Về giao dịch thương mại 2 nước, em xin tổng hợp lại ý kiến của cả 2 cụ nhưng cá nhân em nghiêng về cụ Picnic hơn. Dù sao nếu muốn hạn chế sự lệ thuộc của TQ thì trước sau VN cũng phải đối mặt với những khó khăn cụ Pain nêu ra dù TQ có áp đặt hay ko.
Thâm hụt thương mại của VN đồng nghĩa với việc VN xuất khẩu ra khắp TG để thu ngoại tệ nhưng lại nhập khẩu đủ loại hàng hóa, thiết bị… chất lượng kém và trở thành cánh tay nối dài của nền kinh tế TQ thu nhặt ngoại tệ về cho họ. Con số cụ Picnic đưa ra em nghĩ còn chưa tính đến lượng hàng nhập lậu mà hình như nhiều cụ OF cũng đang góp phần tham gia
VN xuất khẩu sang TQ chủ yếu là nông, hải sản, tài nguyên, khoáng sản. Cụ nào có được thống kê chính xác tỷ trọng mặt hàng nào chủ đạo của VN mà TQ là thị trường nhập khẩu chính của VN? Nếu TQ đóng cửa thì ảnh hưởng đến nhập khẩu của VN bao nhiêu %?
VN nhập khẩu của TQ đủ mọi thứ thượng vàng hạ cám. Các vùng nông thôn, miền núi tỷ lệ dùng hàng TQ mới thật khủng khiếp. Nếu có chiến tranh thương mại thì đây là ảnh hưởng lớn nhất vì ko chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung hàng tiêu dùng, thiết bị mà các ngành sản xuất phụ thuộc nguyên vật liệu từ TQ cũng khó khăn.
Tuy nhiên, khả năng TQ cấm vận VN là ko thể vì VN đã là thành viên WTO. TQ cũng ko đủ uy tín để thuyết phục cả TG cấm vận VN vì một lý do xung đột ko rõ ràng giữa 2 nước. Nếu TQ đơn phương gây chiến tranh thương mại họ sẽ thiệt nhiều hơn. Thị trường luôn có sự điều tiết chính thống và cả phi chính thống. Chính ngạch, tiểu ngạch khó khăn thì hàng lậu sẽ lên ngôi để cân bằng cung cầu. Chưa kể các nguồn cung cấp khác có thể chi phí cao hơn nhưng sẽ dần đc chấp nhận. VN sẽ ko chết vì thiếu hàng TQ, ngành sản xuất biết đâu lại thoát khỏi việc phụ thuộc hiện nay và sẽ tìm ra đc hướng đi tốt hơn cho mình. Các cụ cứ lo chết chứ thương trường phá sản là chuyện bình thường. Tốt sẽ tồn tại xấu bị loại bỏ là tất yếu để nền kinh tế, sản xuất phát triển đi lên. VN mình còn sợ phá sản, còn nặng bao cấp thì ko trách ai đc là nền kinh tế gần 30 năm đổi mới vẫn cứ non yếu. Làm gì cũng lo sợ đủ thứ.
TQ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật nên họ tẩy chay sẽ gây ảnh hưởng đến Nhật. Khác với VN lại là một thị trường sân sau của TQ. Nếu TQ chấp nhận bỏ qua thị trường VN để dạy cho bài học thì họ còn gặp khó hơn nếu muốn xâm nhập vào thị trường ASEAN. Cách làm duy ý chí đó ko bao giờ là phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
VN cũng ko xuất khẩu nhiều hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với TQ để đến mức TQ phải buộc TG ko dùng hàng VN thay vì của họ.
Với chính sách chuyển sang sản xuất hàng cao cấp thay cho giá rẻ, hàng TQ rồi cũng sẽ giảm bớt số lượng và sẽ dần mất đi sự thống trị ở những nghèo như VN. Đến lúc đó ko cần bảo tự VN cũng phải tìm cách bù đắp sản xuất để đáp ứng nhu cầu của mình hoặc tìm nguồn cung cấp khác rẻ hơn.
Với một thị trường hơn 1,2 tỷ người. Em ko tin nội lực TQ có thể cung cấp hết mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân họ. Nếu dũng cảm sẽ đến lúc những mặt hàng nào đó của VN cũng có thể có chỗ đứng ở thị trường TQ. Hàng cao cấp của TQ cũng ko chắc có cửa tiêu thụ ở VN khi tâm lý người Việt chỉ chấp nhận hàng TQ là giá rẻ. Cao cấp thì vẫn phải là hàng tư bản.
Có thể những suy nghĩ của em chỉ mang tính phiến diện, thiếu con số thống kê cụ thể, dự báo chính xác. Nó gần với cảm nhận hơn là chuyên gia nhận xét nhưng cái cần thiết vẫn là CP định hướng và hỗ trợ kinh tế trong nước ra sao. Chứ như hiện nay em thấy chúng ta đang quá ưu đãi TQ làm mưa làm gió trên sân nhà mình. Nếu vì sức ép chính trị mà chúng ta phải làm vậy thì như cụ Pain nói, sự lệ thuộc đó là con đường diệt vong. Nuôi hy vọng cho cả một dân tộc về giữ gìn toàn vẹn biển đảo cũng sẽ là vô nghĩa.
Em ko có ý nói tách hoàn toàn sự phụ thuộc kinh tế giữa các nước với nhau. Mà VN cần duy trì sự cân bằng hoặc ít ra hạn chế sự chênh lệch. Đừng để mình biến thành sân sau cung cúc mang lại sự giàu có, thịnh vượng cho người khác. Còn mình thì duy trì một nền kinh tế mà theo em ko bằng nền kinh tế phong kiến tức là ko đủ tự cung tự cấp. Ko nói đến kinh tế theo định hướng XHCN mà nền kinh tế tư bản đơn thuần cũng chưa đạt được. Một nền kinh tế đang bị méo mó nặng về đầu cơ, chộp giật tự gặm nhấm vào thân mình hàng ngày mà ko biết.
Em xin trả lại cho cụ Lầm tiếp tục chủ đề chính sau khi vòng 1 vòng những vấn đề liên quan.