[Chi hội] Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới chín đoạn vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc và CHND Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước.

-Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, hay biển lịch sử?

-Nhưng Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới chín đoạn; quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới chín đoạn (năm 2006)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Sau Hải chiến Trường Sa 1988, một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới chín đoạn là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc.

-Dù Trung Quốc có đề cập tới chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Nam Trung Hoa hay chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, phát ngôn chính thức của Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới chín đoạn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
-Phản đối quan điểm của nhóm các học giả trên, nhóm thứ hai cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hoà Trung Hoa khó có thể biện minh được cho tính chất tuỳ tiện, thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, không thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan.

-Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

-Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.

-Tại cuộc hội thảo mang tên Tranh chấp biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế do Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com/blog chủ trì, tổ chức chiều ngày 14 tháng 6 năm 2012 tại Viện nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu lâu năm về vấn đề vạch ranh giới biển quốc tế, thừa nhận rằng: Đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đảo chìm:

Đảo chìm là những bãi san hô nằm dưới mặt nước. Để khẳng định chủ quyền, chúng ta đã không tiếc sức người, sức của cắm chốt, thể hiện sự hiện diện ở đây

Thời kỳ đầu là Pông-tông, nghĩa là một phao sắt to neo giữa biển, trên có cắm cờ tổ quốc, khẳng định chủ quyền (bên phải). Nhiều lần bão biển giật đứt dây néo, pông tông cùng các chiến sĩ trôi dạt trên biển, nhưng chúng ta vẫn không ngừng việc hiện diện ở đây. sau đó là "nhà cao cẳng", là nhà tôn đứng trên cọc thép (bên trái). sau sự kiện 1988, ta cho xây hàng loạt các lô cốt, gọi là "nhà lâu bền" (ở giữa)



Cận cảnh nhà cao cẳng thế này



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trường Sa lớn



Ảnh 2 chú lính Trường Sa em chụp năm 2000, giờ đc dùng trong nhiều pano, áp-phích tuyên truyền

 

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
652
Động cơ
279,166 Mã lực
Tin mới đây các cụ.
Liệu chính sách ngoại giao mới có ảnh hưởng gì ko?
Em nghĩ ông này khá có cảm tình với VN,hy vọng sẽ phát huy đc.
Obama chọn cựu binh Việt Nam làm ngoại trưởng Mỹ

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa chọn Thượng nghị sĩ John Kerry, từng là binh sĩ tham chiến tại Việt Nam, làm người tiếp quản vai trò ngoại trưởng mà bà Hillary Clinton sẽ để lại.
> Ngoại trưởng Mỹ phải nghỉ ngơi vì virus dạ dày


Ông John Kerry. Ảnh: AP Thông tin này được các hãng tin lớn của Mỹ như CNN và ABC đồng loạt đăng tải. CNN trích một nguồn tin đảng Dân chủ, người đã nói chuyện với ông Kerry, trong khi ABC dẫn tin từ các nguồn giấu tên.
Khi được AFP yêu cầu bình luận, Nhà Trắng đã không xác nhận thông tin kể trên, nhưng ông Kerry vốn vẫn được coi là cái tên sáng giá cho vai trò ngoại trưởng Mỹ trong 4 năm tới.
Hôm 13/12, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Susan Rice đã rút lui khỏi cuộc chạy đua để tiếp quản vị trí của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Bà Rice chịu sức ép vì những tuyên bố gây tranh cãi về vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ tại Libya hôm 11/9, khiến đại sứ Mỹ tại nước này cùng ba đồng hương thiệt mạng.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa thể hiện rõ việc không mong muốn Rice thay thế bà Clinton. Rice trước đó được đánh giá cao, vì vậy sự rút lui của bà càng làm tăng thêm cơ hội cho ông Kerry.
Kerry, người từng thất bại trong cuộc chạy đua để trở thành ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ hồi năm 2004, hiện là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ông từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam trong giai đoạn 1966-1970, với vai trò là một thượng úy hải quân.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ông Kerry có nhiều kỷ niệm thú vị với VN, ko chỉ trong thời chiến tranh. Ông này cũng từng là ứng viên một liên danh trong cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ.

