Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
:D hình ảnh mình có nhiều phết cụ ạ :D

Có cụ hỏi vì sao toàn đâm tàu ngư dân Quảng NGãi-Lý Sơn, bởi vì ngư trường truyền thống của bà con ở đây là Hoàng Sa ạ.

Có cụ hỏi: Ta có dám đến Hoàng Sa đánh bắt cá nữa ko? Câu trả lời là: Sao không? Còn về số lượng à? dễ thôi. Các cụ cứ thử kiểm tra bằng cách nếu có bão hay áp thấp nhiệt đới gì đó, có thông báo gọi tàu thuyền về bờ, sẽ thấy số tàu ta ở Hoàng Sa không ít đâu ạ.

Chuyện cũng có nhiều cái lắt léo :D
Ý cụ là lỗi tại bà con ngư dân, em hỏi cụ nhé: Theo cụ tầu cá TQ, Phi, Sing, Mã, Indo có đi vào khu vực biển của mình không, nếu vào thì mình có cho tầu chiến ra đâm, bắn kô. (em chưa nói đến ngư dân đi vào khu vực tranh chấp hay khu vực nó chiếm của mình).
 

cayxanhkientruc

Xe hơi
Biển số
OF-196278
Ngày cấp bằng
29/5/13
Số km
120
Động cơ
327,460 Mã lực
Em được mở mắt thêm. Cảm ơn cụ chủ thớt và cụ không Lầm
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ý cụ là lỗi tại bà con ngư dân, em hỏi cụ nhé: Theo cụ tầu cá TQ, Phi, Sing, Mã, Indo có đi vào khu vực biển của mình không, nếu vào thì mình có cho tầu chiến ra đâm, bắn kô. (em chưa nói đến ngư dân đi vào khu vực tranh chấp hay khu vực nó chiếm của mình).
Ý em là đấy là "ngư trường truyền thống", mình đã, đang và sẽ đánh bắt cá ở đấy, ko sợ bố con thằng nào.

Em nói "lắt léo" bởi vốn có nhiêu chuyện ko huỵch toẹt ra được.

Còn tàu nước ngoài vào "vùng biển của ta", kể cả tàu TQ, vẫn bị đẩy đuổi như thường. Cả con Hải giám còn bị đâm, ngán gì.

Có điều là biển mình rộng, sức mình chưa bao quát hết được nên bà con ngư dân vẫn có lúc gặp khó.
 

abc_cad

Xe tăng
Biển số
OF-37734
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
1,285
Động cơ
483,850 Mã lực
Nơi ở
Trên xe.......
Xin phép các bác cho em lưu thớt này về kho nhà em nhá. Mở mang tầm mắt. Coi như thêm một góc nhìn thú vị.
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Hôm qua rảnh rỗi em chém với thằng đối tác người Mã gốc Hoa sau khi đọc tin TT Mã ở đây. Đúng là tụi nó ko nghĩ như dân VN mình đâu. Nó bảo cái chúng nó quan tâm hàng đầu bây giờ là vụ bầu chính phủ. Chính phủ hiện tại mà thắng thì sẽ tăng thuế, phí... chúng nó lo vụ túi tiền bị móc nhiều hơn việc mấy cái tuyên bố lãnh hải kia. Nó cũng kêu phe đối lập đa phần là trí thức tham gia hiện đang nắm quyền 1 số bang giàu nhất của Mã nhưng chính phủ cố tình làm gian lận kết quả để duy trì quyền lực trung ương. Dân trung lưu tụi nó ức chế vụ đấy hơn.

Còn cái vụ China đại lục thì nó bảo em là chính phủ Mã đc China support tài chính ghê lắm, nên phát biểu mang hướng ủng hộ cũng ko có gì là bất ngờ.
 

