Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
cá nhân em thì em tin vào đất nước con người việt nam mình và những thứ dụng cụ mình làm và sắm để nếu cần phải và bắt buộc thì ta sẽ đánh quân xâm lăng bờ cõi biên cương hải đảo của tổ quốc , nhưng em ngại nhất là vấn đề nó đã chui và len vào sâu như thời ta đã có những người như bác ẩn và bác thảo
Chuyên gì cũng có thể xảy ra. Nhưng "thế trận nhân dân" sẽ luôn kín kẽ và vững chắc. Mọi chính quyền, muốn bền vững, phải có được sự ủng hộ của nhân dân. Em làm thớt này cũng mong góp phần nhỏ bé để các cụ hiểu và thêm yêu đất nước này, từ đó có thể tham gia được thế trận lòng dân, cùng bảo vệ tổ quốc.

Chúng ta đang trải qua một thời kỳ khó khăn, nhưng em tin là mọi chuyện sẽ sớm yên ổn.
 

ChimKoCanh

Xe tải
Biển số
OF-151588
Ngày cấp bằng
4/8/12
Số km
308
Động cơ
359,130 Mã lực
Trung quốc:
- Người dân và lãnh đạo về suy nghĩ khác nhau hoàn toàn.
- Những gì tuyên truyền ghét, hận, xấu...với VN chỉ là chủ trương, nhồi vào đầu những dân vùng ven. Với đa số dân TQ thành thị họ không quan tâm.

P/s: Em sống 2 năm tại Thiểm Tây vẫn thấy đây là nơi hay nhất TQ với lịch sử lâu đời, người dân thân thiệt....(TQ em phải đi đến, ở hơn 10 TP rồi nên cũng cảm nhận được phần nào)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trung quốc:
- Người dân và lãnh đạo về suy nghĩ khác nhau hoàn toàn.
- Những gì tuyên truyền ghét, hận, xấu...với VN chỉ là chủ trương, nhồi vào đầu những dân vùng ven. Với đa số dân TQ thành thị họ không quan tâm.

P/s: Em sống 2 năm tại Thiểm Tây vẫn thấy đây là nơi hay nhất TQ với lịch sử lâu đời, người dân thân thiệt....(TQ em phải đi đến, ở hơn 10 TP rồi nên cũng cảm nhận được phần nào)
Em chưa đi nhiều như lão, nhưng cũng ở một vài tháng ở vài nơi của TQ, cảm nhận cũng đúng là như vậy: Người dân ở đâu cũng chỉ là người dân thôi, họ cũng có những mối lo toan riêng cho cuộc sống.

Em đã tiếp xúc với những người TQ ở những tòa nhà nhớn tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, cả những người dân trong ngõ nhỏ ngoằn ngoèo giữa thủ đô, nơi mà những phản thịt chợ chiều được soi bằng ánh sáng từ bóng đèn sơn đỏ cho thêm hồng....đa phần họ hiền lành, chất phác và cũng dễ gần.

Nhưng em nhớ 2 hai chú nhóc bán hàng lưu niệm trong 1 khách sạn nhớn ở Côn Minh. Các chú ấy vồn vã, nhiệt thành phục vụ cho đến khi biết em là người Việt Nam...Một thứ thái độ khác hẳn, khinh khỉnh và không muốn tiếp xúc. Em nhớ mãi cái nét mặt của 2 chú nhóc chỉ khoảng 24-25 tuổi này. Chắc hồi 1979-1985 gì đó, họ hàng nhà các chú ấy được chuyển từ biên giới về Côn Minh bằng cáng hay sao ấy :D.

Nên khi em thấy có cụ kêu tẩy chay hàng TQ, ghét người TQ, em thấy hơi thế nào ấy. Yêu và ghét cho đúng. Tinh thần dân tộc Việt Nam ta nó khác lắm cái thứ dân tộc chủ nghĩa mà TQ đang cố khuấy đảo, hô hào (nhìn việc đập đồ Nhật thì biết). Tội gì phải thế, nhỉ?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

hoasimtim

Xe điện
Biển số
OF-175846
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
2,142
Động cơ
361,932 Mã lực
Chuyên gì cũng có thể xảy ra. Nhưng "thế trận nhân dân" sẽ luôn kín kẽ và vững chắc. Mọi chính quyền, muốn bền vững, phải có được sự ủng hộ của nhân dân. Em làm thớt này cũng mong góp phần nhỏ bé để các cụ hiểu và thêm yêu đất nước này, từ đó có thể tham gia được thế trận lòng dân, cùng bảo vệ tổ quốc.

