[Funland] Tiếng Việt: Đúng và Sai - Cách dùng

1chong2con

Xe đạp
Biển số
OF-120043
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
12
Động cơ
383,100 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
Em cũng dị ứng với những người viết sai chính tả, thế mà chồng thì lại mắc lỗi này trầm trọng, cả nói và viết luôn. Quê chồng thì còn trầm trọng hơn nhiều, lại thêm cả từ địa phương nữa chứ...

Ví dụ thế này ạ:
- lon bia: cóng bia
- thím: xím (thằng cháu con ông anh chồng em gọi em thế ạ!:(()
- thái: xái
- cá kho: cá rang
- chai, lọ, bình: phồm
- cái âu: cái phạng
(Cụ nào quê ở Giao Thủy - Nam Định chắc biết rõ vụ này).

Em nghĩ phần nhiều là do giáo dục, mọi người học kém môn tiếng Việt, môn Văn nên xảy ra tình trạng này. Đúng là thật khó để có thể tin tưởng được vào cuốn từ điển tiếng Việt mà các bác đã nói ở trên, em thì từ nào không chắc chắn, em toàn tra từ điển Anh - Việt, hình như chưa có lỗi. Hihi
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
2,952
Động cơ
495,152 Mã lực
Em nhớ tầm em ngày đi học đọc rất nhiều sách, truyện, nếu sách truyện nước ngoài dịch rất chuẩn. Bây giờ đi mua truyện cho con, em còn choáng với ngôn ngữ dịch, chưa kể nhà xuất bản còn in sai. Học sinh bây giờ lại ngại đọc những sách, truyện mà nhiều chữ quá.
 

Canon_s3is

Xe điện
Biển số
OF-30009
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
2,132
Động cơ
501,659 Mã lực
Chuẩn!
Muốn có điểm cao thì... Tết thầy/cô. Tết quanh năm, chả cần đợi ngày, chả cần định ngày.
Dạy thêm kiếm xèng nên cứ trò dự học thêm là cho điểm, kể cả điểm giả.
 

Sucukinhtrang

Xe tăng
Biển số
OF-35906
Ngày cấp bằng
24/5/09
Số km
1,242
Động cơ
485,160 Mã lực
Nơi ở
Phía tây Hồ Tây
Cháu thấy các cụ dạy phải, chí ný dưng mờ cũng chưa phải ạ. Lói ngọng và lói thõi nà 2 vấn đề khác nhau, lói ngọng dưng viết vưỡn đúng chính tả nại nà vẫn đề
Khác nhau lữa. Viết sai chính tả dưng nại lói thõi.... vấn đề lày khó lói nắm ạ.

Phân biệt S và X Trong giờ ngữ pháp, cô giáo nói: Hôm nay chúng ta hoc cách phân biệt sờ nặng và sờ nhẹ. Để cho các em dể nhớ cô chỉ cho các em nhé. Các em có nhìn tháy chữ “S” này không? các em có thấy có cái mỏ như mỏ chim không? Còn đây là chữ sờ nhẹ “X”, trong nó giống như cánh bướm. Cả lớp cùng đồng thanh đọc với cô sau đó cô bảo: - Bây giờ các em đã biết thế nào là sờ nặng, thế nào là sờ nhẹ rồi, em nào lấy ví dụ cho cô nào ? Một bạn gái đứng lên: _ Em thưa cô, sờ chim là sờ sung sướng ạ ! Cô giáo: - Đúng rồi em giỏi quá, đấy là sờ nặng, còn sờ nhẹ ai lấy vi dụ về sờ nhẹ nào ? Một em trai phát biểu: -Sờ bướm là sờ xấu xa ạ! _ Ôi, các em giỏi quá, đúng rôì, giờ chúng ta đọc lại cho thật thuộc nhé. Và cả lớp đồng thanh đọc: Sờ nặng là sờ chim Sờ chim là sờ sung sướng sờ nhẹ là sờ bướm sờ bướm là sờ xấu xa 
 
Chỉnh sửa cuối:

vitara29u

Xe hơi
Biển số
OF-6548
Ngày cấp bằng
30/6/07
Số km
107
Động cơ
543,300 Mã lực
Nơi ở
Láng Hạ HN
em thấy cũng lỗi quá, mỗi khi ngi ngờ lại phải google xem lại ...:-?
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
2,952
Động cơ
495,152 Mã lực
Viết xong bài trên thấy mợ 1 chồng 2 con viết dân Giao Thuỷ Nam Định nói sai nhiều, rồi viết sai chính tả theo. Theo em nghĩ là sai, quê em ở huyện bên cạnh Giao Thuỷ đây, cũng nói sai nhưng không viết sai đâu nhé. Nói hiểu một kiểu, nhưng khi viết đúng. Dân Nam Định hay sai L và N.
 

