Em ạ cụ 'anh họ chi trên bác Giầu', chờ tiếp tin của Cụ
E theo dõi thead này từ hôm qua, nhưng e thấy cụ phân tích dễ nghe nhất. Mời (b) cụ.Thớt này VĨ MÔ quá. Em đọc thấy cụ nào cũng VĨ ĐẠI.
Vì thế em xin phép chen vào cái VĨ ĐẠI 1 tý.
Theo em mấy lý do chính gây cảm giác thiếu nguồn tiền là do các nguyên nhân sau:
- Lý do thứ nhất và lớn nhất: vẫn là lạm phát. Trước với chừng ấy tiền có thể mua được 1 thứ, nay gấp rưỡi, gấp đôi, gấp ba... vì thế các cụ cần có nhiều tiền hơn => thiếu. 1 số cụ cho rằng lạm phát là do giá tăng dẫn đến việc phải in thêm tiền. Tuy nhiên em ko nghĩ việc này dễ thế, nếu cứ thiếu là in thì nền kinh tế toi từ lâu rồi.
- Lý do thứ 2: Đọng trong các ngân hàng như phân tích của các cụ. Cái này là do chính sách tiền tệ của ta: giảm nguồn cung tiền để giảm lạm phát. Khi nào có lệnh "xả" thì sẽ xả.
- Lý do thứ 3: nằm trong tài khoản của những "người mà ai cũng biết là ai đấy" dưới dạng không phải là Ông Cụ.
- Lý do 4: do kết quả làm ăn của các anh "con cưng" của NN như Vinashin... Tiền chảy về 1 số TK cần chảy và vào TK của các tập đoàn nước ngoài dưới dạng không phải Ông cụ.
- Lý do 5: Do hiệu quả triển khai dự án của đại đa số các dự án của ta.
- Lý do 6: Do lãng phí
- Lý do 7: Do tham nhũng
Em thì em nghĩ tiền Ông Cụ chẳng chạy đi đâu, vẫn loanh quanh ở mình thôi. Em không chắc nhưng không tìm được lý do gì để nó nằm bên Khựa hay bên nào khác.
Các lý do từ 3 đến 7 kể trên thực ra không làm thiếu hay giảm nguồn tiền mà chỉ làm mất giá đồng tiền.
Như vậy theo em thì lượng tiền gần như vẫn vậy, ta không thấy vì nó đang nằm thở tại các ngân hàng chờ phán quyết ạ.
Cụ này nói đúng, có Cụ nào đó lập thớt nói rằng lãi suất ngân hàng xơi hết lãi suất của doanh nghiệp đó thôi.
Các GĐ doang nghiệp Cty TNHH ngồi chơi caphe và hóng chờ chính sách mới, ngừng sản xuất, ko thích uống nữa thì rủ nhau họp ( 52 chiến sĩ ) và họp cho qua ngày, tiễn lỡ vay NH đến kỳ hạn vẫn nghiến răng trả, các Bác ấy còn nói rằng chưa biết ai chết trước-> tiền vẫn chảy vào NH...
Nhà nào mà vợ làm NH, chồng buôn chứng thì còn điểm dừng, ngược lại thì có muốn nhảy lầu cũng bị có người túm chân giữ lại -> tiền vẫn chảy vào NH...
Tiền vay mua đất đến hạn trả lãi NH mà ko bán đc cho ai -> tiền vẫn chảy vào NH...
Cả xã hội ngưng trệ việc kinh doanh sx vì lãi suất cao của NH siết cổ, tiền lãi vẫn chảy tiếp đều đặn vào NH, đến 1 lúc nào đó cả XH hết tiền mà NH thì ôm cục tiền to chẳng biết làm gì cùng với hàng ngàn con nợ mất khả năng thanh toán lãi suất ... nguy hiểm vô cùng.
Một số Bác đã nghiên cứu phương án để vợ con và cục nợ NH ở nhà, còn mình liên hệ bạn bè đang làm ăn, học tập ở nước tư bản giãy chết nào đó để tìm kiếm cơ hội kéo cày trả nợ và nếu ngon thì bê vợ con sang sau...