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
532
Động cơ
282,964 Mã lực
Cụ đừng đánh giá thấp Vn mình như thế, Vn có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong khu vực, em chưa nói đến tài nguyên. Chắc chắn các anh Âu Mỹ muốn có đồng minh như Vn trong khu vực này. Dân tộc Vn vốn thông minh, tương đồng văn hóa với một số nước trong khu vực nên nếu Vn là đồng minh thì Âu Mỹ cũng dễ cài cắm gián điệp vào một số nước như Khựa.
Đã là đồng minh, hợp tác chiến lược thì tất nhiên kô ai cho kô ai cái gì. Mỹ, Úc nó kô ngu mà hy sinh hàng chục nghìn lính ở Normandie, Triều Tiên (chưa nói đến tiền và vũ khí). Hợp tác thì tùy từng hoàn cảnh lịch sử, lúc 50\50, lúc 30\70, quan trọng là phải có niềm tin chiến lược.
Em sợ chính sách mình lèo lá quá, éo anh nào dám làm đồng minh.
Nghe bài phát biểu của anh X tại hội nghị, em éo hiểu cái quan điểm cũng như tinh thân độc lập ở chỗ nào. Ý anh X là, 2 anh đại ca tự dàn xếp với nhau đi, em éo theo anh nào cả, các anh quyết thế nào thì em chịu như thế. Kô biết có phải ý anh X là vậy , các cụ giải thích hộ em cái.
Trong chính trị, kinh tế, xã hội, khi có quan điểm bất tương đồng thì em nghĩ mình phải đứng về một bên để có đồng minh.
Mình khổ chính vì cái vị trí chiến lược đấy cụ ơi.
Đồng minh thì cụ phải xem lại,em đã viết là phải có thay đổi mới có đồng minh.................................cụ?/??.Mình ko thể so với tây âu hay nam Hàn như cụ nói bởi cái mình ko có là cái lớn nhất mà họ có.
Cụ cứ hình dung,mình như Kuwet,TQ như Iraq năm 90,91 đi cho nó gần,ko ai cứu mình như cứu Kuwet đâu ạ,trừ phi,hazz ,lại trừ phi......!
Còn bài phát biểu của TT,em cho là ko thể nói gì nhiều hơn thế,coi như là mình nằm yên chờ có biến động lớn thôi.Gọi là tọa sơn quan hổ đấu vì sức mình cũng chưa thể làm gì khác được.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ý cụ là lỗi tại bà con ngư dân, em hỏi cụ nhé: Theo cụ tầu cá TQ, Phi, Sing, Mã, Indo có đi vào khu vực biển của mình không, nếu vào thì mình có cho tầu chiến ra đâm, bắn kô. (em chưa nói đến ngư dân đi vào khu vực tranh chấp hay khu vực nó chiếm của mình).
Ý em là đấy là "ngư trường truyền thống", mình đã, đang và sẽ đánh bắt cá ở đấy, ko sợ bố con thằng nào.

Em nói "lắt léo" bởi vốn có nhiêu chuyện ko huỵch toẹt ra được.

Còn tàu nước ngoài vào "vùng biển của ta", kể cả tàu TQ, vẫn bị đẩy đuổi như thường. Cả con Hải giám còn bị đâm, ngán gì.

Có điều là biển mình rộng, sức mình chưa bao quát hết được nên bà con ngư dân vẫn có lúc gặp khó.
Thớt đã bắt đầu vào trọng tâm lãnh hải, chủ quyền biển đảo của ta. Em xin rón rén có ý kiến chút đỉnh nhằm mềm hóa thông tin cũng như cách tiếp cận nếu các cụ không phiền.

Bài phát biểu của TTg thực chất khá rõ ràng và trọng điểm trên cả hai khía cạnh: Ngoại giao và thực tiễn. Về bản chất Đối thoại Shangrila là một diễn đàn đa phương và dẫu có thế nào thì các ngôn từ sử dụng tại đó cũng phải mang tính ngoại giao.