mr.ken_no1

Xe container
Biển số
OF-53142
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
7,742
Động cơ
526,850 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói, hê hê
trên OF thì một số là do đánh sai thật, còn một số là cố tình đánh kiểu đấy mà cụ
Em thì cả 2 kiểu nhuôn
1. Em bị ngọng, sai là bình thường
2. Em chưa giừ, nên cũng muốn đu theo các iem teen
Hê hê
 

davidhuy

Xe tăng
Biển số
OF-36516
Ngày cấp bằng
31/5/09
Số km
1,713
Động cơ
488,523 Mã lực
Nơi ở
Nay đây mai đó
Em có cảm giác là ofer sinh những năm 70's của thì rất ít mắc lỗi chính tả, còn lứa 80's trở về sau này thì mắc lỗi chính tả nhiều, nhẹ từ sai từ kiểu như: sử lý (xử lý), song rồi (xong rồi), lịch xử (lịch sử), rồi thì viết hoa tên người, tên địa danh,.....
Nặng thì không biết ngắt câu, đánh dẩu chấm, phẩy, câu chữ dài lê thê.
Cái này là do giáo dục của mình càng ngày càng thiếu trách nhiệm, thầy/cô không nắn học sinh nghiêm khắc, chỉ lo kiếm tiền.
em 8x đời đầu tự hãnh diện mình ko hề viết xai trính tả
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,502
Động cơ
398,701 Mã lực
do vội thôi, sống gấp mà
 

Catival 3038

Xe tải
Biển số
OF-22189
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
373
Động cơ
499,280 Mã lực
Website
3pstore.vn
F1 nhà em đưa vở về thấy có dòng: Cha mẹ kí. Hỏi thì F1 bảo cô ghi trên bảng như thế.
Em sửa lại là : Cha mẹ ký. Đến hôm sau cô giáo lại sửa lại là Cha mẹ kí.
Các cụ giải thích đúng hay sai ở đoạn này.
 

Rolland

Xe điện
Biển số
OF-68515
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
3,591
Động cơ
463,710 Mã lực
Nơi ở
Gốc cây Đức
Các Cụ quan tâm Chính Tả với... Tà Tả làm gì? :-|
Đến "giấy bạc" mệnh giá hàng "nghìn" mà có đồng còn viết sai be bét kia kìa!
Cụ nào có ảnh của tờ bạc mệnh giá to nhất đưa lên mà xem! =))

Rolland
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,501
Động cơ
737,678 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
F1 nhà em đưa vở về thấy có dòng: Cha mẹ kí. Hỏi thì F1 bảo cô ghi trên bảng như thế.
Em sửa lại là : Cha mẹ ký. Đến hôm sau cô giáo lại sửa lại là Cha mẹ kí.
Các cụ giải thích đúng hay sai ở đoạn này.
Cụ tham khảo cái này thử xem:6:

Bàn về chính tả tiếng Việt: dùng i & y tỷ hay tỉ? ký hay kí? sĩ hay sỹ? quỷ hay quỉ?

Tiếng Việt trong mấy chục năm vừa rồi thay đổi, phát triển khá nhanh mà chính tả ngữ pháp, tức luật lệ quy tắc sử dụng lại không theo kịp. Cái này Viện Ngôn ngữ học - bộ Giáo dục có phần trách nhiệm lớn. Nếu các giáo viên dạy Tiếng Việt cấp I, II, sách vở báo chí còn viết sai chính tả, thì còn hy vọng gì chúng ta viết đúng nữa?

Các vấn đề trong chính tả Tiếng Việt có khá nhiều, hôm nay tại hạ xin nói chuyện sử dụng i và y:

Ngày xưa, thống nhất tất cả đều dùng "i" (hi vọng, hi sinh, qui hoạch, quí tử, mĩ miều, thư kí, chữ kí, kì lạ, sĩ tử, kĩ thuật, cụ kị, kị binh....)

Sau một thời gian, nhận ra có nhiều từ đồng âm khác nghĩa, chính tả đã phân biệt cách dùng i và y theo phương hướng (luật không ràng buộc) như sau:

- những nghĩa nào mang tính chất trang trọng, đẹp đẽ, thể hiện sự tôn kính thì dùng y thay cho i
- danh từ riêng, tên riêng dùng y

Còn lại, đúng chính tả tiếng Việt vẫn là dùng i.


