Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

blue-flower

Xe máy
Biển số
OF-182285
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
74
Động cơ
336,240 Mã lực
Ai đã góp công lớn lật đổ Polpot hả cụ?
Theo như trước đây em được học thì cái vụ "góp công" này của VN mình cũng nhiều vấn đề lắm, chẳng biết có được bàn ở đây không, tốt nhất không nên bàn. Em chỉ đang quan tâm vì sao sau vụ TQ ủng hộ Polpot mà Cam vẫn yêu TQ. Hay lại tương tự như năm 1945 Mỹ đánh Nhật, nhưng sau đó Mỹ đầu tư tiền của nhiều nên Nhật vẫn yêu Mỹ?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Theo như trước đây em được học thì cái vụ "góp công" này của VN mình cũng nhiều vấn đề lắm, chẳng biết có được bàn ở đây không, tốt nhất không nên bàn. Em chỉ đang quan tâm vì sao sau vụ TQ ủng hộ Polpot mà Cam vẫn yêu TQ. Hay lại tương tự như năm 1945 Mỹ đánh Nhật, nhưng sau đó Mỹ đầu tư tiền của nhiều nên Nhật vẫn yêu Mỹ?
Cái này chả có gì khó nói.

Quân tình nguyện VN thực hiện chiến dịch phản công biên giới Tây Nam năm 1979, giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng trong vòng 9 ngày. Polpot chạy đến căn cứ A-long-veng "trường kỳ kháng chiến" chống Việt Nam với sự giúp đỡ của TQ và THái Lan, rồi chết già ở đó.

Đa số người dân Campuchia đều biết ơn VN đã giải phóng họ khỏi ách diệt chủng của Polpot, nhưng cũng đa số người dân Cam ko muốn quân Việt ở lại sau năm 1979. VN cũng đã lập nên một chính phủ mới, và muốn rút quân, nhưng bị "sa vũng lầy"

Quân Việt ở lại, cũng vì TQ muốn tạo bãi lầy tiêu hao sinh lực của VN, vì mắc tội ko theo TQ. THái Lan nhân dịp này cũng hỗ trợ Khơ me Đỏ tạo bước đệm ngăn cách với VN. Khơ me Đỏ tồn tại được là nhờ vậy.

Thái độ chống VN cũng tồn tại ở một bộ phận người dân Cam.

Chính phủ của ông Hun-xen cũng muốn xây dựng một Cam độc lập, giàu mạnh. Ai là người giúp họ thực hiện ước mơ ấy, họ sẽ theo.

Việc là thế. Ai cũng có cái lý của mình.

VN rất mong muốn có được những người láng giềng hữu hảo, hòa bình, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau. Nhưng sự đời đâu phải muốn là được.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

blue-flower

Xe máy
Biển số
OF-182285
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
74
Động cơ
336,240 Mã lực
Cái này chả có gì khó nói.
Quân tình nguyện VN thực hiện chiến dịch phản công biên giới Tây Nam năm 1979, giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng trong vòng 9 ngày. Polpot chạy đến căn cứ A-long-veng "trường kỳ kháng chiến" chống Việt Nam với sự giúp đỡ của TQ và THái Lan, rồi chết già ở đó.
Việc là thế. Ai cũng có cái lý của mình.
VN rất mong muốn có được những người láng giềng hữu hảo, hòa bình, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau. Nhưng sự đời đâu phải muốn là được.
Bác Lầm hiểu rộng, biết nhiều, cho em hỏi cái này, vì em có nghe nhưng không chắc chắn. Em nhầm thì xóa bài này đi cho em nhé.
Khi quân tình nguyện VN sang giải phóng Cam, đã tranh thủ lấy được vùng rộng lớn vắng vẻ, xa xôi của Cam, bây giờ là tỉnh miền Tây của mình, cái này có đúng không ạ? Đấy cũng là lý do nhiều người Cam không thích mình, biên giới giữa mình với Cam cũng không được êm ả lắm. Tương tự với Lào, mình cũng lấy được 1 ít, giờ là miền Tây thì phải?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cũng ko có gì đâu.

Bản đồ sau đây chưa phải chi tiết, nhưng khái quát được tiến trình mở rộng bờ cõi của nước VN ngày nay



1.Những phần giáp Lào:

Về cơ bản, biên giới đã được hoạch định từ xưa, căn cứ vào địa hình tự nhiên là dãy Trường Sơn.