Chúng ta đang trải qua một thời kỳ khó khăn, nhưng em tin là mọi chuyện sẽ sớm yên ổn.
Em tâm đắc với câu này của cụ. Lòng dân rất quan trọng, phải làm sao để toàn dân một lòng, một con đường thì đất nước mình sẽ làm được nhiều hơn thế
 

GB1

Xe tăng
Biển số
OF-53528
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
1,294
Động cơ
462,190 Mã lực
Nơi ở
Ngày ở gần hồ con Rùa, tối về gần hồ con Ốc.
Phản ứng của Việt Nam trong các vụ như thế này ngoài phản đối của phát ngôn bộ ngoại giao thì em thấy cần có cả hành động. Hành động hợp lý nhất có thể là gì cụ Lầm ơi?
Thứ bảy, 9/3/2013, 08:43 GMT+7
Tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa

Một đội tàu hải giám của Trung Quốc chiều qua rời cảng ở Tam Á, Hải Nam, đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ tuần tra định kỳ".
 

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,786
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
Em nghĩ ngoại gia thì luôn phải thể hiện phản ứng thôi về nguyên tắc chỗ đó nó đang giữ mà lịch sử thì là của mình, nhưng nếu Tung đi vào địa phận của mình em nghĩ QD cũng không cho nó dễ dàng đi qua đâu. Nó chỉ dám lảng vảng đi qua thôi mà còn xa lắm

Phản ứng của Việt Nam trong các vụ như thế này ngoài phản đối của phát ngôn bộ ngoại giao thì em thấy cần có cả hành động. Hành động hợp lý nhất có thể là gì cụ Lầm ơi?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tính theo âm lịch, hôm qua là 25 năm ngày giỗ của các anh

[video=youtube;WIf-T9Z1nl8]http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1nl8[/video]
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em nghĩ ngoại gia thì luôn phải thể hiện phản ứng thôi về nguyên tắc chỗ đó nó đang giữ mà lịch sử thì là của mình, nhưng nếu Tung đi vào địa phận của mình em nghĩ QD cũng không cho nó dễ dàng đi qua đâu. Nó chỉ dám lảng vảng đi qua thôi mà còn xa lắm
Theo em thì:
-Phản đối hành động
-Nó oánh bắt, thăm dò ở vùng đặc quyền kinh tế thì đẩy đuổi.
-Ko cho "lớ xớ" tới bà con ngư dân đang hoạt động tại đây.
-Vớ vẩn vào lãnh hải là bắn bỏ :D
Đại khái thế. Cụ có định làm giề nữa ko?



 

Babetta6868

Xe tăng
Biển số
OF-51876
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
1,814
Động cơ
470,780 Mã lực
Nơi ở
Miền Bắc Việt Nam
Theo em thì:
-Phản đối hành động
-Nó oánh bắt, thăm dò ở vùng đặc quyền kinh tế thì đẩy đuổi.
-Ko cho "lớ xớ" tới bà con ngư dân đang hoạt động tại đây.
-Vớ vẩn vào lãnh hải là bắn bỏ :D
Đại khái thế. Cụ có định làm giề nữa ko?
Làm được như này thì quá tuyệt vời, chẳng cần gì hơn nữa...(...)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhân dịp 25 năm Hải chiến Trường Sa (14/3/1988-14/3/2013), em xin lược lại những diễn biến của 1/4 thế kỷ trước để các cụ/mợ có hình dung tổng thể về những gì đã đang và sẽ diễn ra.

EM tạm chia thành 2 thời điểm: Trước năm 1988 và sau năm 1988

Trước năm 1988, tuy ta có tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhưng chỉ thực sự đóng quân ở một số đảo nổi. Việc này không có gì lạ, vì nước nào cũng chỉ có quân đồn trú trên các đảo nổi mà thôi.

7 đảo nổi mà ta đóng quân là Trường Sa lớn, An Bang, Nam Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây.

Nhưng Quần đảo Trường Sa có diện tích 160.000km2, với hàng trăm những bãi ngầm khác, chìm dưới mặt nước khi triều lên, có độ dài từ Tây sang Đông là 800km, từ Bắc xuống Nam là 600km

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vùng với Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo nằm trong vùng BIển Đông có tài nguyên phong phú và trấn giữ đường biển quốc tế nhộn nhịp. Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo. Một số nước khác tuyên bố chủ quyền vài đảo hoặc một phần quần đảo

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước năm 1988 là thời điểm Việt Nam kiệt quệ. Kinh tế không phát triển, lạm phát phi mã, tình hình đói kém. Chiến trường Cam-pu-chia khốc liệt, biên giới phía Bắc chưa yên. Việt Nam bị cô lập với quốc tế bằng vô số lệnh cấm vận và hạn chế ngoại giao.