Chẳng hạn với phụ âm t, chia ra như sau:

ti: 1. thấp hèn (~ tiện), 2. nhỏ (li ~), 3. đầu vú
ty: 1. sở, cơ quan, (công ~, ~ cảnh sát) 2. chức vụ (quan hữu ty)

tì: 1 lỗi (~ vết), 2. ấn hoặc dựa (~ người, ~ tay lên trán), 3. tì tì: ăn nhanh, vội vàng)

tỳ: 1 đàn tỳ bà 2. (Đông y) 1 cơ quan trong cơ thể

tí: 1. ít, ngắn, bé (chờ ~) 2. đầu vú
Tý: con giáp đầu tiên (chuột)

tỉ: 1 giả sử (~ dụ, ~ như) 2. say bí tỉ: uống rượu, ngủ quên trời đất 3. nghìn triệu (láy ti ~: rất nhiều) 4. tỉ mỉ: cẩn thận

tỷ: 1. chị, phụ nữ già hơn tuổi 2. ngọc tỷ: con ấn của vua

tĩ (như ~ gà, cận lòi ~)

tị: 1. lánh xa (~ nạn) 2. không hài lòng (~ nạnh, ghen ~, ~ hiềm) 3. láy tắc tị 4. như tí(1)

Tỵ: con giáp thứ sáu (rắn)


Những phụ âm mà sau đấy chỉ dùng i là:

b, ch, d, đ, kh, n, ngh, nh, ph, r, s*, th*, tr, v*, x
(*) nếu là tên riêng có thể dùng y, chẳng hạn Văn Sỹ, Thy, Vỹ

ví dụ: bí ngô, di tản, ni cô, nhi đồng nhí nhảnh, nghi hoặc, phi thường, chim ri rủ rỉ, si ngốc, sĩ diện, trí tuệ, vĩ cầm, dương xỉ


5 phụ âm đang mà cách sử dụng y thay cho i đang thay đổi rất nhanh: h, k, qu, l và m.

Có thể nói việc chuộng dùng y cho các từ "đẹp" như "hy" (hy sinh, hy vọng), "hỷ"(song hỷ), "kỳ" (cầm kỳ thi họa, quốc kỳ, Hoa Kỳ), "kỹ" (kỹ nghệ, kỹ thuật) "lý" "mỹ" "quý" đã ảnh hưởng đến thói quen các từ còn lại, dẫn đến các từ nghĩa không có gì trang trọng, đẹp đẽ cũng thành đuôi y cả.

Chẳng hạn chữ "kì" xưa vốn có các nghĩa 1. lạ (hiếu kì, kì lạ, kì binh) 2. đợt (học ~, nhiệm ~) 3. cờ 4. tắm rửa (~ cọ) Nghĩa 1 và 3 có nhiều từ trang trọng đẹp đẽ (kỳ lân, kỳ vĩ, quốc kỳ, Hoa Kỳ), bây giờ mọi người cứ âm kì là viết thành kỳ cả. chữ kỳ thay thế dần chữ kì cho cả 4 nghĩa.

kí cũng đang dần dần chết mà thay bằng ký (chữ ký, thư ký, bút ký, ký thác, ký gửi, ký sinh). Tương lai không xa, sẽ chỉ còn Đoàn Trần Nghiệp là giữ được biệt danh "Kí Con" của mình.

kỉ, kĩ, kị cũng vì thế mà đang bị thay bằng kỷ, kỹ, kỵ

qu cũng như k, y đang thay thế dần i: bây giờ người ta viết quy hoạch, nội quy, quỳ hoa bảo điển, quý tử, quý một, quỷ quyệt, thủ quỹ, quỵ lụy... chứ không i nữa.

l cũng bị y hóa mạnh không kém, có lẽ từ chữ "lý" chăng? mà các âm

li sắp thành ly cả 1. đơn vị đo lường nhỏ (vàng bạc)=1/1000 lạng 2. xa (chia ly, ly khai, ly tán) 3. trong suốt (ngọc lưu ly, mê ly) 4. cáo (hồ ly) 5. cốc nhỏ (ly rượu, ly nước). Vẫn còn sót lại những từ mà chính tả xưa vẫn được giữ lại: cân tiểu li, chi li, lâm li bi đát.