Trong phạm vi những gì mình hiểu biết thông qua tự tìm tòi nghiên cứu, tiếp chuyệnnhững người có ảnh hưởng, có uy tín trong xã hội và Chính phủ, thông qua thực tế mắt thấy tai nghe khi ra Trường Sa và tiếp xúc với các chiến sĩ, em xin được cung cấp thêm thông tin thế này :


Trung Quốc là nước lớn, mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt như Kinh tế, Quân sự, Vũ khí, Đạn dược và tiếng nói trong Cộng đồng Quốc tế. Nếu "đánh nhau" tay đôi, thắng thua không biết, nhưng chắc chắn phía chịu thiệt hại nặng nề là Việt Nam của chúng ta. Khi nói chuyện với các tướng lĩnh, quân nhân từ cấp thấp đến cấp vừa, cấp cao của Việt Nam, em phải ghi nhận một điều là chẳng ai "run sợ" nếu buộc phải sa vào tình thế chiến tranh. Nhưng chúng ta "anh hùng" 1, họ anh hùng gấp 1 triệu lần. Khi chúng ta hứa hẹn này kia trên bàn phím, họ đã và đang anh hùng bằng những hành động và việc làm thiết thực.


Các cụ có biết trong một chuyến đi đón công binh làm nhiệm vụ xây dựng từ một đảo chìm về lại đất liền, tai nạn đã xảy ra. Không rõ vì lý do gì mà chiến sĩ công binh này mất tích (có giả thiết trượt trân ngã rơi xuống biển khi đang câu cá). Rất nhiều tàu cứu hộ đã được phái ra vùng biển đó cấp tốc tìm kiếm trong nhiều ngày trước khi chấp nhận mất đi 1 người đồng đội. Dù đó là điều không ai mong muốn nhưng toàn bộ các chiến sĩ có mặt trên tàu cũng như các cấp chỉ huy tại đất liền đã bị kỷ luật từ quân đến tướng. Mất vạch, mất sao và nhiều hình thức kỷ luật cộng thêm khác nữa. Kể chuyện này để các cụ hiểu rằng mạng sống con người không phải là thứ để mang ra làm chuyện mua vui như vậy được huống chi là cả một cuộc chiến. Em nhấn mạnh, đó là sự mất mát của chỉ duy nhất 1 người.

Các cụ có biết khi Trung Quốc cử tàu hộ tống mang dàn khoan khổng lồ cao hàng trăm mét ra tìm cách thả xuống biển Đông để khai thác dầu khí, chiến sĩ của chúng ta trên các nhà giàn đã phải thay nhau theo dõi ngày đêm, kết hợp chặt chẽ với chỉ huy tại đất liền để giám sát nhất cử nhất động của tàu địch. Nếu bất cứ khi nào đội tàu hộ tống này có dấu hiệu ngưng lại tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì lập tức chúng ta phải cử tàu chiến ra "xua đuổi" không cho dàn khoan này được thả xuống dù với bất cứ lý do gì. Chúng ta “tuyệt đối yếu” hơn đối phương, trong khi chúng lại thường xuyên gây hấn, kích động để Việt Nam "ra tay" trước. Khi ấy, chúng sẽ có lý do hợp pháp để đánh chiếm vào những hòn đảo của chúng ta.