Tất nhiên có biến động, nhưng là chi tiết, vùng nhỏ.

Riêng một số phần đất thuộc 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu mãi đến năm 1855 mới từ Vân Nam-TQ thuộc về VN, qua Công ước Pháp-Thanh, ký phân chia biên giới Bắc Việt Nam và Vân Nam-TQ. Cụ thể là:

Đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam: Một phần lớn vùng đất gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tma Đường (Lai Châu) và Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa (Điện Biên) đang thuộc Vân Nam quản lý chuyển về thành lãnh thổ của Bắc Kỳ.

Biên giới nước Lào bây giờ cũng đc hình thành từ Công ước này và do người Pháp thắng trận trong tranh chấp đất với quân Xiêm La vào năm 1893, lập nên xứ Ai Lao thuộc Liên bang Đông Dương, gồm Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tháng 2/1976, lãnh đạo hai nước đã cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường bỉên giới trên bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 tỷ lệ 1/100 000 (năm 1945 là thời điểm hai nước tuyên bố độc lập).


Như vậy là lãnh đạo Việt Nam và Lào đã cho nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới hai nước theo nguyên tắc Uti-possidétis (anh hãy làm chủ cái anh đang có.


Dựa trên nguyên tắc Uti possidétis, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên hợp Việt - Lào về hoạch định biên giới, ngày 18/7/1977 hai nước ký Hiệp ước Hoạch định biên giới. Việc phân giới cắm mốc đường biên giới dài 2067 km bắt đầu tiến hành ngày 25/7/1978 và đến 24/8/1984 thì kết thúc.


Ngày 24/1/1986 hai nước ký Hiệp ước bổ sung ghi nhận những điểm điều chỉnh đường biên giới đã hoạch định năm 1977, ký nghị định thư ghi nhận kết quả phân gìới cắm mốc.



Ngày 1/3/1990 hai nước ký Hiệp định quy chế biên giới. Thi hành Hiệp định này, hàng năm có cuộc họp giữa Đoàn đại biểu biên giới hai nước với sự có mặt của đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh biên giới của hai nước để kiểm điểm việc thi hành Hiệp định quy chế biên giới.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
2.Với em Cam

Về cơ bản, đường biên giới này đã hoạch định từ TK 18



Thường thì người ta hay viện cớ lãnh thổ Vương quốc Khmer cổ ngày xưa như thế này







Đại khái thế.

Nhưng lãnh thổ hiện tại giữa hai nước còn là quá trình đàm phán, ký kết của những chính thể được công nhận. vậy là có thời điểm, 2 bên thống nhất áp dụng nguyên tắc: Giữ cái mình đang có.

Ta sẽ cùng điểm lại mấy thời điểm 2 bên có ý kiến khác nhau về lãnh thổ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước năm 1964, quan điểm cơ bản của phía Campuchia về biên giới lãnh thổ giữa hai nước là đòi Việt Nam trả lại cho Campuchia 6 tỉnh Nam Kỳ và đảo Phú Quốc.





Từ năm 1964 - 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đường biên giới hỉện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100 km2.






Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.


Trong năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã chính thức công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại (công hàm của Việt Nam không nói tới vấn đề chủ quyền đối với các đảo trên biển và 9 điểm mà Campuchia đề nghị sửa đổi về đường biên giới trên bộ).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 27/12/1985 Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở thoả thuận năm 1967.





Thi hành Hiệp ước, hai bên đã tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4/1986 đến tháng 12/1988 được 207 km/1137 km, tháng 1/1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm dừng việc phân giới cắm mốc.




Trên biển, ngày 7/7/1982 hai Chính phủ ký Hiệp định thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và thỏa thuận: sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên biển, lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 với tính chất là đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia đảo giữa hai nước.


 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Với Chính phủ Campuchia thành lập sau khi ký Hiệp ước hoà bình về Campuchia năm 1993 , năm 1994, 1995 Thủ tướng Chính phủ hai nước đã thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên giới nhằm xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai bên thoả thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay.


Thực hiện thoả thuận giữa Thủ tướng Chính phủ hai nước nhân dịp Thủ tướng Ung Huốt sang thăm Việt Nam đầu tháng 6/1998, nhóm chuyên viên liên hơp về biên giới Việt Nam - CPC đã họp tại Phnom Pênh từ ngày 16 - 20/6/1998.