âm lí thì khỏi nói, nay đã chuyển sang dùng y cả: vật lý, lý thuyết, họ Lý, quản lý, lý lẽ

lị cũng dần bị thay bằng lỵ (tỉnh lỵ, huyện lỵ). Một ngoại lệ là từ "xá lị," có nghĩa rất trang trọng lại tồn tại không thay đổi (nhờ các vị sư sãi không thích sự thay đổi chăng?)

lì vì nghĩa xấu nên có bị ảnh hưởng mạnh nhưng xu hướng vẫn là theo chính tả (ù lì, lì lợm, phẳng lì).


Nếu như với k, qu, l việc dùng y đang thắng thế thì với h và m có thể nói là ngang ngửa giữa luật xưa và thói quen ngày nay:

hi bây giờ chỉ còn dùng cho kiểu cười hi hi
Hy Lạp, Phục Hy, Chu Hy, hy sinh đều chuyển sang dùng y (tên riêng, nghĩa đẹp). Hi với nghĩa "mong ước" cũng đẹp, nên cũng chuyển sang thành hy (hy vọng). Hi với nghĩa ít, hiếm cũng bị đang bị quy thành hy (cổ lai hy - có sắc thái kính trọng ở đây), trong khi đúng chính tả vẫn phải là hi (như trong hi hữu).

hỉ là từ đang trong quá trình phân hóa chưa ngã ngũ. Hỉ (nghĩa vui mừng) thì đã chuyển thành hỷ trong "song hỷ," nhưng "hoan hỉ" thì vẫn trụ được so với "hoan hỷ." Nghĩa khác vẫn dùng là hỉ (hỉ mũi).

hì (cười) vẫn dùng i

hí 1. chơi đùa (du hí, hí kịch) 2. ngựa kêu vẫn dùng i, dù việc dùng hý cũng khá phổ biến.

với m có mĩ bị đổi thành mỹ hoàn toàn (mỹ miều, thẩm mỹ, mỹ thuật, mỹ viện, nước Mỹ v.v...). Ảnh hưởng của việc đổi i thành y của chữ mỹ lớn tới mức Mị Châu/Mị Nương nay cũng thành Mỵ Châu và Mỵ Nương (để thể hiện sự kính trọng?). Có lẽ xu hướng này là một cách để phân biệt với chữ mị nghĩa xấu trong mụ mị, mộng mị, mị dân... Câu hỏi đặt ngược lại là: vì sao vợ A Phủ vẫn chưa có được cái đặc ân đó ?( Vì học sinh phải viết theo bản gốc truyện trong sách giáo khoa, hay vị Mị không đáng trân trọng lắm???)

âm mì cũng bị ảnh hưởng mạnh (bánh mì, mì tôm), trong khi âm mi, mí là giữ được theo chính tả, trừ My có được dùng cho tên riêng.

Tóm lại, xu hướng dùng y thay cho i bắt đầu từ nhu cầu phân biệt các từ đồng âm, nhưng do không có sự hướng dẫn, làm luật của bộ phận quản lý (bộ giáo dục, viện ngôn ngữ, hay nhà nước), mà người dân tự phát ra thành một xu hướng thay y cho rất nhiều các từ gốc i khác, dẫn đến hiện tượng nhiều lúc âm đuôi y không có trong từ điển được dùng thông dụng hơn từ đúng chính tả. Đây là một hiện tượng văn hóa ("meme") không tốt cần được quan tâm sửa chữa trong thời gian ngắn nhất.

Hy vọng bài này giúp các anh chị em trong TTV, hiểu thêm về i & y mà giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 

1chong2con

Xe đạp
Biển số
OF-120043
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
12
Động cơ
383,100 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
Viết xong bài trên thấy mợ 1 chồng 2 con viết dân Giao Thuỷ Nam Định nói sai nhiều, rồi viết sai chính tả theo. Theo em nghĩ là sai, quê em ở huyện bên cạnh Giao Thuỷ đây, cũng nói sai nhưng không viết sai đâu nhé. Nói hiểu một kiểu, nhưng khi viết đúng. Dân Nam Định hay sai L và N.
Quê chồng em viết sai thật đấy ạ. Em đã nhìn quyển sổ ghi tiền mừng cưới vợ chồng em rồi.
Ghi rõ ràng là:
- Xím A: x đồng
- Rì B (đúng là "dì"): y đồng
(Nói đến vụ mừng đám cưới thì còn hài hơn nữa. Người ta ít dùng phong bì lắm, mà nhà có đám sẽ có 1 người ngồi ghi chép ở ngay cổng. Nhà nào không đến ăn mà nhờ hàng xóm mừng hộ thì sẽ ghi là 70 nghìn - không ăn; nếu mà đến ăn thì mừng 100k ạ).