Nếu tình huống xấu nhất là Trung Quốc chiếm thành công 1 đảo của Việt Nam (điều này khó có khả năng xảy ra) thì chúng ta sẽ làm gì? Lên tiếng nhờ cộng đồng quốc tế ủng hộ mình ư? Cũng được, nhưng Trung Quốc sẽ ngay lập tức la làng lên rằng họ không đi xâm lược, không đi đánh chiếm đảo của Việt Nam. Họ chỉ đang "đòi lại" những gì thuộc về “chủ quyền bấy lâu nay” của họ. Trung Quốc sẽ ngay lập tức ngang ngược nói rằng chính Việt Nam mới đi chiếm đảo của Trung Quốc và bây giờ "bị lấy lại". Hãy nhìn vào những gì Trung Quốc đang ngày đêm bắc loa tuyên bố một cách trơ trẽn về Hoàng Sa sẽ hiểu điều em nói. Tất cả những gì Trung Quốc CẦN, CẦU MONG VÀ CHỜ ĐỢI LÚC NÀY chính là một hành động thiếu kiềm chế bất kỳ từ phía Việt Nam để họ có thể đàng hoàng phát pháo. Và đó cũng chính là điều mà tất cả chiến sĩ của chúng ta ngoài hải đảo phải thuộc nằm lòng. Phải luyện chí rèn gan, giữ vững lập trường và kiên định để tránh tuyệt đối phạm vào sai lầm như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Còn về vấn đề kiện tụng, ngay khi ngồi ở trên tàu ra Trường Sa, em đã hỏi một luật sư có tiếng. Cô ấy nói Việt Nam không thể nào làm như vậy được. Thứ nhất, chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (cụ nào có comment ý này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần "lên gân" với Trung Quốc thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế. Để thoát ra khỏi sự lệ thuộc này, cần rất nhiều nỗ lực và thời gian. Thứ hai, ngay cả nếu chúng ta "kiện thắng" thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp. Họ CHỈ CÓ THỂ KÊU GỌI bên "thua kiện" thực hiện điều ABC nào đó. Tòa án Quốc tế không giống như tòa án trong nước để có thể có chế tài buộc ông A bà B nào đó phải vào tù hay ông C phải bồi thường cho bà D vài chục triệu, trả lại tang vật trong vụ án v.v... Tức là đừng quá kỳ vọng việc tòa án Quốc tế sẽ giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ai đó nói rằng chúng ta cần “đánh động” thì xin thưa, việc đi kiện tụng như thế chẳng đánh động được cái gì ngoài việc khiến cho Trung Quốc có cớ sử dụng các đòn trừng phạt phi quân sự nhắm tới Việt Nam. Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v... Trong khi đó, cái mà chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Thế nên phương án kiện là KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ, vì chúng ta sẽ bị hại nhiều hơn lợi. Và cũng cần nói thêm rằng việc "tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế" không đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn vào vào một "Quốc gia đồng minh" nào cả. Thật ngây thơ khi cho rằng Mỹ, hay Nga hay Nhật sẽ giúp chúng ta một cách vô tư và họ chẳng có ý đồ gì trong đó. Nên nhớ, tiền của dân nước ngoài ta đóng thuế, máu của binh sĩ người ta không có mang qua "cúng chùa" cho Việt Nam đâu ạ. Điều này sẽ rất dễ để hình dung ra được khi các cụ tránh được việc đồng nhất giữa việc bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc "chống một mình Trung Quốc".
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Các ý như tăng cường sức mạnh quân sự, tăng cường trợ giúp ngư dân bám biển thì Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Còn phải làm đến thế nào mới thỏa lòng tất cả mọi người thì đó là câu hỏi không thể có đáp án chung. Cách đây 4 năm, việc di chuyển từ tàu hải quân vào tiếp cận nhà giàn được thực hiện bằng... dây thừng! Hiện nay chúng ta đã có xuồng CQ có thể vào tận nơi một cách dễ dàng. Trước kia các chiến sĩ phải phấn đấu cả 6 tháng trời để được một lần gọi bộ đàm về liên lạc với đất liền thì ngày nay, 100% đảo nổi đảo chìm và nhà giàn của chúng ta được trang bị trạm thu phát sóng vệ tinh của Tập đoàn viễn thông. Chúng ta có cả hệ thống liên lạc internet đủ mạnh để thực hiện họp online, chữa bệnh từ xa. Đời sống ở Trường Sa giờ đây đã hoàn toàn thay đổi.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ngày trước, mỗi khi đọc tin Trung Quốc khai trương một tòa nhà nào đó ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng phi pháp, em rất cay cú và tự hỏi "tại sao một việc đơn giản thế mà Việt Nam không làm, cứ để cho Trung Quốc một mình một chợ?". Ngày hôm nay thì thấy nó khởi công xây nhà. Ngày mốt thì thấy nó rồng rắn đưa người ngựa ra đốt pháo khánh thành. Ngày sau nữa lại thấy nó làm sân bay. Ngày sau sau nữa lại thấy nó đưa khách ra tham quan du lịch? VẬY TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CHỊU LÀM NHƯ VẬY MÀ CỨ PHẢN ĐỐI LÊN PHẢN ĐỐI XUỐNG LÀM GÌ???