Được đánh giá là cứng rắn với TQ và "có cảm tình" với VN, hy vọng ông John Kerry, nếu đc làm ngoại trưởng, sẽ có dấu ấn trong quan hệ Việt Mỹ.

Thông qua "Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại VN-VVAF", ông Kerry đc coi là người "hậu thuẫn chính sách" để tổ chức này giải ngân tiền rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam và "làm từ thiện"....trên nhiều vùng đất Việt.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tóm lược Trường Sa

Sau những gì đã xảy ra với Hoàng Sa, VN đã chủ động hơn ở Trường Sa. Hiện tại, VN đang đóng quân tại nhiều điểm nhất trong quần đảo và khống chế nhiều điểm đảo, bãi ngầm ko người khác.

Từ năm 1988, TQ mới đóng quân tại đây và hiện khó có thể chiếm thêm được các đảo và điểm đảo. Phi và Mã "hài lòng" với số đảo ven bờ.

Sự đã rồi sẽ là hiện trạng của quần đảo. Các bên, nhất là VN và TQ củng cố những điểm đóng quân. Có thể nói khó có thể xảy ra chiến tranh tổng lực ở đây. Vấn đề còn lại là, trong tương lai, các bên biến lợi thế đóng quân thành lợi thế tạo nên vùng biển chủ quyền, hay đặc quyền, hay có "ảnh hưởng" đến vận tải biển thế nào mà thôi.

Để tăng cường sự hiện diện, tạo nền tảng cho "chiếm hữu lâu dài, các đảo có đời sống riêng và dân sự hóa...." VN đã đi trước nhiều nước trong việc xây dựng các đơn vị hành chính ở quần đảo; đưa dân ra sinh sống, có trường học, có chùa chiền, có các khu hậu cần nghề cá....Đời này và những đời sau sẽ thấy đây là tiền đề pháp lý vô cùng quan trọng để ta có thể bước tiếp một cách vững chắc trong quá trình được công nhận chủ quyền quần đảo.

VN cũng là nước tích cực nhất trong việc "quốc tế hóa Biển Đông" bằng việc kéo Mỹ, Hàn, Nhật, Ấn, Úc, Nga... vào cuộc theo hướng "các bên đều thấy quyền lợi của mình khi khẳng định vai trò ở Biển Đông". Liên minh châu Âu vẫn đang "quan sát"...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ta có những khó khăn gì?
-Vẫn là một nước nghèo.
-Kinh tế phát triển chưa ổn định, còn nhiều khó khăn trong nước; chưa tìm được chiến lược tuyên truyền chủ quyền biển đảo một cách hiệu quả
-Quan hệ, liên minh quốc tế giờ theo kiểu win-win, không phải "tinh thần quốc tế" như xưa.
-TQ phát triển nhanh và mạnh trên nhiều lĩnh vực, ngày càng bộc lộ tham vọng độc chiếm Biển Đông

Thuận lợi thế nào?
-CHiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo phù hợp với khả năng và xu thế quốc tế là hòa bình, tăng cường đàm phán hơn là đối đầu quân sự.
-Nhiều nước lớn cùng muốn có vai trò tại Biển Đông, tạo thế "kìm giữ lẫn nhau", trong khi ta cần ổn định, hòa bình để phát triển. Đây là kết quả của phương châm ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa....
-Có điều kiện để "tận dụng sức mạnh tổng hợp" cả trong nước và quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.
-TQ là cường quốc, nhưng không có đồng minh.
......
-
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Mỗi chúng ta sẽ làm gì?