Em thấy tấm hình này nói lên nhiều điều, tuy nhiên với kiến thức em được học thì đang thiếu người lấp chỗ đất được đào lên.Lý lẽ của cụ sai từ gốc dồi nên các vứn đề theo đó chẳng cần bàn
Cụ thử hỏi các nhà chức trách xem mỗi khi cần, tiền có thể tự dưng sinh ra không
Cụ ăn cơm hộp 30k là dư điều kiện chém gió rồi ạVầng, giờ ăn trưa, vừa nhai cơm hộp 30k em vừa chém gió tiếp.
Thanks cụ. Dưng mờ em chả thấy riệu của cụ đâuE theo dõi thead này từ hôm qua, nhưng e thấy cụ phân tích dễ nghe nhất. Mời (b) cụ.
E hèm, "ạ" ít khi được dùng như động từ, nó chỉ dùng làm động từ trong ngữ cảnh: "con ạ chú/bác/ông/bà... đi" , vậy cụ dùng động từ ạ trong ngữ cảnh này là gì?Em ạ cụ 'anh họ chi trên bác Giầu', chờ tiếp tin của Cụ
em cũng đã đọc qua bài này . và bây h thấy nó thật sự đúng. tiếc rằng tác giả của bài viết ấy kô may mắnCái này mấy năm trước có 1 cụ hiện đang ngồi kho làm 1 bài dài cũng với câu hỏi tương tự, cụ chủ có thể gúc tìm đọc lại.
Em kính đề nghị cụ nghiêm túc suy nghĩ trước khi post bài . Chủ đề của topic là VND đang đi đâu? Theo cụ là bọn thanh niên mới lớn nó nuốt hết tiền vào bụng à? Nó bay hay xóc gì đi chăng nữa thì tiền lại vào túi người khác, đại loại là tiền vẫn nằm trong vòng lưu thông. Đằng này hiện tại không phải chỉ với người thường, mà cả các đại gia, ai ai cũng kêu thiếu tiền, không có tiền mặt. Mà em thật, có khi tiền polymer của Việt Nam in đẹp quá, bọn nước ngoài nó mua đem cho vào bộ sưu tập hêt rồi thì phải .Theo em thì tiền bây giờ bọn thanh niên mới lớn nó mang đi bay lắc với xóc đĩa hết mịe nó rồi
Ở chỗ em thỉnh thoảng lại thấy vài thằng về báo nợ cho bố mẹ nó, thằng nào ít ít thì cũng mất con Sờ Hát, hơn tẹo thì = con Gết,Lacetti, thằng em nhà chú gần nhà em nó còn cống mất toi con BMW serie 5 mà phải là 528i chứ k phải 523i đâu.Nghĩ mà tiếc
Tiền ở đấy các cụ ợ
Ôi trời, cụ là lãnh đạo nhớn hay sao mà quan liêu xét từng câu chữ thế, em là em quan tâm đến cái chủ đề mà các cụ đang bình luận kia kìa.E hèm, "ạ" ít khi được dùng như động từ, nó chỉ dùng làm động từ trong ngữ cảnh: "con ạ chú/bác/ông/bà... đi" , vậy cụ dùng động từ ạ trong ngữ cảnh này là gì?
Cụ cứ chờ tin đi, lúc nào thoát được gấu mẹ vĩ đại và hai gấu con em sẽ chém gió tiếp .
Khâm phục sự hiểu biết của bácEm xin phép cóp pi phân tích của một cao nhân ẩn dật phân tích giùm cụ:
"
Tiền đi đâu thời lạm phát
Tiền ở đây không phải tiền chung chung như vàng hay đô la, mà là tiền cụ thể - nội tệ. Lạm phát xứ ta, khỏi chứng minh ai cũng biết. Chỉ số CPI năm, tháng 4 vừa rồi là 17.5%. Nguyên nhân lạm phát là do nhà nước phải in tiền để bù phần bội chi, để trả nợ đậy cho những tập đoàn kinh tế nắm quyền chủ đạo.
Trong điều kiện tiền mất giá hàng tháng hàng ngày, không ai muốn giữ tiền mà náu thân vào những thứ tiền được bảo đảm giá trị khác như là vàng hay đô la. Tiền mặt là thứ có tính thanh khoản mạnh nhất nhưng ai cũng muốn tống khứ nó đi. Vậy nó đi đâu khi mà thị trường luôn luôn khan hiếm tiền mặt, ngân hàng phải nâng cao lãi suất huy động vượt trần. Ai là người giữ tiền? Câu trả lời là: chính chúng ta - những nạn nhân của nạn lạm phát.
