- Biển số
- OF-101541
- Ngày cấp bằng
- 17/6/11
- Số km
- 3,231
- Động cơ
- 369,792 Mã lực
cụ thông thạo về loại này ghê nhỉ, nghe cụ tả mà ghê quá, phòng em tháng nào mùng 1 âm cũng phải lòng lợn tiết canh, em thì chỉ chơi lòng chứ ko chơi tiết canh, nhưng anh em trong phòng thì chén đềuĐang có topic lợn gạo!
Thực ra với sán dây (sán sơ mít,...) ăn vào khi con sán ở giai đoạn lợn gạo là ít độc nhất.
Kit của con sán khi đạt tới giai đoạn lợn gạo đã ở gần giai đoạn cuối của vòng đời. Ăn thịt chưa nấu chín có nang gạo vào bụng, cái nang chỉ nở thành con sán rồi bám vào thành ruột để sống cả cuộc đời nó ở đấy.
Nhưng ở các giai đoạn sớm hơn, ngay sau khi nở từ trứng chúng thường di chuyển trong máu để đến các nơi khác trong cơ thể (cả con lợn hay con người).
Ăn tiết canh (tức là tiết sống) nếu con lợn đã nhiễm trứng thì chúng sẽ vào qua dạ dầy đến ruột rồi qua thành ruột vào máu. Theo máu chúng di chuyển đến các nơi khác trên cơ thể. Nguy hiểm nhất là lên não rồi phát triển ở đấy!
Nhưng sán dây chưa nguy hiểm bằng liên cầu khuẩn.
Con lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn do những vết xước trên da, liên cầu khuẩn từ ngoài lọt vào và phát triển gây nhiễm trùng máu.
Người ăn vào có thể bị nhiễm khuẩn cấp tính, nếu cấp cứu không kịp thời sẽ tử vong rất nhanh!