Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

SonrackTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-6764
Ngày cấp bằng
5/7/07
Số km
12,180
Động cơ
659,394 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu và...
Trong thời điểm hiện tại, chưa có tin tức gì mới từ bác Lầm, vậy bọn em xin phép đóng thớt cho đến khi có tin mới nhé!
Trong lúc dọn và biên tập lại cho gọn thớt nếu có bài nào bị xóa mong được thứ lỗi. Cảm ơn các bác đã theo dõi.
 

SonrackTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-6764
Ngày cấp bằng
5/7/07
Số km
12,180
Động cơ
659,394 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu và...
Xin mời cụ Lầm tiếp tục. Để đảm bảo đúng chủ đề đề ra, xin các bác không tranh luận nhé
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em mượn thông tin phổ biến để cung cấp thông tin ít phổ biến cho ác cụ ạ: Bão số 6 đã hình thành trên biển Đông, vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Theo thống kê, VN đang có 32 tàu cá với 300 ngư dân đang hoạt động tại đây. Các đài thông tin duyên hải đã thông báo kịp thời đường đi của bão và các cơ quan chức năng đã hướng dẫn bà con có chỗ tránh trú bão.

Em vẫn nói hàng ngày có rất nhiều tàu cá của ta ở Hoàng Sa là vì vậy ạ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
ôi nâu lắm mới thấy cụ rách và cụ lầm mở lại thớt này
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em điểm lại mấy nét chính về quần đảo Hoàng Sa ạ

Từ xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.





Trước năm 1974, Việt Nam Cộng hòa kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa còn Trung Quốc kiểm soát phần còn lại. Từ tháng 1 năm 1974 đến nay, sau trận hải chiến, Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đồng thời tuyên bố đây là lãnh thổ của họ.

Chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa vẫn đang là chủ đề tranh luận giữa Trung Quốc và Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956).

-Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải quân, lính thủy đánh bộ và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa 1974.

-Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngoài ra cũng có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.

-Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, chứng cứ đó chính là sắc chỉ của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh.

Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi, 1835).

Vào tháng 7/2012,Việt Nam đưa ra bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo ở Biển Đông đó là tấm bản đồ của Nhà Thanh xuất bản năm 1904 trong đó điểm cực nam của Trung Hoa chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam mà không hề có tây sa hay Nam sa mà Trung Quốc đang cố gắng chiếm giữ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đảo Tri Tôn



Đảo Linh Côn



Đảo Bạch Quy



Đá Hải Sâm



Đá Lồi-Rạn san hô vòng lớn nhất quần đảo Hoàng Sa

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Theo tác giả Sarabjeet Singh Parma, thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa có thể là căn cứ để Trung Quốc thực hiện chiến lược chiếm dần từng nhóm đảo, sau đó là cả Biển Đông.

Tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay dài gần 3 km có khả năng tiếp nhận mọi loại máy bay quân sự. Từ đây, các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc như JH-7 và SU-30 với tầm bay khoảng 3000 km có thể bao phủ toàn bộ biển Đông.

Hiện nay, nhà nước Trung Quốc đang tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng dân sự cũng như quân sự tại Hoàng Sa với tổng ngân sách dự kiến khoảng 1,6 tỷ USD.
 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
cụ lầm ơi cái chò mèo mà thằng TQ áp đặt ngư dân từ ngày 1-1 là sao đây cụ
 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
cụ trả lời em vấn đề là TQ nó đang áp đặt vùng đánh cá cái ợ , còn nếu cụ ko trả lời được cho em hiểu , thì em cũng và sẽ giống và còn nguy hiểm hơn bao những người con dân việt đang biểu tình đấy cụ ợ . vì là ...........................
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trung Quốc, mà cụ thể là tỉnh Hải Nam, ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng này



Chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã thông qua một quy định phi lý vào tháng 11.2013, yêu cầu tất cả các tàu đi vào vùng biển mà chính quyền Hải Nam gọi là vùng hành chính mới, vốn bao trùm 2/3 diện tích biển Đông, phải xin phép Trung Quốc.