Em không bao giờ quên vụ này đâu, buồn cười chết đi được ấy. Ngọng l với n thì là chuyện bình thường ạ. Tuần trước về nhà nhìn thấy giấy giới thiệu của chồng đi nộp hồ sơ (lão ấy tự ghi thành "Lộp hồ sơ", thế mà lãnh đạo cũng ký, hay là lãnh đạo cơ quan cũng ngọng nốt nhỉ?)
 

hihodu

Xe tăng
Biển số
OF-62237
Ngày cấp bằng
19/4/10
Số km
1,455
Động cơ
453,860 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói.
Em có cảm giác là ofer sinh những năm 70's của thì rất ít mắc lỗi chính tả, còn lứa 80's trở về sau này thì mắc lỗi chính tả nhiều, nhẹ từ sai từ kiểu như: sử lý (xử lý), song rồi (xong rồi), lịch xử (lịch sử), rồi thì viết hoa tên người, tên địa danh,.....
Nặng thì không biết ngắt câu, đánh dẩu chấm, phẩy, câu chữ dài lê thê.
Cái này là do giáo dục của mình càng ngày càng thiếu trách nhiệm, thầy/cô không nắn học sinh nghiêm khắc, chỉ lo kiếm tiền.
Em 8x đời đầu không "xai" chính tả cụ nhé:D
 

Senvàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-138091
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
33
Động cơ
368,010 Mã lực
Tính từ khi bắt đầu đi làm trở về trước (gần giữa những năm 90), em chưa đọc thấy 1 quyển sách, truyện trẻ con, thanh niên, người lớn, tờ báo nào sai chính tả.
Việc do văn hóa địa phương nói ngọng, thì chỉ là nói, còn viết là cái sự học, dẫu có khó khăn 1 chút về phân biệt "l và n", bê bò và pê phở", nhưng chỉ là số ít. Đa phần các địa phương đều không bị ngọng, chỉ giọng nói có ngữ điệu khác, chứ viết vẫn theo chuẩn chung của tiếng Việt!

Bác yourdalink nói về tần suất xuất hiện gây cảm giác nhiều, đúng là bây giờ thông tin nhanh, mở, quá nhiều nên tăng xuất hiện lỗi. Nhưng không lẽ cái sự học từ cô giáo tới học trò cũng theo 1 tỷ lệ "sản phẩm hỏng", "tỷ lệ hao hụt định mức" sao??? :-?
Em vẫn nghĩ là do giáo dục ạ ~X(. Không đổ lỗi cho nguyên nhân nào khác được đâu.
 

Lạc mất vợ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-95295
Ngày cấp bằng
14/5/11
Số km
1,549
Động cơ
416,300 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có ...ái đẹp!
Nói thật với các cụ, từ ngày em vào OF em chưa 1 lần viết sai chính tả! Em sẽ rất xấu hổ nếu viết sai chứ đừng nói là cố tình viết sai như một vài cụ/mợ! Tưởng hay lắm!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

xdthienha

Xe điện
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
4,719
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Tại tiếng việt khó hiểu và lủng củng quá.Ngày xưa em đi học thì cô giáo dạy viết là Tiến sỹ - bác sỹ.Giờ thấy viết là tiến sĩ-bác sĩ.Chẳng hiểu viết thế nào cho đúng nữa.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,501
Động cơ
737,678 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Nói thật với các cụ,từ ngày em vào OF em chưa 1 lần viết sai chính tả ! Em sẽ rất xấu hổ nếu viết sai chứ đừng nói là cố tình viết sai như một vài cụ/mợ ! Tưởng hay lắm !!!
Bắt lỗi bác phát: Dấu cách phải dùng sau dấu câu nhé. Bác dùng cả phía trước dấu câu là chưa chuẩn.:D
 
Chỉnh sửa cuối:

Oldstar

Xe tăng
Biển số
OF-85138
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
1,253
Động cơ
421,441 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó
Nói thật với các cụ,từ ngày em vào OF em chưa 1 lần viết sai chính tả ! Em sẽ rất xấu hổ nếu viết sai chứ đừng nói là cố tình viết sai như một vài cụ/mợ ! Tưởng hay lắm !!!
Theo ý cụ thì viết đúng chính tả chắc chỉ không nhầm giữa chữ "n" và chữ "l" thôi ạ :D
Em thật, bài trên của cụ cũng có vài lỗi chính tả đấy :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top