Trong cuộc họp này hai bên đã trao đổl về việc tiếp tục thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới giữa hai nước đã ký trong những năm 1982, 1983, 1985. Hai bên đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề về quan điểm của hai bên liên quan đến biên giới biển và biên giớl trên bộ với mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước trở thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Qua trao đổi về đường biên giới biển, phía Campuchia kiên trì quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1/1939 làm đường biên giới biển của hai nước.


Ta đã nói rõ là ta không chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước vì:


1. Đường Brévié không phải là một văn bản pháp quy, chỉ là một bức thư (lettre) gửi cho Thống đốc Nam Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia. Văn bản đó chỉ có mục đích giải quyết vấn đề phân định quyền hành chính và cảnh sát đối với các đảo, không giải quyết vấn đề quy thuộc lãnh thổ;


2. Cả hai bên không có bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié vì vậy hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévté khác nhau: Đường của Pôn Pốt, đường của Chính quyền miền Nam Việt Nam, đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sỹ bảo vệ ở Paris sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk, đường của các học giả Hoa Kỳ.


3 . Nếu chuyển đường Brévié thành đường biên giới biển thì không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam và nên lưu ý là vào năm 1939 theo luật pháp quốc tế lãnh hải chỉ là 3 hải lý, chưa có quy định về vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thì đường Brévié làm sao có thể giải quyết vấn đề phân định lãnh hải theo quan điểm hiện nay và phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.


Phía Việt Nam đã đề nghị hai bên thoả thuận: áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiển quốc tế, tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến một giải pháp công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của hai nước.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chắc các cụ đều chú ý tới sự vụ đang xảy ra ở Triều Tiên. Thông tin thì nhiều, em xin tóm lược thế này.

Ai cũng biết cả Triều Tiên, TQ và Mỹ đều làm căng vụ này. Vì sao vậy? Vì mục đích của mỗi bên.

1.Triều Tiên: Mục đích tối cao là giữ được thể chế như hiện nay. Muốn làm thế:

-Anh Ủn phải khẳng định được vị thế và vai trò của mình với trong nước. Anh ấy phải oách lên, để các tướng già cũng thấy anh ấy quyết liệt, để dân cũng thấy anh ấy đúng là lãnh tụ vĩ đại.

-Phải có sự ủng hộ của TQ, TT mới đạt được mục đích.

2.Trung Quốc: Mục đích là làm cho thế giới phải nể mình.

-Đúng lúc TQ có lãnh đạo mới, TT đột nhiên hăng hái lạ thường, có thể là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

-Anh Ủn làm quá găng. Thế giới lo ngại ku này ko dọa. TQ tỏ ra "tức giận" đề nghị HĐBA trừng phạt. Về hình thức thì gớm, nhưng thực chất thì dù 1 hay 10 lệnh trừng phạt, chả ảnh hưởng gì tới TT, bởi đất nước này đâu có làm ăn với bên ngoài. 2 đối tác thương mại lớn nhất của TT là TQ và Hàn Quốc.

-THế giới gần như bị đẩy đến miệng vực chiến tranh, lúc đó anh TQ xuất hiện "như một vị cứu tinh", xoa dịu cái đầu nóng của anh Ủn, mọi sự êm đẹp. Thế giới thấy chưa, phải có TQ nhá, thế giới mới ổn, nhá.

Kịch bản là thế, thường là thế, bấy lâu nay. Nhưng năm 2013, TQ và TT không ngờ Mỹ đã tương kế tựu kế. Giờ ta xét đến Mỹ.

3.Mục tiêu của Mỹ: Quay lại Thái Bình Dương, áp chế TQ (và xa hơn là Nga), vì chỉ còn chỗ này nữa thôi, Mỹ chưa "làm gì" :D

-TQ và Nga đã từng định thi sức với Mỹ ở nam Tư, ở I-rắc, ở Bắc Phi và giờ là Trung Đông (Siry và Iran). Phần thua thường thuộc về TQ và Nga. Giờ, khi Mỹ quay về TBD, TQ và Nga rất lo ngại.

-Hay quá, đúng lúc anh Ủn hăng hái, Mỹ chẳng cần cớ tăng quân ở các căn cứ quân sự khắp Thái Bình Dương, điềm nhiên triển khai vũ khí. Giá mà có bán vũ khí cho Đài Loan giờ này thì cũng ko ai phản đối được. Một cách đàng hoàng, Mỹ hiện diện đông đủ ở phía Đông TQ và sườn Đông nước Nga, ko phải tạo cớ.

