[Funland] Tiếng việt?

JetLink

Xe máy
Biển số
OF-606729
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
51
Động cơ
122,410 Mã lực
Website
www.jetlink.vn
Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (một cách khá “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc” ;)) Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
 

Tạch Đùng

Xe tải
Biển số
OF-381145
Ngày cấp bằng
5/9/15
Số km
209
Động cơ
245,254 Mã lực
Nơi ở
Top Spring ( Xuân Đỉnh)
Ko rõ cụ chủ thớt chắc trước làm nhà nước. Thời đại mở cửa mà cụ. Thi thoảng có những từ người ta dịch sang tiếng Việt nó không sát nghĩa được thì người ta lôi từ nguyên gốc bằng tiếng Anh ra nói thôi. Sếp em người Nhật 65 tuổi rồi nhiều báo cáo bằng tiếng Nhật nhưng vẫn đá tiếng Anh vào như thường mà: ví dụ như
schedule (Anh) - スケジュール (Nhật)
agenda (Anh) - 議題 (Nhật)
Cái quan trọng là Tùy từng môi trường thì mình sử dụng cho linh hoạt thôi, như về nhà nói chuyện vs ông bà, bố mẹ ko thể dở tây dở ta được, nhưng trong môi trường doanh nghiệp nước ngoài người Việt vs nhau vẫn nói chuyện 1 số từ thuần anh mà: book công ( đặt container), Fix lỗi đường truyền ,...thì em nghĩ là ko sao. Chia sẻ một chút quan điểm
Em chưa bao h làm nhà nước. Em làm thuê thôi. Em vừa làm thuê vừa kinh doanh ngoài. Làm ăn đoi ba năm nay cũng tàm tạm. Nên hơi tuej coi mình cao số. Cụ thông cảm ạ!
 

vieteuro

Xe container
Biển số
OF-63079
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
8,367
Động cơ
26,558 Mã lực
Chắc xem sex tank nhiều quá nên ức chế :)) :))
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,161
Động cơ
339,109 Mã lực
"dịch vụ kho vận" hoặc "Hậu cần" là quá thừa thãi.
cụ thử tìm hiểu về "Hậu cần" bên quân đội ấy xem nó có khác logistics trong tiếng anh chỗ nào không ? thậm chí nó làm cả những cái logistics không có luôn.
Chính vì vậy nên dùng từ hậu cần mới không hợp, người nghe sẽ hiểu sang ý khác mà không phải logistics
Quan điểm của em rất rõ ràng, dùng tiếng Anh với thuật ngữ hoặc giao tiếp trong 1 nhóm người nói/nghe phạm vi hẹp về chuyên môn thì có thể chấp nhận được, còn những từ mang nghĩa phổ thông mà cứ thích chèn tiếng Anh vào là sính ngoại đua đòi.
Ví dụ thời gian -> time là cái nhảm nhí nhất mà em gặp khá nhiều người dùng.
 

JetLink

Xe máy
Biển số
OF-606729
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
51
Động cơ
122,410 Mã lực
Website
www.jetlink.vn
Chính vì vậy nên dùng từ hậu cần mới không hợp, người nghe sẽ hiểu sang ý khác mà không phải logistics
Quan điểm của em rất rõ ràng, dùng tiếng Anh với thuật ngữ hoặc giao tiếp trong 1 nhóm người nói/nghe phạm vi hẹp về chuyên môn thì có thể chấp nhận được, còn những từ mang nghĩa phổ thông mà cứ thích chèn tiếng Anh vào là sính ngoại đua đòi.
Ví dụ thời gian -> time là cái nhảm nhí nhất mà em gặp khá nhiều người dùng.
Ko phải ko hợp mà là thiếu, ko đủ. Chi tiết em đã post phía trên. Nhiều cụ trong này vẫn nhầm lẫn về ngành này cụ ạ :D
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,895
Động cơ
203,618 Mã lực
Ối giời anh Tạch
Người Nhật xử cmn dụng luôn từ Căm piu tà để nói cái máy tính vân vân và mây mây thì đã làm sao
Kiểu như ISO, ITIL mà nói bằng nghĩa Tiếng Việt thời vừa dài vừa đếu chắc đã hiểu thời cứ nói cmn là ISO, ITIL thời đã làm sao :D
Đấy là những từ mà không có, thì mới phiên âm nguyên. Chứ còn những từ có rồi thì lại nghe chối tai. Kiểu như: "Hôm nay mình làm cái plan để ngày tham dự buổi meeting với đối tác nhé".
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,970
Động cơ
459,877 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Dịch vụ KHO VẬN là Trucking service, là 1 khâu trong logistics thôi

