Tóm lược các vấn đề về Hoàng Sa
-Một quần đảo, với các đảo nổi nhỏ và nhiều đảo, bãi chìm giữa biển, hiện nay có vị trí chiến lược, án ngữ con đường biển từ khắp nơi trên thế giới về khu vực phát triển nhanh, mạnh nhất thế giới, khu vực Đông Á.
-Là bàn đạp vươn ra Biển Đông, cả về phía Nam và sang phía Tây.
-Việt Nam: Sử liệu cho thấy từ thế kỷ thứ 17 đến mãi sau này, các vua chúa phong kiến đã cử người đến khai thác, kiêm quản quần đảo này. Thời đó, chưa có cái gọi là tranh chấp hay xung đột lợi ích gì ở đây. Coi như mình khai thác nghĩa là quản lý, các vua chúa thấy quần đảo này đương nhiên thuộc về mình. Yếu tố sở hữu chủ càng về sau càng rõ nét trong các văn bản của triều đình.
-Trung Quốc: Lý luận "có chủ quyền" về Hoàng Sa thời trước chủ yếu dựa vào sử liệu về Trịnh Hòa (có thể gọi là một nhà hàng hải, thám hiểm). Ông này đi nhiều nơi, nhưng không mới mục đích tìm đất hoang cắm cọc sở hữu. Văn bản triều đình nhiều đời không ghi nhận quần đảo này thuộc nước nào đó nằm trong TQ hiện tại.
Đời nhà Thanh, TQ bế quan tỏa cảng, thu mình vào đất liền, lo chống mối họa đến từ miền Tây Bắc nên chả nghĩ ngợi gì về biển. Triều đình mục ruỗng, bị các nước khác "bắt nạt", TQ mất đất, nhượng tô địa...nói chung là vận mạt.
Đến thời Trung Hoa Dân quốc của Tưởng, suy nghĩ về biên giới, lãnh thổ, lợi ích biển, mở rộng giao thương với bên ngoài lớn mạnh theo thực lực. Họ Tưởng có cái nhìn xa, trông rộng nên muốn thâu tóm Hoàng Sa, thậm chí Trường Sa hay nhóm đảo Điếu Ngư Đài. Họ xác lập chủ quyền bằng nhiều cách, bao gồm cả sự hiện diện quân sự lẫn trên giấy tờ (như đã nêu chi tiết trong các phần trên). Cần nhắc lại suất Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ sau thế chiến 2 cũng do họ Tưởng mang về cho TQ, sau này là Đài Loan
Lúc này, Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp. "Mẫu quốc" cũng rất rõ ràng trong việc khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa. Có thể nói, người Việt là những người đầu tiên hiện diện, quản lý và ở lại trên một số đảo của quần đảo này.
Tuy nhiên tiềm lực kinh tế, quân sự VN và TQ, thậm chí là Pháp cũng như khả năng khai thác quản lý của tất cả vào thời đó vẫn chưa đủ để bao quát cả quần đảo rộng lớn. Nhiều đảo không người chơ vơ giữa biển. Luật pháp quốc tế lúc đó cũng chưa hoàn thiện như bây giờ. Cùng trong vòng xoáy của lịch sử thế giới trong bgiai đoạn Thế chiến 2, quần đảo Hoàng Sa cũng "bôn ba lận đận" khi hết người Nhật chiếm; quân Tưởng (coi như thuộc phe Đồng minh) đến giải giáp. Người Pháp đòi lại chủ quyền, và sau đó là các chính phủ Việt Nam quản lý....
Sau Thế chiến 2, các nước lớn chi nhau quyền lực, quyền lợi trên thế giới. Lúc đó, VN chỉ là nước nhỏ. Khác biệt ý thức hệ, quan điểm, đường lối chính trị khiến thế giới chia thành 2 nửa. Các ông lớn vờn nhau, rủ bè kết hội đối đầu, ta ở giữa mà vẫn cố gắng không bị "sứt mẻ", đủ thấy cha ông ta đã phải nỗ lực thế nào. Việc cụ Do Duy Son hỏi cũng là hệ quả của giai đoạn này
Trong chiến tranh VN, VNCH đóng quân ở 1 phần quần đảo, đúng theo quy định quốc tế. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa miệt mài theo đuổi mục tiêu thống nhất đất nước, bằng mọi nguồn lực có được. Nhưng chưa bao giờ, kể cả lúc đói kém khó khăn nhất, chúng ta nghĩ đến việc đánh đổi 1 phần lãnh thổ để có thêm nguồn lực cho chiến tranh giải phóng dân tộc.
TQ của Mao sớm tỏ rõ tham vọng làm ông lớn CS và bành trướng ảnh hưởng, chủ quyền. Lợi ích biển cũng được TQ chú trọng. Ko ép được VN trở thành Bắc Hàn thứ 2, TQ quay sang bắt tay Mỹ. Hải chiến Hoàng Sa 1974 một lần nữa tạo thêm bằng chứng về cách hành xử của người láng giềng phương Bắc với VN
Ngay khi đất nước thống nhất, CHXHCN Việt Nam bằng mọi cách nhanh nhất có thể, khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và nhiều đảo, quần đảo khác. Với Hoàng Sa, chúng ta sẽ không bao giờ ngừng khẳng định chủ quyền, tập hợp tài liệu chứng cứ và kiên định mục tiêu đòi lại quần đảo này.
Phương pháp trước mắt là bằng con đường "hòa bình, thông qua đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế".
Có thể đời chúng ta chưa làm được, nhưng hãy truyền lửa để đời con, đời cháu...thực hiện việc này