-Những cái cớ: Có người nói nước Mỹ biết trước vụ 11/9, nhưng ko ngăn chặn, để tạo nên cớ hiện diện ở Afganistan một cách rất trịnh thượng: Thế giới hoặc là theo khủng bố, hoặc theo Mỹ, ko ai trung dung được.

-Mỹ cũng cần có anh Ủn để dùng cho chiến lược lâu dài. Ko phải ngẫu nhiên mà Bin Laden lại bị tiêu diệt đúng thời điển Obama tranh cử nhiệm kỳ 2.

Kịch vẫn đang hay với 1 dàn sao, nhưng sẽ chỉ có 1 diễn viên thành công mà thôi.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
cụ lầm ơi đợt vừa rồi thằng tập nó họp ở nam hải và vấn đề biển đông nó lôi ra và mang tiền để nhử các nước có phải không cụ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
1.Việc nó làm ta cứ kệ nó thôi.

2.Trong một tuyên bố rõ ràng, Nhật nói:Nhất quyết ko để Biển Đông biến thành ao nhà của TQ.

3.Anh Obama tuyên bố tối hôm qua: Nhất định ko để Triều Tiên thành cường quốc hạt nhân.

Đấy là những tin thời sự liên quan đến biển đảo nhà mình.

Ah, sáng nay a Nhật lại có động đất mạnh, chỗ mấy nhà máy điện hạt nhân ạ.

Anh Nhật ơi, cố lên nhé
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trở lại chuyện của chúng ta

Hoôm nay, Chủ tịch nước ta thăm ngư dân Lý Sơn





Mấy hôm trước, anh Tập đi thăm ngư dân Tam Sa

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp một số tin thời sự ạ:

1.Đối thoại an ninh Nhật-Việt

Thông tấn xã Kyodo của Nhật dẫn "nguồn tin chính phủ" tiết lộ rằng chủ đề chính của cuộc đối thoại này sẽ là "sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông".

Trong cuộc gặp, theo hãng tin này, hai bên có thể sẽ bàn việc Nhật cung cấp tàu tuần tra biển cho Việt Nam (chắc giống như đã từng làm với em Phi)





Một quan chức giấu tên của Nhật nói hai bên chắc sẽ thống nhất về nhu cầu có một lập trường để đối phó với sự mạnh bạo của Trung Quốc, cũng như việc cần tuân thủ luật pháp quốc tế trong bảo đảm an ninh biển.


Cuộc gặp tháng Năm này được biết sẽ có sự tham gia của quan chức ngoại giao và quốc phòng hai bên.


2.Trao đổi hải quân Việt-Mỹ


Trong khi đó, thông cáo mới ra của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho hay hải quân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có một đợt "hoạt động trao đổi" kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ 21/4tại Đà Nẵng.


Hai tàu chiến của Mỹ là khu trục hạm mang hỏa tiễn USS Chung-hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor sẽ tham gia đợt hoạt động được nói là "phi tác chiến" này.


Theo thông cáo ra ngày thứ Hai 15/4, Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney thuộc Lực lượng Hậu cần vùng Tây Thái Bình Dương của hải quân Mỹ sẽ có mặt ở Đà Nẵng.


Hai bên cũng sẽ trao đổi chuyên môn y tế, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, huấn luyện về lặn- cứu hộ- y học dưới nước.


Thông cáo của sứ quán Mỹ nói đợt hoạt động này "nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".


 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Mr.Funny

Xe tải
Biển số
OF-74388
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
413
Động cơ
427,282 Mã lực
Cảm ơn các cụ. Em oánh dấu để đọc dần.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chuyện cụ nói ko mới và mình đã có cách khắc chế. Tin mới: Lính TQ vừa hạ trại trong vùng đất do Anh Ấn quản lý
 

Babetta6868

Xe tăng
Biển số
OF-51876
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
1,814
Động cơ
470,780 Mã lực
Nơi ở
Miền Bắc Việt Nam
Chuyện cụ nói ko mới và mình đã có cách khắc chế. Tin mới: Lính TQ vừa hạ trại trong vùng đất do Anh Ấn quản lý
Đỏ: Thật hả cụ, nghe cụ nói em cũng phấn khởi lắm nhưng vữn thấy lăn tăn vì thằng anh tốt của mình đâu dễ chơi vậy?
Xanh: Anh cà ri có phản ứng gì chưa hả cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top