Hậu cần đúng với B2B thôi, ko đúng với B2C & C2C, cụ thể là first mile & last mile delivery = lấy/giao hàng chặng đầu/cuối
Có lẽ cụ chưa hiểu hết về hậu cần.
Hậu cần bao gồm lấy hàng từ nguồn đem đến nơi cần(tất tần tật các thủ tục, dịch vụ liên quan đầy đủ như pháp lý, kho , vận chuyển, đóng gói, phân loại,.... ) . Trong hậu cần Thậm chí còn cả sản xuất... Thời la mã cổ đại người tham gia khâu cuối cùng trong hậu cần được gọi với chức danh là Logistikas. Từ logistis cũng bắt nguồn từ đây mà ra, và logistis cũng chỉ là 1 khâu cuối trong hậu cần thôi. Nên nói hậu cần để diễn dải là quá thừa thãi
 
Chỉnh sửa cuối:

JetLink

Xe máy
Biển số
OF-606729
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
51
Động cơ
122,410 Mã lực
Website
www.jetlink.vn
http://m.vlr.vn/logistics/news-1533.vlr
Có lẽ cụ chưa hiểu hết về hậu cần.
Hậu cần bao gồm lấy hàng từ nguồn đem đến nơi cần(tất tần tật các thủ tục, dịch vụ liên quan đầy đủ như pháp lý, kho , vận chuyển, đóng gói, phân loại,.... ) . Trong hậu cần Thậm chí còn cả sản xuất... Thời la mã cổ đại người tham gia khâu cuối cùng trong hậu cần được gọi với chức danh là Logistikas. Từ logistis cũng bắt nguồn từ đây mà ra, và logistis cũng chỉ là 1 khâu cuối trong hậu cần thôi. Nên nói hậu cần để diễn dải là quá thừa thãi
Mặc dầu logistics đã du nhập vào VN ngót vài thập niên, đã xuất hiện trong Luật Thương mại (2005) với cái tên phiên âm khá ngộ nghĩnh: lô-gi-stíc!Tuy vậy, đến nay vẫn còn một số người, phương tiện truyền thông, đặc biệt các diễn đàn, hội nghị quốc tế mà người dịch vốn không phải là các chuyên gia trong ngành, đã sử dụng từ “hậu cần” để dịch nghĩa logistics, điều này trong thực tế đã gây nhiều ngộ nhận, vô tình hạ thấp ý nghĩa, vai trò logistics cũng như trong nhận thức nhiều người, mà gần hai thập niên qua chúng ta đã cố gắng xác lập các kiến thức đương đại về logistics.

Trên thế giới, sức mạnh lan tỏa của thời đại logistics toàn cầu như vũ bão, nhận thức logistics của thời kỳ Cổ đại (Alexandre Đại đế), thậm chí thời kỳ những năm 50 (thế kỷ 20) ở Mỹ (và các quốc gia Tây Âu khác) mà “hậu cần” được dùng hầu hết trong quân đội, đến nay “hậu cần” không còn phản ánh đầy đủ ý nghĩa, chính xác và phù hợp với logistics ở thời kỳ CNTT hiện đại!

Ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…

Như vậy dùng “hậu cần” hay logistics là một vấn đề “nóng” và thời sự, cần phân tích cặn kẽ sau đây.

HẬU CẦN” DỄ CÓ NHẬN THỨC VỀ LOGISTICS Ở TẦM NHÌN HẠN HẸP

Trước khi Luật Thương mại 2005 ra đời, đã có nhiều đề nghị dùng từ các từ như hậu cần, tiếp vận (có nghĩa là cung cấp và vận chuyển) hay kho vận giao nhận, thậm chí có trường hợp cho rằng đó cũng chính là vận tải, hoặc vận tải đa phương thức (!)… và cuối cùng ngay cả khi ngồi vào đàm phán quốc tế với các vấn đề liên quan đến logistics, chúng ta mới thấy rằng các hoạt động trên đây chỉ là các thành tố của logistics. Chính xác hơn, logistics là một quá trình hoạch định, tổ chức và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các hoạt động như nói trên (vận tải, giao nhận, cung ứng, tồn trữ, hậu cần...) của dòng chảy nguyên liệu, hàng hóa, thông tin từ điểm bắt đầu đến điểm cuối cùng nhằm đáp ứng tiêu dùng.

Trong thực tế nước ta, cũng như các nước phát triển, “hậu cần” thường dùng nhiều nhất trong quân đội, tuy vậy trong dân gian đôi lúc vẫn sử dụng vào các lĩnh vực khác ngoài quân đội, như hậu cần của một sự kiện nào đó (như triển lãm, hội nghị…), hậu cần của một công việc, nghề nghiệp nào đó (như hậu cần nghề cá, hậu cần sau cảng), nhìn chung hậu cần là những công tác chuẩn bị vật liệu, mua bán, vận chuyển, sắp xếp, kể cả các mặt sinh hoạt khác… và như vậy ở trong phạm vi hẹp. Việc sử dụng hậu cần vào những hoạt động kinh tế, thương mại hoặc như một nghề nghiệp, ngành kinh tế... chưa phổ biến và còn cá biệt.

Thời gian gần đây, điều đáng mừng là do nhận thức và truyền thông về logistics ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới trẻ nước ta hiện nay, việc sử dụng logistics vào các lĩnh vực mới mẻ thí dụ như bán hàng qua mạng, các website… được giao cho các công ty logistics, đó là những đơn vị chịu trách nhiệm giao hàng (theo các đơn hàng) và thu tiền cho các nhà bán buôn, bán lẻ. Công việc này thật sự mới mẻ nhưng tại các nước phát triển đó chính là các 3PLs (các nhà cung cấp dịch vụ logistics) thuê ngoài.

Trên thực tế, các công ty làm dịch vụ logistics khi đăng ký kinh doanh đã có dịch vụ logistics với một mã ngành nghề được quy định cụ thể cho nghề nghiệp của mình; các báo chí, phương tiện truyền thông cũng sử dụng từ logistics mà không cần phải dịch hoặc phiên âm; các cơ quan quản lý, hải quan, thuế vụ... đều sử dụng logistics trong các nghiệp vụ của mình, các doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh đã rất tự tin khi nói về dịch vụ logistics không còn mới mẻ, gượng ép như ngày nào. Vậy thì không còn lý do gì nữa để dùng từ “hậu cần” gây nhiều ngộ nhận và với ý nghĩa hạn hẹp để thay cho logistics.!

Thực ra quá trình nhận thức về logistics không đơn giản. Ngay tại Mỹ là một quốc gia đi đầu về phát triển quản trị logistics, không phải chỉ một từ duy nhất logistics mà còn được hiểu thông qua rất nhiều từ khác, thí dụ physical distribution management, material management, business logistics, integrated logistics, supply chain management… Còn tại Nhật, trước khi biết đến logistics hiện đại như ngày nay người Nhật đã có mô hình và khái niệm KANBAN và sau này là JUST IN TIME.