Và đến khi em được nghe chuyện về lực lượng công binh, là những người đi phá mìn mở đường xây nhà trên đảo thì mình đã tự có câu trả lời rồi. Tóm lại một cách đơn giản và dễ hiểu thì xây nhà trên đất liền khó 1 thì đặt một viên đá trên mặt biển khó gấp 1 vạn lần. Em ước gì tất cả các cụ có thể tận mắt chứng kiến nhà giàn có 8 cây cột thép choài ra làm "chân chống" với mỗi cây cột có đường kính khoảng chừng nửa mét, lại được giằng thêm hàng chục cây thép nhỏ hơn để đan kết vào nhau sừng sững giữa bạt ngàn sóng nước. Và nếu các cụ biết rằng cách đó 4 năm, những nhà giàn vững chắc kiên cố như một tòa lâu đài thép đã bị kéo đổ nhào xuống biển, mang theo cả một tiểu đội mãi mãi không bao giờ trở về được đất liền, các cụ sẽ "cảm" được một phần của công việc xây cất ở nhà giàn cũng như trên các đảo.

Hãy thử hình dung, nếu các cụ đang ở giữa một đảo san hô, xung quanh ngập nước chừng 1m, xuồng CQ không thể nào tiếp cận, tàu hộ tống chở theo nguyên liệu là xi măng đá tảng buộc phải neo đậu cách đó chừng 5km thì các cụ sẽ làm thế nào để mang vác được xi măng, gạch, đá, sắt thép rồi canh thủy triều lên xuống để đổ cho được một cây cọc bê tông đầu tiên xuống rồi "khô lại" giữa lòng biển khơi? Hãy cố hình dung đi. Chỉ cần hình dung với nhiệm vụ là một cây cọc bê tông duy nhất chứ chưa nói tới những gì lớn lao to tát. Khi đã lờ mờ tìm ra một cách làm nào đấy, các cụ sẽ tự có câu trả lời cho câu hỏi "đơn giản" được bôi hoa toàn bộ ở phía trên.

Cũng có thể tiết lộ với các cụ rằng ở phạm vi bán kính chừng 1km quanh các đảo (thay đổi tùy theo diện tích) là cơ man các cọc bê tông sừng sững để sẵn sàng "nghênh chiến" với các loại tàu thuyền... [Các chi tiết sâu hơn liên quan đến vũ khí và hệ thống chiến đấu, phòng thủ ở đoạn này em xin phép không nói do qui định bảo mật thông tin ]. Thực sự, nếu được đặt chân lên một đảo tại Trường Sa, các cụ sẽ biết rằng "Việt Nam tuy không hiếu chiến, nhưng để đánh được vào các đảo của Việt Nam là cả một vấn đề".
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cũng trong chuyến đi gần 20 ngày lênh đênh trên biển, có một sự bất ngờ tới mức "gây sốc" cho toàn bộ đoàn công tác. Đó là dù quan sát ở bất cứ góc độ nào, cũng chỉ thấy có ta và.. ta và... biển. Thế nhưng ngay khi tàu HQ... "tình cờ" chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc (bẻ lái cắt ngang vuông góc) thì ngay lập tức thấy lù lù 2 tàu chiến của hải quân Việt Nam xuất hiện. Tất cả mọi người đều không biết các tàu chiến này ở đâu ra, và càng sốc hơn nữa khi được cho biết họ đi theo bảo vệ đoàn công tác ngay từ khi rời cảng!!! Chưa hết, khi đặt chân lên tới An Bang, em được tận mục sở thị một buổi diễn tập ( cấp quân chủng ) của đặc công biển Việt Nam với hành trình bơi hàng chục km mỗi ngày luyện tập mang theo vũ khí đổ bộ vào đảo và hiệp đồng tác chiến với các chiến sĩ tại trận địa. Có thể tin hay không tùy các cụ, nhưng họ còn có khả năng nằm im dưới nước sâu trong suốt nhiều giờ đồng hồ cho đến khi được lệnh tiếp tục "hành quân" vào đảo.