Lúc đó, ta đang rất yếu
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đầu năm 1988, Trung Quốc bất ngờ đưa quân đến chiếm giữ một số bãi ngầm trong quần đảo:
-NGày 31/1 chiếm đá Chữ Thập



-Ngày 18/2, chiếm đá Châu Viên



-Ngày 26/2, chiếm đá Ga-ven



-Ngày 28/2 chiếm đá Huy-gơ



-Ngày 23/3, chiếm đá Xu-bi

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hải quân Việt Nam đưa quân đóng giữ các đảo:

-Ngày 26/1, đến đá Tiên Nữ



Ngày 5/2, đến đảo Đá Lát



-Ngày 6/2, đến đảo Đá LỚn



-Ngày 18/2, đến đảo Đá Đông



-NGày 27/2, đến đảo Tốc Tan và ngày 2/3 đến đảo Núi Le



Hải quân Việt Nam đã bước đầu ngăn chặn việc TQ mở rộng phạm vi chiếm đóng. Quyết chiến điểm chính là việc cả 2 bên đều muốn khống chế những bãi đá phía Nam cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía Đông kinh tuyến 115 độ vì những bãi đá này có vị trí đắc địa, trấn giữ các đảo khác. Cụ thể là các bãi ngầm Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Đầu tháng 3 năm 1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.



Soái hạm 929





-Ngày 31 tháng 3, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học Viện Hải quân Việt Nam), nhà máy Ba Son... đến phối thuộc khi cần thiết.

Lúc 19 giờ ngày 11 tháng 3 tàu HQ 604 rời cảng ra đá Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong Chiến dịch CQ-88 (Chủ Quyền 88).



 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Ngày 12 tháng 3, tàu HQ-605 thuộc Lữ 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy được lệnh từ đá Đông đến đóng giữ đá Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Việt Nam trên đá san hô này.

-Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đá Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ 505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trần Đức Thông Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và bốn chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu Trung Quốc áp sát tàu 604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, hai tàu 604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đá. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng một hộ vệ hạm, 2 hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đá Gạc Ma.

-Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong đêm ngày 13 tháng 3.

-Thực hiện mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đá Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai bốn tổ bảo vệ đá.


-Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đá Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.


Ngày 14/3, chiến sự diễn ra tại khu vực các đá Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao.


 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, thiệt hại của Việt Nam bao gồm ba tàu bị bắn cháy và chìm, ba người hy sinh, mười một người khác bị thương, bảy mươi người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam chín người bị bắt, sáu mươi tư người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh.


-Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này. Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ cho đến nay.



Bên phải là Cô-lin. Bên trái, phía xa là Gạc Ma, luôn có sự túc trực của tàu hộ vệ tên lửa





-Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa ba mươi lăm công binh và bảy thủy binh cùng vật liệu xây dựng bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền.



-Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung Quốc đưa bảy tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho bảy máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra, đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá.


 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Có 1 chi tiết là ngay trong năm 1988, dù ta đã cắm cờ và xây bia chủ quyền tại Cô Lin và Len Đao, nhưng chưa có quân đồn trú. Tận dụng lợi thế do tình hình quốc tế có biển chuyển cuối năm 1988, ta quyết định đưa bộ đội ra xây dựng và chốt trên 2 bãi ngầm này. Chiến dịch bí mật được tiến hành từ đầu năm 1989. Sau 3 tháng anh dũng, bền bỉ chiến đấu và xây dựng, ta dã hoàn thành 2 công trình tại Cô Lin và Len Đao

Công binh xây nhà ở Len Đao, tháng 5/1989


Nhà lâu bền tại Cô Lin, năm 1989

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lời kể của cựu binh Dương Văn Dũng



Anh Dũng là lính công binh. Một đêm đầu tháng 3.1988, mọi người nhận nhiệm vụ đi Cam Ranh, Khánh Hòa và sau đó lên tàu HQ 604 thẳng tiến ra Trường Sa. 20 giờ ngày 11.3, anh cùng mọi người lên tàu HQ 604 của Lữ đoàn 125 do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng, đưa 70 công binh Trung đoàn 83 và 22 chiến sĩ Lữ đoàn 146 rời Cam Ranh.