Chuyện kể cách nay không lâu lắm, khoảng cuối thập niên '70 cho tới '80, thời ấy máy thu truyền hình gọi bằng ti vi (chữ là TV - television) là một tài sản có giá trị đến mức không phải gia đình nào cũng có. Có thể cả một khu phố mới có một chiếc tivi đen trắng mua từ Đông Âu về. Sau 75 nguồn tivi từ miền Nam dồi dào hơn nhưng khác hệ phải điều chỉnh linh kiện đôi chút.
Khi đó tivi là một gia tài, chỉ những gia đình khá giả, nhà rộng, làm nghề có thu nhập cao như buôn bán hoặc lái xe mới mua được. Nhà nào có tivi đến chương trình chiếu phim hay văn nghệ cả xóm già trẻ lớn bé kéo nhau sang xem đông vui như ở đình làng. Đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm là một quyền đương nhiên được dư luận thừa nhận, ai cũng có thể đến lót dép ngồi mà không cần xin phép.
Tuy nhiên tivi là một máy điện tử có tuổi thọ nhất định và thường hay hỏng vặt. Sắm được cái tivi tốn một mớ bạc nên chủ nhân phải quan tâm đến tuổi thọ của nó. Có người đi học ở Đông Âu về đưa ra lập luận Nếu một người xem tivi bền tới 10 năm thì 10 người xem tivi chỉ thọ được một năm. Với trình độ nhận thức như hiện nay, ai cũng biết không phải như vậy, tất nhiên tuổi thọ tivi không phụ thuộc vào số người xem nó.
Việc sử dụng tiền trong xã hội cũng giống như xem tivi vậy. Tiền biến thành vốn tức là được ký thác ở ngân hàng, hiệu quả sử dụng của nó sẽ được tăng lên gấp bội, tức là cùng lúc được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Một quá trình đơn giản nhất từ nguyên vật liệu đến tiêu dùng trải qua các công đoạn cơ bản sau: Mua vật liệu - Chế tạo sản phẩm - Bán buôn - Bán lẻ - Người tiêu thụ cuối cùng, quá trình trên gồm 5 giao dịch. Nếu không có tín dụng, tức là phải dùng vốn tự có, cả 5 giao dịch trên mỗi giao dịch sẽ phải chuẩn bị một lượng tiền mặt tương đương giá trị sản phẩm, nghĩa là số tiền mặt cần thiết gấp 5 lần giá trị hàng hóa. Mặt khác nếu có tín dụng, ở đây có thể là vay bảo lãnh hoặc trả chậm, số tiền mặt cần thiết là số tiền mà người mua cuối cùng phải trả, chỉ bằng 20% so với giả thiết ban đầu. Trên thực tế, chuỗi vận động của hàng hoá cần phải có sự tham gia của nhiều hơn 5 chủ thể.
Do tác động của yếu tố lãi suất cao, các bạn hàng không cho nhau trả chậm, mà bắt buộc phải tiền trao cháo múc. Nói theo thuật ngữ của dân tài chính là Tiền không chịu biến thành Vốn, cho nên hiểu theo đúng nghĩa là Vốn thì thiếu nhưng Tiền thì quá nhiều (không hề thiếu tiền, mà chỉ là Tiền không thành Tư bản).
Mặt khác, do giá cả hàng hóa tăng, người tiêu thụ phải giữ trong tay một lượng tiền nhiều hơn trước, số lượng tiền cần thiết phải có trong tay nhiều hơn cả số giấy bạc mà nhà nước đã in ra vô tội vạ.
Ngày trước, đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm, ai cũng cảm thấy như thế là đủ. Ngày nay, không nhà nào không có tivi nhưng hầu như ai cũng thấy thiếu, sao không đặt tivi ở nhà bếp, thiếu tivi ở nhà tắm."
Cao nhân biệt hiệu là LÝ TOÉT xe ôm ạ.
có thể bác thích đô lên vì bác bác đang giữ đô nhưng bác có biết sẽ có nhiều thứ còn lên cao hơn không và nó sẽ kéo vô số thứ đi xuống không.Sắp in thêm tiền rồi.
Lại có 1 đợt sóng mới, hy vọng đô sẽ lên cao