Tuy nhiên, tất cả các trang thiết bị vũ khí, khí tài, quân lính tinh nhuệ… của chúng ta không phải được dùng cho mục đích tấn công mà là phòng thủ. Việt Nam còn yếu, nên chủ trương của chúng ta là đối thoại và hợp tác, dựa trên việc thu thập, củng cố rồi tuyên truyền các bằng chứng lịch sử để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Việt Nam không bao giờ đối đầu, không bao giờ dùng vũ lực, không bao giờ "phát pháo" trước trong mọi tình huống để kẻ thù có thể dựa vào làm nguyên nhân gây chiến. Trong khi đó, chúng ta bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền tất cả những đảo chìm, đảo nổi, bãi cạn... mà chúng ta đang có. Luôn luôn bày tỏ quan điểm phản đối, nêu rõ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán không thể tranh cãi của Việt Nam với các đảo, quần đảo, bãi cạn mà chúng ta thực sự có chủ quyền, BAO GỒM CẢ NHỮNG NƠI ĐÃ BỊ KẺ THÙ DÙNG VŨ LỰC CHIẾM ĐÓNG TRÁI PHÉP (trong lịch sử). Điều mà các cụ hay gọi là "nhai đi nhai lại".
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Liên quan đến việc tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắn phá khi khai thác trong khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và tàu cá Trung Quốc ngang ngược tiến vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trái phép thì do chính những nhà báo của Việt nam NHIỀU KHI không nắm rõ thông tin nên việc tuyên truyền dễ gây ra những nhầm lẫn căn bản.

Đầu tiên phải hiểu thế này. Trường Sa và Hoàng Sa là quần đảo tức là gồm nhiều đảo nhỏ. Với mỗi đảo thì chúng ta lại có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến việc xác lập chủ quyền, nhưng gần gũi nhất có lẽ là "lãnh hải". Nếu chỉ xét riêng về lãnh hải, thì các bạn cứ tạm hiểu như một vòng tròn kim cô xung quanh các đảo. Nếu chúng ta xác lập chủ quyền ở 1 đảo, thì mặc nhiên chúng ta có thêm chủ quyền ở một đường biên lớn hơn chạy xung quanh đó nữa.

Tập hợp các đường viền như vậy ở tất cả các đảo mà chúng ta có chủ quyền nó sẽ là nơi chúng ta mặc nhiên đi lại và khai thác. Chứ không phải cứ lấy cây bút rồi khoanh một vòng "to đùng" bao hết các đảo lại cho rằng đó là vùng bất khả xâm phạm của mình. Vậy nên chủ quyền của chúng ta sẽ là một vùng thực sự rất... loằng ngoằng, có chỗ thì chồng chéo, có chỗ bị "hở" ra. Và theo luật, cái chỗ hở đó là hải phận quốc tế. Dù nhìn vô bản đồ nó có vẻ nằm hoàn toàn trong "khu vực" quần đảo Trường Sa.

Chưa hết, trong lịch sử một số đảo chúng ta đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi. Cho nên, dù cái đường vòng quanh đảo đó là lãnh hải của Việt Nam nhưng trong thực tế nếu tầu thuyền của ngư dân đi vào đó thì sẽ bị xua đuổi và bắn phá. Tức là các tàu đó bị bắn phá do xâm phạm vào "lãnh hải có được vì chiếm đóng trái phép" của Trung Quốc, nhưng lại là "lãnh hải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và căn cứ lịch sử không thể tranh cãi" của Việt Nam. Cho nên báo chí sẽ phải đưa tin là tàu cá ngư dân bị bắn trong vùng lãnh hải "của Việt Nam". Thậm chí Bộ Ngoại Giao cũng phải tuyên bố như vậy. Và chính sự nhập nhằng này cũng khiến nhiều người cho rằng chúng ta quá hèn kém khi để cho ngư dân bị vạ lây như vậy.

Tương tự với việc Trung Quốc xua đội tàu cá hàng chục chiếc "tràn vào khu vực Trường Sa và Hoàng Sa" của Việt Nam để đánh bắt trái phép. Trong thực tế, quanh năm suốt tháng đều có tàu cá của Trung Quốc "mon men" đến gần các đảo của Việt Nam. Và khi này, chắc chắn 100% chiến sĩ trên đảo sẽ theo quy trình để có hành động xua đuổi thích hợp và mức cao nhất là sẵn sàng chiến đấu không khoan nhượng nếu việc xua đuổi không thành công.