1.Oánh nhau:

Trong thời điểm này, cụ nào máu chiến, xin cứ tự nhiên. Em là em tránh hết sức có thể. Mà đã không máu chiến thì cũng chẳng nên làm gì căng thẳng với mấy đứa đang tìm cớ gây hấn ấy. Muốn thắng được 1 thằng to khỏe, đương nhiên ko nên đối mặt với những sở trường của nó, mà phải oánh vào sở đoản. Mà sở đoản của nó thì đâu cần đối đầu sức mạnh quân sự. Cần khéo léo, bình tĩnh, biết vận dụng thời cơ và tiếp ứng những thuận lợi mình đang có.

Hãy dành sức cho những trận chiến (nếu xảy ra) trong tương lai. Đánh cho biết nước Nam là có chủ.

2.Ổn định kinh tế, phát triển đất nước:

Đây mới là mục tiêu, môi trường mà mỗi người cùng nhau cố gắng tạo ra. Công to việc nhớn của các bác bàn trong QH, em ko dám nhắc đến, nhưng thiết nghĩ mỗi người chúng ta tìm công ăn việc làm phù hợp khả năng, kiếm được xiền nuôi bản thân và gia đình. Dạy dỗ con cái nên người; chăm lo được cho gia đình, họ tộc, rồi cho ai đó ngoài xã hội....Ai cũng làm tốt phần việc của mình, đó cũng chính là góp phần cho đất nước, cho những việc quốc gia đại sự khác.

Hãy tiếp lửa cho họ hàng, con cháu hiểu, biết về biển đảo nói riêng, về đất nước này nói chung để mọi người cũng luôn đau đáu việc nước, như các cụ bây giờ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thế đấy. Nên chúng ta mới hiểu thế nào là KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO.

Có nhiều cụ cứ bảo sao mình không kiếm một anh chống lưng, anh Cao bồi, hay anh Gấu....hehe, lịch sử và thực tiễn cho thấy càng phụ thuộc người bao nhiêu, càng ko có quyền tự quyết bấy nhiêu. Đến lúc phải hy sinh lợi ích, chắc gì các anh ấy vô tư với mình. Các anh ấy còn lo lợi ích của anh ấy trước. Mình chỉ là con tép trên mép con mèo, sao các anh ấy phải "động lòng"

1.Trong Thế chiến 2, anh Cao bồi để châu Âu oánh nhau te tua ra, mình anh ấy hưởng lợi cả trước, trong và sau cuộc chiến. Nếu ko có trận Trân Trâu Cảng, còn lâu anh ấy mới nhảy vào cuộc chiến. Khi anh ấy nhẩy vào, có phải chỉ lo chuyện "giúp giải phóng" đâu, anh ấy chiếm địa bản để tăng cường ảnh hưởng sau này ấy chứ.

2.Cũng trong Thế chiến 2, cả phần châu Âu còn lại ngồi nhìn Đức thịt Liên Xô. Hay quá, có 1 thằng oánh cái người mà mình không ưa. Một mình Liên Xô gồng mình trong chiến tranh vệ quốc hao người tốn của. Đến khi Hồng quân phản công, thế chẻ tre, giải phóng hàng loạt các vùng đất Đông Âu, quân Đồng minh vội vàng mở mặt trận thứ hai, điều mà LX đã đề nghị từ rất lâu rồi nhưng ko đc đáp ứng. Tiếng là cùng đánh Đức, nhưng thực chất nhanh châm chiếm đất, ko để rơi vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô.

3.Sau thế chiến, các anh ấy chia nhau đất đai, chia nhau vùng ảnh hưởng. Pháp được chia Đông Dương. Các nước nhỏ lại chịu khổ.

Rồi em sẽ chứng minh cho các cụ thấy VN đã phải chịu khổ thế nào khi phụ thuộc hoàn toàn vào một ai đó.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
652
Động cơ
279,166 Mã lực
Thế đấy. Nên chúng ta mới hiểu thế nào là KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO.

