- Biển số
- OF-8453
- Ngày cấp bằng
- 18/8/07
- Số km
- 24,569
- Động cơ
- 697,036 Mã lực
Nhiệm vụ của tổ bay là chở đoàn cán bộ cao cấp của quân đội thị sát năm đảo vừa tiếp quản và hạ cánh trên đảo. Chiếc máy bay UH-1 khi đó như taxi, chở lần lượt từng đợt cho tới khi hết đoàn công tác. Ở nơi sóng gió khắc nghiệt này, để một chiếc máy bay cất cánh không đơn giản, nhất là lại cất cánh ở trên boong một con tàu không ngừng chao lắc. Phi công phải căng tất cả giác quan, chú ý không cất cánh khi độ nghiêng của tàu lớn quá, cánh máy bay sẽ đập vô boong tàu.
Hạ cánh còn gian nan hơn. Con tàu cứ chòng chành, lắc lư. Phi công phải treo máy bay, canh đúng khoảng ngưng chỉ 1-2 giây ngắn ngủi giữa độ lắc của tàu là hạ cánh xuống. Nhưng nếu chọn không đúng thời cơ đặt càng hạ cánh, chỉ với độ nghiêng lớn có thể đánh bật chiếc trực thăng rớt xuống biển! "Phi công bay biển thường cao hơn phi công đất liền một bậc vì bay biển khó hơn rất nhiều. Đường chân trời mờ mịt, không biết đâu là trời, đâu là biển, dễ bị cảm giác sai, nhưng khi đó tôi cứ nhằm vào vật đối chứng là tàu và đảo mà canh chừng để bay, cất hạ cánh" - ông Hùng nhớ lại chuyến đi lịch sử ấy
Đoàn công tác ở Trường Sa hơn hai tuần, đi qua năm đảo: Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Song Tử Tây - những cái tên mà trước đó Hồ Duy Hùng chỉ nghe qua và ước ao được một lần bay đến. "Tôi đã bay nhiều đảo ở Lý Sơn, Phú Quốc, Thổ Chu, cù lao Xanh... toàn đảo lớn, cây cối um tùm. Còn các đảo ở Trường Sa khi đó nhỏ và hoang vu lắm. Nhiều đảo chìm nước lên là ngập.
Bản đồ Nhật Bản vẽ đảo Trường Sa Lớn năm 1942 chỉ dài 450m nhưng khi tôi bay ra đảo lớn hơn, dài trên 600m. Hồi đó sâm đất trên đảo rất nhiều. Mùa chim đẻ trứng, các bãi cát mênh mông trắng màu trứng chim, nếu chở phải dùng xe tải!" - ông Hùng bồi hồi nhớ lại.
Thiếu úy không quân nhân dân VN Hồ Duy Hùng, người tham gia lái chiếc UH-1 ở Trường Sa năm ấy, sau này trở thành tổng giám đốc Công ty Du lịch Phú Thọ, là người có công rất lớn để biến bãi đầm lầy thành khu du lịch nổi tiếng Đầm Sen. Ông nghỉ hưu năm 2008. Nhưng không nhiều người biết được: Hồ Duy Hùng là sĩ quan không quân quân đội Sài Gòn.
Hạ cánh còn gian nan hơn. Con tàu cứ chòng chành, lắc lư. Phi công phải treo máy bay, canh đúng khoảng ngưng chỉ 1-2 giây ngắn ngủi giữa độ lắc của tàu là hạ cánh xuống. Nhưng nếu chọn không đúng thời cơ đặt càng hạ cánh, chỉ với độ nghiêng lớn có thể đánh bật chiếc trực thăng rớt xuống biển! "Phi công bay biển thường cao hơn phi công đất liền một bậc vì bay biển khó hơn rất nhiều. Đường chân trời mờ mịt, không biết đâu là trời, đâu là biển, dễ bị cảm giác sai, nhưng khi đó tôi cứ nhằm vào vật đối chứng là tàu và đảo mà canh chừng để bay, cất hạ cánh" - ông Hùng nhớ lại chuyến đi lịch sử ấy
Đoàn công tác ở Trường Sa hơn hai tuần, đi qua năm đảo: Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Song Tử Tây - những cái tên mà trước đó Hồ Duy Hùng chỉ nghe qua và ước ao được một lần bay đến. "Tôi đã bay nhiều đảo ở Lý Sơn, Phú Quốc, Thổ Chu, cù lao Xanh... toàn đảo lớn, cây cối um tùm. Còn các đảo ở Trường Sa khi đó nhỏ và hoang vu lắm. Nhiều đảo chìm nước lên là ngập.
Bản đồ Nhật Bản vẽ đảo Trường Sa Lớn năm 1942 chỉ dài 450m nhưng khi tôi bay ra đảo lớn hơn, dài trên 600m. Hồi đó sâm đất trên đảo rất nhiều. Mùa chim đẻ trứng, các bãi cát mênh mông trắng màu trứng chim, nếu chở phải dùng xe tải!" - ông Hùng bồi hồi nhớ lại.
Thiếu úy không quân nhân dân VN Hồ Duy Hùng, người tham gia lái chiếc UH-1 ở Trường Sa năm ấy, sau này trở thành tổng giám đốc Công ty Du lịch Phú Thọ, là người có công rất lớn để biến bãi đầm lầy thành khu du lịch nổi tiếng Đầm Sen. Ông nghỉ hưu năm 2008. Nhưng không nhiều người biết được: Hồ Duy Hùng là sĩ quan không quân quân đội Sài Gòn.