thái Biển Đông. Theo đó, nước này sẽ tổ chức chương trình nghiên cứu kéo dài trong một tháng để bảo tồn môi trường xung quanh các đảo trên Biển Đông. Chương trình này bao gồm điều tra, khảo sát các đối tượng động vật biển, chim, động vật lưỡng cư trên các đảo và khu vực xung quanh.
Đến hôm 31/7 vừa qua, cơ quan giám sát biển của cái gọi là thành phố Tam Sa tuyên bố sẽ đưa các tàu hải giám đến các đảo không người ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để thăm dò tiềm năng khai mỏ, khai thác cát, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch, bất chấp việc Hà Nội đã nhiều lần đưa ra đầy đủ những bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo này.
Lịch sử
Trung Quốc còn khai thác cả lĩnh vực khảo cổ để biện minh cho tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của họ. Một đoàn các nhà khảo cổ Trung Quốc mới đây đã tiến hành khảo sát 12 địa điểm cũ và phát hiện thêm 12 địa điểm mới tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, thu thập một lượng lớn các mẫu vật bao gồm đồ gốm, sứ, tiền xu, các bộ phận của tàu cổ dưới lòng đại dương.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, gồm khoảng 40 đảo nhỏ, cồn cát và rặng san hô. Việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động khảo cổ tại khu vực này là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Truyền thông
Trong thời gian qua, Biển Đông trở thành tâm điểm của truyền thông Trung Quốc. Giới chức nước này khẳng định trên báo chí rằng Trung Quốc "chỉ muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng thông qua đàm phán" và phản đối can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng tuyên bố chủ quyền gần như bao trọn Biển Đông với lập luận "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò". Các quan chức nước này kêu gọi Hà Nội cũng như Manila "cần phải tôn trọng chủ quyền" của Trung Quốc, trong khi báo không ngần ngại đăng tải những ý kiến của "phe diều hâu", với những phát biểu đao tao búa lớn tuyên bố "kiên quyết tự vệ" nếu "lợi ích quốc gia bị xâm phạm".
Những bài viết và hình ảnh quảng bá về cái gọi là "thành phố mới Tam Sa" và các hoạt động của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối gay gắt của Việt Nam và Philippines, được cập nhật đều đặn. Đặc biệt, hoạt động đánh cá trái phép quy mô lớn ở Trường Sa được ra quân rầm rộ và còn có nhiều phóng viên báo đài đi kèm để tuyên truyền trực tiếp thông qua các trang mạng xã hội và các báo mạng lớn.
Những động thái trên của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại không chỉ cho các nước có tranh chấp chủ quyền là Việt Nam và Philippines mà còn cho các nước trong khu vực Thái bình dương và Ấn Độ dương. Nhiều chính khách Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang khiêu khích một cách không cần thiết và các hành động nhằm đơn phương khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông là vi phạm luật quốc tế.
 
Chỉnh sửa cuối:

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
3.3 Phản ứng từ phía Việt Nam
3.3.1 Bộ Ngoại giao gửi công hàm phản đối
Đó là tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị vào ngày hôm nay 24/7 trước việc ngày 19/7/2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc ngày 21/7/2012 phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
“Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị. Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp." - Người phát ngôn Lương Thanh Nghị tuyên bố.
Người phát ngôn cho biết thêm: "Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.”
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top