Như trên để thấy thấy rằng, việc sử dụng hậu cầntại VN là một quá trình nhận thức có tính chất giai đoạn lịch sử, đến nay nó phải được điều chỉnh để phù hợp với bản chất của logistics và với thế giới ngôn ngữ đương đại.

“HẬU CẦN” HẠ THẤP VAI TRÒ PHÁT TRIỂN LOGISTICS!

Logistics, như Peter F. Drucker, cha đẻ ngành quản trị học hiện đại, đã tiên đoán “Logistics là nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa hề chạm đến. Đó chính là “thềm lục địa tiềm ẩn” của cả nền kinh tế”.

Logistics ngày nay phải giải quyết cùng lúc ba dòng chảy quan trọng và cốt yếu của nền kinh tế thế giới đó là dòng chảy vật chất, dòng chảy tài chính (vốn) và dòng chảy thông tin. Nếu có một giải pháp hiệu quả và hiệu lực nhất để kiểm soát ba dòng chảy trên trong doanh nghiệp cũng như tại mỗi quốc gia đó chính là dòng chảy logistics mà mục tiêu cuối cùng giúp con người tiết kiệm được tài nguyên, nguồn lực và hường thụ đúng lúc, đúng nơi, đúng chi phí, chất lượng và giá cả.

Thách thức logistics toàn cầu lớn nhất vẫn là sự tắc nghẽn cũa 3 dòng chảy trên. Đâu đấy chúng ta vẫn thấy phân phối vật chất vẫn còn cách biệt, nơi đầy tồn kho, nơi thiếu thốn tài nguyên, chi phí logistics cao và đói nghèo, đáp ứng và sự hài lòng của khách hàng vẫn còn là khoảng cách!

Tại VN, Nhà nước đã nhận thức được vai trò quan trọng của logistics trong việc phát triển kinh tế đất nước, xem logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy kinh tế phát triển. Bằng nhiều các quyết sách và hội nhập logistics khu vực, quốc tế trong thời gian qua, tuy đi sau các nước phát triển nhiều thập kỷ, năng lực thực hiện logistics (LPI) nước ta những năm gần đây đã có bước phát triển khá tốt, xếp thứ hạng trung bình - khá tại khu vực và thế giới. Đạt được kết quả trên là do chúng ta đã nắm bắt được xu thế và nhận thức rõ vai trò logistics trong thời đại ngày nay.

Chúng ta nên dừng lại việc nhận thức logistics bằng khái niệm “hậu cần”, bởi vì tư duy hậu cần sẽ không đủ kích thước về một logistics toàn cầu với nhiều khám phá mới mẻ và thách thức, kết quả là sẽ hạn chế sự đóng góp năng động của logistics vào việc phát triển kinh tế đất nước.

TRÁCH NHIỆM TRUYỀN THÔNG LOGISTICS

Việc nhận thức, truyền thông logistics không đầy đủ, gây những ngộ nhận và mơ hồ về logistics, hạn chế tư duy logistics, có trách nhiệm của các cơ quan quản lý ngành, trách nhiệm của các phương tiện truyền thông, đào tạo và của các hiệp hội ngành.

Ý thức về vấn đề này Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt nam (VIFFAS) đã coi trọng việc đổi tên thành Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt nam (VLA), xem đây không chỉ là việc đổi mới đơn thuần về cái tên mà là bước ngoặc quan trọngvới một chức năng, mục tiêu và tầm nhìn mới phù hợp thời đại. Chắc chắn với trách nhiệm của mình, Hiệp hội và các cơ quan truyên thông, đào tạo trực thuộc hiệp hội, nghiêm túc và thông nhất trong việc tuyên tuyên, nhận thức logistics cho hội viên bằng việc sử dụng từ logistics trong mọi trường hợp có liên quan và ngưng ngay việc sử dụng từ “hậu cần” để giải thích về logistics.