Quy định này được cho là có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Về căn cứ: Chả căn cứ vào đâu, ngoài cái vùng biển "tự nhận" mà TQ tuyên bố bấy lâu nay.

-Phạm vi: Gần như nằm theo đường 9 đoạn chưa từng được công nhận.

-Về thẩm quyền: Cấp tỉnh ra quyết định

BÌNH LUẬN:

-Một bước đi nguy hiểm và thâm độc. Cấp tỉnh ra quyết định, ko phải trung ương, ko có tính nhà nước. Hủy cũng dễ mà duy trì cũng chả sao.

-Cấm đánh bắt cá để đảm bảo nguồn lợi thủy sản là cái cớ mà khó có quốc gia nào ngoài khu vực có thể phản ứng thái quá. Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực vẫn bị coi là thấp cổ bé họng hơn người láng giềng phương Bắc.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Ý nghĩa: Giống như việc tuyên bố lập vùng ADIZ trên biển Hoa Đông.

-Thực tế: Thay vì khoanh vùng trời, ở Biển Đông, TQ khoanh vùng biển

-Mục đích: Thăm dò phản ứng của các bên đối với quyết định này trong khu vực mà đối phương yếu hơn láng giềng của TQ ở Đông Bắc Á (gồm Nhật và Hàn).

-Dự đoán: Mềm nắn, rắn buông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Phản ứng của các bên:

MỸ

-“Việc thông qua quy định cấm các quốc gia khác đánh bắt cá tại vùng biển có tranh chấp ở biển Đông là một hành động mang tính khiêu khích và có khả năng gây nguy hiểm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu.

“Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích hay căn cứ nào dựa theo luật pháp quốc tế cho những tuyên bố mở rộng hàng hải này”, bà Psaki cho hay.

“Lập trường lâu nay của chúng tôi là tất cả các bên liên quan cần tránh những hành động đơn phương có thể gây căng thẳng hoặc cản trở các giải pháp ngoại giao, giải pháp hòa bình khác nhằm giải quyết bất đồng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ không tiết lộ liệu Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước lệnh cấm đánh bắt cá mới của Trung Quốc.

BÌNH LUẬN:

-Đương nhiên là phản ứng như thế, theo một cách trung dung nhất, căn cứ luật pháp quốc tế, vừa đủ để TQ thấy "anh không phải là ko biết đâu nhé", vừa là "sẽ xem xét thêm xem sao". Hơn nữa, khẳng định vị thế trung dung giữa các bên trong tranh chấp ở Biển Đông.

KHẲNG ĐỊNH SỰ QUAN TÂM, NHƯNG CHO THẤY LỢI ÍCH CHƯA SÁT SƯỜN NÊN CHƯA QUAN TÂM SÂU HƠN.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
PHILLIPPINES:

Bộ Ngoại giao Philippines cho rằng động thái này của Trung Quốc khiến căng thẳng khu vực leo thang, làm phức tạp tình hình trên biển Đông và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực.

“Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc vi phạm quyền tự do hàng hải và quyền đánh bắt cá của các nước trên hải phận quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS). Theo luật quốc tế, không có quốc gia nào có quyền tuyên bố chủ quyền trên hải phận quốc tế”, theo Bộ Ngoại giao Philippines.

Chúng tôi đã yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức phải giải thích lệnh cấm đánh bắt ở biển Đông của chính quyền tỉnh Hải Nam”, AFP dẫn thông cáo Bộ Ngoại giao Philippines ngày 10.1.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ năm 1999 đến nay, năm nào Trung Quốc cũng đều đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè ở khu vực Biển Đông.

Như năm 2013, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đơn phương công bố lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ 12g ngày 16-5 đến 12g ngày 1-8 trên biển Đông.

Lệnh cấm đơn phương này được Trung Quốc cho biết áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc và ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương, Trung Quốc sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân vi phạm. Trung Quốc cũng sẽ triển khai một số tàu cỡ lớn thuộc lực lượng ngư chính, hải giám xuống hoạt động tại khu vực biển Đông.

Lúc đó trả lời báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nhấn mạnh: “Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vi phạm UNCLOS, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top