Có nhiều cụ cứ bảo sao mình không kiếm một anh chống lưng, anh Cao bồi, hay anh Gấu....hehe, lịch sử và thực tiễn cho thấy càng phụ thuộc người bao nhiêu, càng ko có quyền tự quyết bấy nhiêu. Đến lúc phải hy sinh lợi ích, chắc gì các anh ấy vô tư với mình. Các anh ấy còn lo lợi ích của anh ấy trước. Mình chỉ là con tép trên mép con mèo, sao các anh ấy phải "động lòng"

1.Trong Thế chiến 2, anh Cao bồi để châu Âu oánh nhau te tua ra, mình anh ấy hưởng lợi cả trước, trong và sau cuộc chiến. Nếu ko có trận Trân Trâu Cảng, còn lâu anh ấy mới nhảy vào cuộc chiến. Khi anh ấy nhẩy vào, có phải chỉ lo chuyện "giúp giải phóng" đâu, anh ấy chiếm địa bản để tăng cường ảnh hưởng sau này ấy chứ.

2.Cũng trong Thế chiến 2, cả phần châu Âu còn lại ngồi nhìn Đức thịt Liên Xô. Hay quá, có 1 thằng oánh cái người mà mình không ưa. Một mình Liên Xô gồng mình trong chiến tranh vệ quốc hao người tốn của. Đến khi Hồng quân phản công, thế chẻ tre, giải phóng hàng loạt các vùng đất Đông Âu, quân Đồng minh vội vàng mở mặt trận thứ hai, điều mà LX đã đề nghị từ rất lâu rồi nhưng ko đc đáp ứng. Tiếng là cùng đánh Đức, nhưng thực chất nhanh châm chiếm đất, ko để rơi vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô.

3.Sau thế chiến, các anh ấy chia nhau đất đai, chia nhau vùng ảnh hưởng. Pháp được chia Đông Dương. Các nước nhỏ lại chịu khổ.

Rồi em sẽ chứng minh cho các cụ thấy VN đã phải chịu khổ thế nào khi phụ thuộc hoàn toàn vào một ai đó.
Đấy thế mới nói,Ko có đồng minh vĩnh viễn cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn,chỉ có lợi ích là vĩnh viễn mà thôi.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Không có đồng minh vĩnh viễn. Không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích vĩnh viễn. Đúng, nên ta mới phải đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ; sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy với các nước; khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.

Trong bối cảnh như thế, tránh đc đối đầu bao nhiêu, tốt bấy nhiêu. Biết kiềm chế trước những khiêu khích và chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt cho mọi tình huống, với mục tiêu bất biến là: bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Để làm được cái bất biến ấy, phải biết ứng vạn biến.

Ta còn nhiều khó khăn lắm các cụ ạ. Đu dây đâu có đơn giản.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Vâng, vậy là các cụ hiểu được vì sao chúng ta phải "nhũn nhặn" trong thời điểm này. Một mặt điều hòa các mối quan hệ, mặt khác tránh đối đầu hay làm căng thẳng tình hình.

Việc nói 16 chữ vàng hay 4 tốt vẫn cứ phải nói. làm được đến đâu thì làm, càng nhiều càng tốt, miễn là 2 bên cùng có lợi và không có chuyện ta chịu thiệt trong việc này.

Việc kéo các anh khác cùng vào cuộc chơi là việc vẫn cứ làm, kệ xác có người khó chịu.

Việc củng cố nhân lực, việc mua sắm vật lực, việc phát triển biển đảo, ta cứ làm, sợ gì ai?

Thế thì biểu tình làm gì? Ăn miếng trả miếng với mấy lời phát biểu, hay khiêu khích tiểu nhân làm gì?

Đối ngoại là thế. Đối nội thì việc cần kíp nhất lúc này là ổn định xã hội, sửa chữa những sai lầm và tìm ra cách thức phát triển đúng nhất. Lúc này, việc trong nhà mình quan trọng không kém việc ngaòi biển đâu, các cụ ạ.

Có cụ bảo: Mất niềm tin rồi, xóa đi, làm ván mới. Hehe, thế là suy nghĩ chưa thấu đáo. Em sẽ phân tích ở bài sau để các cụ cùng thảo luận nhé, trong đó sẽ có cả việc chứng minh nếu mình ko độc lập tự do, sẽ phức tạp như thế nào?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top