Các cơ quan báo đài, phương tiện truyền thông, đào tạo huấn luyện, kể cả các cơ quan quản lý ngành, chủ hàng cũng cần thấy rằng việc sử dụng logistics để nhận thức về logistics, để trao đổi trong phạm vi nghề nghiệp là việc làm đúng đắn, phù hợp pháp luật nhà nước cũng như làm giàu kho tàng ngôn ngữ VN.

“Hậu cần” thì dừng lại còn logistics (chứ không phải lô-gi-stíc!) sẽ tiếp tục đi tới phía trước, đó là điều cần khẳng định!

Nguồn: http://m.vlr.vn/logistics/news-1533.vlr
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,161
Động cơ
339,109 Mã lực
Có lẽ cụ chưa hiểu hết về hậu cần.
Hậu cần bao gồm lấy hàng từ nguồn đem đến nơi cần(tất tần tật các thủ tục, dịch vụ liên quan đầy đủ như pháp lý, kho , vận chuyển, đóng gói, phân loại,.... ) . Trong hậu cần Thậm chí còn cả sản xuất... Thời la mã cổ đại người tham gia khâu cuối cùng trong hậu cần được gọi với chức danh là Logistikas. Từ logistis cũng bắt nguồn từ đây mà ra, và logistis cũng chỉ là 1 khâu cuối trong hậu cần thôi. Nên nói hậu cần để diễn dải là quá thừa thãi
Hay là cụ đem đem từ hậu cần gán cho Logistikas thời La mã 1 cách khiên cưỡng ? Bản thân từ hậu cần gốc hán việt của nó là trợ giúp ở phía sau chứ nhỉ ? Đem áp nó vào logistics không thể phù hợp, vừa thừa vừa thiếu.
 

VHD Corp

Xe tải
Biển số
OF-625818
Ngày cấp bằng
21/3/19
Số km
354
Động cơ
120,177 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Viettel Vĩnh Phúc
Em nghĩ cụ thớt coi vấn đề này nó nhẹ nhàng thôi. Thức tế nhiều khi diễn đạt băng tiếng anh nó gọn hơn, bao hàm đủ ý cho mọi người khi đọc. Do đó lâu rồi thành thói quen.
 

levinh05

Xe container
Biển số
OF-36603
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
5,083
Động cơ
509,631 Mã lực
Nơi ở
Moon
Cái này em nghĩ nó phổ biến tầm 2004-2007 chứ nhỉ?
Mời cụ chủ thẩm cho vui

Trước em làm ở công ty cạnh phòng sale, cứ cuối tháng không đủ doanh thu thì đủ thể loại phun ra như oắt dờ hell, bú shịt....:))
 
Chỉnh sửa cuối:

Kien156

Xe máy
Biển số
OF-536059
Ngày cấp bằng
8/10/17
Số km
80
Động cơ
167,900 Mã lực
Tuổi
28
E dốt Tiếng anh đi ra ạ
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,970
Động cơ
459,877 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Hay là cụ đem đem từ hậu cần gán cho Logistikas thời La mã 1 cách khiên cưỡng ? Bản thân từ hậu cần gốc hán việt của nó là trợ giúp ở phía sau chứ nhỉ ? Đem áp nó vào logistics không thể phù hợp, vừa thừa vừa thiếu.
Vâng cụ. Bản thân em thấy nếu dùng hậu cần thì nó quá thừa.

Còn thiếu thì em không rõ.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,161
Động cơ
339,109 Mã lực
Vâng cụ. Bản thân em thấy nếu dùng hậu cần thì nó quá thừa.

Còn thiếu thì em không rõ.
Em sẽ cố tìm cách giải thích ý hiểu của em. Kiểu như 2 cái nó có mục tiêu khác nhau:
- Mục tiêu lớn của hậu cần là đảm bảo đủ nhu cầu
- Mục tiêu lớn của logistics có vẻ như là tối ưu cách dẫn luồng hàng hóa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top