Tuy nhiên, nếu các tàu cá này đi vào những vùng "lỗ thủng" của lãnh hải đan xen giữa các đảo thì thực tế không xâm phạm lãnh hải Việt Nam nhưng vẫn coi là "ùa vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam được". Điều tương tự xảy ra nếu các tàu này đi vào lãnh hải của các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị đánh cướp bằng vũ lực và chiếm đóng trái phép trong quá khứ. Chưa kể theo thông lệ quốc tế, nếu tàu họ "vô tình" đi vào một vùng lãnh hải nào đó thực sự hoàn toàn thuộc Việt Nam thì mình cũng không thể nào ra bắn phá mà trước tiên là xua đuổi. Và trong đại đa số các trường hợp, khi mình xua đuổi thì nó sẽ dời đi. Nhưng báo chí vẫn coi đấy là việc ùa vào vùng lãnh hải của Việt Nam.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tóm lại những việc mà chính phủ đang làm - THEO CÁ NHÂN EM ĐÁNH GIÁ - là hoàn toàn đúng đắn về đường lối chính sách, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của đất nước. Sau khi đi thực tế, theo cách gọi của đoàn công tác, là "thăm và kiểm tra các đảo" thì phải nói là em hoàn toàn yên tâm rằng ít nhất là các đảo mình đang giữ sẽ khó mà bị Trung Quốc đánh chiếm. Những sự vi phạm chủ quyền theo dạng quấy nhiễu của Trung Quốc chúng ta đều có quy trình đối phó an toàn nhất.

Về phía cộng đồng quốc tế, chúng ta đang làm cực tốt việc "nhai đi nhai lại bài ca phản đối" mọi lúc mọi nơi, trên mọi phương diện dù sự vi phạm có lớn như con voi hay nhỏ như con kiến. THEO THÔNG LỆ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ, ĐIỀU ĐÓ LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG! Chúng ta cũng chấp nhận việc "gây hiểu lầm" về năng lực bảo vệ ngư dân hay năng lực phòng thủ khi sẵn sàng ra tuyên bố chủ quyền ngay cả trong trường hợp thực ra chúng ta chỉ bị vi phạm chủ quyền theo lý thuyết. Theo mình, đây là một đánh đổi cực kỳ quan trọng và dũng cảm. Các cụ hãy đọc thật kĩ phần trên để hiểu và cùng đi giải thích cho nhiều người khác cùng hiểu nữa ( nếu thực sự nghiêm túc âu lo cho chủ quyền biển đảo)

Việc tốt nhất mà mỗi người chúng ta có thể chung tay, theo mình chính là nâng cao nhận thức, kiến thức về luật biển, về UNCLOS, phải hiểu được lãnh hải là gì, đường cơ sở là gì, cơ sở xác lập chủ quyền biển đảo thế nào, vùng nội thủy là gì, vùng đặc quyền kinh tế là gì, thềm lục địa là gì, thềm lục địa mở rộng là gì... v.v... và v.v... Chừng nào làm được như vậy chúng ta mới mong hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu về tình hình chiến sự tại Biển Đông. Mới không hoang mang khi tiếp nhận thông tin từ những nhà báo thực ra nhiều khi cũng chưa hiểu sâu về biển đảo, từ những thông tin mà Nhà nước buộc phải nói theo kiểu khiến người dân nghe vô sẽ tự nhiên thấy hoang mang. Và quan trọng nhất là đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, mức độ chính xác của thông tin từ những nguồn tin không thiện chí.

P/s: Đừng cụ nào chụp cho em cái mũ Dư luận viên nhé ( vì em đang tìm chỗ để thi tuyển vào mà):-??
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp tục bằng mấy thông tin sau cuộc gặp thượng đỉnh ko chính thức Mỹ-Trung

1.Đây là cuộc gặp mang tính "cá nhân" nhiều hơn là "nhà nước", cũng là để anh Bình gặp anh Ô sau khi nhậm chức.

2.Những điểm "thống nhất cao"

-Quan hệ "nước lớn kiểu mới". Ý chắc là ko phải theo kiểu Xô Mỹ ngày xưa, mà là mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa.

-Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

-Bày tỏ quan điểm về các cuộc "tấn công mạng" mới đây.

-Bàn nhiều và có nhiều đồng thuận về làm ăn kinh tế.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Bên cạnh đó, 2 bên cũng có những phát biểu đáng chú ý

1.Trung Quốc: Tuần tra ở Biển Đông là hợp pháp, ko tranh cãi.

2.Mỹ: Sẽ ra tay nếu bên nào định dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông. Các bên cần giữ nguyên trạng đến khi có COC.

3.EU ủng hộ ASEAN trong bảo vệ chủ quyền liên quan đến Biển Đông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Một bài thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyên văn bài thơ:
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.

Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
Tạm dịch:

Núi tiên biển biếc nước trong xanh
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.

Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình,
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.



 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
em tưởng cụ Pain chỉ biết xe tăng với pháo, hóa ra cụ cũng biết nhiều về hải đảo, tầu biển nhỉ. Cảm ơn bài viết của cụ.
Em nghe nói mình đã đưa đc trực thăng ra đảo, liệu có dùng trực thăng để giúp bộ binh xây đảo đc kô ạ ? (em đã có lần thấy trực thăng giúp bộ binh xây nhà vách núi, nó cẩu đồ, giữ cọc để lắp ráp)
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
em tưởng cụ Pain chỉ biết xe tăng với pháo, hóa ra cụ cũng biết nhiều về hải đảo, tầu biển nhỉ. Cảm ơn bài viết của cụ.
Em nghe nói mình đã đưa đc trực thăng ra đảo, liệu có dùng trực thăng để giúp bộ binh xây đảo đc kô ạ ? (em đã có lần thấy trực thăng giúp bộ binh xây nhà vách núi, nó cẩu đồ, giữ cọc để lắp ráp)
Trực thăng thì ta đã ra vào từ lâu rồi cụ ạ. Còn chức năng cẩu, giữ cọc thì sẽ khác trên bộ do đặc thù địa hình, thời tiết nên chưa làm được. Thôi em trả thớt cho cụ Lầm kẻo lạc đề.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sẽ ko bao giờ là biển Đông ạ, vì nếu là Biển Đông, đồng nghĩa với việc eo Malaca, Nhật và Hàn nằm trong tay TQ :D
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Còn về vấn đề kiện tụng, ngay khi ngồi ở trên tàu ra Trường Sa, em đã hỏi một luật sư có tiếng. Cô ấy nói Việt Nam không thể nào làm như vậy được. Thứ nhất, chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (cụ nào có comment ý này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần "lên gân" với Trung Quốc thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế. Để thoát ra khỏi sự lệ thuộc này, cần rất nhiều nỗ lực và thời gian.
Cụ có thể chỉ rõ hơn sự lệ thuộc quá nhiều này như thế nào ko? Liệu có dẫn đến mất độc lập, tự chủ ko? Liệu có khả năng thoát khỏi lệ thuộc này ko? Đánh đổi bằng gì? TQ dễ dàng cho chúng ta thoát khỏi sự lệ thuộc đó? Nỗ lực em chưa thấy đâu (về mặt kinh tế vì em hiểu cụ đang đề cập khía cạnh này) mà thời gian thì chỉ làm TQ mạnh lên.

Cái em lo nhất ko phải là việc Mỹ bán đứng VN cho TQ hay TQ tiến hành chiến tranh chiếm đảo VN. Việc đó thực hiện ko quá khó với tiềm lực quân sự chênh lệch hiện nay. Cái sợ nhất là chính chúng ta vì sự lệ thuộc quá nhiều đó mà phải chấp nhận "nhường" cho TQ bằng một cách ko thể cưỡng lại.

Còn thì em vẫn đánh giá rất cao những cố gắng xây dựng, giữ vững biển đảo của mình từ trước tới nay qua thông tin mà cụ cung cấp. Nhưng chúng ta ko thể bảo vệ đất nước bằng cách chạy đua vũ trang với TQ. Cuộc đua đó sẽ làm VN kiệt quệ thêm và lại càng lệ thuộc vào TQ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top