Thứ nhất, có cụ nói: Sao ta không làm giống như TQ đang "xử lý" Nhật ở Sen?Điếu
Giống nhau:
-Cả Sen/Điếu và Hoàng Sa đều nằm ở vị trí chiến lược trên các tuyến đường biển chính của thế giới.
-Dưới mặt nước và đáy biển đều được dự đoán là có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú.
-Đang trong tình trạng tranh chấp do nhiều bên tuyên bố chủ quyền.
Khác nhau:
-Sen/Điếu: Người TQ tuyên bố đã quản lý từ thế kỷ thứ 14 (nhưng thực ra không có người hay mốc miếc giề). Người Nhật tuyên bố quản lý, sở hữu, khai thác và hiện diện từ năm 1895 đến hết Thế chiến 2. Sau đó quần đảo do người Mỹ quản lý. Năm 1972 được trao trả cho Nhật sau Hiệp ước Okinawa.
Nhật tự tin nắm giữ chủ quyền và kiểm soát quần đảo, cũng như có trong tay những công nhận quốc tế về chủ quyền với quần đảo này. Mỹ công nhận chủ quyền của Nhật với Sen/Điếu.
-Hoàng Sa: Cả VN và TQ đều tuyên bố đã phát hiện, quản lý, khai thác quần đảo từ xa xưa. Người Việt có mặt ở đây sớm hơn và đây cũng là ngư trường truyền thống của cư dân Việt bao đời nay. Đến đầu thế kỷ 20, TQ mới ký văn bản phối hợp khai thác phân chim với một đối tác nước ngoài tại vài đảo nổi trong quần đảo, nhưng ko có sự hiện diện thường xuyên, lâu dài và liên tục vấp phải sự phản đối của Pháp (nước bảo hộ Đông Dương).
Người VN hiện diện trên một phần quần đảo đến tận năm 1974, có cắm mốc chủ quyền qua nhiều đời. Phía TQ cũng chiếm đóng một số đảo từ sau Thế chiến thứ Hai. Sau khi dùng vũ lực trong trận Hải chiến 1974, TQ chiếm toàn bộ quần đảo.
NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT QUỐC TẾ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÀ: CHIẾM HỮU THỰC SỰ, THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THẬT SỰ, LIÊN TỤC.
Xét các yếu tố này, TQ kém lý cả ở Sen/Điếu và Hoàng Sa. Vấn đề bây giờ là khả năng hiện tại.