Khoảng 15 giờ ngày 13.3, tàu đến đảo Gạc Ma và tiến hành làm dây, hạ xuồng, đưa vật liệu vô để chuẩn bị xây dựng.
Thế nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau là tàu Trung Quốc liên tục đưa xuồng quần thảo cắt dây vận chuyển của tàu HQ 604, dùng loa yêu cầu tàu HQ 604 phải nhổ neo gấp bằng tiếng Việt.


“Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân đã động viên anh em. Thiếu úy Trần Văn Phương cũng động viên, nói rằng vợ anh sắp sinh nhưng vẫn sát cánh cùng anh em nên không phải lo”, anh Phan Văn Đức nhớ lại.


Đến 21 giờ cùng ngày, tàu HQ 604 khẩn trương thả xuồng nhôm để đưa người và vật liệu xuống bám giữ đảo Gạc Ma và quyết làm nhà trên đó.
Lúc 3 giờ sáng ngày 14.3.1988, các chiến sĩ đã cắm được cờ Tổ quốc lên bãi đá Gạc Ma.


nh Đức kể, đến 4 giờ sáng, khi mặt trời lên anh Đức đã cùng khoảng 20 - 30 chiến sĩ bơi vô đảo nhưng chỉ mang theo 2 khẩu súng AK 47. Hai khẩu súng này giấu rất kỹ, không để phía Trung Quốc phát hiện vì mục đích của phe ta là vừa phòng vệ nhưng vẫn giữ hòa khí.


“Trong đêm ở trên đảo, anh em tụi tôi đã xác định đụng độ với Trung Quốc là không còn đường về vì tàu họ quá hiện đại. Nhưng tụi tôi chấp nhận...giữa biển chạy đi đâu...".


Không khí lúc đó hết sức căng thẳng.
“Phía bên ngoài, Trung Quốc bao vây quá đông, lúc đó chúng tôi chỉ mặc quần đùi, áo may ô. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, cắm cờ Tổ quốc giữ đảo rồi bất ngờ bị phía Trung Quốc bắn chết. Ngay lúc ấy anh Nguyễn Văn Lanh liền nhảy lên gạt súng, xô ngã tên bắn anh Phương nhưng chính anh đã bị tên khác đâm lê vào sau lưng. Lúc đó chúng tôi chỉ dùng tay không đánh nhau với địch vì ai cũng nghĩ mất cờ là mất đảo” - anh Đức thuật lại.


“Lúc ấy, tôi hỏi anh em là 2 cây súng AK đâu rồi, thì được biết là mọi người đã dụi xuống biển trước đó để tránh bị hiểu lầm. Lúc đó tôi nghĩ mình chỉ cần 1 cây súng thôi thì ít nhất cũng bắn được trên chục mạng vì lính Trung Quốc đứng rất đông”, anh Đức sục sôi.


Khoảnh khắc ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của anh Đức. “Trước thái độ cương quyết giữ đảo của phe ta trên bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc bất ngờ bắn một loạt đạn dày đặc. Tôi nhớ đạn dày đến nỗi lúc đó chỉ có đạn tránh người thôi chứ người không thể tránh đạn. Tôi bị trúng đạn ở vai trái ngã xuống nước, khi trồi lên tôi bơi về phía tàu HQ 604. Khi gần đến tàu, tôi thấy tàu Trung Quốc bắn liền 2 quả, 1 quả chớp đỏ nổ cabin tàu HQ 604, quả còn lại làm tàu lật luôn”.


Cùng đường, anh Đức ôm một cây gỗ bơi lại vào bãi đá thì được đồng đội dùng xuồng vớt lên và đưa về đảo Sinh Tồn.


Còn về phần anh Dũng, tàu HQ 604 bị bắn chìm khi anh ở trong bệ cẩu nằm giữa tàu. Ngoi lên mặt nước thì đạn địch bắn rất rát. Anh ngoi lên hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa.


Lần lượt anh với tìm được 2 cây gỗ, cùng 2 đồng đội khác ghép ván tạo thành bè rồi cả 3 người ngồi lên trên. Họ trôi dạt đến 18 giờ cùng ngày thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cùng với 6 đồng đội khác bị đưa về Quảng Đông...

(trích báo Thanh Niên http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130310/25-nam-hai-chien-truong-sa.aspx)

Còn đây là bức ảnh quý chụp cảnh tàu hải quân ta cứu các thủy thủ tàu HQ-604 trôi dạt trên biển sau sự kiên 14/3/1988



Di vật trên tàu HQ-604

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Thông tin thớt
Đang tải
Top